C .S. Lewis, tác giả cuốn Mere Christianity và The Chronicles of Narnia, không phải là người Công Giáo nhưng ông tin có sự hiện diện của luyện tội. Ông biết sự chết không thay đổi tâm hồn tội lỗi của chúng ta, nên Thiên Chúa phải làm điều gì đó cho chúng ta sau khi chết để giúp chúng ta thích hợp với đời sống vĩnh cửu với Người. Lewis nói, “Linh hồn chúng ta đòi phải có Luyện Tội, có phải không?”136
Chương 1 Gioan 5:17 viết, “Mọi hành vi sai trái là tội, nhưng có tội không phải tội nặng.” Giáo Hội đề cập đến các tội nặng như các hành vi tự ý, xấu xa trầm trọng của chúng ta mà nó phá hủy tình yêu của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta. Những tội này làm chúng ta mất hy vọng vào sự sống đời đời với Thiên Chúa trừ phi chúng ta xin Chúa tha tội qua bí tích hòa giải (xưng tội).137
Không như các tội nặng, các tội nhẹ gây thiệt hại cho linh hồn nhưng không tiêu diệt ơn Chúa trong đó. Đây là những tội mà người ta phạm trong đời sống hàng ngày mà nó không hoàn toàn tách biệt họ với Thiên Chúa nhưng làm tổn thương đến sự tương giao với Người. Người Công Giáo không phải xưng các tội này với một linh mục (nhưng nếu muốn họ có thể), và bí tích Thánh Thể cũng thanh tẩy chúng ta khỏi các tội này. Nhưng điều gì xảy ra cho những ai không muốn tìm kiếm bí tích này và bị chết trong tình trạng không sạch các tội nhẹ?
Vì những người này chết trong tình trạng ơn sủng và tình bằng hữu với Thiên Chúa, họ không thể vào hỏa ngục. Nhưng Khải Huyền 21:17 nói rằng trong thiên đường không có gì không sạch. Vì thế, điều đương nhiên tiếp theo là các linh hồn được cứu này sẽ phải thanh tẩy tội lỗi của mình trước khi sống đời đời với Thiên Chúa. Theo sách Giáo Lý, “Giáo Hội dùng chữ luyện tội để chỉ sự thanh tẩy sau cùng những người được chọn, mà nó hoàn toàn khác với hình phạt của những người bị nguyền rủa” (GLCG 1031).
Luyện tội không phải là một cách khác vào thiên đường và hỏa ngục, nó cũng không phải là một “cơ hội thứ hai” để chọn Thiên Chúa. Các linh hồn vào luyện tội thuộc về những ai đã chết trong tình bằng hữu của Thiên Chúa. Luyện tội không phải là một nơi chốn, nó là một trạng thái hiện hữu sau khi chết, ở đây chúng ta sẽ được thanh tẩy mọi tội lỗi. C.S Lewis hiểu rằng vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta quá nhiều đến độ Người không để chúng ta còn dính dáng đến bất cứ tội nào, kể cả tội nhẹ, vì sự sống vĩnh cửu.
LUYỆN TỘI GIỐNG NHƯ GÌ?
Chúng ta không biết chính xác tiến trình thanh tẩy gồm những gì và bao lâu. Đức Giêsu nói với người trộm lành trên thập giá, “Hôm nay bạn sẽ ở với tôi trên Thiên Đường” (Lc 23:43), và ĐGH Benedict XVI nói, “’Giây phút’ biến đổi của sự gặp gỡ này thoát khỏi sự tính toán thời gian ở mặt đất -- nó là thời gian của tâm hồn, nó là thời gian ‘thông qua’ đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong Thân Thể Chúa Kitô”.138
Nếu bạn tự hỏi luyện tội ở đâu trong Kinh Thánh thì cũng nên tự hỏi về điều này -- ở đâu trong Kinh Thánh nói rằng mọi Kitô Hữu lên thiên đường ngay lập tức sau khi chết?
Một số người nói Kinh Thánh dậy rằng “thiếu vắng thân xác là được hiện diện với Chúa.” Nói cách khác, sau khi chết chúng ta sẽ được “hiện diện với Chúa Kitô” trên thiên đường. Nhưng đó là một trích dẫn Kinh Thánh sai lầm. Trong 2 Côrintô 5:8 T. Phaolô thực sự nói, “Thà chúng tôi lìa xa thân xác này để được ở với Chúa thì hơn.”
Nếu tôi nói, “Thà tôi xa văn phòng để ở nhà với gia đình thì hơn,” điều đó không có nghĩa một khi tôi vừa bước ra khỏi văn phòng, tự động tôi đã ở nhà. T. Phaolô còn nói với chúng ta rằng, sau khi chết chúng ta không tự động được nghỉ yên sung sướng với Chúa Kitô trên thiên đường. Thay vào đó, người nói chúng ta sẽ “xuất hiện trước tòa phán xét của Chúa Kitô, như thế để mỗi người lãnh nhận sự lành hay sự dữ, tùy theo những gì họ đã làm khi còn trong thân xác” (2 Cor 5:10).
Sách Cựu Ước diễn tả ông Giuđa người Macabê đã cầu nguyện cho linh hồn các chiến sĩ tử trận như thế nào và “làm sự đền tội cho người chết, để họ có thể thoát khỏi tội của họ” (2 Mac 12:45). Vì sự cầu nguyện không thể giúp đỡ người bị nguyền rủa trong hỏa ngục và cũng không cần cho những người đã ở thiên đường, những lời cầu này phải được áp dụng cho các linh hồn trong luyện tội đang được thanh tẩy tội lỗi sau khi chết.
Thật đúng là người Tin Lành tẩy chay các cuốn thứ kinh như cuốn 2 sách Macabê, nhưng họ không thể từ chối rằng các sách này cho thấy người Do Thái xưa đã cầu nguyện cho kẻ chết như thế nào để họ được tha thứ tội lỗi. Thật vậy, Đức Giêsu dậy tội lỗi nào quá nghiêm trọng thì sẽ không được tha thứ ở đời này hay “trong thời sắp tới” (Mt 12:32). Nhưng điều này ám chỉ rằng “trong thời sắp tới,” hoặc đời sau, có những tội ít nghiêm trọng thì có thể được tha, là điều xảy ra trong luyện tội.
Có lẽ bản văn nổi bật về luyện tội mà chúng ta phải trải qua sau khi chết là 1 Côrintô 3:13-15. Trong đoạn này, T. Phaolô đề cập đến sự thử nghiệm công việc của chúng ta mà nó sẽ xảy ra sau khi chết:
Công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng; vì Ngày ấy sẽ tiết lộ công việc này, vì nó sẽ được tiết lộ với lửa, và lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Nếu công việc tồn tại mà người ta xây dựng trên nền tảng, họ sẽ được lĩnh thưởng. Nếu công việc của người ta bị thiêu hủy, họ sẽ chịu mất mát, tuy chính họ sẽ được cứu, nhưng như băng qua lửa.
Các câu này rõ ràng diễn tả sự phán xét của Thiên Chúa sau khi chết và những công việc của chúng ta sẽ bị phơi bày thế nào với lửa. Lửa có thể không hiểu theo nghĩa đen, vì Kinh Thánh dùng lửa theo cách ẩn dụ để diễn tả sự tẩy rửa và thanh lọc (Mt 3:11-12). Bản văn có nói rằng khi công việc bên trong của một người được thử nghiệm, người được xem xét sẽ phải đau khổ vì mất mát tuy họ sẽ được cứu.
Sự mất mát đó có thể là gì khi cho rằng họ sẽ được cứu? Sự giải thích tự nhiên là sự mất mát đó tượng trưng cho sự đau khổ họ gánh chịu sau khi chết, vì những hiệu quả tiêu cực bên trong của họ và những công việc ác độc được tẩy rửa khỏi linh hồn. Họ sẽ được cứu, nhưng như băng qua lửa thanh tẩy, hay điều mà chúng ta gọi là luyện tội.
Thật tự nhiên là người ta muốn đền bù sự sai lầm họ đã làm, nhưng không công việc nào có thể bù đắp cho sự sai trái gây nên bởi tội của chúng ta đối với một Thiên Chúa vô cùng thánh thiện. (Chỉ có sự hy sinh của Đức Kitô mới có thể làm điều đó). Tuy nhiên, chúng ta có thể đền bù những hậu quả tạm thời và trần tục vì tội của chúng ta.
Đây là một cách để hiểu sự khác biệt.
Nếu đứa con năm tuổi của tôi khinh suất làm bể cửa kính của nhà hàng xóm, tôi sẽ trả tiền bồi thường vì con tôi không thể. Nếu con tôi hối lỗi về những gì đã làm, tôi sẽ tha thứ cho nó, nhưng tôi cũng sẽ nói nó thi hành thêm công việc trong nhà để đền bù cho lối đối xử xấu đó. Điều này thỏa mãn lương tâm của nó vì muốn cải thiện và còn giúp nó học được một bài học tốt.
Chúng ta có thể nghĩ kỷ luật thì trái với tình thương, nhưng nếu bạn từng ở với một đứa trẻ được nuông chiều, bạn sẽ thấy sự thiếu kỷ luật có thể làm cho một người tức giận, chán nản, ích kỷ, và khốn khổ. Vì Thiên Chúa là một người cha yêu dấu, Người cũng nhân từ sửa đổi chúng ta, hoặc như Kinh Thánh nói, “Chúa rèn luyện người mà Chúa yêu thương, và trừng phạt mọi đứa con mà Người đón nhận” (Dt 12:6).
Thí dụ, Chúa tha thứ cho vua Đavít vì phạm tội ngoại tình và giết người, nhưng Chúa trừng phạt Đavít bằng cách để ông phải đau khổ ở đời này (2 Sam 12:7-14). Thật vậy, khi phạm tội chúng ta gây nên sự đau khổ cho người khác, và chúng ta tiêm nhiễm sự gắn bó không lành mạnh với tội. May thay, qua Giáo Hội, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một cách để đền bù các hậu quả của tội và trở nên thánh thiện như Thiên Chúa thì thánh thiện (1 Phê 1:16). Quà tặng này được gọi là ân xá.
Các ân xá không phải là “vé” đặc biệt mà nó giúp người Công Giáo vào thiên đường hoặc ở ngoài hỏa ngục. Các ân xá không tha thứ tội lỗi và Giáo Hội không bao giờ bán ân xá.139 Thật vậy, qua sự thành khẩn và hành vi đức tin được quy định đặc biệt và sự bác ái (tỉ như đọc những kinh nào đó hay ngay cả đọc Kinh Thánh), Giáo Hội áp dụng công nghiệp của Chúa Kitô và các thánh cho chúng ta, như thế chúng ta có thể được thanh tẩy khỏi các hậu quả của tội trước khi chết thay vì sau đó. Các công nghiệp này cũng có thể áp dụng cho các linh hồn trong luyện tội qua sự cầu nguyện và các ân xá kiếm được cho họ, cũng giống như chúng ta cầu nguyện cho bất cứ Kitô Hữu đang cố sống thánh thiện.
Trong Côlótxê 1:24, T. Phaolô nói người coi những khổ cực của người như việc đền bù phần nào sự đau khổ của Đức Kito. Vì sự hy sinh của Đức Kitô thì tuyệt hảo, điều T. Phaolô muốn nói những gì còn thiếu là sự hy sinh của chúng ta. Thiên Chúa muốn tất cả những đau khổ của chúng ta được kết hợp với Đức Kitô để, là một gia đình, chúng ta có thể giúp lẫn nhau trở nên đầy ơn sủng và không bị hậu quả của tội. Đó là lý do T. Phaolô nói nếu chúng ta là con cái của Thiên Chúa thì chúng ta cũng là người thừa kế của Thiên Chúa, “và đồng thừa kế với Đức Kitô, với điều kiện là chúng ta chịu đau khổ với Người để chúng ta có thể được vinh quang với Người” (Rom 8:17).
Nếu sự hy sinh của Đức Kitô là sự đền tội tuyệt hảo và vĩnh viễn, tại sao còn cần luyện tội? Nó cần bởi vì sự hy sinh tuyệt hảo của Đức Kitô được áp dụng cho từng người theo các phương cách khác nhau.
Thí dụ, những người từ chối ơn cứu độ của Đức Kitô thì sẽ không được hưởng hiệu quả cứu độ nhờ sự hy sinh của Đức Kitô. Các tín hữu nào gắn bó với tội lỗi ở đời này sẽ được hiệu quả sự hy sinh của Đức Kitô áp dụng cho họ sau khi chết ở trong luyện tội. Các thần học gia như ĐGH Benedict XVI còn suy đoán rằng lửa thanh tẩy của luyện tội thì không gì khác hơn chính Đức Kitô. Người viết:
Một số thần học gia gần đây có quan niệm rằng lửa vừa thiêu đốt và vừa cứu vớt chính là Chúa Kitô, vị Thẩm Phán và Cứu Thế. Sự gặp gỡ với Người là hành vi phán xét dứt khoát. Trước cái nhìn của Người, mọi giả trá đều tan rã. Cuộc gặp gỡ này với Người, khi nó thiêu đốt chúng ta, nó biến đổi và giải thoát chúng ta, cho phép chúng ta được trở nên thực sự chính mình.140
Luyện tội không lấy đi công trình của Đức Kitô, nhưng đúng hơn đó là công việc của Đức Kitô. Đó không phải là điều mà Giáo Hội tạo ra để buộc người ta tìm cách lên thiên đường. Thật vậy luyện tội là điều Thiên Chúa tạo ra để ơn sủng mà Chúa Con chiếm được cho chúng ta trên thập giá có thể làm cho chúng ta “thánh thiện và tinh tuyền và không thể chê trách được trước mặt Người” (Col 1:22), được thoát khỏi sự đau khổ và hình phạt của tội, và sẵn sàng đi vào vinh quang đời đời với Chúa Kitô.
TẠI SAO CHÚNG TÔI TIN: LUYỆN TỘI
|