Chắc hẳn mọi người đều biết, trong cuộc đời binh nghiệp, từ anh Binh Nhì Đơ Zèm Củ Bắp cho dến các Sĩ Quan cấp Uý, cấp Tá, rồi leo lên đến cấp Tướng thuộc các binh chủng, tất cả các tân binh đều đã phải trải qua những khóa huấn luyện về quân kỷ lẫn quân sự, tại càc quân trường huấn luyện là bước khởi đầu cho đoạn đường chiến binh đầy gian khổ và đầy những thứ thách sức chịu đựng bền bỉ, không những về tinh thần mà cả về thể xác của các anh em tân binh, trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, trước khi được gửi ra chiến trường để có đầy đủ kinh nghiệm chịu đựng gian khổ, với lòng dũng cảm không sợ chết, hăng hái cầm súng giết quân thù để bảo vệ sự tự do, no ấm và hạnh phúc cho toàn dân tại hậu tuyến. Do đó, người ta mới có câu: Quân trường đổ mồi hôi, chiến trường bớt đổ máu, câu nói này hoàn toàn đúng với ý nghĩa như vậy.
Nhưng trong bài viết này, quân trường mà chúng tôi muốn nói đến là vấn đề Cha Mẹ dậy dỗ con cái trong gia đình và chiến trường ở đây, là khi con cái đã đến tuổi trường thành, chúng sẽ bước chân ra ngoài xã hội để đi kiến công ăn việc làm, ngõ hầu có thể tự lập cho sự nghiệp cuộc đời của chúng, không còn phải sống bám nhờ vào Cha Mẹ nuôi dưỡng nữa. Như phần mở đầu ở trên, chúng tôi vừa trình bầy về quân trường là nơi đào tạo ra những chiến sĩ can trường, tay trong tay cầm súng giết giặc xâm lăng, để bảo vệ tổ quốc không bị rơi vào tay quân thù và để cho người dân trong nước được hưởng đời sống an cư lạc nghiệp khắp mọi nơi trên quê hương yêu dấu của mình. Ngược lại, quân trường ở đây là những mái ấm gia đình, do Cha Mẹ dậy dỗ con cái trở thành những đứa con có đức hạnh văn hóa song toàn và khi chúng đến tuổi trưởng thành, sẵn sàng bước chân ra ngoài xã hội, sẽ là những công dân gương mẫu tốt. Đó là hai môi trường đào tạo cho con người với hai mục đích khác nhau nhưng cùng chung một lý tưởng cao cả tốt đẹp như nhau. Tiếp theo đây, chúng tôi xin mời quý đọc giả theo dõi một câu chuyện của một nữ tù nhân, tuổi mới đôi mươi, lãnh án tù ở 6 tháng về tội bán thuốc cần sa, cộng thêm 1 năm án treo, đã tâm sự với chúng tôi như sau:
Nhiều bạn bè quen biết cháu, không thể hiểu rõ đời sống hằng ngày của cháu như thế nào trong gia đình và họ nghĩ rằng cháu may mắn hơn nhiều người, là có một đời sống hạnh phúc tuyệt hảo, được sống dưới mái nhà êm ấm của Bố Mẹ biết dậy dỗ con cái nên người. Điều họ nghĩ như thế thì quả thật sai lầm. Thực ra, đã có nhiều sự rắc rối xẩy ra thường xuyên trong gia đình của cháu, mà cháu là người phải chịu đựng đau khổ nhiều nhất, vì cháu là đứa con gái duy nhất trong gia đình và cũng là người duy nhất chứng kiến cảnh tượng Bố Mẹ cãi vã nhau như mổ bò mỗi ngày, bằng những lời nói thiếu văn chương và Bố Mẹ cấm cháu không được kể lại cho bất cứ một ai nghe về những chuyện rắc rối xẩy ra hằng ngày trong gia đình của cháu. Nếu chẳng may cháu vô tình nói ra, mà Bố Mẹ cháu biết được, thì cháu về nhà sẽ bị Bố Mẹ chửi mắng cháu thậm tệ gầm thét lên như cơn bão tố.
Cháu được biết lúc ban đầu khi Bố Mẹ cháu mới cưới nhau thì cuộc sống của hai người rất hạnh phúc, nhưng kể từ lúc cháu được 10 tuổi, Bố Mẹ cháu tối ngày cãi vả nhau, trách móc nhau đủ điều và Bố cháu đòi ly dị mẹ cháu, trong khi Bố cháu lại mang căn bệnh nghiền rượu. Rồi có những lúc Bố tỏ ra nhất quyết ngày mai sẽ nạp đơn xin ly dị Mẹ và cứ mỗi lần như thế, Bố lại bảo cháu phải trả lời là cháu sẽ theo ai, theo Bố hay theo Mẹ. Mẹ cháu là người đạo gốc Công Giáo, còn Bố cháu trước kia theo đạo Phật, nhưng khi lấy Mẹ cháu thì Bố cháu bằng lòng rửa tội theo đạo Công Giáo cùng với Mẹ cháu. Nhưng chỉ vài năm sau, Bố cháu bỏ đi Lễ ngày Chủ Nhật và không chịu đọc kinh cầu nguyện chung với Mẹ cháu như trước nữa.
Đây cũng là một vấn đề hết sức nan giải giữa Mẹ cháu và Bố cháu, vì Mẹ cháu là người rất ngoan đạo, luôn luôn đưa cháu đi Lễ ngày Chủ Nhật và các ngày Lễ buộc, không những thế, tối nào Mẹ cháu cũng bắt cháu phải đọc kinh chung với Mẹ trước khi đi ngủ. Cháu nhận thấy chính vì vấn đề khác tôn giáo giữa hai người, mà Bố Mẹ cháu thường xuyên cãi lộn nhau về vấn đề này nhiều hơn, so với những vấn đề khác. Bố cháu thấy cháu luôn luôn đứng về phía Mẹ cháu, nên từ khi cháu lên lớp 11 tới lớp 12, tức là hai năm liên tục, Bố cháu không thèm nói chuyện với cháu thường xuyên như trước nữa, trong khi Mẹ cháu thì càng ngày càng canh chừng cháu từng giờ từng phút, chỉ sợ cháu bồ bịch với ai. Tình trạng Bố Mẹ cháu thì cũng càng ngày càng cãi lộn nhau nhiều hơn, nhưng cháu vẫn không thể hiểu nổi lý do tại sao Bố Mẹ vẫn sống với nhau chung một nhà cho đến ngày nay, mỗi người mỗi phòng riêng, ăn cơm riêng, mặc dầu mổi lần Bố Mẹ cháu cãi nhau, lại mỗi lần Bố đòi ly dị Mẹ. Có lần cháu nghe thấy Bố nói với Mẹ lạ tại còn nhiều chuyện cần phải giải quyết trước đã, nên Bố cháu chưa nạp đơn xin ly dị ở Toà, còn Mẹ cháu trả lời Bố cháu là Mẹ cháu không thể ly dị Bố cháu được, vì đạo Công Giáo không cho phép Mẹ cháu ly dị chồng, một khi hai người đã đứng trước mặt Chúa, để thề hứa là sẽ chung sống với nhau trọn đời.
Sống trong một gia đình nhìn bề ngoài thì thấy thật tốt đẹp đấy, nhưng không ai bết bên trong là cả một địa ngục trên trần gian. Sau khi cháu học xong bậc trung học và ghi danh học đại học năm đầu tiên, thì một hôm, tình cờ Mẹ cháu bắt gặp cháu đi chơi với bạn trai tay trong tay, Mẹ cháu giận dữ, cảnh cáo cháu nếu Mẹ còn bắt gặp cháu đi chới với bạn trai lần thứ hai nữa,thì cháu phải mang quần áo bước ra khỏi căn nhà này, ngày nào cháu còn sống chung với Mẹ cháu dưới mái nhà này, thì cháu phải tuân hành theo kỷ luật của Mẹ cháu đặt ra (As long as you live under my roof, you must follow my rules): Không được hẹn hò gặp mặt bạn trai, phải đi Lễ cùng với Mẹ ngày Chủ Nhật, đọc kinh cầu nguyện chung với Mẹ mỗi tối trước khi đi ngủ, nấu cơm chiều mỗi ngày trước khi Bố Mẹ đi làm về, rửa chén bát, xếp chén bát sạch vào các ngăn tủ, lau chùi nhà bếp và cầu tiêu cho sạch sẽ, bỏ quần áo dơ của Mẹ và Bố vào máy giặt máy xấy, quần áo giặt và xấy xong, phải gấp gọn ghẽ quần áo của Bố riêng và của Mẹ riêng và của Bố thì để trong phòng của Bố, của Mẹ thì để trong phòng của Mẹ, phải tiếp tục đi dậy tiếng Việt 2 tiếng đồng hồ cho trẻ em tại Nhà Thờ (không phải Oklahoma City) vào mỗi ngày Chủ Nhật chỉ được coi TV vào tối Thứ Sáu và tối Thứ Bẩy mà thôi, 9 giờ 30 tối mỗi ngày phải tắt đèn đi ngủ. Tất cả những điều kiện của Mẹ cháu đặt ra, cháu đều thi hành được hết trong vòng 2 năm, từ lớp 11 cho đến hết lớp 12. Nhưng bây giờ lên đại học, cháu vẫn có thễ thi hành những điều kiện của Mẹ cháu kể trên, ngoại trừ điều kiện không được gặp bạn trai, thì cháu không thể thi hành nổi, cháu vẫn tìm cách lén lút gặp bạn trai của cháu ít nhất 1 lần mỗi tuần. Chúng cháu yêu thương nhau và đã tới lúc cháu phải quyết định bỏ nhà ra đi, để đến ở chúng với người bạn trai của cháu và chúng cháu sống chung với nhau như đôi vợ chồng thật hạnh phúc.
Khi dọn về ở chung với bạn trai của cháu rồi, cháu mới biết anh ấy hút cần sa từ lúc anh ấy còn đang học lớp 11, và cháu vẫn nhớ lời của Mẹ cháu nói là gần mực thì đen gần đen thì sáng, quả đúng như thế. Chỉ ít lâu sau cháu cũng hút cần sa cũng với anh ấy. Vì còn đang đi học, sống nhờ vào tiền nhà trường cho mượn (Student Loan), nên không có đủ tiền để mua thuốc hút khi cơn nghiện đòi hỏi, chúng cháu phải thay phiên nhau đi bán thuốc, để có tiền mua thuốc hút. Đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma, thế là chúng cháu bị cảnh sát bắt vào trại tạm giam, chờ ngày ra Toà xét xử. Cũng may nhờ số lượng chúng cháu cất giữ ở trong xe rất ít và cảnh sát lục soát ở nhà thì không thấy có thuốc. Để được lãnh bản án khoan hồng nhẹ tội, chúng cháu tình nguyện nhận tội và vì chưa bao giờ chúng cháu có tiền án, đây là lần đầu tiên chúng cháu bị bắt, nên chúng cháu chỉ bị 6 tháng tù ở và lãnh nhận một năm án treo.
Tóm lược theo như Đạo Luật qui định về tội buôn bánvà cất giữ cần sa ma túy của Tiểu Bang Oklahoma nói riêng, mà người nào vi phạm một trong những điều khoản đã ghi rõ trong đạo luật này, sẽ có thể bị phạt vạ từ 1 ngàn đồng lên đến 5 trăm ngàn đồng Mỹ kim, đối với những hành động vi phạm vào từng điều khoản của đạo luật này (Violation of each section for each count of the Uniform Controlled Dangerous Substances Act), tùy theo số lượng tích trữ, số lượng vận chuyển và số lượng tiêu thụ, cộng thêm với án tù ở từ 1 năm cho đến chung thân, theo từng điều khoản mà tội nhân vi phạm, bị bắt quả tang với những tang chứng.
Nói tóm lại, câu chuyện xẩy ra ở trên đây cho chúng ta thấy rõ: Chỉ vì người Mẹ dậy dỗ con cái quá khắt khe, không kém gì như ở trong các quân trường huấn luyện, nên vô tình người Mẹ đã xô đẩy con gái duy nhất của mình vào con đường lao lý tù tội, mà các bậc tiền nhân của chúng ta vẫn thường nói: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại và vô phúc cho những ai phải đáo tụng đình.