Các thánh đáp ứng với ơn sủng của Thiên Chúa thật trọn vẹn đến độ – dù sau một thiên niên kỷ hay hơn sau khi thân xác của họ nằm bất động – xương của họ vẫn là một máng chuyển ơn. Từ lâu trước khi Đức Kitô giáng trần, ngôn sứ Êgiêkien có thị kiến về một cánh đồng đầy xương khô, và Thiên Chúa nói với các bộ xương: “Này đây, ta sẽ thổi hơi thở vào các ngươi, và các ngươi sẽ sống” (Egiê 37:5). Thiên Chúa thở hơi vào các bộ xương, và quả thật họ đã trở về sự sống. Nhưng hơi thở của Thiên Chúa còn chu toàn nhiều hơn thế. Hơi thở này làm cho xương của tuyển dân không chỉ sống động, nhưng thực sự ban sự sống.
Hãy nghĩ đến một câu chuyện khác từ thời các ngôn sứ. “Và có lần người ta đang đem một người chết đi chôn thì thấy một toán quân của bọn đó, họ liền vất người chết vào mộ ông Êlisa, rồi bỏ đi. Người chết vừa đụng phải hài cốt của ông Êlisa thì sống lại và đứng thẳng dậy” (2 Các Vua 13:21). Bởi chỉ chạm đến xương khô của ngôn sứ Êlisa thôi mà sự sống đã trở lại với thi hài người chết – ơn Chúa còn vĩ đại hơn khi hoạt động qua xương của các thánh. Nguyên tắc đó đúng trong Cựu Ước cũng như Tân Ước. Ngôn sứ Êlisa hiểu điều đó khi ông còn sống. Có lần, ông cần băng qua sông, ông chỉ đụng đến nước với y phục của thầy ông là Êligia là nước rẽ làm đôi trước mặt ông (xem 2 Các Vua 2:14). Vào thời của Đức Giêsu, dân chúng coi giáo lý về thánh tích là điều đương nhiên. Trong các Phúc Âm, chúng ta thấy một phụ nữ bị “đau khổ vì bệnh băng huyết trong mười hai năm.” Tuy bà không còn tin vào các thầy thuốc, bà biết bà có thể tin tưởng vào sự đụng chạm đến điều gì đó mà nó đã được chạm đến sự thánh thiêng. Khi Đức Giêsu đi ngang qua, bà tự nhủ: “Nếu mình chỉ cần sờ đến áo của Người, mình sẽ được khỏi” (Mt 9:20-21). Và bà đã được khỏi bệnh.
Trước khi Đức Giêsu về trời, Người thổi hơi trên Giáo Hội (Ga 20:22) và truyền ban Thần Khí sự sống của Người. Nhờ đó tác vụ chữa lành của Người được truyền đến các thánh; và Tân Ước cho thấy họ bận rộn với việc đó: “Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông. Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành” (Cv 5:14-16).
Nhiều thập niên trôi qua, và vẫn thế, “Thiên Chúa dùng tay ông Phaolô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn hay áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất ra” (Cv 19:11-12).
Tất cả những gì cần là phớt qua thân thể của vị tông đồ, chạm đến khăn hay áo – ngay cả cái bóng của các đấng ấy!
Còn ai ngạc nhiên rằng Kitô Hữu tiên khởi tiếp tục đặt sự tin tưởng lớn lao vào di tích của các thánh không? Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều chứng cớ về sự sùng kính này, ngược trở về thời tử nạn của các thánh Phêrô và Phaolô ở Rôma. Tín hữu chăm lo gìn giữ các di tích này, và người hành hương tuốn về thành phố để sùng kính và chạm đến các thánh tích ấy.
Giáo Hội cũng không dành riêng sự sùng kính ấy cho xương của các tông đồ. Kitô Hữu tiên khởi xây nhiều nhà thờ trên ngôi mộ của các vị tử đạo. Điều này thực sự là một tách biệt với truyền thống của người La Mã và Do Thái, họ (cũng như hầu hết người thời xưa) coi xác chết thì nhơ nhuốc và không thiêng liêng – họ đối phó với sự chết thay vì ban sự sống.
Tuy nhiên, Kitô Hữu tin vào sự trao đổi kỳ diệu: Đức Kitô đã trở nên như chúng ta, để như thế chúng ta có thể trở nên giống như Người. Người đến để thần hóa chúng ta, thân xác và linh hồn và xương và thịt và máu. Như thế, thân thể của các thánh giờ đây chuyển đạt sự sống của Người cho thế gian.
Kitô Hữu cử hành điều đó với niềm vui cả thể, sự rực rỡ lớn lao, và các nhà thờ vĩ đại – Đền T. Phêrô, Đền T. Phaolô Ngoại Thành: đây là các nhà thờ đầy thánh tích vì được xây trên các ngôi mộ. Hoàng Đế Julian, người dẫn đầu việc tái tục hóa Đế Quốc La Mã trong thế kỷ thứ tư, ông đã ghê tởm Kitô Hữu vì họ sùng kính thánh tích: “các ngươi lấp đầp thế giới này với các ngôi mộ và hầm mộ,” ông nói như thế.
Bên trong các vương cung thánh đường, Giáo Hội xây bàn thờ ngay trên quan tài của các vị tông đồ hay vị tử đạo. Qua thời gian, nó trở thành thói quen cho các giáo xứ Công Giáo đặt một thánh tích nhỏ bên trong một hộp đựng kín và đặt trên bàn thờ. Như thế, trong một cách nhạy cảm, mọi nhà thờ ở dưới đất có thể đi theo tinh thần thờ phượng mà T. Gioan được nhìn thấy nơi thiên đường: “Khi Người mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ các linh hồn của những người đã bị giết vì lời Chúa và vì đã làm chứng” (Kh 6:9).
Tuy nhiên, thánh tích quý giá nhất của Giáo Hội là những gì liên can đến đời sống và tác vụ, sự thống khổ và sự chết của Chúa Giêsu. Như thế toàn thể Kitô Giáo đã góp phần chăm lo các ngôi đền ở Đất Thánh, nơi Đức Giêsu đã sống cuộc đời trần thế. Nhà thờ Hầm Mộ Thánh ở ngay trên mộ của Đức Giêsu, trong khi nhà thờ Sinh Hạ ở trên nơi Người giáng trần theo truyền thống. Các tài liệu có từ thế kỷ thứ tư cho thấy cường độ sùng kính gỗ cây thập giá của Kitô Hữu. Thật vậy, nhiều khi dân chúng bị khiêng ra ngoài vì họ quá sùng mộ. Vào thời xưa, trong Tuần Thánh, vị giám mục của Giêrusalem có thói quen mời giáo đoàn lên hôn thánh tích của thánh giá thật, và năm đó, một ông đã cắn một miếng gỗ trước khi bước ra ngoài!
Vì thế, tôi không mạnh mẽ nói rằng giáo lý về thánh thích thì, luôn luôn và bất cứ đâu, được hiểu rất rõ ràng.
Nhưng vì nó đã có thời Giáo Hội xưa, nên ngày nay vẫn vậy: sùng kính thánh tích là điều độc đáo và là đặc tính của Kitô Giáo.
[Trả lời một người lạc giáo, Vigilantius, từ chối việc sùng kính thánh tích]
Hãy nói rõ hơn cho chúng tôi biết – như thế lời xúc phạm của ông không còn bị hạn chế – ông muốn nói gì qua câu “một chút bột được gói trong cái khăn đắt tiền trong một lọ nhỏ xíu.”
Nó không gì khác hơn là thánh tích của các vị tử đạo mà ông thấy khó khăn khi nhìn nó được bao phủ với một chiếc khăn đắt tiền, và không phải bị cột với giẻ rách hay vải nhặm, hoặc bị ném vào đống rác, như thế chỉ có Vigilantius trong cơn say ngủ mới có thể thờ lạy.
Vì thế, chúng tôi có phạm thượng khi đi vào vương cung thánh đường của các vị tử đạo không? Có phải Hoàng Đế Constantius I mắc tội phạm thượng khi ông di chuyển các thánh tích của Anrê, Luca, và Timôthê đến Constantinople không? Trước sự hiện diện của họ, quỹ dữ kêu gào (Cv 8:7, 5:16) – và đám quỷ ngự trong Vigilantius thú nhận rằng chúng cảm thấy sự ảnh hưởng của các thánh này. Và vào ngày này, Hoàng Đế Arcadius có phạm thượng không, ông đã chở các xương của Samuen từ Giuđêa đến Thrace? Và tất cả các giám mục có bị coi, không chỉ phạm thánh, nhưng còn điên khùng thương lượng, vì họ mang điều vô giá trị nhất, được gói trong lụa và trong bình vàng? Có phải mọi người trong các nhà thờ đều điên không, vì họ đến viếng các thánh tích, và vui mừng như thể họ đón tiếp một ngôn sứ sống động ở giữa họ, như thế cả một đám đông dân chúng từ Palestine đến Chalcedon đồng thanh chúc tụng Chúa Kitô?...
Ông không tin vì ông chỉ nghĩ đến xác chết, và vì thế phạm thượng. Hãy đọc Phúc Âm: Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của người sống (Mt 22:32). Vậy, nếu họ sống, theo diễn tả của ông, họ không bị giam cầm trong danh dự.