Một lần trong cuộc tranh luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa, đối thủ của tôi tìm cách dùng khoa học để chứng minh rằng chúng ta phải là người vô thần.
Ông nói người thời xưa tin vào Thiên Chúa vì họ nhìn thấy những gì không thể giải thích, tỉ như sấm sét. Nhưng bây giờ khoa học đã giải thích nguyên do của sấm sét và, cuối cùng, nó sẽ giải thích toàn thể vũ trụ. Điều này có nghĩa không cần phải viện dẫn Thiên Chúa như nguyên do của mọi thứ và, vì thế, không có lý do để tin rằng Thiên Chúa hiện hữu.
Khi đến lượt tôi nói, tôi hỏi đối thủ rằng ông có cởi mở không. Ông nói, “Dĩ nhiên,” tôi hỏi, “Vậy chứng cớ hiển nhiên nào cần viện dẫn để ông tin là Thiên Chúa hiện hữu?”
Ông trả lời, “Nếu anh cầu nguyện và một chi thể bị cụt được mọc ra trở lại, thì tôi sẽ tin.” Nhớ đến câu nói của ông trước đây, tôi hỏi ông, “Nếu điều này xảy ra, làm thế nào ông biết Thiên Chúa làm điều đó? Có thể khoa học sẽ khám phá ra một cách giải thích cho lý do tại sao chi thể mọc trở lại.”
Ông suy nghĩ về câu hỏi của tôi và sau đó thú nhận, “Tôi không biết… nhưng tôi muốn nói, làm thế nào điều đó có thể xảy ra trừ phi Thiên Chúa làm điều đó?”
Bây giờ tôi biết cuộc đối thoại dẫn về đâu. Tôi nói, “Nếu ông bàng hoàng khi thấy một chi thể xuất hiện từ hư không, vậy sao ông không bàng hoàng hơn nữa khi toàn thể vũ trụ xuất hiện từ hư không? Nếu chỉ có Thiên Chúa mới có thể cho mọc lại một chi thể bị cụt, vậy không phải là chỉ có Thiên Chúa mới có thể tạo dựng vũ trụ từ hư không sao?”
Sau này trong cuộc tranh luận, tôi giải thích cho cử tọa rằng những lý luận của tôi về sự hiện hữu của Thiên Chúa không dựa vào những thiếu sót về kiến thức rồi thêm một câu vụng về “Thiên Chúa làm như thế”. Thay vào đó, những lý luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa cần đến chứng cớ tích cực để cho thấy toàn thể vũ trụ chỉ có thể có Thiên Chúa là nguyên do của nó.
Đây là một lý luận đơn giản về sự hiện diện của Thiên Chúa.14
Ngay cả khi lý luận này hợp lý, làm thế nào chúng ta biết căn nguyên của vũ trụ là Thiên Chúa?
Vì vũ trụ bao gồm không gian và thời gian, căn nguyên hiện hữu của vũ trụ phải đến từ bên ngoài không gian và thời gian, vì việc tạo dựng khởi từ đó. Căn nguyên này phải là phi vật chất, đó là, không được làm từ vật chất, và vĩnh cửu, không hiện hữu theo thời gian. Vì khoa học chỉ nghiên cứu các động lực và đối tượng hiện diện trong không gian và thời gian, điều này có nghĩa nguyên do của vũ trụ là một điều mà khoa học không thể xác định. Như chúng ta thấy, chúng ta cần một dụng cụ suy nghĩ bên ngoài khoa học (như một lý lẽ hợp lý) để nghiên cứu nguyên do tối hậu của thực tại.
Lý Lẽ Dẫn Đến Đấng Tạo Hóa
Căn nguyên của vũ trụ làm ra không gian, nên nó không thể là bất cứ gì hiện diện trong không gian.
Căn nguyên của vũ trụ làm ra thời gian, nên nó không thể là bất cứ gì hiện diện theo thời gian.
Căn nguyên của mọi sự hiện hữu phải tự hiện hữu, hoặc chúng ta gọi là Thiên Chúa.
Nếu căn nguyên việc tạo dựng vũ trụ từ hư không, nó phải vô cùng mạnh mẽ, và như thế thì không có gì mà không thể được tạo thành, vì thế phải là đấng “toàn năng”. Sau cùng, căn nguyên này phải cá biệt và không thể là một lực vô tri khi có khả năng tạo ra một vũ trụ hữu hạn mà đã hiện hữu một vài tỉ năm.
Một căn nguyên vĩnh hằng, phi vật chất, toàn năng, cá biệt là điều hầu hết mọi người hình dung ra khi nghe đến chữ “Thiên Chúa”. Nhưng làm thế nào chúng ta biết vũ trụ bắt đầu hiện diện? Có thể vũ trụ luôn luôn hiện diện và như thế không cần một nguyên do.
Có lẽ bạn nghe biết về “Big Bang” (tên của lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ), mà các khoa học gia gọi là “Mô Hình Tiêu Chuẩn”. "Big Bang" không phải là một bùng nổ trong không gian nhưng là sự dãn nở của vật chất trong không gian (cũng như thời gian, vật chất, và năng lượng) từ hư không.15 Theo nhà vũ trụ học nổi tiếng Alexander Vilenkin của Đại Học Tuffs, “Tất cả các bằng chứng chúng ta có được nói rằng vũ trụ này có một khởi đầu.”16
Cha của Big Bang
Vào đầu thế kỷ hai mươi, linh mục và vật lý gia người Bỉ là George Lemaitre cho thấy thuyết mới về trọng lực của Einstein, được gọi chung là thuyết tương đối, sẽ khiến một vũ trụ vĩnh viễn sụp đổ thành hư không.
Vì thuyết của Einstein nổi tiếng, điều này chỉ có nghĩa: vũ trụ này thì không vĩnh viễn nhưng có một khởi đầu trong quá khứ.
Cha Lemaitre và Einstein thường thảo luận về vấn đề này trong khi đi bộ chung quanh trường Caltech. Lúc đầu Einstein hồ nghi, nhưng vào năm 1933 ông công bố rằng thuyết về vũ trụ mở rộng của Cha Lemaitre là một trong những “lý thuyết thật hay ông chưa từng nghe”.17 Cha Lemaitre gọi thuyết của người là “nguyên tử ban sơ”, nhưng một vật lý gia khác, Fred Hoyle, chế diễu lý thuyết ấy với tên “Big Bang.”
Hoyle tin rằng các lý thuyết về vũ trụ khởi đầu từ hư không là “các huyền thoại ban sơ” được đặt ra để đưa tôn giáo vào khoa học. Nhưng sự khám phá năm 1965 về các bức xạ vũ trụ từ Big Bang, theo ngôn ngữ của Hoyle, “đã giết chết” quan điểm của ông về một vũ trụ vĩnh viễn, vững như bàn thạch.18 Cha Lemaitre biết được thuyết vũ trụ khởi đầu của mình đã được minh chứng vào ba tuần trước khi cha từ trần vào năm 1966.
Từ lý lẽ chúng ta cũng có thể cho thấy rằng quá khứ không thể vĩnh viễn và như thế vũ trụ phải có một khởi đầu.
Giả sử Dì Minh của bạn làm chủ một tiệm hoa và hàng ngày bà phải đếm mọi cành hoa trước khi mở cửa. Nếu bà có một trăm cành hoa thì sao? Thật dễ dàng. Một tỉ tỉ? Có thể mất thời gian lâu hơn. Nhưng một số vô hạn các cành hoa thì sao? Thì tiệm không bao giờ mở cửa vì dì Minh không bao giờ đếm xong.
Vũ trụ giống như một tiệm bán hoa: bảng chữ “MỞ CỬA” tượng trưng cho hôm nay, và các hoa tượng trưng cho những ngày đã qua. Nếu quá khứ có một số vô hạn những ngày (hay bông hoa), và mỗi ngày phải mở cửa hay “được đếm” trước khi ngày hôm nay có thể xảy ra, thì ngày hôm nay sẽ không bao giờ xảy ra, cũng như tiệm bán hoa không bao giờ mở cửa. Nhưng đó là “hôm nay”, như thế thời gian di chuyển qua mọi ngày trước khi đến ngày hôm nay. Để làm điều đó, không thể nào có số ngày vô hạn trước ngày hôm nay. Thay vào đó, phải có một “ngày đầu tiên”, hay một khởi đầu thời gian, và như thế một khởi đầu của vũ trụ, điều đó cần được giải thích.
Còn tiền đề của lý luận: “Bất cứ gì hiện hữu phải có một căn nguyên cho sự hiện hữu của nó” thì sao?
Một số người nói rằng ngay cả khi vũ trụ bắt đầu hiện hữu từ Big Bang, nó có thể đến từ hư không theo cùng một cách mà các phân tử li ti được quan sát thấy trong phòng thí nghiệm đến từ hư không. Nhưng các phân tử đó không hiện hữu từ thuần túy hư không. Thay vào đó, chúng đến từ một “quantum vacuum” (lượng tử chân không), hoặc một lĩnh vực rất ít năng lượng. Như triết gia và vật lý gia David Albert đã viết:
Các trình trạng chân không -- không ít hơn các con hưu hay tủ lạnh hay các thái dương hệ -- là những xếp đặt đặc biệt các chất liệu vật lý sơ đẳng…-- nếu bạn nhìn chúng với khái niệm hợp lý -- không có cái nào bùng ra thành bất cứ gì.19
Các phân tử ảo (virtual) có thể xuất hiện từ sự dao động của các vùng lượng tử, nhưng không thể nào có bất cứ gì (kể cả toàn thể vũ trụ) có thể hiện hữu từ tình trạng thuần túy hư không. Thật vậy, vũ trụ phải được tạo ra bởi một nguyên do mà nó hiện hữu bên ngoài các giới hạn của không gian và thời gian.
Đây là một lý luận khác về sự hiện hữu của Thiên Chúa:20
Trong năm mươi năm qua, các khoa học gia khám phá rằng ngay cả một chút thay đổi trong vô số các luật tự nhiên thì nó sẽ đưa đến thảm họa cho sự sống như chúng ta biết.
Hãy để ý đến hằng số vũ trụ, mà nó tượng trưng cho sức mạnh của trọng lực trong môi trường chân không. Người ta tưởng hằng số này là số không, thực sự nó nhỏ đến lũy thừa 122 -- một dấu thập phân với 121 số không và số một. Hằng số này, hay giá trị số trong một luật tự nhiên, có thể là 10122 lần lớn hơn điều cần thiết cho sự sống hiện hữu. Alexander Vilenkin viết:
Một sự sái lệch cực nhỏ với sức lực cần thiết có hậu quả là một thảm họa trong vũ trụ, tỉ như trái cầu lửa vụn vỡ dưới trọng lượng của chính nó hay vũ trụ gần như rỗng tuếch…. Đây là trường hợp hiển nhiên và phức tạp trong vật lý về sự tinh vi hoàn chỉnh (fine tuning).21
Để việc so sánh dễ hiểu, tỉ lệ để làm cho luật tự nhiên được đúng đắn chỉ bởi sự ngẫu nhiên thì cũng giống như bất chợt đi tìm một nguyên tử đã được đánh dấu ở chỗ nào đó trong vũ trụ.
Một số người nói rằng vũ trụ này không được tinh vi hoàn chỉnh cho sự sống vì có quá nhiều điều đối nghịch với sự sống (tỉ như không gian chân không). Nhưng nói rằng vũ trụ được tinh vi hoàn chỉnh cho sự sống không có nghĩa nó là một nơi mà sự sống sẽ phát triển tối đa. Nó chỉ có nghĩa rằng trong tất cả mọi vũ trụ có thể hiện hữu, dường như nó chưa bao giờ có sự sống. Sự kiện rằng vũ trụ của chúng ta thuận lợi cho sự sống, bất kể lớn hay nhỏ thế nào, thì tương phản với một tỉ lệ không thể tin nổi, điều đó đòi hỏi một giải thích.
Vậy điều gì giải thích cho các luật tự nhiên được tinh vi hoàn chỉnh này?
Không có lý do gì để nghĩ rằng các luật tự nhiên phải cho phép sự sống hiện diện, vì chúng ta chỉ có thể tưởng tượng là chúng khác biệt. Chúng ta phải loại bỏ sự ngẫu nhiên, vì tỉ lệ để luật tự nhiên được đúng thì tương đương với việc thắng năm mươi lần đánh xì phé liên tục -- mà mỗi lần đều có xì, già, đầm, bồi!22 (Hoặc một trong 10300, và đó là một ước lượng dè dặt!)23
Điều này phải có sự hoạch định.
Cũng như Alexander Vilenkin, lý luận gia Leonard Susskind là một khoa học gia vô tôn giáo. Nhưng trong bài, “Disturbing Implications of the Cosmological Constant,” (làm đảo lộn những kết luận rút ra từ sự khái niệm ổn định của vũ trụ), ông viết rằng trừ phi sự ổn định này được hoạch định, “các biến cố lạ lùng” sẽ phải cần đến để vũ trụ chúng ta trở nên thuận lợi cho sự sống. Ông gợi ý rằng, vì lý do này, có thể là một tác nhân vô danh đã đặt ra các tình trạng từ trước cho vũ trụ mà chúng ta quan sát ngày nay.24
Nhưng làm thế nào chúng ta biết “đấng tạo dựng” này là Thiên Chúa?
Trước khi tôi trở lại đạo Công Giáo tôi là người theo tự nhiên thần giáo. Tôi tin có một “đấng tạo nên vũ trụ” nói chung. Nhưng càng nghĩ về “vị chúa” này tôi càng nhận ra rằng đấng sáng tạo phải là Thiên Chúa (God) với chữ “G” hoa. Thiên Chúa phải vô hạn và có mọi sự tuyệt hảo, kể cả tình yêu tuyệt hảo và lòng nhân hậu tuyệt hảo. Đây là điều dẫn tôi đến kết luận đó…
TẠI SAO CHÚNG TÔI TIN: ĐẤNG TẠO HÓA
|