Trước khi đi vào nội dung, cần nói qua vấn đề từ ngữ. Tiếng Việt mình nói là “các thánh thông công”, nhưng nguyên bản La Tinh thì nói ngược lại: sự thông công của các thánh (communio sanctorum).
Communio: thường được dịch là “thông công, thông hiệp, hiệp thông, thông hảo, giao hảo”. Còn sanctorum thì sao?
Có đến ba lối giải thích khac nhau, dựa theo cách cấu tạo văn phạm. Thường thì chúng ta quen hiểu “sancti” là các thánh. Nhưng các thánh là ai? Câu hỏi được đặt ra, vì lẽ trong khi chúng ta thường quan niệm các thánh là những người thánh thiện nhân đức, các phúc nhân trên trời, thì trong các thư gửi các giáo đoàn, Thánh Phaolô đã nhiều lần gọi tất cả các tín hữu là các thánh, xét vì họ đã được thánh hóa trong Chúa Kitô nhờ bí tích rửa tội. Thế là ta đã có hai lối giải thích rồi, tức là: một, sự thông hiệp của các thánh trên trời (hay với các thánh trên trời); hai, sự thông hiệp của các Kitô Hữu (giữa các tín hữu với nhau).
Thế nhưng dựa theo văn phạm, tiếng “santorum” có thể dùng theo trung tính (sancta), những sự thánh; vì vậy “communio sanctorum” phải dịch là thông hiệp trong những sự thánh, tức là những bí tích.
Giữa ba cách giải thích như vậy, ta phải hiểu thế nào về “communio sanctorum”? Thực ra mỗi thuyết đều có thể trưng dẫn rất nhiều chứng cứ giáo phụ và thần học để biện minh. Tuy nhiên, thay vì xét thuyết nào đúng thuyét nào sai, thiết tưởng nên chấp nhận rằng “communio sanctorum” bao gồm cả ba nghĩa. Cả ba cùng bổ túc cho nhau để làm sáng tỏ hơn bản chất của Hội Thánh
Thật khó xác định được. Các sử gia chưa đồng ý về điểm từ lúc nào công thức “communio sanctorum” được ghi vào kinh Tin Kính. Theo ý kiến của đa số, có lẽ vào thế kỷ V. Tuy nhiên, sự phát biểu công thức là một chuyện, còn niềm tin là một chuyện khác.
Tỉ như tín điều về Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được long trọng tuyên bố vào năm 1950, nhưng niềm tin của dân Kitô vào đạo lý ấy thì có cả hơn chục thế kỷ nay rồi. Trở lại với vấn đề đang bàn, chúng ta không rõ công thức “communio sanctorum” được xen vào kinh Tin Kính từ bao giờ, nhưng chắc chắn niềm tin về sự thông hiệp giữa các tín hữu đã có ngay từ đầu Giáo Hội.
Xét về ba ý nghĩa của công thức áy, ta có thể giả thiết như sau. Như đã nói trên, trong các thư gửi các giáo đoàn, Thánh Phaolô nhiều lần gọi các tín hữu là các thánh, xét vì họ đã được thánh hóa nhờ Đức Kitô qua bí tích rửa tội. Vì thế có thể là ý nghĩa này cổ điển hơn hết. Theo đó “communio sanctorum” ám chỉ chính Giáo Hội, theo nghĩa là hợp bởi một cộng đoàn những thánh nhân, những người đã được Chúa cứu ra khỏi thế gian, tội lỗi. Họ họp thành một gia đình, một thân thể nhiệm mầu, vì cùng chia sẻ với nhau một niềm tin, một sức sống, một hy vọng.
Có lẽ về sau, khi Kitô Giáo được nhận làm quốc giáo ở Rôma, các tín hữu mất dàn ý thức về sự khác biệt với thế giới chung quanh, xét vì xem ra tất cả mọi người đều có đạo rồi. Vì vậy mà sự liên kết giữa các tín hữu trong cộng đồng trở nên lỏng lẻo, đang khi đó thì thần học về việc tôn kính các thánh phát triển mạnh, nhất là từ thời Trung Cổ. Hậu quả là khi nói đến “communio sanctorum”, người ta nghĩ đến sự thông hiệp giữa những tín hữu ở đời này với các thánh nhân trên trời, giữa Giáo Hội chiến đấu với Giáo Hội khải hoàn: các tín hữu dưới thế xin các thánh trưng bày công trạng của mình để cầu bầu cho mình.
Dưới viễn ảnh này, ta có thể dịch “communio sanctorum” là “các thánh thông công”, nghĩa là các thánh chia sẻ những công đức của các đấng cho chúng ta. Cũng trong chiều hướng ấy, ta có thể áp dụng “các thánh thông công” cho các người còn phải đền tội trong luyện ngục nữa. Chúng ta dâng lời cầu nguyện, việc hy sinh để đền bù thay cho họ.
Cái đó tùy theo cách ta hiểu tiếng các thánh nhân. Nếu ta hiểu tiếng các thánh nhân theo nghĩa là hết các tín hữu, thì các “sự thánh” có nghĩa tất cả những gì giúp chúng ta nên thánh, tựa như ân sủng, các nhân đức (đặc biệt là đức tin, cậy, mến), và nhất là Chúa Thánh Thần, chủ động của sự thánh hóa. Tất cả chúng ta cùng chia sẻ một kho tàng ấy, và hậu nhiên, chính kho tàng ấy tạo ra một dây liên kết giữa chúng ta.
Còn nếu hiểu các thánh nhân như là các phúc nhân trên trời, thì sự thông hiệp vào các sự thánh được hiểu là chúng ta được hưởng nhờ những công nghiệp, lời càu bầu của các đấng, và các linh hồn trong luyện tội cũng được chia sẻ những việc lành ấy nữa. Dù sao đi nữa, chúng ta không bao giờ được quên rằng nguyên ủy, căn bản của các sự thánh, của các huân lao công trạng trong Hội Thánh chính là Chúa Kitô, ơn cứu chuộc mà Người đã mang cho nhân loại, và được chuyển cho chúng ta qua các bí tích.
Tôi xin nhường cho những người khác chuyên môn hơn tôi về ngôn-ngữ-học. Thiết tưởng điều quan trọng ở đây là tìm ra những hậu quả của tín điều quen gọi là “các thánh thông công”.
Trước hết nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không lẻ loi cô đơn trong con đường cứu rỗi. Trong khi một số tôn giáo khác nhấn mạnh đến sự cố gắng cá nhân để được cứu độ, thì Kitô Giáo chủ trương rằng ơn cứu rỗi được Thiên Chúa ban cho cộng đồng Giáo Hội, đứng đầu là Đức Kitô. Chúng ta lĩnh nhận ơn cứu rỗi nhờ sự tham gia vào cộng đồng ấy. Hậu nhiên, trên con đường cứu rỗi, chúng ta không đi một mình, nhưng cùng đi với hằng trăm ngàn người khác, cùng liên kết nhau trong cùng một niềm tin cậy mến. Chúng ta cùng giúp nhau tiến nước, san sẻ vui buồn với nhau.
Một hậu quả khác của tín điều các thánh thông công là hình ảnh về Giáo Hội. Nhiều người quan niệm Giáo Hội như một xã hội tổ chức phẩm trật, trong đó có lớp người cầm quyền, và đa số còn lại chỉ biết vâng phục. Nhưng họ quên rằng Giáo Hội tiên vàn là Hội Thánh, hội của các thánh, nhằm giúp nhau nên thánh, với những phương tiện thánh hóa. Và người cấp cao trong Hội Thánh ấy không phải là người có quyền thế mạnh mẽ hơn hết, nhưng là người công đức thánh thiện.
Từ hai điểm về chiều kích cộng đồng của ơn cứu rỗi, cũng như về chiều kích thánh thiện cả Giáo Hội, chúng ta có thể rút thêm một hậu quả khác, đó là tính cách liên đới của bất cứ hành vi gì tốt xấu của ta. Khi ta làm điều tốt, cho dù nơi rất kín đáo không ai biết, thì công việc tốt ấy cũng mang lại công nghiệp cho tất cả cộng đồng Giáo Hội, tất cả những anh chị em trong Hội Thánh đều được nhờ công đức việc tốt của ta. Ngược lại, khi ta làm điều xấu, cho dù rất là tư riêng, thì nó cũng ảnh hưởng cách này hay cách khác tới các phần tử khác của Giáo Hội.
Ngoài ra ta cũng còn có thể thêm một hậu quả khác nữa về hình ảnh của Giáo Hội. Khi giải thích tín điều “các thánh thông công”, các sách giáo lý đều cắt nghĩa rằng có sự thông công giữa Giáo Hội chiến đấu trên mặt đất, với Giáo Hội khải hoàn trên trời và Giáo Hội đau khổ nơi luyện tội.
Thực ra không phải là có ba Giáo Hội; nhưng chỉ có một Giáo Hội mở rộng lên trên các giới hạn không gian và thời gian. Giáo Hội không phải chỉ gồm các tín hữu hiện sống trên dương gian này. Nó bao gồm hết tất cả những người công chính từ tạo thiên lập địa cho đến ngày tận thế. Nó bao gồm hầu như cả nhân loại, xét vì Chúa muốn cho hết tất cả mọi người được cứu rỗi. Nó bao trùm cả những người chưa gia nhập Giáo Hội hữu hình nhưng đã trở nên công chính nhờ ơn Chúa. Nhất là nó bao trùm những người thân yêu của ta đã ra đi, và ta mong có ngày gặp lại; nó bao trùm Đức Kitô, Đức Maria, các thánh: tất cả muốn coi ta là anh em trong Đức Kitô.
Văn kiện quan trọng hơn cả là Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Đồng Vaticanô II, từ số 49 đến số 57. Ngoài ra, ý niệm về Giáo Hội như một sự thông hiệp được trình bày trong nhiều văn kiện của Tòa Thánh sau công đồng; mới đây là bức thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các Giám Mục ngày 28/5/1992. (N.B. Xem thêm Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 946-959)
Quả thực là trong danh sách 12 tông đồ không có tên Barnabê. Như chị đã biết, con số 12 được bổ khuyết với sự bầu cử Matthia thay thế vào chỗ Giuđa Iscariot, ngõ hầu làm chứng nhân cho việc Chúa Kitô Phục Sinh, theo như lời Thánh Phêrô nói trong bài hiểu dụ tuyên bố lý do cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, sau khi Thánh Giacôbê bị Hêrôđê giết (tông đồ công vụ, chương 12, câu 2), thì không thấy nói đến việc bầu cử người phụ khuyết cho con số 12 nữa. Mặt khác, khi đọc Tân Ước, xem ra con số các tông đồ xem ra nhiều hơn số 12 vị. Ngoài Thánh Barnabê ra, chúng ta phải kể đến vị đại tông đồ Phaolô, tuy không có trong danh sách 12.
Từ những dữ kiện ấy, chúng ta phải đặt lại vấn đề: tông đồ là gì? Theo nguyên ngữ Hy Lạp, tiếng
Tân Ước dùng tiếng này tới 79 lần, nhưng chỉ có ba lần trong Phúc Âm nhất lãm, tiếng đó được đồng hóa với nhóm 12, xem ra để nhắc nhớ 12 chi họ nhà Israel; phần còn lại thì được hiểu nghĩa rộng hơn. Thí dụ Thánh Phaolô, trong các lá thư gửi cho các giáo đoàn, đã tự xưng mình là “tông đồ”, do chính Chúa chọn. Phaolô hiểu sứ mạng tông đồ của mình như thế nào? Theo người, việc được chọn làm tông đồ bao hàm việc được sai đi giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Sứ mạng này cũng bao hàm một quyền hành trong việc điều hành các giáo đoàn.
Đúng vậy. Nhưng Thánh Phaolô cũng ý thức rằng mình không phải là tông đồ duy nhất. Ơn gọi làm tông đồ tạo ra một mối liên hệ với các tông đồ khác. Trong thư gửi giáo đoàn Galát, Phaolô viết rằng 3 năm sau ngày trở lại người lên Giêrusalem để gặp các tông đồ khác tựa như Kêpha (tức là Phêrô), Giacôbê. Những vị này đã lãnh sứ mạng làm tông đồ cho người Do Thái, và có quyền hành trong Giáo Hội: họ là những cột trụ trong Giáo Hội.
Khi chúng ta bước sang chương thứ 15 của lá thư thứ nhất gửi Corintô, thì ta thấy một vai trò quan trọng của các tông đồ là được Chúa Phục Sinh hiện ra, và họ sẽ là những chứng nhân cho biến cố ấy.
Nói khác đi, tuy rằng theo nguyên ngữ, tông đồ có nghĩa là kẻ được sai đi; nhưng không phải phàm ai được sai đi cũng được gọi là tông đồ. Để được gọi là Tông đồ phải là người được chính Chúa chọn và sai đi để loan truyền Tin Mừng; sứ mạng đó kèm theo việc thành lập và điều khiển Giáo Hội; do đó tiếng tông đồ được giới hạn vào những vị thủ lãnh của Giáo Hội. Chính trong bối cảnh ấy, mà Phaolô cũng gán danh từ tông đồ cho những cộng sự viên của mình trong việc rao giảng Tin Mừng và thành lập các giáo đoàn, tỉ như Barnabê, Silvanô, Timôtêô.
Sứ mạng của các thánh tông đồ, tức là việc rao giảng Phúc Âm và điều khiển Giáo Hội, phải được duy trì cho đến tận thế. Nhưng danh xưng và tư thế của các tông đồ thì chấm dứt hơn kém vào cuối thế kỷ thứ nhất sang đầu thế kỷ thứ hai. Xem ra Giáo Hội ý thức rằng thế hệ của những người đã sống với Đức Kitô, hoặc đã nhận được sứ mạng từ Người, là một thế hệ có một không hai, và không thể lặp lại được.
Trong thời buổi khai nguyên của Giáo Hội, các thánh tông đồ đã nhận được những ơn riêng để ấn định nền tảng của đức tin, các bí tích, cơ chế căn bản của Giáo Hội. Các thế hệ sau đó chỉ có thể khai triển nền tảng ấy, chứ không thể thêm thắt hay giảm bớt. Đó là điều mà chúng ta đọc trong kinh Tin Kính: “tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện,... tông truyền”. Bao lâu Giáo Hội còn trung thành với mẫu mực của các thánh tông đồ truyền lại, thì bấy lâu Giáo Hội được bảo đảm là Giáo Hội đích thực của Chúa Kitô. Các giám mục có nhiệm vụ duy trì bảo vệ đức tin của các thánh tông đồ truyền lại, và do đó các đấng được gọi là thừa kế các thánh tông đồ.
Trên nguyên tắc thì đúng như vậy. Nhưng trong lịch sử Giáo Hội, thì như đã nói, danh hiệu “tông đồ” được dành cho các vị thủ lãnh Giáo Hội sống vào thế kỷ đầu. Nhưng bên cạnh tiếng “tông đồ”, có nghĩa là “kẻ được sai đi”, văn chương Kitô Giáo còn dùng một danh xưng khác đồng nghĩa, đó là tiếng “missio, missionarius”, mà ta quen dịch là “truyền giáo”, tuy nguyên nghĩa La Tinh có nghĩa là sự sai phái, gửi đi. Như chị đã biết, mục tiêu chính của công cuộc truyền giáo là rao giảng Tin Mừng cứu rỗi của Đức Kitô, và đây là sứ mạng mà Chúa đã ủy cho các thánh tông đồ, và Giáo Hội tiếp tục công tác đó.
Đúng như vậy. Nhưng phải hiểu làm việc tông đồ là gì? Đọc lại lịch sử Giáo Hội, chúng ta thấy mỗi thời hiểu tiếng “việc tông đồ” một cách khác nhau. Như đã nói trên, Thánh Phaolô ra như tóm lại cốt yếu của sứ mạng là việc rao giảng Phúc âm. Thế nhưng vào khoảng thế kỷ IV, một số Kitô Hữu rời bỏ thành thị rút lên sa mạc sống đời ẩn sĩ, vì chủ trương rằng họ muốn bắt chước các thánh tông đồ.
Thoạt tiên, xem ra có vẻ rởm đời, bởi vì Chúa sai các thánh tông đồ vào đời để đi giảng Phúc Âm, còn mấy ông đan sĩ rút lên rừng vắng thì giảng Phúc Âm cho ai. Tuy vậy, khi đọc lại hạnh tích các thánh tu hành, tỉ như Thánh Antôn, ta thấy rằng họ quan niệm đời sống của các thánh tông đồ cách khác. Theo họ, đời sống các thánh tông đồ tiên vàn hệ tại việc làm môn đệ Chúa, và ai muốn theo Chúa thì phải từ bỏ cửa nhà, cha mẹ, tài sản. Do đó mà các đan sĩ cảm thấy mình giống các tông đồ hơn ai hết, xét vì họ đã từ bỏ tất cả mọi sự thế gian để theo Chúa.
Chưa hết, vào thời Trung Cổ, chúng ta lại thấy có một quan niệm khác về đời sống các tông đồ. Sau thời kỳ các nhà ẩn tu, trong Giáo Hội xuất hiện các tu sĩ sống đời viện tu, gồm giáo sĩ lẫn giáo dân. Họ quan niệm rằng đời sống các thánh tông đồ không phải chỉ gồm có việc từ bỏ thế gian để theo Chúa, nhưng còn phải tụ họp thành cộng đồng Giáo Hội. Nếu muốn biết đời sống các tông đồ là gì, thì hãy nhìn vào đời sống của cộng đồng Giêrusalem ở đầu sách Tông Đồ Công Vụ: các tín hữu bán hết sản nghiệp của mình, đặt hết tài sản làm của cải chung, sống thành công đoàn, yêu thương nhau như một con tim một linh hồn, đọc kinh cầu nguyện, và theo dõi lời giảng dạy của các thánh tông đồ. Khỏi nói ai cũng đoán được, đời sống tông đồ ấy được phản ảnh nơi các tu viện.
Sang đến thế kỷ XII-XIII, người ta thấy có một bước tiến nữa trong quan niệm về đời sống tông đồ, đặc biệt với hai Thánh Đaminh và Phanxicô. Theo họ, đời sống tông đồ hệ tại bắt chước các môn đệ được Chúa sai đi giảng Phúc Âm trong tinh thần nghèo khó, không mang mũ gậy, tiền nong. Dù qua những sự thay đổi khác nhau, ta thấy rằng các đan sĩ và tu sĩ quan niệm rằng việc tiếp tục sứ mạng các tông đồ không những chỉ giới hạn vào việc thực hiện vài công tác cụ thể cho bằng hoạ lại chính đời sống khác kỷ, khó nghèo, cầu nguyện, bác ái huynh đệ của các vị.
Mãi đến thời cận đại, người ta mới nói đến “việc tông đồ”, nghĩa là nhấn mạnh đến công tác, hơn là đến đời sống. Làm việc tông đồ tiên vàn là rao giảng Phúc Âm, hoặc trên toà giảng, hoặc trong lớp dậy giáo lý. Làm việc tông đồ cũng có thể là giúp cho các tín hữu giữ đạo sốt sắng hơn, giúp họ cầu nguyện, tăng tiến trong đường nhân đức. Làm việc tông đồ cũng có nghĩa là làm việc bác ái, giúp đỡ tha nhân phần hồn hay phần xác, thúc đẩy do tinh thần tông đồ, nghĩa là muốn cứu rỗi tha nhân.
Tiếc rằng ở thời cận đại, người ta thương chia ra đời tu trì hành hai khối: một khối mang danh là dòng “chiêm niệm” kín cổng cao tường, lo việc đọc kinh thờ phượng; còn một khối gọi là các dòng hoạt động, hay dòng tông đồ. Sự phân chia ấy đưa đến mối nguy cơ là xem ra đời chiệm niệm không phải là một hoạt động tông đồ, và ngược lại, có thể hoạt động tông đồ mà không cần đến sự chiêm niệm.
Thiết tưởng cần phải tái lập một mối quân bình: mỗi tu sĩ cũng như mỗi tín hữu cần được nuôi dưỡng bởi tinh thần tông đồ, nghĩa là niềm thao thức mang Tin Mừng cứu rỗi cho các anh chị em đồng loại của mình. Tuy nhiên, để cho công việc tông đồ mang lại hoa trái, cần phải bắt nguồn từ đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, thấm nhuần bởi tình yêu Chúa. Duy có ai biết kết hiệp khắng khít với Đức Kitô là cây nho, thì mới có thể mang lại nhiều hoa trái như lời chính Chúa đã nói.
Xin trả lời ngay là không. Đoạn văn mà chúng ta nghe đọc trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay không nói đến việc quỷ nhập vào ông Phêrô.
Khi nghe nói đến “Satan” chúng ta đừng vội nghĩ đến ma quỷ! Trong nguyên ngữ tiếng Do Thái, Satan có nghĩa là kẻ thù (theo nghĩa chính trị hoặc theo nghĩa quân sự), đối thủ, kẻ tố cáo, kẻ lường gạt. Danh từ này được áp dụng trong đời sống xã hội thường ngày, nghĩa là dùng để gọi con người, chứ không hẳn là ma quỷ.
Điều thú vị là trong Cựu Ước, ở sách Gióp, ta thấy Satan xuất hiện trước triều thần Thiên Chúa để bá cáo về những điều quan sát được trên trần thế. Nói khác đi, trong Cựu Ước, Satan là đối thủ của con người hơn là đối thủ của Thiên Chúa.
Nhưng sang Tân Ước, thì vai trò của Satan thay đổi: hắn xuất hiện ngay từ buổi khai mạc sứ vụ của Đức Giêsu, để xúi giục Người hãy đi theo con đường danh vọng thành công, thay vì đi theo con đường khổ giá. Đức Giêsu đã phản ứng lại và nói: “Satan cút đi”. Tuy nhiên, ở chương 4, Thánh Matthêu nói rằng có ma quỷ (diabolos) đến cám dỗ Đức Giêsu; còn đoạn văn của chương 16, không thấy tác giả nhắc đến nhân vật ấy, vì thế có lẽ Satan không hẳn ám chỉ ma quỷ, mà chỉ được hiểu theo nghĩa bóng như là “kẻ đối thủ”, bởi vì tiếp theo đó, chúng ta lại gặp thấy danh từ “sự vấp phạm”.
Ông Phêrô không bị quỷ ám, nhưng lời phát biểu của ông trái ngược với kế hoạch của Chúa Giêsu, với luận điệu giống như ma quỷ đã dùng với Người khi ở trong sa mạc. Dù sao, theo tôi nghĩ, thay vì thắc mắc về ma quỷ, chúng ta nên nhìn đến thân phận mỏng dòn của ông Phêrô, một vị thủ lãnh các tông đồ nhưng cũng đầy khuyết điểm như bao nhiêu con người khác.
Đúng vậy. Bài Tin Mừng Chúa Nhựt hôm nay được trích ở chương 16 của Thánh Matthêu, nghĩa là liền tiếp việc tuyên xưng đức tin của ông Phêrô mà chúng ta đã nghe tuần trước. Và chúng ta thấy hai bức tranh trái ngược nhau.
Lần trước, ông được nghe lời khen: “Simon, anh thật có phúc vì được Chúa Cha mạc khải”; lần này thì ông bị trách là làm người phát ngôn của Satan. Lần trước thì ông được Chúa gọi là đá, trên đó Người sẽ xây Hội Thánh; bây giờ thì ông bị trách là ông trở thành hòn đá vấp phạm. Đừng ai ngạc nhiên vì câu chuyện thay đổi mau chóng như trở bàn tay, bởi vì các tác giả sách Tin Mừng đã mô tả tương quan giữa ông Phêrô với Chúa Giêsu rất phức tạp.
Người đọc không khỏi ngạc nhiên khi thấy các tác giả không giấu giếm những khuyết điểm của vị thủ lãnh các tông đồ và lãnh đạo Hội Thánh, nghĩa là họ không có não trạng tôn sùng lãnh tụ. Nói đúng hơn, nơi con người của ông Phêrô, thủ lãnh của các môn đệ Đức Giêsu, các tác giả Tin Mừng muốn trình bày về những bấp bênh của đức tin của những ai muốn đi theo Chúa.
Hình ảnh “ba chìm bảy nổi” thật là thích hợp để nói đến đức tin của một con người thuyền chài đã từng nếm cảnh lênh đênh trên sông biển như ông Phêrô. Nhưng tôi thích một hình ảnh khác để mô tả cảnh thăng trầm, đó là một ngày dài, có lúc hừng đông, rồi sáng rực, và sau đó mặt trời dần dần lặn xuống, nhường chỗ cho bóng đêm. Cuộc đời của ông Phêrô cũng vậy.
Hừng đông ví như hồi ông được Chúa gọi, có lẽ vào một buổi sáng, sau khi đi đánh cá về, và đang ngồi lọc cá. Chúa Giêsu đi ngang, và gọi ông đi theo. Người thanh niên ấy đã nghe theo tiếng gọi ấy, đã bỏ thuyền bỏ lưới, bỏ cha già, để theo Chúa, và không quên rủ thêm người em của mình đi thêm cho có bạn. Chúng ta biết rằng hai người anh em này, cùng với ông Giacôbê, họp thành một bộ ba trong hàng ngũ các tông đồ, và được chứng kiến nhiều chuyện đặc biệt, chẳng hạn vụ con gái ông Giairô được Chúa cho sống lại.
Dĩ nhiên, chóp đỉnh của cuộc đời ông Phêrô là lúc ông tuyên xưng đức tin, đặc biệt là theo công thức do Thánh Matthêu ghi lại: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt16,18). Chúa Giêsu đã khen ông là có phúc, bởi vì ông được Thiên Chúa Cha mặc khải cho điều này. Một biến cố khác có thể ví với lúc mặt trời lên cao là khi ông được Chúa đưa lên núi, và được thấy Người biến hình. Ong đã ngây ngất trước cảnh tượng đó. Nhưng những cảnh tượng này không kéo dài lâu.
Chúng ta tạm dùng hình ảnh như vậy, để thấy cảnh thay đổi khá đột ngột, chứ không cần chờ đến chiều tối thì mặt trời mới biến. Chúng ta vừa mới nói đến việc ông Phêrô bị quở trách là Satan (dối thủ), là đá vấp phạm. Thực ra điều này không có gì khó hiểu. Ông Phêrô trước sau cũng là một, chứ đâu có phản bội gì đâu. Có điều là Chúa Giêsu đã đổi bài hát mà ông không đuổi theo kịp.
Chúa Giêsu đã loan báo Người sẽ phải chịu đau khổ. Ô ng Phêrô lên tiếng can ngăn, vì ngỡ rằng thầy mình bị cảm nắng và nói nhảm. Nhưng Chúa Giêsu nghiêm sắc mặt và nói với ông: “Này anh, anh đừng muốn làm thầy của tôi. Anh phải lùi lại, đi dàng sau tôi, chứ đừng đòi dẫn đường cho tôi!”. Mẩu đối thoại này bộc lộ sự khác biệt tư tưởng giữa hai thầy trò, sự khác biệt đã xảy ra vào nhiều cơ hội khác nữa. Chẳng hạn như sau khi đã nghe giảng về đồ ăn ô uế ông Phêrô đã đến thưa với thầy: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cho chúng con” (Mt 15,15).
Một lần khác, ông cũng nêu vấn nạn: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không”. Thầy Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22).
Đó là những hiểu lầm mà ta ví được như những cơn mây đen giữa ban ngày. Có một cảnh tượng khác xảy ra vào lúc đêm đen, được thánh Matthêu thuật lại ở chương 14. Hôm ấy, sau khi Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá bánh và đã giải tán dân chúng, thì Người bảo các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia. Người lên núi cầu nguyện một mình. Đến khuya, Người đi trên mặt nước, đến với các ông. Họ hoảng hốt tưởng là ma, nhưng Người trấn an: “Thầy đây, đừng sợ”.
Đến đây Matthêu thêm một chi tiết liên quan đến ông Phêrô, đó là ông xin cho đi trên mặt nước để đến với Thầy. Được Thầy khuyến khích, ông ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước, nhưng khi thấy gió thổi mạnh thì ông đâm sợ và bắt đầu chìm. Ông la lên: “Thưa Thầy, xin cứu con với!”. Chúa Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Hỡi kẻ kém lòng tin! Sao lại hoài nghi?” (Mt 14,28-31). Chúa đã đưa tay kéo ông Phêrô khỏi chết chìm. Đó là hiểu theo nghĩa thể chất. Việc ông chết chìm theo nghĩa tinh thần được các tác giả Tin Mừng kể lại vào đêm Chúa Giêsu chịu khổ nạn.
Kể thì cũng tội nghiệp cho ông Phêrô. Ông rất nhiệt thành, gắn bó với Thầy của mình lắm chứ! Ông đã thề rằng sẽ sống chết với Thầy, dù cho tất cả mọi người bỏ rơi. Sự thật phũ phàng là ông đã chối thầy, không phải một lần mà là ba lần; hơn thế nữa, Matthêu còn thêm rằng ông Phêrô còn phủ nhận bằng một lời thề nữa (Mt 26,74).
May thay, không phải như vậy. Ngày đen tối trong đời ông đã sớm chuyển sang bình minh của ngày mới, ngày Chúa sống lại. Thật vậy, trong đêm cuối cùng ở nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói với ông Phêrô: “Thầy sẽ cầu nguyện cho anh, để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh được vững mạnh” (Lc 22,31). Điều này đã xảy ra vào chính lúc ông chối thầy. Các thánh sử đều kể lại rằng, sực nhớ đến lời tiên báo của Thầy, ông òa lên khóc thảm thiết. Luca nói thêm rằng ông đã khóc khi Chúa quay lại nhìn ông. Hậu quả của việc này như thế nào thì mọi người đã biết rồi.
Ông Phêrô không phải là người đầu tiên khám phá ra mồ trống. Vinh dự này được dành cho các phụ nữ. Nhưng theo Marcô, thiên sứ đã nói với các bà rằng hãy về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông (Mc 16,7). Như chúng ta đã biết, ông Phêrô đã chạy ra mồ, và ông trở thành chứng nhân cho sự phục sinh của Đức Kitô. Điều này rõ rệt ở những chương đầu của sách Tông Đồ Công Vụ. Dù sao, thiết tưởng chúng ta cũng nên lướt qua chương cuối cùng của Tin Mừng thứ bốn, bởi vì có nhiều bài học quan trọng.
Thứ nhất, ông Phêrô đã ba lần tuyên xưng sự gắn bó với Đức Giêsu, ra như để xí xóa ba lần chối Thầy trước đây. Thứ hai, ông Phêrô được đặt làm kẻ thay mặt Chúa để chăn giữ đoàn chiên của Người. Việc trao chức vụ này đi theo lời tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa. Tuy nhiên, ở bức tranh này, chúng ta thấy sự hiện diện của “người môn đệ Chúa yêu” bên cạnh ông Phêrô. Xem ra hơi ngược đời. Ông Phêrô được đặt làm thủ lãnh bởi vì ông đã yêu mến nhiều; tuy vậy, ông không nắm giữ độc quyền tình yêu của Chúa. Chúa còn yêu một môn đệ khác, mặc dù ông ấy không được trao một trọng trách nào hết.
Có lẽ đó là bài học quý báu: Tình yêu của Chúa không tuỳ thuộc vào công trạng chúng ta. Đối lại, kẻ được yêu nhiều không đương nhiên là phải đảm nhận chức vụ quan trọng; và kẻ nắm chức vụ cai quản trong Hội thánh chưa hẳn là người đứng đầu về tình yêu.
Trong Phúc Âm và Tân Ước, chúng ta không hề thấy dấu vết gì về vợ con của ông Phêrô. Nhưng mà các truyền kỳ thì không thiếu. Ngoài các truyền kỳ lại còn có chuyện tiếu lâm nữa! Tôi xin đan cử một thí dụ về chuyện tiếu lâm.
Có người hỏi: tại sao ông Phêrô chối Chúa Giêsu ba lần? Trả lời: tại vì ông muốn trả thù Chúa. Hồi bà mẹ vợ đau sắp chết, Chúa đã chữa có bà lành bệnh, tăng thêm nỗi khổ cho ông, bắt ông phải tiếp tục chịu đựng, đang khi mà ông mong muốn thoát ly gánh nặng gia đình cho khỏe! Đó là chuyện tiếu lâm.
Bây giờ bước sang truyền kỳ. Một tác phẩm mang tên là “Công Vụ của Thánh Phêrô” (viết vào khoảng năm 200) có kể chuyện ông Phêrô chữa lành bệnh con gái của mình. Vào chính ngày lễ Chúa Phục Sinh, người ta mang đến cho vị thủ lãnh các tông đồ rất nhiều bệnh nhân, và họ đã được chữa lành hết. Kế đó, họ mang tới chính đứa con gái bị bất toại. Thánh tông đồ đã cho cô bé được lành, nhưng lập tức, ông đã lại làm phép lạ nữa để cho cô bé trở lại tình trạng bất toại, và giải thích đó là ý Chúa muốn.
Lý do là vì trước đây cô bé rất xinh đẹp, và đã bị một thanh niên cướp đòi cưới làm vợ. Chúa đã để cho cô ta bị bệnh vì muốn cho cô giữ mình trinh khiết. Tác giả không cho biết tên của cô bé. Sang thế kỷ IV, người ta tìm thấy tại Rôma một ngôi mộ mang tên là Pêtronilla (Aureae Petronillae filiae dulcissimae), trong hang toại đạo Đomitilla. Họ tán ra Pêtronilla là con gái của Thánh Phêrô (Petronilla bởi Petrus), chịu tử đạo dưới thời hoàng đế Đôminixianô. Từ thế kỷ VII, hài cốt của bà được dời về đền Thánh Phêrô, để cho hai bố con được ở kề nhau. Tử-đạo-thư ghi lễ kính vào ngày 31 tháng 5. Nên biết là nước Pháp đã nhận bà Pêtrônilla (hay là Phêrônila) làm bổn mạng, và được gọi là trưởng nữ của Hội Thánh, bởi vì được con gái của thủ lãnh Hội Thánh đỡ đầu.
Tuy nhiên, ngày nay, các sử gia coi đó là truyền kỳ chứ không có căn cứ lịch sử. Cô Phêrônila không những chẳng có liên hệ với Thánh Phêrô, mà tiểu sử của cô cũng mập mờ. Người thì cho rằng cô chịu tử đạo; kẻ thì bảo là cô chết cách tự nhiên, tại nhà của ông Flaccô, khi ông này muốn hỏi cô làm vợ. Dĩ nhiên, các chi tiết này đều ảnh hưởng bởi sách Công Vụ Thánh Phêrô; thế nhưng quyển sách này chỉ là một ngụy thư, chẳng có giá trị lịch sử gì hết.
Đoạn văn trở thành đầu mối cho cuộc tranh luận về chuyện vợ con của ông Phêrô là phép lạ được tất cả Phúc Âm nhất lãm thuật lại: Mt 8,14-15; Mc 1,29-31; Lc 4,38-39. Chúng ta hãy đọc bản văn của Marcô, vì khá tỉ mỉ hơn cả.
“Vừa ra khỏi hội đường Capharnaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và Anrê. Có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các đấng”.
Đoạn văn này đã gây ra các cuộc tranh luận chung quanh chuyện vợ con của ông Phêrô. Nếu Tin Mừng nói tới bà mẹ vợ của ông Phêrô thì hẳn là ông đã có vợ rồi chứ gì? Xét vì Tân Ước không đả động gì đến chuyện này, người ta phải thêu dệt các truyền kỳ đã nói trên đây. Tuy nhiên, ngày nay không thiếu các tác giả đã đòi duyệt lại toàn bộ vấn đề.
Theo nghĩa là xét lại xem ông Phêrô có bao giờ lấy vợ hay không. Tân Ước không hề nói tới bà vợ của ông Phêrô. Tại sao kỳ vậy? Trong Hội Thánh tiên khởi, người ta thấy có đôi vợ chồng hai ông bà Aquila và Prisca cùng tham gia vào công cuộc truyền giáo. Tại sao ông Phêrô không đem theo bà xã đi truyền giáo? Hay là tại vì ông không có vợ, trái với điều xưa nay người ta vẫn hiểu lầm?
Đây là điều thú vị. Nếu chị đọc kỹ bản văn của Marcô trích trên đây thì sẽ thấy có mấy chi tiết ngược đời.
Thứ nhất, sau khi bà mẹ vợ được chữa lành thì bà ấy phải đứng lên hầu hạ Chúa Giêsu và đoàn tháp tùng. Tại sao kỳ vậy? Bà vợ của ông Phêrô đi đâu rồi? Khi Chúa đến nhà, bà ấy không ra đón; và khi mẹ mình mới được lành bệnh thì bà ta cũng chẳng nấu nướng gì để mà thiết đãi. Chị nghĩ coi trên đời này có bà vợ nào vô phước như vậy không?
Thứ hai, tác giả kể lại rằng “Chúa Giêsu đi đến nhà của ông Phêrô và ông Anrê”. Tại sao không nói là đến nhà “ông bà Phêrô”? Ông Phêrô và ông Anrê là hai anh em ruột. Tại sao bà mẹ vợ của ông Phêrô lại ở nhà của hai người anh em này, chứ không ở nhà riêng?
Giả thuyết của chị cũng có lý. Nhưng nhiều tác giả đã đưa ra lối giải thích khác xuôi tai hơn, tức là bà vợ đã khuất núi. Thời xưa, không thiếu trường hợp bà vợ chết yểu khi sinh đứa con đầu lòng. Và như vậy là ông Phêrô góa vợ rất sớm. Ông đem bà mẹ vợ về ở với mình.
Nếu chị muốn bênh giả thuyết bà vợ vắng mặt chốc lát, thay vì cho bà chết sớm thì tôi nghĩ chị chẳng thương gì ông Phêrô mà chỉ làm cho ông ta khổ thêm thôi.
Tôi không nói là càng sống lâu với vợ thì ông Phêrô sẽ khổ thêm. Tôi muốn nói là nếu mà bà vợ còn sống thì ông Phêrô sẽ bị khổ hơn bởi vì phải bỏ vợ khi được Chúa gọi. Thực ra, chúng ta không biết chắc là ông Phêrô đã phải bỏ cái gì khi được Chúa gọi đi theo Người. Chắc hẳn là phải bỏ thuyền bỏ lưới, bỏ nghề thuyền chài. Nhưng có lần ông đã thưa với Chúa: “Lạy Thầy, chúng con đã bỏ tất cả mọi sự để đi theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19,27). Phải chăng qua câu nói ấy ông Phêrô đã mặc nhiên cho biết là ông đã phải từ bỏ cả vợ con của mình để đi theo Chúa?
Trước đây người ta thường hiểu như vậy, đặc biệt là khi đối chiếu với những điều kiện mà Chúa Giêsu đã đặt ra cho các môn đệ mà Luca ghi lại: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ vợ con, anh em chị em, và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,26). Tuy nhiên, ngày nay nhiều nhà học giả đã xét lại vấn đề.
Trong vấn đề vợ con, Chúa Giêsu không đòi hỏi phải từ bỏ vợ con, bởi vì đây là nghĩa vụ tự nhiên. Một người chồng, một người cha có trách nhiệm đối với gia đình con cái, vì thế không thể ngang nhiên cắt đứt được. Lời của Chúa Giêsu cần được hiểu theo nghĩa là: ai đã được Chúa kêu gọi thì phải khước từ việc lập gia đình, khước từ việc kết hôn. Do đó, việc từ bỏ vợ con hướng về tương lai chứ không phải là hướng về hiện tại.
Nói cách cụ thể, khi Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê, vân vân, thì họ chưa có lập gia đình. Họ là những người độc thân, và nghe theo tiếng Chúa gọi, họ đã quyết định sống độc thân để phục vụ Tin Mừng, hoặc nói theo Matthêu (19,12), họ trở thành hoạn nhân vì Nước Trời.
Đây là một bước tiến nữa của vài nhà chú giải cận đại. Ông Phêrô không hề lập gia đình. Ông là một người độc thân chứ không phải là người góa vợ. Dựa vào đâu mà khẳng định như vậy? Có ba dấu chỉ.
1/ Dấu chỉ thứ nhất, trong tiếng Hy Lạp danh từ “penthera” xưa nay vốn quen dịch là “bà mẹ vợ”, còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa: nó thể hiểu về một phụ nữ được kết nạp vào gia đình, chẳng hạn như chị dâu em dâu, hay là bà mẹ kế. Có lẽ trong trường hợp ở đây, phải hiểu là bà mẹ kế thì đúng hơn là bà mẹ vợ. Giả thuyết này được bổ túc với dấu chỉ thứ hai.
2/ Thánh Marcô nói rằng Chúa Giêsu đến nhà của hai ông Phêrô và Anrê. Trên đây tôi đã nêu ra vấn nạn: tại sao mà bà mẹ vợ của ông Phêrô mà lại trọ ở nhà của hai anh em ông Phêrô và Anrê? Vấn nạn sẽ không còn nữa nếu ta hiểu là bà mẹ kế. Bà là mẹ kế của cả hai anh em, và bà ở tại căn hộ mà chồng đã để lại. Bà là chủ nhà; vì thế sau khi lành bệnh, bà đã đứng lên tiếp đãi các khách đi theo Đức Giêsu.
3/ Một dấu chỉ thứ ba cho thấy rằng ông Phêrô không có vợ là đoạn văn 1Côrintô 9,5. Thánh Phaolô viết như sau: “Phải chăng tôi không có quyền đem theo một người chị em như các tông đồ khác, như ông Kêpha?” Ông Phaolô nói đến tục lệ của vài tông đồ đã đem theo một phụ nữ được coi như em gái để trông coi việc cơm nước, tựa như trước đây vài phụ nữ đã đi theo phục dịch Chúa Giêsu (Lc 8,3).
Ông Phêrô (quen được gọi là Kêpha trong các thư của Phaolô) cũng có một bà em như vậy. Chắc hẳn bà này không phải là vợ, mà chỉ là một người tín hữu độc thân được đối xử ngang hàng với em. Ông Phaolô, cũng là tông đồ, nhưng không muốn sử dụng đặc ân đó. Một cách gián tiếp, ông Phaolô cho biết rằng cả ông lẫn ông Phêrô (và các tông đồ) đều độc thân. Khác một điều là những người khác có phụ nữ phục dịch, còn ông Phaolô thì tự túc. Nhưng ông Phaolô không nhắc tới chuyện ông Phêrô có vợ có con. Chuyện vợ con của ông Phêrô chỉ là truyền kỳ mà thôi.