Thế nào là tự do (=TD)? Thực rất khó mà trả lời. Ngoài những khó khăn trong việc giải thích nội dung của TD, chúng ta còn gặp phải một khó khăn nữa về vấn đề từ ngữ.
Thực vậy, tiếng TD mới được nhập cảng vào xã hội Đông Phương (hiểu là Trung Hoa và Việt Nam) từ vài thế kỷ gần đây. Chúng ta không gặp thấy nó trong các tác phẩm văn chương và triết học cổ điển. Tôi chưa có dịp để lục lọi xem các tác phẩm văn chương của mình có bao giờ nói đến tự do hay không; nhưng ít là khi học hỏi các tôn giáo (Khổng hay Phật Giáo), thì không những từ ngữ mà cả tư tưởng cũng vắng nữa.
Khổng giáo nói đến tam cương ngũ thường, nghĩa là nhấn mạnh đến những mối liên hệ của con người với gia đình xã hội, chứ không để ý đến cá nhân. Phật Giáo lại còn coi nhẹ tự do hơn nữa, khi nói rằng con người phải chịu những cái quả của những nghiệp mắc từ bao nhiêu kiếp trước: con người bị gắn vào cái bánh xe luân hồi, khó mà vùng vẫy cựa quậy được.
Đúng như vậy. Đức Phật đã mở mắt cho con người thấy những mối dây ràng buộc con người vào cái khổ. Ngày nào mà con người cắt đứt khi các cái mối dây ấy đi thì sẽ hết khổ. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là Phật Giáo dùng từ ngữ “giải thoát” hay “giải phóng” chứ không có dùng tiếng tự do.
Tiếng tự do mới được du nhập vào Đông Phương để dịch tiếng “liberté” của Pháp. Chính vì nó còn mới, cho nên chúng ta còn thấy ngượng miệng khi dùng tới nó. Tôi lấy một thí dụ: ở Việt Nam, ai cũng biết Mặt trận giải phóng là gì rồi. Dĩ nhiên đây là một phong trào chính trị, chứ không có liên hệ gì đến Phật Giáo hết, từ tiếng Pháp là “libération”. Có điều trớ trêu là thay vì dịch nó là “giành tự do”, hay “tranh đấu cho tự do” cho hợp với tư tưởng cận đại, thì người ta quay về với từ ngữ cổ điển của nhà Phật “giải phóng”.
Và rồi đến lượt Công Giáo cũng bị ảnh hưởng lây. Thí dụ câu Phúc Âm Thánh Gioan chương 8 câu 32: Veritas liberabit vos, thường được dịch là “sự thật sẽ giải phóng (giải thoát: liberare) chúng con”, thay vì nói: “sự thật sẽ làm cho chúng con được tự do”.
Xét về từ ngữ, thì tiên vàn nên ghi nhận là “tự do” gốc bởi chữ Hán chứ không phải là gốc Việt. “Tự” có nghĩa là: chính mình; “do” có nghĩa là: nguồn gốc, căn nguyên bởi đâu mà ra (lý do, nguyên do). Như vậy, “tự do” có nghĩa là cái gì xuất phát từ mình: cái gì mà tôi làm ra. Việc phân tích từ ngữ đã phần nào đưa ta đi vào nội dung. Khi nói rằng tự do là cái gì do tôi làm ra thì hiểu rằng ở trên đời này có những cái không do tôi làm ra.
Đúng rồi. Ai làm nấy chịu, mình hơi đâu mà đi lo chuyện không phải của mình. Nhưng khi nhấn mạnh đến cái “lý do tự mình” là ta muốn nói rằng có những cái mà mình làm nhưng mà không phải bởi mình.
Đừng kể những trường hợp mà mình bị cữơng bách từ bên ngoài, thí dụ bị ai dí súng hay dí dao vào cổ phải làm điều gì trái ý, ta có thể nói còn bao nhiêu điều khác nữa mà ta làm theo bản năng thúc đẩy chứ không phải do suy nghĩ tính toán.
Hiểu như vậy, ta thấy tự do (lý do bởi tự mình) là một đặc điểm phân biệt con người khác với súc vật. Chúng ta lấy một cái thí dụ tầm phào nhất là nhu cầu ăn uống. Cả con người lẫn thú vật cũng đều cần ăn để mà sống. Tuy nhiên, con chó đói mà gặp miếng ăn thì cắm đầu cắn cổ mà ăn, còn con người dù có đói đi nữa thì gặp miếng ăn cũng còn phải đắn đo suy nghĩ: có nên ăn hay không ăn? Ăn bây giờ hay thong thả chút nữa? Ăn sống như vậy hay là nấu chín lên? Nói khác đi, tuy cùng là chuyện ăn, nhưng mà con chó thì ăn theo bản năng thúc đẩy, còn còn người ăn theo cái “căn do tự mình”.
Phần nào đúng như vậy. Chúng ta không đồng hóa tự do với lý trí, nhưng chúng ta coi tự do như đặc tính của con người có lý trí, biết suy nghĩ đắn đo trước khi hành động, chứ không bị bản năng mù quáng thúc đẩy.
Đối lại, chính vì con người có lý trí cho nên nó đòi hỏi phải được hành động tự do, nghĩa là dựa theo sự xét đoán của mình, chứ không phải hành động dưới sự cưỡng bách của người khác.
Trước khi nói đến vấn đề đúng hay không đúng, cần phải nói đến vấn đề có thể hay không thể được.
Chúng ta thử hỏi: ở trên đời này, có ai có thể làm bất cứ điều gì mình muốn hay không? Phải trả lời là không. Dĩ nhiên, có nhiều điều chúng ta muốn mà không làm được bởi vì chúng ta không có khả năng, không có sức mà làm. Nhưng chúng ta cũng phải nói rằng chính Thiên Chúa toàn năng vô cùng cũng không thể làm bất cứ cái gì Người muốn: thí dụ Người không thể ghét mình, Người không thể tự tử được. Do đó, chúng ta cần phải đặt lại vấn đề tự do cho đúng chỗ.
Tự do không phải là muốn làm gì thì làm, nhưng tự do có nghĩa là làm theo lý trí. Như đã nói trên đây, điều này đòi hỏi rằng không những con người phải thong dong, không bị cưỡng bách bởi bạo lực nào bên ngoài, nhưng còn cần phải thoát khỏi bao nhiêu thúc đẩy bên trong nữa.
Chúng ta lấy một thí dụ: anh chàng say rượu hay nghiện xì ke xem ra rất tự do, bởi vì anh không còn coi trời đất ra gì nữa, và anh có thể ăn nói đập phá tha hồ. Nhưng anh không ngờ rằng anh mất cái tự do căn bản nhất, đó là anh không thể chống lại cái tật nghiện rượu hay nghiện thuốc của anh: khi mà nó lên cơn thì anh không thể cưỡng lại, không thể hãm lại được. Thế thì anh đâu có còn tự do nữa?
Chính vì vậy mà ta thấy rằng tự do ví được như một số vốn được trao cho chúng ta: nó không bất di bất dịch, nhưng mà có thể tăng, có thể giảm và cũng có thể mất tiêu luôn. Tự do có thể tăng lên khi chúng ta hành động theo “lý do tự mình” nhiều hơn, nghĩa là khi chúng ta càng làm chủ mình hơn, khi chúng ta hành động theo lý lẽ suy tính chứ không chiều theo những dụ dỗ hay đam mê. Tiếc rằng ít ai đạt tới điều đó. Thánh Phaolô cũng đã thốt lên: tôi thấy điều tốt, tôi đã chấp nhận nó, nhưng rồi tôi lại đi làm cái điều xấu mà tôi không muốn (Rm 7,19)!
Chắc chắn rằng Giáo Hội không bao giờ muốn nói rằng ai giữ trọn hết bộ Giáo Luật thì sẽ được tự do. Nhưng ta phải hiểu luật ở đây là luật của Chúa, hay nói thẳng thừng ra chính là Thiên Chúa, điều thiện tuyệt đối.
Như đã nói trên đây, tự do không phải là muốn làm gì thì làm, bởi lẽ Thiên Chúa tuy toàn năng nhưng không thể làm bậy được. Sở dĩ chúng ta còn nghĩ bậy hay làm bậy là vì chúng ta còn bất toàn, còn bị thu hút bởi những điều thiện hư ảo. Do đó nếu chúng ta càng gắn bó với luật Chúa thì chúng ta càng khám phá ra điều thiện chân thực, và chúng ta càng được hưởng tự do đích thực. Đó chính là ý nghĩa của lời Chúa Giêsu: “Nếu các con trung thành với lời của Ta, thì các con sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ làm cho các con được tự do” (Ga 8,32).
Xem ra cả hai đều không lột hết nội dung của tư tưởng Tân Ước.
“Giải thoát” xem ra có tính cách tiêu cực, nghĩa là gỡ, cắt đứt khỏi mối dây ràng buộc; còn “tự do”, thì nhấn mạnh đến tính cách chủ động của các hành vi. Nhưng trong Tân Ước, tiếng tự do (gốc Hy Lạp eleutheria, và La Tinh libertas) bao hàm cả hai khía cạnh. Thánh Phaolô là người sử dụng từ này nhiều nhất: 7 lần như là danh từ, 16 lần như là tính từ, 5 lần như là động từ, để nói tới điều kiện của con người đã được Đức Kitô cứu chuộc.
Sự cứu chuộc của Chúa Kitô được trình bày như là một sự giải phóng, nghĩa là gỡ cho con người khỏi sự nô lệ của tội lỗi, sự chết và lề luật Môsê. Mặt khác, một khi con người đã được thong dong khỏi những ràng buộc ấy rồi thì nó sẽ được tự do để mà làm việc thiện, cách riêng trong việc mến Chúa yêu người.
Một đặc điểm của điều kiện tự do của người Kitô Hữu là tin tưởng dạn dĩ, không còn phải sợ sệt nữa. Như vậy sự tự do Kitô Hữu vừa bao hàm một sự giải thoát khỏi cảnh nô lệ vừa bao hàm một lối hành động tích cực nữa.
Trên các công văn của Nhà Nước, chúng ta đọc thấy khẩu hiệu. “Độc lập, tự do, hạnh phúc”. Khi gắn liền độc lập với tự do, thì ta nên hiểu “tự do” theo nghĩa chính trị, nghĩa là nước ta không bị lệ thuộc vào đế quốc nào hết, bởi vì mất độc lập thì cũng mất tự do.
Dân Do Thái cũng đã nếm cảnh mất tự do như vậy khi họ bị làm nô lệ bên Ai Cập, khi họ bị lưu đày bên Babylon, khi họ bị đế quốc Rôma thống trị. Vì thế đối với họ, “không có gì quý hơn tự do”. Phải chăng vì thế Thánh Phaolô đã nói nhiều đến tự do trong các thư của mình? Chúng ta sẽ trả lời sau. Chỉ cần ghi nhận rằng trong Tân Ước, các từ ngữ: “tự do, giải thoát” xuất hiện 41 lần, trong số đó 28 lần trong các thư của Thánh Phaolô (nghĩa là 3/4). Như thế có thể kết luận rằng Thánh Phaolô rất quý trọng tự do.
Trong tiếng Việt, tự do và giải thoát là hai hạn từ khác nhau, nhưng trong các tiếng Tây Phương, nó chỉ là một danh từ: eleutheria (tiếng Hy Lạp), libertas (tiếng La Tinh), liberté (tiếng Pháp), freedom (tiếng Anh). Nên biết văn chương cổ truyền Việt Nam cũng như trong Phật Giáo nói nhiều đến “giải thoát”, còn danh từ “tự do” thì mới xuất hiện trong các từ điển từ đầu thế kỷ XX thôi.
Giải thoát và tự do là hai khía cạnh của một thực tại: một đàng là không bị giam cầm (khía cạnh tiêu cực), đàng khác là thong dong hoạt động (khía cạnh tích cực). Các hạn từ “giải thoát, giải phóng, thoát ly” diễn tả khía cạnh tiêu cực, nghĩa là thoát khỏi tình trạng bị giam hãm; còn “tự do” thì diễn tả khía cạnh tích cực: trong tiếng Hán việt “tự” có nghĩa là “mình” (thí dụ tự động, tự phát), còn “do” có nghĩa nguồn gốc căn do. Tự do có nghĩa là tự mình làm chứ không bị cưỡng bách.Thánh Phaolô là một người Do Thái và vì thế người ta đoán rằng ông nghĩ đến sự giải phóng theo nghĩa chính trị xã hội: giải phóng khỏi cảnh đô hộ, khỏi nô lệ. Tuy nhiên, trong các thư của Thánh Phaolô, ta không thấy ông đề cập đến vấn đề này, tuy rằng quê hương của ông còn bị Đế quốc Rôma chiếm đóng.
Thánh Phaolô cũng quen thuộc với văn hoá Hy Lạp, nơi mà chế độ nô lệ thịnh hành, và thậm chí ông đã viết một lá thư cho ông Philêmôn để can thiệp xin khoan hồng cho tên nô lệ Ônêximô, nhưng ông Phaolô cũng không dài dòng bình luận về chế độ nô lệ trong xã hội.
Khi nói đến giải phóng và tự do, ông Phaolô đặt vấn đề trong một bối cảnh khác, đó là bối cảnh của lịch sử cứu độ, nghĩa là trong tương quan với Thiên Chúa. Trong khung cảnh này, mà ông Phaolô đã diễn tả công trình cứu chuộc của Đức Kitô như là cuộc giải phóng, giải thoát, ban cấp tự do. Như vừa nói, giải phóng hay tự do là hai khía cạnh của một thực tại, khía cạnh tiêu cực hay khía cạnhtích cực. Một bên là đưa ra khỏi tình trạng giam hãm, bên kia cấp năng lực để hành động.Nhìn dưới khía cạnh tiêu cực, Thánh Phaolô trình bày công trình của Đức Kitô như giải phóng con người ra khỏi ba cảnh nô lệ: nô lệ tội lỗi, nô lệ sự chết, nô lệ lề luật (Rm 8,2).
Cảnh nô lệ thứ nhất (nô lệ tội lỗi) được nói đến trong thư gửi Rôma (chương 6,1-23). Khi con người phạm tội thì nó trở nên nô lệ cho tội. Thánh Phaolô hiểu tội lỗi ở đây theo nghĩa rộng, không những ám chỉ các hành vi xấu xa mà còn tình trạng lăng loàn, bị các đam mê hành hạ. Ai phạm tội, chiều theo dục vọng ích kỷ thì sẽ bị các dục vọng khống chế, đến nỗi không thể nào chống cưỡng lại được. Tình trạng đó đương nhiên đưa đến cái chết, không phải theo nghĩa là mất mạng, nhưng là chết theo nghĩa tinh thần, không còn được an bình, không còn hiệp thông với Chúa, và dẫn đến sự chết muôn đời. Điều này cũng được bàn trong thư gửi Rôma chương 6, câu 3-8 và thư thứ nhất gửi Côrintô chương 15 câu 54-58.
Đây là một đề tài độc đáo của Thánh Phaolô, được đề cập trong thư gửi các tín hữu Rôma (chương 2) và thư gửi Galát (từ chương 4,21 đến chương 5,13). Ở đây, Thánh Phaolô không nói đến pháp luật của nhà nước cũng không nói đến luật lệ của Giáo Hội, nhưng là lề luật của Cựu Ước.
Lề luật được Thiên Chúa măc khải cho ông Môsê, và dĩ nhiên đây là một hồng ân (Rm 7,12). Tiếc rằng lề luật trở nên cớ vấp phạm bởi vì nó cho ta biết các nghĩa vụ phải thi hành, thì cũng trách cứ những thiếu sót lỗi lầm của ta. Lề luật giữ vai trò như là pháp đình luận tội, vì thế trở nên một ách đè trên đầu trên cổ chúng ta.
Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, không phải là từ nay chúng ta sẽ không phạm tội nữa, nhưng là tội lỗi không còn thống trị trên thế giới và trong chúng ta nữa: Chúa Kitô mang lại ơn tha thứ tội lỗi, mang lại sức sống mới của Thần Khí để chúng ta thi hành điều thiện.
Kế đến, Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi cái chết, bởi vì Người mang lại cho chúng ta niềm hy vọng sẽ sống lại trong ngày sau hết, và trong hiện tại chúng ta có thể sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa.
Chúa Kitô giải thoát khỏi nô lệ lề luật, bởi vì Người ban cho chúng ta khả năng được trở nên công chính nhờ gắn bó với Người chứ không nhờ việc tuân giữ lề luật. Tuy nhiên, sự giải phóng chỉ là khía cạnh tiêu cực của công trình cứu chuộc của Đức Kitô. Ta cần phải thêm khía cạnh tích cực nữa, đó là tự do, đứng hàng đầu là tự do con cái Chúa.
Thuật ngữ này lấy từ kinh nghiệm gia đình vào thời xưa.
Dưới một mái nhà, có những con cái, các người giúp việc, các nô lệ. Con cái được coi như người trong nhà. Các người giúp việc thì tuy cũng là “gia nhân”, nhưng không được thừa hưởng gia tài của ông chủ. Kiếp nô lệ thì còn tệ hơn nữa, chỉ có nai lưng ra làm việc mà không có quyền lợi gì, thậm chí đôi khi mất cả quyền sống nữa.
Từ kinh nghiệm đó, Thánh Phaolô đã đối chiếu thân phận con người trước và sau khi được Chúa Kitô cứu chuộc. Trước đây, trước mặt Thiên Chúa, con người mang thân phận nô lệ, nơm nớp lo sợ ông chủ. Nhờ Đức Kitô là con Thiên Chúa, chúng ta được chia sẻ địa vị nghĩa tử. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, sống theo Thần Khí, và dạn dĩ đàm đạo với Thiên Chúa như là cha con.
Chắc chắn là không. Con cái phải ý tứ giữ gìn để khỏi phiền lòng mẹ cha. Chính vì thế Thánh Phaolô mô tả một đặc trưng tích cực thứ hai là “tự do trong Thánh Linh” (hoặc trong Thần Khí): “Đâu có Thánh Linh, đấy có tự do” (xc 2Cr 3,17). Thánh Linh trở nên động lực mới để hành động.
Trong thư gửi Galát chương 5, Thánh Phaolô đã mô tả các sinh hoạt của con người cũ, nô lệ của xác thịt như sau: “dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén”; đối lại các hoa quả của Thánh Linh là: “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ”.
Từ đó, Thánh Phaolô bước sang đặc trưng tích cực thứ ba, đó là “tự do để yêu thương phục vụ” Theo gương Đức Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta và đã hiến thân phục vụ con người; dưới sự thúc đẩy của Thánh Linh là Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào tâm hồn ta, ta cũng được khoan khoái tự do để phục vụ Tin Mừng và anh em. Thánh Phaolô đã nêu gương trước, khi người khước từ cuộc sống an toàn dễ dãi, để lên đường loan báo Tin Mừng, chấp nhận nhiều hy sinh cực nhọc, và thậm chí sẵn sàng liều mạng sống để mang Chúa Kitô đến với hết mọi người.
Như vừa nói, dưới khía cạnh tích cực, sự tự do bao hàm việc yêu thương phục vụ. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng đến tương quan xã hội. Dù sao, chúng ta có thể trưng dẫn hai trường hợp mà Thánh Phaolô đề cập đến chiều kích xã hội của điều kiện làm con cái Chúa.
Trường hợp thứ nhất là hoàn cảnh của anh Ônêximô. Anh này là một tên nô lệ, trốn khỏi nhà, gặp ông Phaolô và xin trở lại đạo. Ông gửi trả lại anh cho ông chủ Philêmôn, cũng là một người có đạo và thân với Phaolô. Thánh Phaolô không yêu cầu Philêmôn trả tự do (phóng thích) cho anh Ônêximô, nhưng chỉ xin đối xử như người anh em trong Chúa -- hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều là con cái một Cha.
Trường hợp thứ hai liên quan đến việc ăn đồ cúng. Trong thư thứ nhất gửi Côrintô (9,19-23), Thánh Phaolô nhận định rằng đồ cúng hay đồ không cúng chẳng có gì khác nhau hết. Mình cứ ăn tự nhiên thôi. Tuy nhiên, nếu thái độ tự do của tôi mà gây cớ vấp phạm cho người yếu đuối, thì tôi nên khước từ sử dụng tự do của mình, để khỏi làm thiệt hại người khác.
Đức tin là một thực trạng đa diện, có thể nhìn từ nhiều góc cạnh. Có thể nhìn từ phía Thiên Chúa hay từ phía con người; về phía con người thì cũng có thể nhìn từ phía lý trí hay từ phía ý chí. Chính vì vậy mà thần học dùng nhiều thuật ngữ khác nhau, mỗi thuật ngữ muốn diễn tả một khía cạnh nào đó.
Chẳng hạn như mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta nghe công bố “đây là mầu nhiệm đức tin”, và chúng ta liên tưởng đến điều gì mà mắt không thể nhìn thấy, giác quan không thể cảm nghiệm, nhưng chúng ta chấp nhận vì dựa vào lời của Chúa.
Như vậy ở đây “đức tin” được nhìn từ phía con người, như là một hành vi của lý trí và ý chí, chấp nhận một điều vượt qua tầm khả năng tri thức tự nhiên. Còn khi nói đến “ánh sáng đức tin” thì lại hiểu cách khác, nghĩa là nhìn từ phía Thiên Chúa: Người ban ánh sáng để chúng ta nhìn các sự vật dưới một viễn tượng mới. Có thể nói được rằng đây là khía cạnh mà thông điệp Lumen fidei muốn đề cập; dĩ nhiên đó chỉ là một khía cạnh chứ không phải là tất cả.
Không phải. Cụm từ này đã có từ lâu rồi, bắt nguồn từ Kinh Thánh, và đã được các nhà thần học sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Chúng ta hãy lấy vài bản văn Tân Ước, và cụ thể hơn nữa, chúng ta khởi đi từ Đức Kitô.
Ngay từ tự ngôn, Thánh Gioan đã giới thiệu Đức Kitô như là ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người (Ga 1,9), “ánh sáng chiếu soi trong bóng tối và bóng tối không diệt được ánh sáng” (Ga_1,5). Sang chương 3, trong cuộc đàm đạo với ông Nicođêmô, tác giả cho chúng ta một khái niệm về sự đối chọi ấy khi liên kết sự sáng với chân lý: “Anh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa” (Ga 3,19-21).
Đề tài này được khai triển hơn nữa ở chương 7, câu 12, với lời mặc khải của chính Đức Giêsu: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ được nhận ánh sáng đem lại sự sống”. Đức Giêsu được gọi là “ánh sáng” vì Người mạc khải cho chúng ta sự thật về Thiên Chúa và về con người.
Thánh Luca cũng nói đến đề tài này ngay từ những chương đầu, qua các bài thánh thi được sử dụng mỗi ngày vào Kinh Sáng và Kinh Tối, khi Đức Kitô được chúc tụng như là “Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần” hoặc như là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại (lumen gentium), vinh quang của Israel Dân Người”.
Từ chỗ tuyên xưng Đức Giêsu là ánh sáng, các tác giả Tân Ước tiến thêm một bước nữa, đó là tuyên bố rằng những ai đón nhận Đức Giêsu thì sẽ nhận được ánh sáng; và dĩ nhiên việc đón nhận này được biểu lộ qua đức tin.
Như vậy, ta thấy sự chuyển ý nghĩa: từ chỗ ánh sáng theo nghĩa khách thể và phổ quát là Đức Giê-su, đến chỗ ánh sáng hiểu như sự soi sáng được Chúa ban riêng cho mỗi người để nhìn nhận Đức Giêsu như là Đấng thiên sai và Con Thiên Chúa. Chúng ta có thể lấy vài đoạn văn tiêu biểu, chẳng hạn trong tin mừng Matthêu, chương 11,25; chương 16,17 (lời của Đức Giêsu nói với ông Simon Phêrô); Cv 16,14; 2Cr 4,4-6; Ep 1,17; 3,17-19.
Dựa theo những tư tưởng ấy, các nhà thần học thời Trung Cổ như Thánh Tôma Aquinô đã nói đến một ân ban đặc biệt của Thiên Chúa ban cho người để có thể chấp nhận đức tin, được đặt tên là “ánh sáng đức tin”.
Chúng ta có thể kể ra hai chức năng chính: thứ nhất là giúp cho lý trí chấp nhận những chân lý vượt quá tầm hiểu biết tự nhiên; thứ hai, giúp cho lý trí nhìn các sự vật dưới một nhãn giới mới.
Vai trò thứ nhất dựa trên sự phân tích bản tính lý trí. Thông thường, lý trí chỉ chấp nhận những điều thấy được rõ ràng, có chứng cớ hẳn hoi. Điều này được áp dụng cách riêng trong lãnh vực khoa học. Nhà khoa học không thể tin theo bất cứ điều gì được truyền miệng, hoặc đồn thổi. Ông ta cần kiểm chứng thực hư như thế nào. Điều gì không thể chứng minh được thì cũng không thể chấp nhận. Đây là một yêu sách của người khôn ngoan, không phải bạ đâu tin đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta có thể chấp nhận nhiều điều không phải vì thấy nó rõ ràng minh bạch, nhưng vì được một người có uy tín xác nhận. Điều này xảy ra hầu như thường ngày. Chẳng hạn như khi tôi đi vào một tiệm thuốc để mua thuốc theo toa của bác sĩ, thì tôi tin rằng bác sĩ là người hiểu biết công dụng của thuốc để chữa bệnh cho tôi; chứ không lẽ tôi lại đem thuốc ra để nhờ một phòng thí nghiệm phân tích lần nữa. Dĩ nhiên, sự khôn ngoan đòi hỏi tôi phải đến với ông bác sĩ chuyên môn, chứ đừng tới ông lang băm.
Trong lãnh vực đang bàn cũng vậy: có những chân lý vượt quá tầm hiểu biết của lý trí, nhưng chúng ta chấp nhận vì dựa vào uy tín của Thiên Chúa, chẳng hạn như chúng ta tin rằng trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu thực sự hiện diện, mặc dầu chúng ta chỉ thấy một tấm bánh giống như bao nhiêu tấm bánh khác.
Để có chấp nhận các chân lý như vậy, chúng ta cần đến ơn thánh của Chúa, tăng cường sức mạnh của lý trí và ý chí: ơn đó được gọi là “ánh sáng đức tin”. Điều này áp dụng ngay đối với một chân lý đức tin sơ khởi nhất là Thiên Chúa hiện hữu: chúng ta không thấy Thiên Chúa đâu cả! Nhờ có ánh sáng đức tin, chúng ta mới nhận ra sự hiện hữu của Người.
Chức năng thứ hai là nhờ có đức tin, chúng ta nhận được một ánh sáng mới, nhờ đó chúng ta nhận ra sự thật về các thực tại chung quanh ta. Nói cách khác, đức tin giúp chúng ta đánh giá mọi sự vật theo cái nhìn của Chúa, chứ không như cái nhìn thiển cận của ta. Người ta nói rằng đó là nhìn mọi vật với “cặp mắt đức tin”.
Chẳng hạn như tất cả chúng ta đều ham tiền, bởi vì ai cũng cần có tiền thì mới có thể kiếm những điều cần thiết để sống. Tuy nhiên, chúng ta dễ rơi vào cảnh tôn sùng tiền bạc đến nỗi coi đó là cứu cánh của cuộc đời. Đức tin dạy cho ta biết ý nghĩa đích thực của tiền bạc: chúng chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh.
Đức tin được ví như ánh sáng vì chúng vạch cho ta thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của mọi sự trên đời này, và quan trọng hơn cả là đức tin soi sáng cho chúng ta về chính ý nghĩa của cuộc đời: ta sống để làm gì? Chết rồi đi đâu? Đức tin cũng soi sáng cho chúng ta biết ý nghĩa của đau khổ, của hy sinh, những điều mà bản tính chúng ta muốn tránh né.
Tuy Kinh Thánh không nói đến “đêm tối đức tin” nhưng phần nào cũng cung cấp dữ liệu để tạo ra cụm từ ấy. Trong thư thứ nhất gửi Corintô, chương 13, Thánh Phaolô viết: “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt”.
Thánh Tông đồ so sánh tình trạng cảm nghiệm thần linh hiện nay của chúng ta. Tuy hiện thời, chúng ta đã có cảm nhận về Thiên Chúa nhờ đức tin và đức mến, nhưng đó mới chỉ là tia sáng lờ mờ sánh với điều chúng ta còn ước mơ, đó là được nhìn thấy Chúa nhãn tiền, chứ không chỉ là nghe thấy tiếng Chúa nói mà thôi. Lúc ấy mới thực là ánh sáng rực rỡ. Và trong thư gửi người Do Thái, chương 11, tác giả nhiều lần mô tả thực trạng của đức tin như là xác tín những điều không thấy, nắm chắc những điều thuộc tương lai.
Đức tin được ví như một cuộc lữ hành, mà ông Abraham là một nhân vật điển hình: ông được Chúa hứa sẽ dành cho ông một tương lai huy hoàng, nhưng ông không biết chừng nào lời hứa sẽ thành tựu, và bằng cách thức nào. Thế nhưng ông cứ nhắm mắt ra đi, phó thác đời mình trong tay Chúa.
Một phần nào đúng như vậy. Tuy nhiên thuật ngữ “đêm tối đức tin” có thể hiểu theo hai nghĩa chính: thứ nhất, lý trí con người vẫn còn chiều theo khuynh hướng lập luận tự nhiên của mình, cho nên dễ có cảm tưởng rằng đức tin dạy điều phi lý, hay nói theo Thánh Phaolô là “điên rồ của thập giá”, chẳng hạn như: tại sao Thiên Chúa nhân lành lại để cho người hiền phải gặp hoạn nạn, đang khi kẻ bất lương cứ lộng hành? Điều này khiến ta đặt ra câu hỏi: thế thì Chúa ở đâu rồi? Ra như Thiên Chúa vắng mặt. Và từ đó, con người dễ buông xuôi, sống dường như không có Chúa trên đời này. Đây là thử thách của tất cả mọi tín hữu.
Nghĩa thứ hai, được Thánh Gioan Thánh Giá hiểu cách riêng cho những cuộc thanh luyện linh hồn trong tiến trình trọn lành. Linh hồn bị tước đoạt những an ủi, cảm thấy khô khan khi cầu nguyện. Linh hồn trải qua cảm nghiệm giống như Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu, và thậm chí ra như bị Thiên Chúa bỏ rơi trên thập giá. Linh hồn trải qua một đêm tối, như một hầm âm u không lối thoát.
Như vậy “đêm tối đức tin” là một ngôn ngữ đặc biệt của khoa thần bí, để phân tích cảm nghiệm của một số linh hồn trong tiến trình kết hiệp với Thiên Chúa. Nhưng tôi thích hiểu theo một nghĩa đơn giản thế này. Tuy dù đức tin đã mang lại cho ta ánh sáng, nhờ vậy ta nhận ra chân lý về Thiên Chúa và vạn vật. Nhưng ánh sáng đó còn vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta, giống như các em bé mẫu giáo mà nghe một giáo sư đại học thuyết trình. Bài học của ông thầy trở nên tối tăm khó hiểu. Dù vậy, chúng ta không bỏ cuộc, nhưng khiêm tốn xin Chúa tiếp tục dạy dỗ chúng ta cho đến khi hiểu thấu bài học, nghĩa là khi được đối diện Chúa nhãn tiền.
Thánh Tôma liên kết lumen fidei với lumen gloriae: ánh sáng đức tin hiện nay chỉ mới là mào đầu cho ánh sáng rực rỡ vinh quang trên thiên đàng mai sau. Lúc ấy, chúng ta sẽ hiểu biết Thiên Chúa, hiểu biết đường lối của Người, hiểu biết ý nghĩa của dòng lịch sử.