Trong các chương trước, chúng ta đã kỹ lưỡng nhìn đến “cách đối xử” của gia đình và suy nghĩ đến những “truyền thống” của gia đình chúng ta. Trong chương này, chúng ta sẽ chú ý đến vai trò “làm cha mẹ”.
Chúng ta sống trong một xã hội kỳ lạ. Chúng ta nhấn mạnh đến việc huấn luyện đầy đủ cho những công việc mà lại trả lương tối thiểu. Tuy nhiên, chúng ta lại không đòi hỏi chứng chỉ cho một công việc đòi hỏi nhiều chuyên môn nhất, đó là trở nên một người làm cha mẹ. Trong khi đó, tin tức hàng ngày đầy những câu chuyện thương tâm của cách dạy con không đúng.
Chương này chắc chắn sẽ không giải đáp mọi vấn đề “Làm thế nào để trở nên một người cha mẹ Kitô giáo?” Mục đích là để đưa ra những điểm rất quan trọng để thảo luận thấu đáo trước khi bạn được chúc phúc để ẵm bế đứa con đầu lòng trên tay.
Điểm khởi sự căn bản là phải rõ ràng về những hạn chế đúng đắn và ranh giới của việc làm cha mẹ. Thật dễ để nghĩ đứa trẻ là thuộc sở hữu của một người. Chúng ta thường nói “con tôi” hay “con chúng tôi.” Quan điểm này chứa đựng ít nhiều sự thật, vì cha mẹ chắc chắn là người hoàn toàn chịu trách nhiệm đào tạo và giáo dục con cái mà họ được quyền làm cha mẹ. Tuy nhiên, thật quan trọng để nghĩ đến một chân lý sâu xa hơn, có thể nói, tư cách làm cha mẹ của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta thực sự tin rằng Thiên Chúa là Đấng Ban Phát mọi sự sống, và Thiên Chúa là “Cha” của tất cả, thì các cha mẹ không bao giờ là “sở hữu chủ” của con cái. Thiên Chúa giao phó cho họ quyền lợi và trách nhiệm để nuôi nấng con cái của Người. Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em của Giáo Hội Công Giáo (1970) nói rằng: “Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi sự sống, nhân tính và thần tính. Xin Chúa chúc lành cho cha của đứa bé này. Ông ta và vợ sẽ là người dạy dỗ đầu tiên của con cái họ trong đức tin. Xin cho họ trở nên những người dạy dỗ tốt nhất, làm chứng cho đức tin qua lời nói cũng như hành động, trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.”
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Ki-tô...” Êphêsô 1:3-5.
Nếu Thiên Chúa là “Cha” của tất cả, thì cũng hiển nhiên là các bậc cha mẹ được giao phó trách nhiệm dạy dỗ và đào tạo mỗi đứa con để khám phá ra hướng đi của nó trong sự Quan Phòng của Thiên Chúa để “... đưa mọi sự trên trời và dưới đất dưới quyền thủ lãnh của Chúa Kitô.” (Êphêsô 1:10). Điều này sẽ xảy ra khi các em được dạy về phẩm giá đích thực của các em như “người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa... cả anh chị em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.” (Êphêsô 2:19-22)
Lời nói thì quan trọng, nhưng hành động còn quan trọng hơn. Nhất là trong những năm đầu tiên, cách bạn đối xử thì quan trọng hơn những gì bạn nói. Do đó bước đầu tiên trong việc làm cha mẹ là thận trọng nhìn lại chính cuộc đời và sự tương giao của bạn và cách đối xử với người khác. Trước khi bạn nghĩ về cách dạy con, hãy xem xét kỹ càng chính cuộc đời bạn, vì cuộc đời bạn sẽ là “phúc âm” đầu tiên của con cái.
Những ai đã từng nuôi con sẽ phải công nhận là có những lúc dường như bạn không đủ khả năng để đối phó với con cái như bạn muốn. Con cái có “khả năng” để nhìn ra những khuyết điểm của cha mẹ và “biết cách điều khiển” cha mẹ. Cha mẹ cũng như con cái có lúc cư xử tệ hại, nhưng khi cha mẹ--hoặc con cái--phát triển thói quen trái ngược với những tiêu chuẩn của Phúc Âm thì đó là một điều phải để ý.
“Hỡi những người làm cha, đừng chọc tức con cái, nhưng hãy giáo dục chúng với những giáo huấn và khuyên răn của Chúa” (Êphêsô 6:4).
“Hỡi những người làm cha, đừng chọc tức con cái, để chúng khỏi trở nên nhát đảm” (Colossê 3:21).
Một vài năm trước đây người ta cổ võ ý niệm là cha mẹ phải “đối thoại” với con cái về đủ mọi thứ. Mục đích là để “lý luận” với con cái và “giải thích” mọi sự cho chúng, hơn là chỉ đòi hỏi chúng “nghe lời cách mù quáng”. Trong khi rất tốt để nói chuyện và giải thích cho con cái, nhưng cũng thật quan trọng để nhớ là trẻ em rất giới hạn về khả năng hiểu biết, lý luận và phán đoán. Đó là lý do chúng cứ luôn luôn hỏi “tại sao?”
Cha mẹ có trách nhiệm trong sự thiết lập “khuôn khổ” gia đình, ngay cả khi chúng chưa hiểu được lý do của khuôn khổ này. Ngoài ra, các em rất bị ảnh hưởng bởi những gì chúng nhìn thấy. Hãy thận trọng suy nghĩ đến những gì chúng “nhìn thấy” ở trong nhà. Việc sử dụng máy truyền hình cũng là điều quan trọng để nghĩ đến. Cũng nên nghĩ đến ảnh hưởng tích cực của những điều như Thánh Giá treo trong phòng ngủ, một tấm hình Tiệc Ly ở phòng ăn. Hãy nghĩ đến giá trị của Nước Phép để chúc lành cho chúng trước khi đi ngủ để hàng ngày nhắc nhở chúng là con cái thiêng liêng của Thiên Chúa.
Nếu có “chương trình hành động” thì hầu như hai bạn sẽ thể hiện những ý tưởng ấy. Khi cùng làm việc với nhau, bạn có thể thấy ý tưởng của bạn thì khác với người yêu về cách đào tạo và dạy dỗ con cái. Giá trị của việc viết xuống “chương trình hành động” là nó đem lại cơ hội để hai người chia sẻ và so sánh những ý tưởng cá nhân và rồi công thức hóa thành một kế hoạch chung mà cả hai đều đồng ý áp dụng. Những hoạch định như thế không cần phải “vững như bàn thạch” mà nó luôn luôn có thể thay đổi khi bạn biết cách dạy dỗ con cái ngày càng khôn khéo hơn.
Những đề tài sau là để hai bạn VIẾT XUỐNG các ý tưởng về vai trò làm cha mẹ rõ ràng và ngắn gọn, sau đó so sánh những ý tưởng của nhau và đề ra “chương trình hành động” mà cả hai đều đồng ý. Trong một vài lãnh vực, có thể hai bạn có những ý tưởng rất khác biệt, và nó là một thách đố khi đưa vào kế hoạch chung. Nếu hai bạn khởi sự hôn nhân mà không có con, những điều này sẽ là lý thuyết và nhắm đến việc chăm sóc bé thơ. Nếu một trong hai bạn đã có con từ trước, hãy hoạch định cho các đứa con này. Các đề tài dưới đây chỉ để hai bạn khởi sự. Hãy bàn thảo thêm về các đề tài mà bạn nghĩ ra.
1. Rèn luyện con cái (kỷ luật).
__________________________________________________________
2. Giáo dục về tôn giáo.
__________________________________________________________
3. Trách nhiệm của người cha/mẹ
__________________________________________________________
4. Vai trò của ông bà (nếu sống chung)
__________________________________________________________
4. Việc sử dụng những dấu hiệu tôn giáo: tượng ảnh, Thánh Giá, nước phép, v.v.
__________________________________________________________
5. Việc xem truyền hình. Sử dụng máy computer.
__________________________________________________________
7. Vấn đề đi học.
__________________________________________________________
8. Con cái được nhận những quà gì?
__________________________________________________________
9. Khi nào nhu cầu của con đi trước nhu cầu của người phối ngẫu?
__________________________________________________________
10. Khi nào nhu cầu của người phối ngẫu đi trước nhu cầu của con cái?
__________________________________________________________