Người ta có khuynh hướng lập gia đình--khoảng 20 hay 30 tuổi—vào lúc mà dường như họ rất “xa lạ” với cộng đồng tôn giáo. Dĩ nhiên có những ngoại lệ. Nhiều người trẻ rất nhiệt tình tham dự vào sinh hoạt giáo xứ. Nhưng nếu bạn không phải là một người tham dự thường xuyên thì chắc chắn bạn cũng không lẻ loi.
Chương này sẽ đem lại vài điều để hai bạn suy nghĩ và thảo luận với nhau.
Dù chúng ta sinh trưởng trong một gia đình rất đạo đức hay gia đình không có vẻ gì là Kitô Giáo, chúng ta sẽ thấy đức tin thời thơ ấu (dù lành mạnh hay không) không phải là đức tin của cá nhân chúng ta mà là đức tin của gia đình chúng ta. Điều rất phổ thông khi chúng ta lớn lên ở giai đoạn thanh niên là chúng ta tìm cách “rời xa” đức tin thời thơ ấu đó để tự tìm kiếm những điều tin tưởng riêng cho chúng ta. Điều này ít khi đơn giản. Một số người thực hiện điều này bằng cách gần gũi và tham gia vào một giáo xứ; một số khác dường như chỉ có thể thực hiện được sau khi “từ bỏ” giáo hội một thời gian, có khi nhiều năm trời.
Tiến trình phát triển từ đức tin gia đình sang đức tin cá nhân thì tương tự như khi một người lớn lên trong lớp tuổi thanh niên mà vẫn sống gần cha mẹ, trong khi một số khác “cần” phải trải qua giai đoạn nổi loạn trước khi họ có thể phát triển sự tương giao một cách trưởng thành với cha mẹ. Cha mẹ--và cha xứ--thấy dễ dàng hơn để đối phó với các thanh niên ít nổi loạn. Tuy nhiên, những người con càng có vẻ “khó dạy” thì thường lại càng trở nên những người trưởng thành nhất. Hành trình từ giai đoạn thanh niên sang giai đoạn Kitô Hữu trưởng thành cũng giống như vậy. Nếu bạn đã từng “xa rời” Giáo Hội trong một thời gian, có thể điều đó cần thiết cho hành trình đức tin của bạn, nhưng bây giờ, là lúc phải nghĩ đến việc “trở về nhà”. Tại sao?
Khi bạn trong thời kỳ yêu đương và tính đến chuyện đám cưới, vấn đề thuộc về một giáo xứ có lẽ KHÔNG phải là đề tài khiến bạn bận tâm suy nghĩ. Nếu đã từ lâu bạn không đi nhà thờ, thì có lẽ bạn cũng không thấy thiếu vắng điều gì đó. Nhưng khi bạn bắt đầu từ bỏ giai đoạn độc thân, muốn sống đời hôn nhân Kitô giáo, thì có lẽ đời sống ấy sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn có một liên hệ lành mạnh/hữu ích với Giáo Hội. Tại sao?
Trong hôn nhân Kitô giáo, hai người thề hứa yêu nhau sâu đậm theo phương cách mà Chúa Giêsu luôn dạy dỗ về tình yêu. “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Thầy đã nói với anh em các điều ấy để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Gioan 15:10-13).
Một lý do tốt lành để thuộc về giáo xứ là để biết cách hỗ trợ nhau khi sống cuộc đời phục vụ người yêu và gia đình của bạn, và sau đó, thế giới chung quanh gia đình bạn.
Ngay cả nếu hai bạn là Công Giáo, có nhiều cách để chọn một giáo xứ. Bạn có thể chọn một giáo xứ gần nhà vì thuận tiện. Bạn cũng có thể chọn một giáo xứ xa nhà nhưng vì cách thờ phượng, hệ thống giáo dục, hay ngay cả những sinh hoạt gia đình và thể thao có ở giáo xứ đó. Tham gia một giáo xứ vì những lợi ích nó đem lại nghe có vẻ “xuôi tai”. Nhưng, khi càng trưởng thành trong đời sống, có lẽ chúng ta phải tự hỏi: “Tôi có thể làm gì để giúp giáo xứ ngày càng hữu ích hơn trong việc phục vụ người khác, hơn là chỉ phục vụ lợi ích của tôi?”
Câu trả lời thành thật nhất là thú nhận rằng chúng ta vẫn còn phải tìm cách đối phó với những hậu quả tiêu cực của sự chia cắt trong Kitô giáo. Trong thế kỷ 21, hầu hết mọi Kitô hữu đều đồng ý là chúng ta không có quyền xử tử những người mà mình cho là lạc giáo. Giáo Hội Công Giáo chính thức dậy rằng những người không phải là Công Giáo vẫn có lương tâm tốt lành và họ có thể khám phá ra trong niềm tin và cách thờ phượng của tổ chức họ một con đường thánh thiện.
Hầu hết các nhánh Kitô giáo đều chân thành và nỗ lực hỗ trợ hôn nhân hỗn hợp tôn giáo. Tuy nhiên, chúng ta không biết chính xác phải làm như thế nào khi có những tổ chức dạy bảo những giáo điều thật khác biệt, và khi một số tổ chức có những truyền thống “Hiệp Thông khép kín” (chỉ mở cho những người chính thức thuộc về giáo hội) và “Hiệp Thông cởi mở” (mở cho tất cả mọi người tin Chúa Giêsu dù họ thuộc về giáo phái khác).
Những ý tưởng sau có thể rất hữu ích:
Quyết định gia nhập giáo xứ được thi hành tốt nhất sau khi tự hỏi: “Cộng đồng đức tin37 nào (có thể hai) sẽ giúp chúng tôi nhiều nhất trong đời sống gia đình Kitô hữu?”
Tìm kiếm sự hướng dẫn của những giáo sĩ đáng tin cậy của cả hai giáo phái.
Có những lúc, bạn có thể thi hành những quyết định lương tâm mà nó có thể khác biệt đôi chút với cả hai giáo phái vì chúng thích hợp nhất với hành trình tinh thần của gia đình bạn. (Xem Chương 16: Những Quyết Định của Lương Tâm để biết thêm dữ kiện)
1. Tại sao tôi thuộc về hay không thuộc về giáo xứ (chọn một)?
___________________________________________________________
2. Sự hiểu biết hiện thời của tôi về sự tương quan giữa “Kitô Hữu” và “thuộc về một giáo xứ” là gì?
___________________________________________________________
3. Theo sự hiểu biết của tôi, lý do người yêu tôi thuộc về hay không thuộc về giáo xứ (chọn một) là vì:
___________________________________________________________
4. Theo sự hiểu biết của tôi, người yêu tôi hiểu về sự tương quan giữa “Kitô Hữu” và “thuộc về một giáo xứ” là:
___________________________________________________________
5. Chúng tôi có phát triển thói quen cùng đi nhà thờ với nhau không?
___________________________________________________________
Nếu có, thì những ích lợi của thói quen này là gì?
___________________________________________________________
Nếu không, đâu là lý do mà chúng tôi không muốn thi hành việc này?
___________________________________________________________
6. Tiêu chuẩn cá biệt của tôi để chọn giáo xứ là gì?
___________________________________________________________
7. Điều gì có thể hấp dẫn người yêu gia nhập một giáo xứ?
___________________________________________________________
8. Nếu chúng tôi khác giáo hội hay khác đức tin, chúng tôi có nói chuyện về ảnh hưởng của điều này đối với sự gia nhập một giáo xứ hay ngay cả hai giáo xứ chưa?
___________________________________________________________
9. Giáo sĩ nào mà tôi cảm thấy rất hữu ích?
___________________________________________________________
Giáo sĩ nào mà người yêu tôi cảm thấy rất hữu ích?
___________________________________________________________
10. Bao nhiêu phần trăm lợi tức mà chúng tôi dự định đóng góp vào giáo xứ?
___________________________________________________________