Đỗ Trân Duy
Nếu chỉ “quan sát” Nước Trời như một nơi không gian nào đó bên ngoài mình, hay đẩy Nước Trời vào tương lai, chúng ta sẽ không thể nào cảm nghiệm được sự hiện diện đang có của Nước Trời.
Đọc TiếpLời loan báo của ngôn sứ Isaiah trở thành nền tảng cho những suy tư thần học về ân điển của Chúa Thánh Thần. Thần học suy ra rằng Chúa Thánh Thần cũng đến với mọi tín hữu Công Giáo để ban cho họ những ơn này
Đọc TiếpVào lúc vị chủ tế cử hành nghi lễ bẻ bánh, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu qua hiện tượng chuyển bản thể. Tuy nhiên bánh và rượu vẫn giữ nguyên dạng tùy thể như cũ là bánh bột trắng và rượu nho. Như vậy bánh và rượu thực sự trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, nhưng chúng ta không uống những tế bào máu cũng không ăn thịt thân xác của Chúa theo nghĩa đen.
Đọc TiếpVới trình độ y khoa hiện đại, không có lý do nào biện minh cho việc hủy hoại tính mạng thai nhi như một biện pháp y tế để cứu người mẹ. Nhưng, ngay cả khi điều này phải xảy ra, đứa trẻ không bao giờ bị giết vì lý do cứu sống người mẹ.
Đọc TiếpĐức tin không phải là một trạng thái tĩnh nhưng là một động năng. Có đức tin cũng đồng nghĩa là có hành vi đức tin.
Đọc Tiếp“Giáo Hội sẽ trở nên nhỏ bé hơn và ít nhiều sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, nhất là ở phương Tây. Tuy nhiên Giáo Hội sẽ mạnh mẽ hơn, sung mãn tâm linh và có đức tin vững vàng hơn." (Giáo Hoàng Benedict VI).
Đọc TiếpNhững ngày lễ Chúa Giáng Sinh vẫn là khoảng thời gian lắng đọng nhất, để con người cảm nghiệm niềm vui với tâm hồn không tỳ vết hận thù. Niềm hy vọng và lòng thương người là tinh thần của ngày lễ Giáng Sinh.
Đọc TiếpTuy Đức Giêsu đã hoàn thành ơn cứu độ, nhưng sự tồn tại của địa ngục vẫn còn vì nó phù hợp với nền công lý thánh. Công Giáo phủ nhận ý tưởng lầm lạc cho rằng chỉ những ai là Kitô hữu mới được cứu chuộc.
Đọc TiếpKết quả tốt không đến từ những kẻ lòng đầy hận thù, những người nông nổi bộc lộ dã tính đập phá và cướp bóc để trả thù. Chính họ đã biểu lộ bản tính kỳ thị hơn ai hết. Niềm hạnh phúc không thể được tạo ra bởi nước mắt đau thương của người khác. Họ đã phá hủy giấc mơ của Martin Luther King.
Đọc TiếpCông Giáo luôn luôn minh xác rằng ý nghĩa về cuộc sống do con người tạo ra không phải là chân lý tuyệt đối. Không ai có thể tự giải thoát cho mình để trở thành siêu việt. Con người chỉ có thể đón nhận sự sống và ý nghĩa của nó từ Thiên Chúa.
Đọc TiếpNhà cầm quyền thế tục đã hung hăng xâm phạm vào đời sống nội tâm của tôn giáo. SB 360 thật sự không giải quyết được vấn đề ngăn ngừa kẻ xâm phạm tình dục trẻ em..
Đọc TiếpTheo Công Giáo, đạo đức không phải là những khái niệm trong lãnh vực văn hóa. Luật đạo đức được rút ra từ mặc khải của Thiên Chúa. Chúng là nguyên lý của sự thật và được con người chấp nhận qua đức tin..
Đọc TiếpKhiêm nhường không thể hiểu lầm với tính nhu nhược. Khiêm nhường là có ý thức về những khiếm khuyết và giới hạn của mình nên thấy Thiên Chúa là ý nghĩa của đời mình. Khiêm nhường cũng không thể hiểu lầm là sự mặc cảm thấp hèn nên sống thu mình trong nỗi sợ hãi. Khiêm nhường là có ý chí vững mạnh từ bỏ chính mình để chọn đi con đường hẹp..
Đọc TiếpBây giờ Giáo Hội đối diện với cuộc khủng hoảng đến từ chính những phần tử trong Giáo Hội. Mỗi biến cố có những hệ lụy khác nhau, nhưng trong mọi biến cố chúng ta đều nghiệm ra sức mạnh của Giáo Hội đến từ các vị chủ chăn tốt lành với sự góp công của từng giáo dân..
Đọc TiếpNhững linh hồn từ luyện tội trở về xin cầu nguyện cho họ, không những là lời cảnh báo cho những ai có những chọn lựa sai lầm mà còn nói lên giáo lý quan trọng về sự hiệp thông. Hiệp thông giữa Hội Thánh lữ hành (nơi trần thế) với Hội Thánh thanh luyện (nơi luyện tội) và Hội Thánh khải hoàn (trên thiên đường).
Đọc TiếpCó một lý do khác khiến Kitô giáo gọi sự tin tưởng là đức tin và sự yêu mến là đức mến. Đức tin và đức mến vượt khỏi sự suy luận của trí óc. Khi trạng thái của tin và mến được chuyển hóa để cảm nghiệm là đức tin, đức mến, chúng ta đặt mình trong tay của Thiên Chúa..
Đọc TiếpTự do làm chủ thân xác không phải là quyền thỏa mãn những ham muốn của mình. Tự do phải gắn liền với sự tự chủ hướng về đạo đức và công lý. Chính cái ý thức tự chủ đã tạo nên ý thức đạo đức và phẩm giá cuả con người..
Đọc TiếpThần học Công Giáo không phủ nhận sự tiến hóa của vũ trụ, nhưng sự giải thích về vũ trụ thì không dành độc quyền cho vật lý học. Nó phải được hiểu qua nhiều ngành trong đó không thể thiếu thần học. Nếu có một nghiên cứu mà người ta phải hủy bỏ rất nhiều dữ kiện thì cuộc nghiên cứu ấy không có giá trị..
Đọc TiếpChúng ta cũng có thói quen đổ tội tất cả những lỗi lầm ác hại của mình cho Satan. ... chúng ta đề cao ma quỉ hoặc tự mình đồng hóa với nó. Trên thực tế rất nhiều lần con người, với ý chí tự do, đã chọn lựa điều xấu mà không có quỉ liên hệ..
Đọc TiếpHội nhập văn hóa không chỉ đơn thuần là sử dụng những chất liệu bề mặt của văn hóa để diễn dịch Phúc Âm. Xa rộng hơn, các thần học gia nhìn sâu vào cuộc nhân sinh của chủng tộc mình trong mọi dạng liên hệ. Thần học đào sâu trong đối thoại với nhân chủng học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, và các tôn giáo cổ truyền..
Đọc TiếpNước Trời là một tổng đề bao gồm rất nhiều chủ đề không thể nói cho đủ. Một cách cô đọng, chúng ta có thể chiêm niệm lời dạy sau đây của Đức Kitô: “Không ai vào được Nước Trời nếu không được tái sinh” (Ga 3:5-7). Muốn tái sinh thành con người mới, con người cũ phải chết đi.
Đọc TiếpNội tại của Giáo Hội là một mầu nhiệm nên không thể đưa ra một định nghĩa đơn giản qua một hướng nhìn. Qua thời gian, thần học đã nhận ra những mô thức đa dạng của Giáo Hội. Mỗi mô thức chỉ nêu ra được một đặc tính của Giáo Hội trong lịch sử cứu độ..
Đọc TiếpTân Ước diễn tả tình yêu giữa Thiên Chúa và con người như một cuộc hôn phối. Nhưng chỉ có tình yêu đích thực khi có sự hiến tặng và đối tượng phải có tự do đón nhận hay từ chối. Tình yêu không có cưỡng ép, sợ hãi, và trừng phạt. Con người có thể tự do từ chối Thiên Chúa.
Đọc TiếpLời nói trong bữa tiệc ly, nếu không có cái chết-cho-tình-yêu đi kèm, chẳng khác gì tấm ngân phiếu không tiền bảo chứng. Nhưng nếu cái chết không có lời-trao-ban đi kèm, cuộc tử nạn chỉ là bản án tử hình vô nghĩa. Cuộc hy tế là điểm cao nhất của tình yêu. Đó là ý nghĩa Đức Giêsu muốn chúng ta hiểu về cái chết của Người.
Đọc TiếpLương tâm là ý thức để con người suy ngẫm về Thiên Chúa. Người không biết đến lương tâm làm sao có thể nhìn ra Đấng Tác Giả của lương tâm. Kẻ biết lương tâm nhưng không thấy căn gốc của nó cũng không thấy Thiên Chúa.
Đọc TiếpĐức tin không phải là một ý niệm suông, hoặc một niềm tin thuần lý trí. Vì sự hiểu biết của con người rất giới hạn, vô số những điều huyền nhiệm Thiên Chúa tạo dựng nằm bên ngoài khả năng nhận thức của con người. Do đó Thiên Chúa ban cho con người đức tin để vượt qua giới hạn của lý trí mà “được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời”.
Đọc TiếpTrong mọi thời, Thiên Chúa không ngừng lên tiếng kêu gọi. Thiên Chúa kêu gọi con người như thế nào? Điều này chúng ta không thể biết. Chúa Thánh Thần như gió, muốn thổi đâu thì tới đó, nào ai biết đến từ đâu và đi về đâu.
Đọc Tiếp“Phúc cho ai có lòng khiêm cung tin tưởng vào Thiên Chúa, vì họ sẽ được hưởng Nước Trời làm gia nghiệp.” Trong tinh thần ấy tất cả Kitô hữu chúng ta, một cách nào đó, đều phải là những người “khiêm cung”.
Đọc TiếpThông thường khi không còn thấy Chúa, người ta sẽ ngả lòng đi yêu những thứ khác không phải là Chúa. Đối Mẹ Têrêsa, Mẹ cắt đứt mọi ham muốn để nhận lãnh nỗi đau khổ với một tình yêu tinh tuyền. Mẹ thưa với Chúa Giêsu, “Nếu việc này mang lại vinh quang cho Chúa, dẫn dắt các linh hồn đến với Chúa, với lòng vui sướng con chấp nhận mọi sự cho đến hết đời con".
Đọc Tiếp