Trong thập niên 1960, Giáo Hội Công Giáo đưa ra một tổng hợp những giáo huấn về tình dục trong hôn nhân và việc sử dụng những phương pháp mới về kế hoạch hóa gia đình. Những giáo huấn này--không chỉ cho người Công Giáo--nhưng cho “mọi người thiện tâm”. Những giáo huấn đó thật khó để được xem là “mới mẻ” trong ngày nay. Tuy nhiên, trong thập niên 1960, nó nổi bật vì tương phản với những điều được coi là giáo huấn chính thức của Giáo Hội cho nhiều thế hệ trước.
Sau đây là những điểm chính:
Giáo Hội dạy “tình yêu hôn nhân đích thực” là “phản ánh tình yêu Thiên Chúa cho chúng ta.” Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội Công Giáo do dự dạy bảo “tình yêu” phải được coi là phần căn bản của hôn nhân Kitô Giáo. Trong thời Trung Cổ, hôn nhân Kitô Giáo được định nghĩa là một khế ước mà qua đó vợ chồng trao đổi “quyền lợi” trên thân thể của nhau với mục đích chính là sinh con và nối dõi tông đường. “Tình yêu” được coi là một lợi ích phụ cho hôn nhân. Nhưng, tình yêu không cần thiết để làm hôn nhân có giá trị. Điều dạy bảo mới khẳng định “tình yêu hôn nhân đích thực” là tâm điểm của hôn nhân Kitô Giáo, vì nó có khả năng tỏ lộ cho người khác một điều quan trọng nào đó về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tình yêu này, trong sự cố định và trung tín và ngay cả trong sự nồng nàn tình dục của nó, có thể giúp chúng ta hiểu được sự trung tín và sự nồng nàn của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Giáo Hội dạy món quà mà mỗi người phối ngẫu trao cho nhau trong sự giao hợp là phương tiện để làm sâu đậm thêm tình yêu đối với nhau. Lúc trước Giáo Hội dạy bất cứ sự hoan lạc nào mà vợ chồng cảm nghiệm trong sự giao hợp thì không có tội nếu với ý định sinh con. Điều dạy bảo mới khẳng định rõ ràng là sự giao tình trong hôn nhân là một điều tốt tự bản chất. Sự cốt ý trao đổi niềm hoan lạc với người phối ngẫu thì không những tốt lành, mà còn thiêng liêng vì nó đóng vai trò then chốt để làm sâu đậm thêm quan hệ yêu thương.
Giáo Hội dạy về sự quan trọng của việc tôn trọng sự sống và sẵn sàng mở lối cho sự sống mới. Giáo Hội dạy chính Thiên Chúa mới là Cha Mẹ đích thực và chúng ta không được tự cho mình có quyền quyết định về sự sống con người. Sự phá thai hiển nhiên là bị bác bỏ. Giáo Hội cũng dạy một số phương tiện hạn chế sinh sản thì vi phạm đến sự toàn vẹn của con người, hay vi phạm đến hành động yêu thương. Thí dụ:
Giáo Hội dạy cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa trong sự truyền sinh và giáo dục con cái. Từ lâu Giáo Hội đã nhấn mạnh đến quyền lợi của vợ chồng để sinh con cái. Bây giờ Giáo Hội đi xa hơn và dạy bảo rằng việc hành xử “quyền” làm cha mẹ này cũng bao gồm “trách nhiệm.” Ngoài việc sinh con cái, cha mẹ phải chăm sóc cách đầy đủ và giáo dục con cái cách thích hợp. Nếu không đó là một vi phạm trầm trọng đến trách nhiệm làm cha mẹ.
Giáo Hội dạy rằng sự chăm sóc và giáo dục con cái đòi hỏi việc kế hoạch hóa gia đình cách thích hợp. Trong những trường hợp nào đó, đôi vợ chồng có thể và phải dùng đến phương tiện thích hợp để trì hoãn việc thụ thai. Ngày nay điều này thật hiển nhiên với chúng ta, nhưng trong các thế kỷ trước thường được dạy là đôi vợ chồng không có quyền để quyết định như vậy. Nếu người vợ/chồng muốn giao hợp, thì người kia có “bổn phận” tuân theo, ngay cả khi người này rất dè dặt về khả năng nuôi dưỡng con cái khác vào thời điểm đó. Điều dạy bảo mới xác nhận quyền của mỗi một người phối ngẫu để nêu lên vấn đề có sẵn sàng nhận trách nhiệm nuôi dưỡng một đứa con (nữa) hay không. Trong khi Giáo Hội bác bỏ những phương pháp nhân tạo về kế hoạch hoá gia đình và xác nhận kế hoạch hoá gia đình tự nhiên, Giáo Hội cũng xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi chọn phương pháp thích hợp để điều hòa sinh sản.
Đôi vợ chồng cam kết sống hôn nhân Kitô Giáo thường suy nghĩ về, và nói chuyện về năm giá trị then chốt này:
Một câu hỏi thực tế cho đôi vợ chồng như vậy có thể là, “Chúng ta phải quyết định sao về việc giao tình khi tin rằng chúng ta không nên có con vào lúc này?”
Giáo Hội xác nhận sự tốt lành của hành động tự nhiên và đầy đủ của tình yêu nhục dục giữa hai vợ chồng khi dạy bảo rằng, “Mỗi một hành động giao hợp phải khai mở cho sự truyền sinh.” Việc dùng phương tiện nhân tạo để ngừa thai được coi là một “mục đích xấu”, vì nó vi phạm đến giá trị này. Đồng thời, Giáo Hội cũng dạy chu kỳ thụ thai/trứng rụng là thực tại xảy ra cách tự nhiên, bởi đó, không vi phạm đến sự toàn vẹn của sự giao hợp. “Nếu có lý do nghiêm trọng để cách quãng việc sinh nở, Giáo Hội dạy thật hợp pháp khi nghĩ đến giai đoạn trứng rụng tự nhiên của chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, và chỉ giao hợp trong thời kỳ không thể thụ thai, để điều hòa sinh sản mà không trái với quy tắc luân lý” Humanae Vitae, 1968, đoạn 16.
Có nhiều phương pháp về “kế hoạch hóa gia đình.” Tất cả là phương pháp quan sát chu kỳ trứng rụng của người nữ để biết khi nào có thể thụ thai. Vợ chồng có thể dùng dữ kiện này để quyết định có nên giao hợp hay không trong thời gian này khi người vợ có thể mang thai, hay họ tránh giao hợp nếu không muốn có con vào lúc đó.
Các phương pháp tự nhiên này cũng hữu hiệu như các phương pháp dùng hóa chất, tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có sự cộng tác giữa hai vợ chồng vì lợi ích của hôn nhân. Những lợi ích của các phương pháp tự nhiên gồm: không bị nguy hiểm vì phản ứng phụ của các phương pháp dùng hóa chất hay dụng cụ, và giúp vợ chồng mật thiết với nhau hơn vì cả hai đều can dự trong tiến trình theo dõi chu kỳ trứng rụng của người vợ. Cách tốt nhất để học hỏi về kế hoạch hóa gia đình là tham dự khóa học. Sau khi học biết các phương pháp, bạn có thể quyết định xem cách nào thích hợp nhất với hai người.
Giáo Hội Công Giáo tẩy chay việc sử dụng những phương tiện ngừa thai nhân tạo, tỉ như thuốc, vòng xoắn, bao “condom”, hoá chất, v.v. vì chúng được coi như can thiệp vào bản chất của việc giao hợp, đó là ban sự sống. Đồng thời, Giáo Hội Công Giáo cũng dạy rằng vì trách nhiệm làm cha mẹ, đôi vợ chồng có thể phải trì hoãn việc thụ thai sinh con vì những lý do tốt lành, tỉ như sức khoẻ của người mẹ hay tình trạng tài chánh của gia đình.
Vì Giáo Hội nhận thức được sự quan trọng của sự ái ân để tình nghĩa vợ chồng được lành mạnh và thăng tiến, Giáo Hội yêu cầu đôi vợ chồng học hỏi cách dùng chu kỳ tự nhiên không thể thụ thai để tránh có con nếu họ xét thấy có lý do nghiêm trọng để thi hành điều đó.
1. Sau khi kết hôn, để trở thành một cha mẹ điều đó quan trọng thế nào đối với bạn?
___________________________________________________________
2. Sau khi kết hôn, để trở thành một cha mẹ điều đó quan trọng thế nào đối với vợ/chồng của bạn?
___________________________________________________________
3. Một số vợ chồng thấy rằng họ không thể có con. Nếu sau khi kết hôn, bạn biết rằng vợ chồng bạn không thể có con, bạn sẽ đối phó thế nào với điều ấy?
___________________________________________________________
4. Nếu bạn không thể có con, bạn có muốn xin con nuôi không? Hoặc làm gì?
___________________________________________________________
5. Trong khi một số vợ chồng thật khó có con, những vợ chồng khác lại lo có nhiều con hơn là họ có thể chăm sóc. Vì họ muốn là bậc cha mẹ có trách nhiệm, họ nghĩ trước về các phương cách thích hợp để kế hoạch hóa gia đình:
___________________________________________________________
a- Cá nhân bạn nghĩ gì về kế hoạch hóa gia đình: Bạn nghĩ có mấy con để có thể chăm sóc thích hợp?
___________________________________________________________
b- (Những) Phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào bạn nghĩ sẽ tốt nhất cho hai bạn?
___________________________________________________________
c- Có phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào mà cá nhân bạn không thể chấp nhận được? Tại sao?
___________________________________________________________
d- Người yêu của bạn nghĩ gì về các câu hỏi a, b, c?
___________________________________________________________
6. Đa số mọi người đều sai lầm nghĩ rằng kế hoạch hóa gia đình tự nhiên chỉ là một từ khác của “rhythm method” (một phương pháp phỏng đoán khi nào trứng sẽ rụng dựa trên kinh nguyệt ở các tháng trước). Bạn biết gì về những loại kế hoạch hóa gia đình tự nhiên? Bạn có dự định học hỏi hơn về điều này không?
___________________________________________________________
7. Một số vợ chồng để mặc vấn đề kế hoạch hóa gia đình cho người phụ nữ. Giáo huấn Công Giáo khẳng định đó là một quyết định hỗ tương. Cả hai vợ chồng có trách nhiệm đồng đều khi quyết định về kế hoạch hóa gia đình và sống phù hợp với những quyết định này. Một trong những yếu tố quan trọng của kế hoạch hóa gia đình tự nhiên là cả hai người—không chỉ có người nữ--phải lãnh trách nhiệm đồng đều khi theo dõi các dấu hiệu thụ thai. Hai bạn có sẵn sàng nhận trách nhiệm đồng đều trong kế hoạch hóa gia đình không?
___________________________________________________________
Hai bạn có học hỏi những gì cần thiết để biết cách dùng những phương pháp tự nhiên của kế hoạch hóa gia đình không?
___________________________________________________________
8. Nếu bạn và người yêu có những khác biệt hiển nhiên trong quan điểm về kế hoạch hóa gia đình tự nhiên, hai bạn sẽ làm gì để giải quyết sự khác biệt này?
___________________________________________________________
9. Khi quyết định về phương pháp kế hoạch hóa gia đình, việc quyết định đó là của hai người và phù hợp với lương tâm. Làm thế nào để bạn biết chắc điều đó đúng với lương tâm của cả hai bạn? (Xem Chương 16, để được giúp đỡ)
___________________________________________________________