(Đoạn trích Kinh Thánh: Philípphê 2:1-4)
Một trong những sử gia nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là Đức Ông John Tracy Ellis, công trình lớn của người là hai bộ sách có uy tín về Đức Hồng Y James Gibbons, người rất thích kể câu chuyện về một công dân lỗi lạc của Baltimore là người mà người đã phỏng vấn khi nghiên cứu tiểu sử đức hồng y. Ông này cho biết khi còn nhỏ cha mẹ ông thường dẫn ông đi dạo mỗi chiều Chúa Nhật sau bữa cơm tối. Cứ mỗi Chúa Nhật ông đều gặp một giáo sĩ nhỏ bé nhưng có nét đặc biệt và người thường ngả nón chào và mỉm cười với gia đình ông. Cứ mỗi Chúa Nhật, ông cũng muốn chào đáp lễ, và ngay cả muốn trò chuyện với vị giáo sĩ ấy vì người có vẻ rất lịch thiệp, nhưng cha mẹ ông, không bao giờ đáp trả, vội kéo ông tránh sang một bên. Dường như họ là các nhân vật có tiếng trong giáo phái Presbyter và họ giải thích cho con họ rằng người đàn ông trong y phục đen đó là một linh mục Công Giáo, người mà họ không muốn giao tiếp.
Nụ cười thật thu hút của vị linh mục, sự chào đón thật thành khẩn của người từ Chúa Nhật này sang Chúa Nhật khác, dù liên tục bị làm ngơ bởi cha mẹ ông, đã khích lệ ông tìm hiểu về người Công Giáo, đến độ khi hai mươi hai tuổi, trước sự lo sợ của cha mẹ, ông đã học giáo lý và trở thành một người Công Giáo. Thật xúc động là dường nào khi ở Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời để được thêm sức, ông thấy trong phái đoàn tiến lên cung thánh là người mà ông từng gặp trong những lần đi dạo và không bao giờ quên chào hỏi gia đình ông, giờ đây trong phẩm phục lộng lẫy đang chúc lành cho giáo đoàn mà họ đang rỉ tai nhau “Đó là Đức Hồng Y Gibbons.”
Tôi mở đầu với câu chuyện đơn sơ này, vì nó cho thấy tính cách tối quan trọng của sự lịch thiệp. Sự lịch thiệp liên tục, ngay cả khi không được đáp trả của một linh mục trong cuộc đi dạo ngày Chúa Nhật đã chiến thắng được một linh hồn cho Giáo Hội. Như Belloc viết:
Về sự lịch thiệp, nó thua xa sự can đảm của tâm hồn hay sự thánh thiện. Tuy nhiên, trong hành trình cuộc đời, đối với tôi dường như ơn huệ của Thiên Chúa nằm trong sự lịch thiệp.
Vậy, sự lịch thiệp là một nhân đức tôi hy vọng không cần phải định nghĩa. Chúng ta biết khi chúng ta nhận thấy điều ấy; chúng ta càng biết rõ hơn khi không thấy. Sự lịch thiệp có liên hệ đến sự tử tế, sự quan tâm, cách cư xử, sự đúng đắn và tao nhã. Tôi cho rằng sự lịch thiệp phát sinh từ đức ái, một đặc tính cao cả nhất của Kitô Giáo. Thánh Phanxicô nhận xét: “Anh em thân mến, hãy biết rằng sự lịch thiệp là một trong những đặc tính của Thiên Chúa, Người ban mặt trời và mưa xuống cho người công chính và không công chính vì sự lịch thiệp; và lịch thiệp là chị em với đức ái, bởi đó hận thù bị chế ngự và tình yêu được ấp ủ. “
Châm ngôn có câu, “Thiên Chúa ở trong sự tỉ mỉ, “ và tôi có thể nói thêm ma qủy cũng vậy, và tôi cho rằng sự lịch thiệp điều hành các chi tiết, các mấu chốt của đức ái. Sự lịch thiệp được dựa trên ba nguyên tắc:
Nói thực tế hơn, tôi có thể tổ chức một buổi họp về sự lịch thiệp cho tổ chức đánh bài, cho người móc túi, vì đó là một nhiệm vụ căn bản của con người thường được dậy bảo trong những năm đầu tiên ở gia đình. Lịch thiệp là phận sự của mọi người. Nhưng nó tuyệt đối cần thiết cho một linh mục! Giáo dân mong đợi chúng ta là những người quý phái (gentleman). Tôi không muốn nói một người chưng diện, đua đòi, lên mặt đạo đức, chuyên viên ngoại giao và nghi thức, nhưng một người chín chắn, biết lưu tâm và lễ độ. Tại sao? Vì Đức Giêsu là như vậy và chúng ta dám đại diện cho Người! Và nếu chúng ta thiếu suy nghĩ, khinh suất, cẩu thả, thô lỗ thì chúng ta đạo đức giả!
Tôi vừa mới đọc một bài phỏng vấn thật hay của Tiến Sĩ Laura Schlessinger, một nhân vật trong truyền thông và là tác giả nổi tiếng không ngờ. Hãy nghe bà ấy nói:
Nếu tôi có một công ty bán cà-rem và bạn lái chiếc xe kem của công ty tôi với hàng chữ “Kem Schlessinger” được vẽ bên hông, và bạn trông thật nhếch nhác--tóc tai dơ bẩn, điếu thuốc trễ một bên môi, quần áo bẩn thỉu, và bạn thật hung dữ với con nít—thì ai là người bị khinh dể? Hãng Kem Schlessinger, đó là người bị khinh dễ! Như vậy, một người tự cho mình là đạo đức thì thực tế đại diện cho Thiên Chúa, và trách nhiệm cho danh Chúa trong cộng đồng.
Cám ơn Tiến Sĩ Laura! Bà nói điều đó thật hay! Qua sự lịch thiệp chúng ta thu hút người dân đến với Chúa Giêsu, với chân lý và Giáo Hội của Người--như Đức Hồng Y Gibbons đã làm đối với người trẻ ấy. Và sự khiếm nhã hay thiếu lịch thiệp của chúng ta thì sao? Chúng ta xua họ đi chỗ khác!
Để tôi đưa ra một lý do khác tại sao sự lịch thiệp lại cốt yếu cho linh mục. Khi tôi đưa ra điều thiết thực, bạn có thể nhận định về một thí dụ hay một điểm nào đó, “Điều đó có gì đáng kể. Với đủ mọi loại bạo lực, tội ác và vấn nạn trên thế giới, Đức Cha Dolan lại nói về cách dùng muỗng nĩa?” Đồng ý, có thể việc viết thư cám ơn đứng cuối danh sách của những điều tỉ như đức tin, đức ái, sự chính trực, và thánh thiện--nhưng tôi vẫn xác nhận rằng sự lịch thiệp không chỉ là một tùy ý cho những ai không coi thường con đường trọn lành--và, nếu bạn không ở trên con đường trọn lành đó, bạn không nên tiến đến chức linh mục.
Mẹ Têrêsa cho rằng, “Sự ân cần là khởi đầu cho sự thánh thiện. Nếu bạn học được nghệ thuật quan tâm, bạn sẽ ngày trở nên giống Đức Kitô… Ơn gọi của chúng ta … phải đầy sự lịch thiệp với người khác. “ Có thể các hành động lịch thiệp tự nó thì nhỏ nhoi và không đáng kể. “Nếu thật như vậy,” Emerson nói, “thì các giọt sương cũng vậy mà nó lại tạo thành lớp sương mỏng sáng sớm.”
Được… với các điều tỉ mỉ. Thiên Chúa thì trong các điều tỉ mỉ, nhớ chứ! Đây là cách tôi giải quyết điều này: tôi kể ra tám đặc tính của sự lịch thiệp--có thể nhiều hơn, có thể được trình bầy cách khác biệt, cứ cho là như vậy--nhưng trong tám thuộc tính này tôi sẽ đưa ra các thí dụ cụ thể mà trong đó nhiều thí dụ được các linh mục và chủng sinh đưa ra.
Đây là danh sách: một người lịch thiệp thì--tôn trọng, thân thiện, hiếu khách, đáng tin cậy, lễ độ, cao thượng, biết ơn và có phẩm giá.
Một người quý phái thì biết tôn trọng. “Đừng làm điều gì vì ích kỷ hay tự kiêu tự đại, “ Thánh Phaolô viết cho tín hữu thành Philípphê (2:3), “nhưng trong sự khiêm tốn coi người khác hơn mình. Mỗi người trong anh chị em đừng chỉ tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng còn vì lợi ích của người khác.” Điều đó giải thích rõ ràng thế nào là tôn trọng. Chúng ta luôn luôn đặt nhu cầu của người khác trước của mình. Cha Henri Nouwen dạy rằng tình yêu Kitô Giáo chân chính thì không chỉ ý thức nhu cầu của tha nhân, nhưng còn đoán trước các nhu cầu đó. Ngay cả bây giờ tôi vẫn còn nhớ đến cha tôi, sau một ngày làm việc vất vả hiển nhiên ông là người đói nhất nhà trong bữa ăn tối, nhưng ông luôn luôn lấy thức ăn sau cùng, nhường cho vợ con ăn trước.
Người lịch sự tôn trọng bất cứ ai, nhưng có những người cần được chúng ta tôn trọng:
“Tôn trọng nhau vì tình yêu dành cho Đức Kitô. “
Một người lịch thiệp thì thân thiện. Để tôi kể cho các bạn nghe một nghịch lý trong gần sáu năm làm cha giám đốc chủng viện. Một trong những lời khen tôi thường được nghe về các chủng sinh là “Các chú của cha thật thân thiện! Họ mau mắn chào hỏi, trò chuyện và giúp đỡ. “ Còn ngược lại thì sao? Một trong những lời buộc tội mà tôi thường nghe là “Các chú chẳng có thân thiện chút nào! Họ đi ngang qua mặt tôi mà không một lời chào hỏi, cũng chẳng chào lại, họ không gợi chuyện, và họ hợm mình, khiếm nhã.” Lời diễn tả nào đúng nhất? Dĩ nhiên cả hai! Tôi tin rằng lời đầu thì nhiều hơn, và tôi nghe các chủng sinh được khen ngợi vì sự thân thiện hơn là bị chê trách vì thiếu thân thiện. Nhưng, cũng không thiếu gì người nhận thấy sự khiếm nhã thiếu thân thiện của các chủng sinh và điều đó cần để ý.
Một vài thí dụ:
Cách đây không lâu, Cha Williams và tôi đến thăm chủng viện St. Mary ở Emmitsburg. Chúng tôi đến trễ vào tối hôm đó, khoảng 9:30, đậu xe và ra sau xe lấy hành lý. Ba chủng sinh đang trò chuyện đi ngang qua, và, rất thành thật họ tự giới thiệu, chào đón chúng tôi và giúp chúng tôi đem hành lý vào phòng. Tôi nhận xét với Cha Williams, “Ở vị thế được đón nhận sự hiếu khách tôi mới thấy nó quan trọng là dường nào. Tôi chỉ mong là các chủng sinh của North American College cũng hiếu khách như ba chủng sinh này!”
Phải luôn luôn tự giới thiệu với khách lạ! Nếu bạn không nhớ là thi hành điều đó hay chưa, hãy nói, “Tôi không nhớ là tôi đã gặp bạn hay chưa, tôi là… Và bạn là?” Luôn luôn nói tên của mình khi ai đó giới thiệu họ với bạn!
Một người lịch thiệp thì hiếu khách. Thầy chúng ta--khi còn trong bụng mẹ đã bị xua đuổi khỏi quán trọ ở Bê Lem, Người được hân hoan chào đón vào nhà của Martha và Maria, Giakêu, và Mát-thêu--dành một chỗ đặc biệt trong Thánh Tâm Người cho những ai hiếu khách.
Và đó phải là một đức tính của linh mục! Để gặp người mới đến, người lạ đến thăm viếng giáo xứ, và giúp người đó cảm thấy tự nhiên. Venit hospis, venit Christus (”Khi khách đến, Đức Kitô đến”).
Người lịch thiệp thì đáng tin cậy. Khi có hứa với ai, chúng ta phải chu toàn lời hứa ấy vì sự tự trọng cũng như sự tôn trọng người khác. Sau đây là một vài đặc biệt:
Một người lịch thiệp thì đáng tin cậy!
Người lịch thiệp thì lễ độ. Tôi muốn nói đến một tinh thần tôn trọng người khác, không chua cay, và một bầu khí tin cậy phải là đặc tính trong cách đối xử của chúng ta, nhất là trong những hoàn cảnh căng thẳng và khó chịu.
Các tiếng nói khôn ngoan trong xã hội--và trong Giáo Hội--than thở về sự mất lễ độ. Dù muốn hay không, mọi người đều đồng ý với một khía cạnh nhỏ bé nhất của đề nghị “Bước Khởi Đầu Chung” của cố Hồng Y Joseph Bernardin, trong đó người thúc đẩy trở về tính cách lễ độ trong mọi thuyết trình trước đám đông. Sự chửi rủa, nghi ngờ, đả kích trong các bài viết cũng như nói chuyện của người Công Giáo thì đáng kết tội. Thánh Augustine cho rằng trong mọi lạc giáo, điều ghê gớm nhất là thiếu bác ái.
Một vài nhận xét:
Cách đây không lâu, đức giám mục của Pittsburgh là Donald Wuerl, có công bố một lá thư mục vụ về vấn đề này. Người viết: “Chúng ta không thể đề cao việc phúc âm hóa và sau đó lại tiêu diệt mọi hy vọng cao quý của công việc phúc âm hóa qua kiểu cách chúng ta đề cập đến hoặc chuyện vãn với nhau.” Hãy lắng nghe các nguyên tắc người đề ra:
Sự lịch thiệp đòi hỏi sự lễ độ.
Một người quý phái thì cao thượng. Điều này có nghĩa có sự bao quát về tinh thần, sự rộng lớn của con tim của người quý phái. Phương cách hay nhất để hiểu sự cao thượng là nêu lên điều trái ngược của nó: nhỏ nhen. Do đó, phán đoán sự thích đáng về phương diện phụng vụ của một người chỉ bởi áo lễ bề ngoài thì không phải cao thượng; phân tích tỉ mỉ một linh mục hay thầy sáu sau mỗi Thánh Lễ hay bài giảng là điều nhỏ nhen.
Người cao thượng có một tinh thần bao quát được chứng tỏ qua lời chia buồn ai đó vừa mất người thân yêu, hay có lời an ủi người bệnh hoạn. Người độ lượng thì mau tha thứ và không nuôi dưỡng hận thù, họ bỏ qua điều nhỏ mọn và đem lại ích lợi cho người hồ nghi.
Cũng được coi là độ lượng khi tôi vẫn nhã nhặn đối với người luôn cộc cằn với tôi. Đó là một thách đố thực sự. Chúng ta biết lịch thiệp khi chính mình cảm thấy thiếu điều đó.
Người lịch thiệp thì độ lượng.
Biết ơn: mọi sự chúng ta có đều từ một Thiên Chúa nhân hậu qua sự độ lượng của người khác, và điều đó khiến chúng ta biết ơn. “Cảm ơn” là câu thường thấy trong cuộc đối thoại của một người lịch thiệp với Thiên Chúa, và với người khác.
Sự biết ơn được thể hiện trong các thiệp cám ơn các ân nhân và những người đón tiếp, giúp đỡ, tặng quà cho chúng ta. Các linh mục thường nổi tiếng là không viết thư cám ơn.
Sự biết ơn cũng hiển nhiên trong cách chúng ta săn sóc tài sản và môi trường chung quanh. Là các linh mục, chúng ta sống trong các căn nhà và vui hưởng sự tiện nghi được ban cho chúng ta qua cộng đồng dân Chúa. Việc quản lý cẩn thận các tài sản ấy là một dấu chỉ của sự lịch thiệp. Giữ gìn phòng ốc, đồ dùng, đóng cửa tắt đèn, nhặt rác, dọn dẹp, trả lại những gì chúng ta mượn--đây là những gì trong lãnh vực quản lý, được phát xuất từ lòng biết ơn những gì chúng ta được ban cho.
Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những câu nói đầu tiên chúng ta được dạy bảo là “cảm ơn”: cũng không phải là tình cờ khi chữ ơn huệ và biết ơn cũng có chung một chữ.
Một đặc điểm sau cùng của sự lịch thiệp: có phẩm giá. Sự tự trọng cũng như tôn trọng người khác đem lại cho chúng ta một phẩm giá, một tư cách, một cảm nhận đúng đắn. Tất cả chúng ta đều có một khía cạnh hèn hạ mà nó đe dọa phẩm giá của con người, và sự lịch thiệp cũng như cách đối xử có thể kiểm soát thú tính này.
Sau đây là một vài thí dụ:
Chúng ta chứng tỏ phẩm giá của mình trong bàn ăn, trong y phục, và trong diện mạo bên ngoài.
Tôi có thể kết luận bằng cách trưng ra Chúa Giêsu là một gương mẫu tuyệt hảo về sự lịch thiệp, tao nhã, cách cư xử và quan tâm đến người khác. Để chấm dứt, hãy để ý đến đoạn văn sau đây của Belloc:
Trong thời gian làm đan sĩ ở Storrington, họ đưa tôi thẳng vào hội trường. Tôi nhìn thấy ba tấm hình trên tường. Và tất cả đều lịch thiệp. Tấm thứ nhất là cảnh Truyền Tin. Tấm thứ hai là Cảnh Thăm Viếng. Tấm thứ ba là Đức Giêsu Được An Ủi.
Đức Giêsu, sự lịch thiệp của Thiên Chúa nhập thể:
được tôn trọng khi đến để phục vụ, chứ không được phục vụ,
quá thân thiện đến nỗi không ai để Người yên,
hiếu khách ngay cả với kẻ lọc lừa và đĩ điếm,
đáng tin cậy ngay cả sự bài sai trên Canvê,
lễ độ với người kiêu ngạo và người tự cho là quan trọng,
độ lượng mở rộng con tim rực lửa yêu thương,
biết ơn khi quy tất cả mọi sự về Chúa Cha và không muốn gì hơn là mọi người quay về với Chúa Cha;
thật có phẩm giá ngay khi ở chuồng bò, khi mệt mỏi, khi bị xỉ nhục, khi bị đóng đinh.
Sự lịch thiệp của Đức Giêsu, sự lịch thiệp của các linh mục của Người… Đó có phải quá đáng khi nói rằng, trong sự lưu tâm đến người khác được tỏ lộ qua cách đối xử và suy nghĩ chín chắn, có phải chúng ta đang đi vào mầu nhiệm vượt qua không? “Lịch thiệp là một cách để chết đi chính con người mình,” được diễn tả tốt đẹp nhất trong quy luật vàng của Phúc Âm, “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho bạn.”
Trong thời đại trọng danh xưng, chúng ta được bảo phải để ý đến các nhân vật số một, chúng ta bị nhồi nhét để tin rằng rồi mọi sự sẽ đến với chúng ta, chúng ta bị cám dỗ để yêu cầu người khác làm cho mình thay vì chúng ta làm cho họ, và Thiên Chúa, quê hương, xã hội, Giáo Hội, và chủng viện này làm ơn cho chúng ta nhưng có thể không đòi hỏi chúng ta phải đáp trả, và thời đại này là nơi sự riêng tư, khoái lạc, và tiện nghi dường như là các quyền bất khả chuyển nhượng, thế hệ chúng ta được nói là phải ích kỷ, thì chúng ta được yêu cầu “hãy khiêm tốn nghĩ đến người khác như bề trên của mình. “
Như John Andrew Holmes đã viết, “Sự lịch thiệp đích thực là một mẩu gỗ từ thập giá đích thực.”