Cô con gái 15 tuổi của bạn rất muốn được hẹn hò với bạn trai. Tất cả những bạn đồng lứa của cô đều có bạn trai cả. Cô học giỏi, luôn chu toàn bài vở ở nhà, có trách nhiệm và thỉnh thoảng cũng khiến bạn lo âu. Nhưng... hẹn hò? Không biết có đủ trưởng thành chưa?
Cậu con trai 13 tuổi của bạn luôn nài nỉ có một cái TV, cái “computer” trong phòng riêng. Nó có đủ lớn để dùng những phương tiện này một cách trách nhiệm không?
Ðứa con trai 11 tuổi của bạn không muốn đi nhà giữ trẻ nữa. Nó khẳng định rằng nó không còn là “baby” nữa, vậy bạn nghĩ thế nào?
Ðể quyết định những vấn đề trên khiến các phụ huynh phải nhức đầu và cố né tránh. Ở tuổi nào thì cha mẹ cho con cái được hưởng những đặc lợi này? Vấn đề rất cá biệt và thay đổi từng gia đình. Nhưng để có một hướng dẫn tổng quát, tác giả Michael O'õDonnell đã hỏi ý kiến của 10 nhà chuyên môn về giáo dục gia đình.
Hầu như tất cả các nhà chuyên môn đều đồng ý rằng mỗi lứa tuổi thích hợp với một sinh hoạt khác nhau, và họ cũng đồng ý rằng phải có trách nhiệm đi đôi với quyền lợi.
Ông O'Donnell cũng cùng với Nick Stinnett viết cuốn “Good Kids: How You and Your Kids Can Successfully Navigate the Teen Years” (Doubleday, $17.95). Họ phỏng vấn hơn 4,000 thiếu niên trên toàn quốc Hoa Kỳ.
O'Donnell là giám đốc điều hành của trung tâm “Center for Parenting,” là một hệ thống với 400 nhóm hỗ trợ cho các người cha, có con tuổi từ 21/2 đến 8. Ông hiện cư ngụ ở Rochester Hills, Mich.
Sau đây là những tóm lược ý kiến của những nhà chuyên môn về việc khi nào thì các thiếu niên được phép để:
1. Ở nhà một mình khi cha mẹ đi vắng vào buổi tối.
Vào tuổi 13, các em có thể ở nhà một mình trong vài tiếng đồng hồ vào buổi tối. Dù sao đi nữa, ở tuổi này các em đã có thể trông coi những em nhỏ.
2. Bắt đầu hẹn hò mà không có mặt người lớn.
Thường cha mẹ chở các con đi chơi banh “bowling” hay trượt “skate,” hay xem xi-nê khi chúng trong khoảng 13 và 15. Với việc hẹn hò mà không có mặt người lớn, các em phải 16 tuổi. Ðó là tuổi mà các em có thể lái xe, và theo truyền thống có thể được hưởng những quyền lợi trong xã hội.
3. Ði chơi trong đại siêu thị (mall) mà không có cha mẹ trông coi.
Với các em còn nhỏ thì phải có sự hiện diện của người lớn; với những em 16 tuổi trở lên có thể tự đi một mình. (Một vài trung tâm thương mại không cho những em dưới 16 tuổi vào trong tiệm mà không có mặt của phụ huynh).
4. Ði mua sắm quần áo một mình mà không cần cha mẹ đồng ý.
Trước khi các em được phép tự mua sắm quần áo thì các em phải biết giữ gìn, giặt giũ quần áo của mình. Ðiều này thường xảy ra khi các em được 13 tuổi.
Chúng có thể mua quần áo khi lên 14 với sự trông coi của cha mẹ. Khi lên 15 tuổi, chúng có thể tự mua quần áo bằng tiền cha mẹ cho hàng tuần (allowance) hoặc tiền chúng kiếm được. Sau tuổi đó, chúng có thể mua sắm bất cứ gì chúng muốn mặc.
Cha mẹ có thể thêm những điều kiện. Họ có thể liệt kê những loại y phục mà con cái không thể mặc cho đến tuổi 18, tỉ như váy quá ngắn.
Tuổi thiếu niên là tuổi muốn được tự do, nên bạn phải kỹ lưỡng trong sự cho phép. Thêm vào đó, thiếu niên cần có chỗ để sáng tạo, như kiểu quần áo, nhưng có thể làm phụ huynh bực mình.
5. Ðánh phấn, tô son (makeup).
Khoảng 15 tuổi. Với sự cho phép được trang điểm, thì các em phải có trách nhiệm mua son phấn.
6. Có điện thoại trong phòng riêng.
Khoảng 13, 14 tuổi, bạn có thể cho phép các em dùng điện thoại bất cứ ở đâu trong nhà, miễn là bạn có thể biết được cuộc đối thoại. Ở tuổi 15, các em có thể có điện thoại trong phòng riêng, nhưng cũng cùng một đường giây với nhà. Ở tuổi 16, cha mẹ có thể cho phép con có đường giây điện thoại riêng trong phòng, nhưng các em phải trả phí tổn do tiền kiếm được hoặc tiền được cho hàng tuần (allowance).
7. Có thẻ tín dụng (credir card) riêng.
Ở tuổi 16, các em có thể có thẻ tín dụng. Bạn nên dạy con biết trách nhiệm sớm, vì chúng cũng sẽ được các ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng khi chúng lên 18 tuổi.
8. Chở bạn bè trên xe và đi chung xe với bạn.
Vào tuổi 16 (tùy theo luật tiểu bang). Ðiều này khiến nhiều phụ huynh lo sợ. Các em phải học lái xe và biết cách giữ gìn, bảo trì. Các em phải tự đổ xăng, và trả một phần tiền bảo hiểm.
Buộc các em phải tôn trọng những giới hạn của luật lệ hay của cha mẹ đặt ra về giờ giấc đi về.
9. Có máy truyền hình và “computer” trong phòng riêng.
Tất cả các phụ huynh đều đồng ý rằng nếu có máy “computer” trong phòng riêng thì họ phải thận trọng về những dữ kiện mà các em có được. Thường thì các em muốn có “computer” khi học lớp 1.
Một số cha mẹ nói rằng họ không muốn các em có TV trong phòng riêng cho đến khi lên 13 tuổi. Khi các em có TV, phải chắc rằng các em không xem những chương trình khiêu gợi tình dục hay bạo động. Ngoài ra, phải giới hạn giờ xem TV. Giới hạn này có thể là một giờ mỗi ngày, và chỉ được xem sau khi đã làm bài tập ở nhà (homework), và ba đến năm tiếng trong ngày cuối tuần.
10. Xem sách báo, phim ảnh dành riêng cho người lớn?
Không bao giờ cho phép. Cũng có một vài phim loại R có giá trị, nhưng bạn phải cùng xem với chúng và sau đó thảo luận về cuốn phim.
Các nhà chuyên môn nói rằng, các thiếu niên thường cố nài cha mẹ nới rộng những giới hạn càng nhiều càng tốt.
Chúng tranh luận về những quy tắc, cố để cha mẹ thay đổi và chúng trở nên buồn bã hay cứng đầu khi thấy cha mẹ rất cương quyết. Nếu bạn có một “đứa con tuổi thiếu niên, đừng ngạc nhiên khi chúng có một vài thái độ cố chấp,” ông Anthony Ẹ Wolf nói như vậy, ông chuyên về tâm lý thiếu niên ở Longmeadow, Mass.
Nhưng cha mẹ cần phải đặt định những quy tắc mà họ nghĩ là hài hoà và phải giữ những quy tắc này. Cha mẹ có thể giải thích lý do tại sao, nhưng họ phải biết là các thiếu niên sẽ tranh luận với họ kịch liệt.
Nếu các em cố chấp, cha mẹ nên ngừng tranh luận. Phụ huynh thường vấp phải những lỗi lầm khi tiếp tục tranh luận với con cái về những gì họ đã quyết định. Ðiều này chỉ thêm dầu vào lửa.
Lý do tốt nhất mà cha mẹ đưa ra cho bất cứ quy tắc nào là: “Ðây là điều mà ba/mẹ thấy an tâm nhất,” ông Wolf nói như vậy, ông là tác giả cuốn “Get out of my life, but first could you drive me and Cheryl to the mall? A Parent's Guide to the Tougher Parts of Parenting” (Farrar, Straus & Giroux, $10).
Bà Eileen Shiff, biên tập viên của tờ Expert Advise Parents và là mẹ của hai cô con gái lớn, nói thêm rằng các phụ huynh cần phải biết chắc là những quy tắc hợp lý. Nếu những quy tắc quá khắt khe thì các thiếu niên sẽ tìm cách để vượt ra những khuôn khổ đó mà cha mẹ không biết.
Bà nói, “Vấn đề là nhiều cha mẹ muốn trở nên thân thiện với con cái, nhưng về lâu về dài, các thiếu niên thường tôn trọng những cha mẹ có đặt ra các quy tắc”