Nguyên tác: Lm Mark Link, S.J.
Một người thuỷ thủ được sung vào đội súng đại bác. Anh được trao cho một đôi găng tay đặc biệt loại cách nhiệt và công việc của anh là đỡ lấy những vỏ đạn rơi từ nòng súng ra sau mỗi lần bắn.
Lý do anh phải mang găng tay là vì vỏ đạn rất nóng. Lý do phải đỡ lấy vỏ đạn vì nó có thể lăn lung tung trên sàn tầu và gây nguy hiểm cho thủy thủ.
Giả như chúng ta thấy có người mang găng tay loại cách nhiệt đang ôm vỏ đạn. Làm thế nào để chúng ta biết vỏ đạn đó có nóng không?
Có ba cách giúp chúng ta biết vỏ đạn đó có nóng hay không. Cách thứ nhất, chúng ta có thể sờ vỏ đạn để cảm thấy sức nóng của nó. Cách thứ hai, chúng ta có thể đổ nước lên vỏ đạn, nếu có hơi nước bốc ra, chúng ta có thể suy diễn là nó nóng. Cách cuối cùng là chúng ta có thể hỏi người lính đang cầm vỏ đạn.
Ðiều này nêu lên một câu hỏi. Chúng ta có thể áp dụng ba cách này vào việc tìm biết Thiên Chúa tới mức độ nào? Nói cách khác, chúng ta có thể biết Thiên Chúa tới mức độ nào do bởi:
1. cảm nghiệm
2. suy luận, hay
3. tin nơi người khác?
Tác giả Anh Quốc nổi tiếng là Bede Griffiths nhớ lại một cảm nghiệm hồi còn trẻ.
Vào một chiều hè, ông đi dạo một mình trong công viên. Bỗng dưng ông cảm thấy cảnh vật chung quanh thật đẹp. Ông ngạc nhiên là tại sao đã không nhận ra được cái đẹp này từ trước. Griffiths viết:
Mọi vật như bất động khi chiều dần tàn...
Bấy giờ tôi nhớ đến cái giây phút bàng hoàng tràn ngập tôi.
Tôi thấy mình như muốn quỳ xuống đất...
Bất chợt tôi nhận ra được cả một thế giới khác lạ thật mỹ miều và huyền bí
mà chưa bao giờ tôi tưởng là có thật.
The Golden String
Griffiths nói rằng hình như Thiên Chúa đã chạm đến tâm hồn ông vào lúc ấy. Ðó là một cảm nghiệm mà ông không bao giờ quên. Ông nói: “Bây giờ nhìn lại giây phút ấy, dường như đó là giây phút quyết định của đời tôi.”
Vì cảm nghiệm này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời ông, Griffiths tin rằng đó là một cảm nghiệm về Chúa.
Cũng như ông Griffiths, nhiều người khác cũng có cảm nghiệm tương tự. Và cũng như ông Griffiths, họ cũng tin rằng họ được cảm nghiệm về Chúa.
Ðiều này đưa chúng ta đến cách nhận biết thứ hai.
Whittaker Chambers là một người Cộng Sản Hoa Kỳ nổi tiếng và cũng là người vô thần thật cứng đầu. Một ngày kia những gì xảy ra đã thay đổi tất cả. Ông viết:
Tôi đang ở trong khu chung cư...
Con gái tôi ngồi đong đưa trên chiếc ghế cao.
Tôi đang xem nó ăn.
Nó là điều lạ lùng nhất chưa từng thấy trong đời tôi.
Tôi thích nhìn ngắm nó ngay cả lúc nó lem lấm thức ăn trên mặt
hoặc vương vãi trên sàn.
Mắt tôi dừng lại trên vành tai của nó... đôi tai tinh xảo một cách tuyệt hảo
The Witness
Bỗng dưng một ý tưởng nảy ra trong đầu Chambers, đôi tai kia không thể là kết quả của sự may rủi. Nó phải là kết quả của một sự sắp đặt.
Ý tưởng này “không cố tình và ngoài ý muốn.” Ông cố gạt nó ra khỏi đầu ông. Vì nếu suy luận đến kỳ cùng, ông phải đi đến kết luận rằng sự sắp đặt đó giả thiết có người hoạch định. Về sau Chambers viết: “Tôi đã không biết điều đó, cho đến lúc ngón tay của Thiên Chúa đặt trên trán tôi.”
Hiển nhiên, Chambers lý luận rằng sự mỹ miều và trật tự trong vũ trụ buộc phải có sự hiện hữu của Thiên Chúa. Sự tình cờ không thể giải thích được.
Cũng chính cái trật tự và vẻ đẹp của vũ trụ đã khiến Thánh Phao-lô tin rằng chúng ta có thể biết Chúa qua sự suy luận (Rô-ma 1:20).
Tuy có nhiều người tin rằng họ đã cảm nghiệm được Chúa, nhưng vẫn có một số người hồ nghi.
Tương tự như vậy, nhiều người tin rằng họ có thể lý luận để biết Chúa từ vẻ đẹp và trật tự trong vũ trụ. Nhưng nhiều người khác vẫn không tin. Họ nói, “Có lẽ một ngày nào đó khoa học sẽ cắt nghĩa được vẻ đẹp và trật tự trong vũ trụ mà không cần đến sự hiện diện của Thiên Chúa.”
Với những người này, chỉ có cách duy nhất để nhận biết Thiên Chúa là phải mở lòng mình ra để chấp nhận những điều Chúa đã tiết lộ cho nhân loại qua sự mặc khải.
Chữ mặc khải được dịch từ tiếng La-tinh có nghĩa là “tiết lộ.” Sự mặc khải của Thiên Chúa có nghĩa là Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cho chúng ta thấy chương trình cứu độ của Người.
Sự mặc khải là món quà (ơn sủng) của Thiên Chúa. Nó cho chúng ta được chia sẻ trong sự thông hiểu linh thiêng của Thiên Chúa. Mục đích của món quà này là để chuẩn bị chúng ta đón nhận một món quà lớn lao hơn nữa: sự chia sẻ đời sống linh thiêng của Thiên Chúa. Bởi thế sự mặc khải là bước đầu của một chương trình vĩ đại.
Sự mặc khải bắt đầu từ lúc Thiên Chúa gọi ông Abraham. Và tiếp tục qua việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Do Thái bằng những hành động yêu thương của Người: Chúa giải phóng dân Do Thái khỏi vòng nô lệ, Chúa tha thứ và dậy dỗ họ. Chúa truyền cho những người như Mai-sen, Mi-ri-am, Ðê-bô-ra, và Ða-vít dẫn giải cho dân chúng hiểu được hành động yêu thương của Thiên Chúa. Chúa cũng truyền cho các tiên tri ghi chép lại và dẫn giải những công việc này cho thế hệ tương lai.
Sự mặc khải được tiếp tục trong thời Tân Ước và đạt đến mục tiêu tối hậu của nó trong Chúa Giêsu Kitô. Các Thánh Tông Ðồ là những người được đặc ân chứng kiến sự mặc khải này. Nhờ Chúa Thánh Thần ngự đến, họ đã được soi sáng và được ủy thác công việc chia sẻ sự mặc khải ấy cho những người khác. Chứng tá của các Tông Ðồ là nền tảng và tiêu chuẩn cho đức tin Công Giáo của chúng ta.
Chính sự mặc khải này mà các Tông Ðồ trao truyền lại cho các giám mục, người kế vị các tông đồ (Titô 1:7-9). Chính sự mặc khải này mà Giáo Hội, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, không bao giờ ngừng suy nghĩ, phát triển, và đúc kết thành lời lẽ để nói với các thế hệ mai sau một cách rõ ràng hơn. Chính sự mặc khải này mà Thánh Phaolô đề cập đến khi người viết:
Thiên Chúa đã nói với các tổ phụ của chúng ta nhiều lần và nhiều cách
qua các tiên tri, nhưng trong những ngày cuối cùng này
Người đã nói với chúng ta qua Con của Người
Do Thái 1:1-2
Sự mặc khải này đem cho chúng ta những đặc ân và những bổn phận của con người. Ðó là phải mở lòng ra để đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa, và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, chúng ta đáp lại sự mặc khải. Ðó là bước vào một tương giao ân tình với Chúa Giêsu và lãnh nhận từ Người món quà cao quý hơn tất cả: sự chia sẻ trong cuộc sống linh thiêng của chính Thiên Chúa.
Chúng ta có thể nhìn sự mặc khải của Thiên Chúa qua hai hình thức: mặc khải trực tiếp và gián tiếp. Sự mặc khải trực tiếp có nghĩa là sự “tiết l.” của Thiên Chúa về chính Người và chương trình của Người cho dân Chúa trong thời kỳ kinh thánh. Mặc khải gián tiếp có nghĩa là “truyền lạ.” những điều Chúa đã tỏ ra trong thời kỳ này cho những thế hệ mai sau. Thông thường chúng ta gọi mặc khải gián tiếp là “truyền thống.”
Chữ truyền thống được dịch từ tiếng La-tinh, có nghĩa là “truyền lại.” Nó bao gồm hai điểm: nội dung của sự mặc khải được “trao lạ.” cho chúng ta, và phương pháp mà sự mặc khải được “trao lại.” Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào nội dung.
Khi nói đến nội dung của truyền thống, chúng ta muốn nói đến giáo huấn và cách thực hành. Những giáo huấn và cách thực hành có thể hoặc vừa cần thiết cho đức tin (không thể thay đổi) hoặc không cốt yếu cho đức tin (có thể thay đổi khi có lý do chính đáng).
Một thí dụ của truyền thống cốt yếu là giáo huấn dạy rằng Chúa Giêsu thật sự hiện diện trong Thánh Thể. Khi nói đến giáo huấn này, Thánh Gioan đã viết:
Chúa Giêsu nói...
“Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống.
Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời.
Và bánh Ta sẽ ban, đó chính là thịt Ta,
tự hiến cho thế gian được sống.”
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sống đời đời,
và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày tận thế.”
“Vì thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống.”
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.”
Gioan 6:51, 54-56
Giáo huấn này không bao giờ được thay đổi. Chúng ta thường đề cập đến truyền thống cốt yếu với chữ T hoa.
Một thí dụ của truyền thống không cốt yếu là linh mục không được quyền lấy vợ. Truyền thống này có thể được thay đổi nếu có lý do chính đáng. Chúng ta thường nói về truyền thống không cốt yếu với chữ t thường.
Sau cùng, Giáo Hội với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sẽ quyết định truyền thống nào là cốt yếu hoặc không cốt yếu.
Sau khi nói về nội dung của sự mặc khải, chúng ta sẽ đề cập đến phương pháp mà sự mặc khải được truyền lại. Phương pháp này có hai hình thức: lời nói và chữ viết. Vì thế chúng ta có:
truyền thống truyền khẩu, và
truyền thống được ghi chép lại.
Từ ban đầu, sự mặc khải của Thiên Chúa cho dân Người trong thời kỳ kinh thánh hầu như là truyền khẩu. Chỉ sau này sự mặc khải mới được viết xuống. Hình thức quan trọng nhất của truyền thống được ghi chép lại là Kinh Thánh.
Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn Kinh Thánh đã không được ghi chép lại ngay lúc đó. Nhưng nó được truyền khẩu trong một thời gian khá lâu. Chính trong Thánh Kinh đã nói về điều này.
Thí dụ, Thánh Mát-thêu nói rằng sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, những lính canh đã được hối lộ để loan tin rằng chính những tông đồ đã đánh cắp xác của Chúa Giêsu khi họ đang ngủ. Người đã thêm vào, “Câu chuyện này được phổ biến nơi người Do Thái cho đến ngày na.” (Mát-thêu 28:15).
Câu “cho đến ngày na.” cho thấy có khoảng thời gian giữa lúc câu chuyện xẩy ra và lúc Thánh Mát-thêu ghi lại sự kiện ấy.
Ðiều này đưa ta đến điểm rất quan trọng.
Một số người ngạc nhiên khi biết rằng Phúc Âm không bao gồm tất cả những truyền thống được truyền khẩu về Chúa Giêsu. Các tác giả Kinh Thánh cũng đã nói rõ điều này. Thí dụ, đoạn kết của Phúc Âm Thánh Gioan viết:
Còn nhiều điều khác mà Chúa Giêsu đã làm.
Nếu tất cả chi tiết được viết lại, tôi thiết nghĩ cả thế giới
cũng không chứa nổi cuốn sách ấy.
Gioan 21:25
Ðiều này có nghĩa không phải tất cả truyền thống truyền khẩu về Chúa Giêsu được viết lại trong Kinh Thánh. Ðúng hơn, nhiều điều vẫn tiếp tục “trao lạ.” bởi lời qua cửa miệng. Thánh Phaolô muốn đề cập đến điều này khi ngài viết:
Hãy giữ lấy những truyền thống mà chúng tôi đã dạy cho anh em
trong lời giảng dạy cũng như trong thư từ.
2 Thessalonica 2:15
Một thí dụ điển hình của truyền thống truyền khẩu không được ghi chép lại là giáo huấn về sự đồng trinh trọn đời của Ðức Mẹ Maria. Trong thời giáo hội sơ khai đã có nhiều lúc gián tiếp nói về giáo huấn này nhưng không được ghi nhận trong Kinh Thánh.
Ðiều này đưa ta đến điểm quan trọng khác.
Chúng ta thường nói truyền thống được ghi chép lại là được linh ứng. Thánh Phao lô đã viết, “Tất cả những điều ghi lại trong Thánh Kinh được Thiên Chúa linh ứn.” (2 Ti-mô-tê 3:16). Ðể hiểu sự linh ứng của Thiên Chúa trong Thánh Kinh, chúng ta cần nhắc lại điều Chúa Giêsu nói với các môn đệ về Chúa Thánh Thần:
“Khi... Chúa Thánh Thần đến, Người sẽ cho anh em thấy sự thật về Thiên Chúa, Người sẽ hướng dẫn anh em về chân lý này.”
Gio-an 16:13
Với những lời này, Chúa Giêsu đảm bảo với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ giúp họ hiểu và truyền lại những mặc khải của Thiên Chúa.
Vì thế bởi chữ linh ứng, chúng ta muốn nói rằng Chúa Thánh Thần soi sáng và giúp những người viết Kinh Thánh để họ chỉ viết xuống một cách chính xác những điều mà Chúa Thánh Thần muốn họ viết.
Vì Kinh Thánh được linh ứng, nên chúng ta có thể đi đến một kết luận rất quan trọng: Kinh Thánh không bao giờ sai trong những vấn đề liên hệ đến sự cứu rỗi nhân loại. Ðiều này không có nghĩa là Chúa Thánh Thần cũng che chở những người viết Kinh Thánh để họ khỏi bị sai lầm về phương diện khoa học hay lịch sử. Thiên Chúa không muốn họ viết những sách này về phương diện khoa học hay lịch sử.
Vì thế Kinh Thánh cũng không khỏi những sai lầm có tính cách khoa học hay lịch sử. Thí dụ trong sách Thứ Luật đoạn 14 câu 7 ghi lại rằng thỏ rừng là loại nhai lại, điều này chúng ta biết là hoàn toàn sai. Một thí dụ nữa về lịch sử: trong quyển thứ nhất sách Samuel (31:4) nói rằng ông Saul tự tử, trong khi quyển thứ hai Samuel (1:9-10) nói ông bị người khác giết.
Kinh Thánh được chia làm hai phần chính: Sách Thánh Cổ Do Thái (Cựu Ước) và Kinh Thánh Kitô Giáo (Tân Ước). Mỗi phần gồm nhiều cuốn sách.
Có sự bất đồng giữa người Công Giáo và người Tin Lành về quy điển (canon) của Sách Thánh Do Thái. Chữ canon do bởi chữ Hy Lạp có nghĩa “thước đo lường.” Khi dùng cho Kinh Thánh, nó có nghĩa danh sách chính yếu của những cuốn sách được Thiên Chúa linh ứng và, bởi thế, được dùng như “thước đo lường.” hay căn bản, cho đức tin.
Công Giáo gồm bẩy quyển mà Tin Lành không chấp nhận. Những cuốn sách này là:
Quyển 1 và 2 của Maccabees
Sách Judith
Sách Tobia
Sách tiên tri Baruch
Sách Sirach
Sách Khôn Ngoan
Sự bất đồng bắt nguồn từ thuở xa xưa khi chính người Do Thái cũng không đồng ý về những cuốn sách này. Nhiều người Do Thái trở lại Kitô giáo đã dùng bộ sách lớn hơn được gọi là Septuagint (Bản Bảy Mươi, bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp).
Bộ sách này được chuyển dịch từ cổ ngữ Do Thái sang tiếng Hy Lạp khoảng hai trăm năm trước Chúa Giêsu giáng sinh. Chính bộ sách lớn này mà các Thánh Sử Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, và những tác giả Tân Ước khác đã trích dẫn trên ba trăm lần để viết Kinh Thánh Kitô Giáo.
Khi người Do Thái đặt định quy điển của họ lần sau cùng, khoảng một thế kỷ sau Chúa Giêsu giáng sinh, họ đã loại bỏ bẩy quyển sách của bộ sách lớn. Vào thế kỷ thứ mười sáu người Tin Lành theo quy điển sau này của người Do Thái. Ngày nay nhiều người Tin Lành bao gồm cả bẩy cuốn sách trên trong Phúc Âm của họ, nhưng trong một phần tách biệt với những phần khác.
Mặc dầu Công Giáo và Tin Lành bất đồng về luật lệ của Sách Thánh Do Thái, họ đồng ý về quy điển (canon) của Kinh Thánh Kitô Giáo.
Sự mặc khải là Chúa tự “tỏ mình r.” cho ta thấy và biết chương trình cứu độ của Người. Truyền thống là sự “trao truyền lạ.” mặc khải của Thiên Chúa từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng lời nói hoặc chữ viết. Thánh Kinh là một hình thức quan trọng nhất của truyền thống được ghi chép lại.
Thánh Kinh gồm bốn mươi sáu quyển gọi là Sách Thánh Do Thái (Cựu Ước) và hai mươi bẩy quyển gọi là Sách Thánh Kitô giáo (Tân Ước).
Khi chúng ta nói Kinh Thánh được linh ứng, chúng ta muốn nói rằng Chúa Thánh Thần giúp và hướng dẫn những người viết để họ không bao giờ viết sai về những vấn đề liên quan đến sự cứu rỗi.