Gia đình gốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân mỗi người trong gia đình. Từ lâu người ta đã biết con người được thừa hưởng những yếu tố di truyền (vi tử) khiến những người trong gia đình có nét giống nhau. Ngày nay chúng ta còn biết các vi tử ấy khiến chúng ta có khuynh hướng dễ bị mắc một căn bệnh nào đó. Ngoài yếu tố di truyền, chúng ta còn “thừa hưởng” cách ăn nói, suy nghĩ và hành động. Cha mẹ chúng ta còn có vai trò lớn trong việc khuôn đúc lối đối xử của chúng ta và cách chúng ta đánh giá trị. Có thể nói chúng ta là “sản phẩm” của gia đình.
Khi còn thiếu niên chúng ta có khuynh hướng từ chối những điều này. Chúng ta thường tìm cách chứng minh rằng mình khác với gia đình. Trong quãng thời gian niên thiếu, một cách tổng quát, các thiếu niên thường hay dành thời giờ để xét xem chúng khác biệt với gia đình như thế nào. Trong quãng thời gian này, người ta chưa thực sự muốn hay chưa đủ trưởng thành để nhận xét gia đình mình một cách thành thật và khách quan.
Khi là một người trưởng thành chuẩn bị hôn nhân, đây là thời gian tốt nhất để dành thời giờ và sức lực để duyệt xét kỹ lưỡng về gia đình của chính mình. Tại sao?
Dù gia đình chúng ta thật “lành mạnh” hay thật “bất thường,” những kiểu cách mà gia đình chúng ta thi hành có khuynh hướng trở nên một khuôn mẫu cho những gì mà chúng ta tin đó là lối sống bình thường. Thí dụ, lúc còn nhỏ nếu cha mẹ bạn dành thời giờ để giúp bạn làm bài tập ở nhà và khích lệ bạn chơi thể thao, thì bạn có khuynh hướng nghĩ đây là lối sống bình thường. Nếu cha mẹ bạn luôn cố gắng làm việc để có đủ tiền trang trải những chi phí thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi phải vật lộn với đời để kiếm ăn. Nếu gia đình bạn xem TV một cách thường xuyên và ít khi cùng ăn cơm chung với nhau, thì bạn cũng sẽ thấy bình thường khi làm như vậy. Nếu người cha của bạn thường cầu nguyện trước bữa ăn và đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục con cái, thì bạn sẽ cho là bình thường khi một người “thực sự đàn ông” thì phải cầu nguyện và giáo dục con cái. Nếu sự đánh đập thường xuyên xảy ra trong gia đình bạn, thì bạn cũng không ngạc nhiên khi thấy điều này xảy ra ở các gia đình khác.
Trong thời gian niên thiếu, chúng ta chưa đủ trưởng thành để biết những gì là “lành mạnh” hay “không lành mạnh” về lối sống của gia đình chúng ta. Có lẽ bạn thích được cha mẹ hỗ trợ trong sinh hoạt thể thao và giúp bạn làm bài tập ở nhà. Có lẽ bạn có những kỷ niệm xấu về những lần bị đánh đập. Nhưng thật không dễ để biết thế nào là thực sự “lành mạnh” hay “không lành mạnh.” Chỉ khi nào chúng ta trưởng thành đủ để nhìn lại lối sống của gia đình một cách khách quan, lúc ấy chúng ta mới có thể nhận định được tại sao hành động này được coi là “lành mạnh”, mà hành động kia thì không. Thí dụ, rất có thể tôi thích thú khi được cha mẹ cho phép tôi vừa ăn cơm vừa xem TV. Nhưng chỉ đến bây giờ, khi khôn lớn, tôi mới biết là gia đình tôi đã không có thói quen tốt về bữa cơm gia đình. Có thể tôi cảm thấy sung sướng khi không bị cha mẹ ép buộc phải “uổng phí” thời giờ để đi lễ ngày Chúa Nhật. Nhưng bây giờ, sau khi khôn lớn, tôi mới thấy cha mẹ tôi đã thiếu sót trong việc tập cho tôi có thói quen tốt về việc thờ phượng.
Định nghĩa đầu tiên trong tự điển của chữ “phê bình” là: hành động phán đoán. Học cách phê bình gia đình tôi không có nghĩa là đổ lỗi cho những người trong gia đình. Phê bình cách thành thật là một tiến trình mà người trưởng thành thú nhận những gì xảy ra trong gia đình mình mà không mất thời giờ đổ lỗi người khác. Nếu cha hay mẹ tôi là người nghiện rượu và đã đánh đập tôi, khi thú nhận điều ấy thì quan trọng hơn và lành mạnh hơn là coi như không có gì xảy ra. Dù hôn nhân của cha mẹ tôi có tốt đẹp hay không, mục đích của sự phê bình là tìm hiểu và nhìn nhận những gì có thật. Dù anh chị em tôi có hoà thuận hay không, việc nhìn nhận những sự thật ấy cũng đem lại lợi ích.
Tại sao? Vì chúng ta không bao giờ thực sự hiểu được chính mình và hành động của mình nếu không tìm hiểu về gia đình, là nơi sinh ra chúng ta.
Khi Hồng và Phát lấy nhau, Phát hài lòng khi thấy Hồng thích nấu món gà luộc. Đó là món khoái khẩu của anh. Nhưng anh không hiểu tại sao Hồng lại cắt con gà làm đôi trước khi luộc. Thịt gà rất ngon, nhưng anh hơi khó chịu bởi không còn cái thú xẻo từng miếng thịt như cha anh thường làm trước đây vào ngày Chúa Nhật. Một ngày kia, khi Hồng chuẩn bị luộc gà, Phát hỏi cô tại sao lại cắt con gà làm đôi. Hồng hơi sững sờ, nhìn Phát, và nói: “Vì đó là cách mẹ em hay làm... Em nghĩ có lẽ như thế thì thịt dễ chín hơn.” Tối hôm đó, Hồng điện thoại về cho mẹ và hỏi lý do tại sao mẹ cắt con gà làm đôi trước khi luộc. Bà mẹ phá ra cười và nói, “Khi bố mẹ lấy nhau, mẹ không có cái nồi to để đựng cả con gà, nên mẹ phải cắt làm đôi và nấu trong hai nồi nhỏ. Về sau, dù đã có cái nồi to hơn, nhưng mẹ vẫn làm như thế vì thói quen.”
Nếu bạn không hiểu về quá khứ của gia đình, rất có thể bạn sẽ lập lại điều ấy, dù nó có ý nghĩa hay không!
Những câu hỏi để Suy Tư và Đối Thoại sau đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về gia đình bạn một cách khách quan hơn là khi còn trẻ. Trẻ em không có nhiều lựa chọn nào khác hơn là phải chấp nhận “những phương cách của gia đình,” và chúng cũng không hiểu nhiều về thế nào là “lành mạnh” hay “không lành mạnh.” Tuy nhiên, khi là người trưởng thành, chúng ta có thể nhìn lại những kỷ niệm về gia đình, và phê bình về gia đình mình.
Hãy dành chút thì giờ để phác hoạ căn nhà của bạn khi còn nhỏ, lúc khoảng 10 tuổi hoặc căn nhà nào mà bạn có nhiều kỷ niệm nhất. Nếu có thể, vẽ ra càng nhiều chi tiết càng nhiều càng tốt. Thí dụ, máy TV để ở đâu? Gia đình ăn cơm ở đâu, có thường ăn chung với nhau không? Bạn có phải ngủ chung phòng với ai không? Trên tường phòng ngủ có treo những tranh ảnh gì? v.v.
Sau khi vẽ xong, hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Tôi [ngủ riêng] / [ngủ chung phòng với] _________________________
vì lý do _________________________
2. Gia đình tôi thường xum họp lúc
_________________________________________________________
3. Chúng tôi thường ăn cơm ở
_________________________________________________________
4. Chúng tôi thường có bạn đến chơi
__________________________________________________________
5. Chúng tôi thường xem TV ở
__________________________________________________________
6. Thường chúng tôi chơi đùa ở
__________________________________________________________
7. Điều tôi thích nhất về căn nhà của tôi là
__________________________________________________________
8. Điều tôi không thích về căn nhà của tôi là
__________________________________________________________
9. Căn phòng quan trọng nhất trong nhà tôi là
__________________________________________________________
bởi vì
__________________________________________________________
10. Chỗ tôi thích chơi đùa nhất là
__________________________________________________________
11. Phòng của cha mẹ tôi thì
__________________________________________________________
12. Kỷ niệm “đẹp” nhất của tôi khi ở trong nhà này là
__________________________________________________________
13. Kỷ niệm xấu nhất của tôi khi ở trong nhà này là
__________________________________________________________
Sau đây là liệt kê những đề tài liên quan tới “lối sống” của gia đình, đó là “những điều thường được thi hành.” Với mỗi một câu dưới đây, hãy viết tiếp vào chỗ trống điều bạn diễn tả về lối sống của gia đình bạn. Và nếu bạn thấy lối sống đó “lành mạnh” thì ghi chữ L, nếu “không lành mạnh” thì ghi chữ K trong ô cuối câu.
1. Làm xong bài tập ở nhà [ ]
2. Đúng giờ [ ]
3. Thảo luận về chính trị [ ]
4. Dành thời giờ cho bạn hữu [ ]
5. Dành thời giờ cho bà con họ hàng [ ]
6. Cha mẹ thất nghiệp [ ]
7. Đau yếu thường xuyên / nặng [ ]
8. Sự trìu mến bên ngoài [ ]
9. Sự hỗ trợ tình cảm [ ]
10. Bị cha mẹ phạt [ ]
11. Ăn uống lành mạnh [ ]
12. La hét/ Nói tục [ ]
13. Gia đình đầy đủ tài chánh [ ]
14. Kiểm soát tài chánh gia đình [ ]
15. Thường xuyên tập thể dục [ ]
16. Sự ngược đãi về thể xác/ tình cảm [ ]
17. Giáo dục sinh lý [ ]
18. Quy tắc về việc hẹn hò [ ]
19. Giao hợp trước khi thành hôn [ ]
20. Hút thuốc [ ]
21. Nghiện rượu [ ]
22. Thường xuyên khám sức khỏe / răng [ ]
23. Ly dị [ ]
24. Lạm dụng tình dục [ ]
25. Cái chết [ ]
26. Đọc sách để giải trí [ ]
27. Ngược đãi về tâm lý [ ]
28. Gia đình cầu nguyện chung [ ]
29. Thờ phượng ngày Chúa Nhật [ ]
30. Vai trò người mẹ [ ]
31. Việc dùng chất kích thích [ ]
32. Lên đại học [ ]
33. Bị bệnh về tâm thần [ ]
34. Vai trò của người cha [ ]
35. Truyền thống trong ngày lễ [ ]
36. Vấn đề nghỉ hè [ ]
Sau khi hoàn tất những câu trả lời trên, hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: “Tôi học được điều gì sau khi nhìn lại lối sống của gia đình tôi?”
__________________________________________________________
__________________________________________________________
Sau khi hoàn tất, hãy chia sẻ tất cả những điều này cho người bạn đời tương lai của bạn. Vì khi kết hôn bạn không chỉ là một con người, nhưng còn là một gia đình, do đó người bạn đời có quyền biết mọi điều quan trọng về gia đình cũ của bạn. Khi nói về những ưu điểm và khuyết điểm của gia đình hai người, cả hai sẽ xác định được những gì thực tế cho gia đình tương lai của hai người. Hãy cẩn thận ghi nhận những khác biệt giữa gia đình hai người.
Nên nhớ rằng, mục đích của chương này là để nhìn ra những ưu và khuyết điểm của gia đình. Chương kế tiếp sẽ có những câu hỏi nhằm xét xem lối sống gia đình ảnh hưởng thế nào đến bạn và sự tương giao với người bạn đời.