Như quý độc giả đã đọc liên tiếp trong nhiều số báo vừa qua, chúng tôi đã trình bầy về đề tài Hệ Thống Xử Án và Tổ chức Các Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ. Nay tôi xin tiếp tục trình bầy cùng độc giả về cơ cấu họat động của Sở Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ. Vì cơ quan này cũng như ba cơ quan khác nữa là Biện Lý Cuộc Hoa Kỳ (U.S. District Attorney Office ), Sở Điều Tra và Giám Sát Hoa Kỳ (U.S. Probation Office) và Sở Di Trú & Nhập Tịch Hoa Kỳ (U.S. Immigration & Naturalization Service) đều có tương quan mật thiết với Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực. Do đó, nói đến Tòa Án Liên Bang mà không đề cập đến bốn cơ quan kể trên thì thật là một điều thiếu sót. Vì vậy sau bài này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy về ba cơ quan còn lại trên Luật pháp & Đời sống trong các số báo kế tiếp.
Sở Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong ngành tư pháp Liên Bang Hao Kỳ. Vị Tổng Trấn (Marshal) nắm trong tay rất nhiều quyền hành, nhưng chức vụ này cũng hàm chứa tính cách chính trị, vì vị Tổng trấn do Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ định với nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái nhiệm nhiều lần cho đến khi về hưu. Nhưng mỗi khi có một vị Tổng Thống mới lên cầm quyền, vị Tổng Trấn đương nhiệm vẫn có thể bị thay thế bằng một vị khác, nếu tân Tổng Thống muốn, dù vị Tổng Thống này cùng đảng với vị Tổng Thống tiền nhiệm. Thông thường, nếu vị tân Tổng Thống cùng một đảng với vị tiền nhiệm thì sự thay đổi Tổng Trấn ít khi xẩy ra . . .
Cách đây hơn 200 năm, Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington đã chỉ định 13 vị Tổng Trấn Hoa Kỳ đầu tiên và cho đến nay đã lên đến 94 vị Tổng Trấn cộng với khỏang 3000 nhân viên thừa hành trên tòan nước Mỹ.
Trong suốt 81 năm, trước khi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (U.S. Department Of Justice) được thành lập , những vịTổng Trấn An Ninh thời đó là những người nắm vai trò then chốt, đầy uy quyền trong tay, để thi hành và cưỡng bách mọi người dân phải tuyệt đối tuân theo luật lệ Liên Bang đã ban hành. Ngày nay, các vị Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ được đặt trực thuộc dưới quyền chỉ huy của Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ (Attorney General of The United States); và trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả Puerto Rico, The Virgin Island, Guam và The Northern Mariana Island, đều có sự họat động tích cực của các Sở Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ.
Đứng đầu chỉ huy mỗi Sở là vị Tổng Trấn và vị Phó tổng Trấn (Chief Deputy US Marshal), trực tiếp điều khiển một bộ tham mưu gồm những vị Giám Thị (Supervisors), những Phụ Tá TổngTrấn (Deputy Marshal) và những nhân viên hành chánh (Administrative Personnels). Ngòai ra, còn có những nhân viên an ninh chuyên đi giữ an ninh cho các nhân chứng được mời đến Tòa Án, những nhân viên an ninh canh gác Tòa Án, những chuyên viên giảo nghiệm, cất giữ những tang vật bất hợp pháp bị tịch thu.
Sở Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ, ngòai nhiệm vụ chính là thi hành những án lệnh, trát Tòa chuyển đến tay các can nhân và giữ gìn trật tự an ninh Tòa án, còn đòi hỏi các nhân viên của Sở Tổng Trấn An Ninh phải được huấn luyện kỹ càng cách thức sử dụng các khí cụ khoa học kỹ thuật tối tân khi thi hành nhiệm vụ được giao.
Sau đây là những nhiệm vụ chính yếu mà Sở Tổng Trấn An Ninh Hoa Kỳ phải đảm nhận:
1. Bảo vệ an ninh Tòa Án: (Protecting the US Courts).
Áp dụng tất cả các kỹ thuật và dụng cụ tối tân để kiểm soát những người ra vào Tòa Án và bảo vệ an ninh cá nhân cho các vị Quan Tòa, nhân viên Tòa Án, các Công Tố Viên, những nhân chứng được mời đến Tòa. Những nhiệm vụ này nhiều khi rất khó khăn và phức tạp. Chẳng hạn như Tòa Án nhận được điện thoại hay thư đe dọa đặt chất nổ tại Tòa Án, lập tức Sở Tổng Trấn phải định lượng giá tin đe dọa này xem bao nhiêu phần trăm có thể xẩy ra và sẽ phải áp dụng các biện pháp an ninh tức thời nào để ngăn ngừa hay đối phó kịp thời khi sự việc xẩy ra. Nếu cá nhân nào trong Tòa Án bị đe dọa tính mạng, thì Sở Tổng Trấn phải bảo vệ an ninh cho cá nhân đó liên tục trong 24 tiếng đồng hồ. Đối với các cơ sở của Tòa án thì Sở Tống Trấn An Ninh phải sử dụng các máy móc tối tân để kiểm sóat bảo toàn anh ninh cho cơ sở ngày cũng như đêm.
2. Điều tra những can phạm đào tẩu: (Fugitive Investigation)
Sở Tổng Trấn An Ninh truy tầm bắt lại những can phạm bỏ trốn từ những trại tạm giam hoặc những người không thi hành trát Tòa đòi đến trình diện Tòa, hay những người được tại ngọai hầu tra đã không đến trình diện Tòa như ngày đã ấn định.
Vài năm gần đây Sở Tổng Trấn An Ninh còn phải phụ trách thêm chương trình bắt giữ những người buôn bán bách phiến cần sa trong phạm vi Liên Bang, có nghĩa là buôn bán bạch phiến từ Tiểu bang này qua Tiểu bang khác.
Hàng năm Sở Tổng Trấn An Ninh đã bắt giữ lại trên tòan quốc khỏang 14 ngàn can phạm tội hình đã trốn tránh pháp luật, nhờ vào những hệ thống kỹ thuật điều tra tân tiến, những máy móc tối tân, những chiến dịch lùng bắt tận sào huyệt trá hình kiên cố mà nơi đây những can phạm đang ẩn náu. Những chuyến dịch lùng bắt thành công là nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan tình báo, cảnh sát và FBI tại các địa phương. Hơn thế nữa, Sở Tổng Trấn An Ninh còn theo dõi bắt được những can phạm đang lẩn trốn tại những quốc gia khác, nhờ sự cộng tác của chính quyền các quốc gia đó.
3. Toán chuyên viên công tác đặc biệt (Special Operation Group).
Tóan chuyên viên lỗi lạc này của Sở Tổng Trấn An Ninh đã trải qua nhiều cuộc huấn luyện đầy gian nan nguy hiểm, để khi tối cần, Sở Tổng Trấn An Ninh sẽ tung toán này ra để truy nã bắt những can phạm tội hình đầy nguy hiểm đang ẩn trốn trong các sào huyệt kiên cố mà chỉ có toán đặc công này mới có đủ khả năng hòan thành được công tác bắt giữ những can phạm này.
Bất cứ nơi nào trên toàn quốc cần đến toán đặc công này thì chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ là toán này đã có mặt ngay tại chỗ, ngày cũng như đêm.
4. Bảo vệ an ninh cho những nhân chứng Liên Bang (Protection Of Federal Witnesses).
Sở Tổng Trấn An Ninh còn có nhiệm vụ phải bảo vệ tính mạng của các nhân chứng đang sẵn sàng ra Tòa để làm chứng tố giác các hành động phạm pháp của các can phạm trước phiên tòa hoặc trước buổi họp kín của Bồi Thẩm Đòan.
Từ năm 1970 tới nay, đã có hàng ngàn nhân chứng được Sở Tổng Trấn An Ninh bảo vệ mạng sống an tròan trong nhiều trường hợp để được giúp đỡ dời bỏ nơi cư trú cũ đến nơi sinh sống mới mang danh tánh mới để không bị nhận diện trả thù.
5. Di chuyển và giam giữ tù nhân (Prisoner Transportation and Costody).
Sở Tổng Trấn An Ninh hàng năm phải chuyên chở hơn 90 ngàn can phạm bằng những chuyến máy bay do Sở Tổng Quản An Ninh quản trị riệng. Tốn phí này được trích ra từ ngân quỹ của Chương Trình Tịch Thâu và Quản Trị những tài sản bất hợp pháp. Ngoài ra, cơ quan này còn có hai máy bay phản lực 727 riêng để vận chuyển các can phạm từ Tiểu bang này đến Tiểu bang khác cho các phiên xử và vận chuyển các can phạm đến các nơi tạm giam để chờ ngay ra Tòa xử tại các Tiểu bang.
Sự vận chuyển các can phạm bằng máy bay riêng này tất nhiên là rất tốn kém, nhưng bảo đảm được an ninh tính mạng của cả can phạm lẫn nhân viên hành sự. Sở Tổng Trấn An Ninh mỗi ngày trung bình phải giam giữ hơn 12 ngàn 500 những can phạm chưa lãnh án tại các trại giam của Liên Bang, của Tiểu bang hoặc của quân lỵ trên tòan lãnh thổ Hoa Kỳ.
Vì hầu hết các trại giam đều đông nghẹt tù nhân, không còn đủ chỗ trống để tạm giam những can phạm chưa lãnh án, nên Sở Tổng Trấn An Ninh đã phải dùng đến những ngân quỹ đặc biệt của Sở phối hợp với ngân quỹ địa phương để trang trải phí tổ nới rộng các trại giam địa phương, ngõ hầu tạm đủ chỗ chứa những can phạm chưa lãnh án của Tòa Án Liên Bang.
6. Tịch thâu những tài nguyên bất hợp pháp (Asset Seizure).
Sở Tổng Trấn An Ninh có trách nhiệm bắt giữ tạm hay tịch thâu những tài nguyên bất hợp pháp của các can phạm và quản lý có quyền chi tiêu một số những tài nguyên tịch thu này sau khi đã được Tòa án cho phép sử dụng. Tổng số tài nguyên này có lúc lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim tiền mặt và Sở Tổng Trấn An Ninh tịch biên nhiều tài sản khổng lồ như ngân hàng, trại nuôi ngựa, trung tâm giải trí, nhà hàng, đất đai, tiệm buôn.v.v. . . kể cả những vật dụng cá nhân như vàng bạc, xe hơi và tiền mặt.
Đó là tất cả những dịch vụ thủ hộ cho các cơ quan thuộc Bô Tư Pháp Hoa Kỳ. Sở Tổng Trấn An Ninh còn phải hành xử nhiệm vụ tống đạt các trát Tòa đến các liên can hoặc các án lệnh bắt giam các bị can. Đây cũng chính là những nhiệm vụ tối quan trọng của Sở Tổng Trấn An Ninh đối với việc điều hành hữu hiệu guồng máy tư pháp Liên Bang Hoa Kỳ.