Người Công Giáo và hầu hết người Kitô giáo có chung một quan điểm đặc biệt về hôn nhân Kitô giáo, và quan điểm đó ngày càng rõ rệt, ngay cả ngược trào lưu văn hóa, trong thế kỷ 20. Hôn nhân Kitô giáo bao gồm bốn yếu tố quan trọng:
Sự hiểu biết về hôn nhân Kitô giáo được phát xuất từ những truyền thống còn lâu đời hơn Do Thái Giáo. Trong cả hai truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, hôn nhân không chỉ là một tương giao cá biệt giữa người nam và người nữ. Nó là một tương giao làm thay đổi tận gốc rễ mọi tương giao chung cũng như riêng của một người. Nó gồm việc “từ bỏ” không chỉ bạn hữu và lối sống độc thân, mà còn từ bỏ chính cha mẹ, anh chị em của mình. Sự “từ bỏ” này không có nghĩa cắt đứt mọi liên hệ với cha mẹ và anh chị em, mà nó có nghĩa sự tương giao với người phối ngẫu trở nên chính yếu khiến các tương giao khác trở nên thứ yếu. Trong hôn nhân, người nam và người nữ trở nên một đơn vị gia đình mới và độc đáo với toàn bộ những quan hệ mới và những ưu tiên mới. “Đó là lý do người nam lìa bỏ cha mẹ mình để trung thành với người nữ và cả hai trở nên một thân thể” (Sáng Thế 2:24).
Trong truyền thống này, đôi tân hôn thề hứa có một lần. Lời thề hứa này thì vô điều kiện trong ý nghĩa là nó loại trừ bất cứ và mọi “điều khoản thoát ly”: “... Tôi hứa sẽ trung thành với bạn lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ. Tôi sẽ yêu thương bạn và tôn trọng bạn mọi ngày suốt đời tôi.” Nghi Thức Hôn Nhân Công Giáo.
Trong truyền thống Do Thái Giáo và Kitô Giáo, thật quan trọng để biết tính cách cố định tuyệt đối của hôn nhân luôn là vấn đề được thắc mắc khi đối diện với thực tế của những hôn nhân không có tình yêu và lời thề hứa không được tôn trọng. Khi Chúa Giêsu được hỏi về thái độ của Người đối với sự ly dị, Người trả lời: “...Các ông không đọc thấy rằng từ thuở ban đầu, Tạo Hoá đã dựng nên người nam và người nữ, và Người tuyên bố: ‘Vì thế, người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt’ sao? Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Họ thưa với Người: “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mátthêu 19:4-9).
Qua nhiều thế kỷ, Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã cố gắng thông cảm và hỗ trợ những người không thể giữ được lời thề hôn nhân, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục dạy bảo rằng hôn nhân là một sự thề hứa cố định tuyệt đối và vô điều kiện giữa hai người.
Đối với những người nghĩ đến hôn nhân Kitô Giáo (cũng như Do Thái Giáo), thật quan trọng để biết rằng việc chọn lựa “hôn nhân Kitô Giáo” là một nhiệm ý, nhưng không phải là điều duy nhất phải chọn. Người ta có thể chọn một hôn nhân dân sự. Điểm khác biệt chính yếu là “hôn nhân dân sự” không đòi hỏi vợ chồng phải thể hiện sự kết ước vĩnh viễn và vô điều kiện với nhau. Không vị giáo sĩ nào hay linh mục nào khuyến khích đôi tân hôn chọn một hôn nhân dân sự (mà nó “không-vĩnh-viễn” hay “có điều kiện”) thay cho truyền thống hôn nhân vô điều kiện và cố định, nhưng thật quan trọng để đôi tân hôn biết họ có tự do lựa chọn bất cứ loại hôn nhân nào.
Một yếu tố khác của hôn nhân Kitô Giáo là hứa đón nhận con cái là “quà tặng” Chúa ban, và hứa trở nên bậc cha mẹ có trách nhiệm đối với mỗi đứa trẻ được sinh ra trong hôn nhân. Có những thời kỳ mà vai trò của con cái bị méo mó trong hôn nhân Công Giáo. Đã nhiều năm người ta được dạy hôn nhân chính là để sinh con cái và sự giao hợp chỉ được “biện minh” bởi ý định sinh con. Sự xuyên tạc này đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức làm sáng tỏ vào năm 1965 trong khóa họp của Công Đồng Vatican II:
“Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản chất qui hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ơn huệ cao quý nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ... (tuy nhiên) hôn nhân không phải chỉ được thiết lập vì lý do truyền sinh mà thôi, nhưng chính đặc tính giao ước bất khả phân ly giữa hai người và lợi ích con cái đòi hỏi tình yêu hỗ tương của hai người phải được phát biểu, thăng tiến và nảy nở cách chính đáng. Cho nên, ngay trong trường hợp không có con, hôn nhân vẫn tồn tại như một cuộc sống chung và vẫn giữ được giá trị cùng đặc tính bất khả phân ly của mình.”
Hôn nhân dân sự không đòi hỏi điều kiện con cái. Sự chọn lựa giữa việc đón nhận con cái hay làm mọi thứ để tránh thụ thai thì hoàn toàn tùy thuộc vào hai vợ chồng.
Ngoài sự sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban, hôn nhân Công Giáo là một tương giao bao gồm Thiên Chúa như “thành phần thứ ba”. Đây là một điểm khác biệt quan trọng khi so sánh với hôn nhân dân sự. Trong hôn nhân dân sự, có thể đôi vợ chồng là những người tốt lành và ngay cả thánh thiện, nhưng hôn nhân đó vẫn chỉ là một quan hệ giữa hai con người. Ngược lại, hôn nhân Công Giáo là một quyết định chính thức và ngay thẳng để bao gồm Thiên Chúa như “thành phần thứ ba” trong hôn nhân.
Kitô Hữu đã mất gần 2000 năm để giải thích sự hiện diện của Thiên Chúa như một phần tử có thật và có ảnh hưởng trong hôn nhân. Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói những lời đáng nhớ khi người lý luận rằng vợ chồng Kitô Giáo phải yêu thương nhau cùng mức độ và với cùng loại kết ước mà Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Đức Kitô yêu thương giáo hội. Người đã hiến mình cho giáo hội để thánh hoá giáo hội...” (Êphêsô 5:25). Dựa trên sự hiểu biết này, truyền thống Giáo Hội liên lỉ dạy khi người Công Giáo kết hôn, đó không chỉ là hành động “tốt đẹp” mà còn là “thánh thiện”. Giáo Hội gọi hôn nhân Công Giáo là “bí tích,” đó là, một cảm nghiệm liên tục trong đời sống mà tình yêu vợ chồng trở nên phương tiện để qua đó mỗi người cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa. Với những vợ chồng sống hôn nhân Kitô Giáo, việc giao tình (make love)--trong mọi chiều kích thể xác, tình cảm và tâm lý của nó--cũng bao gồm yếu tố tinh thần có tác động mạnh và quan trọng. Yêu thương vợ/chồng mình cũng có nghĩa yêu thương Thiên Chúa.
Tin tưởng Thiên Chúa là “thành phần thứ ba” trong hôn nhân đem lại một kết quả thực tiễn khác là trong những lúc gian nan, khi cả hai không thể hay không muốn đối phó với nhau, họ có thể quay về với Thiên Chúa để được sự trợ giúp. Trong những lúc khó khăn nhất, họ có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa đã nhúng tay vào hôn nhân của họ và sẽ giúp họ tìm cách trở về với nhau. Đây là một “điều khoản bảo hiểm” mà hôn nhân dân sự không thể có.
Những cuộc nghiên cứu về các đôi vợ chồng mà họ tin là rất thành công khi sống lời thề hôn nhân Công Giáo và sự khác biệt của họ đối với những vợ chồng ít thành công hơn đã đưa đến kết quả sau:
Có một sự tương đương rõ rệt giữa mức độ mật thiết với người phối ngẫu và mức độ mật thiết với Thiên Chúa. Người ta không chắc chắn là sự mật thiết với người phối ngẫu đã tạo nên sự mật thiết với Thiên Chúa hay ngược lại, nhưng thật hiển nhiên là những cặp vợ chồng Kitô giáo thành công cho rằng họ cảm nghiệm được mức độ đáng kể của sự mật thiết vừa với Thiên Chúa và vừa với người phối ngẫu. Trong một hôn nhân Kitô giáo lành mạnh, không có việc gần gũi với Thiên Chúa mà lại xa cách người phối ngẫu, hoặc gần gũi với người phối ngẫu mà lại xa cách Thiên Chúa.
Sự mật thiết của hôn nhân Kitô giáo thì “có thể đo lường” trong 3 lãnh vực: tinh thần, tình dục, và sự giao tiếp. Những vợ chồng tự cho là rất thoả mãn trong hôn nhân Kitô giáo cho biết họ đạt được mức độ cao của:
Cũng nên chú ý là những cặp “rất thoả mãn” đạt được mức độ cao nhất trong cả ba lãnh vực, chứ không chỉ một hay hai. Bởi thế, những cặp đạt được mức độ cao trong sự “thoả mãn quan hệ tình dục” nhưng thấp hơn ở mức độ “chia sẻ tinh thần” và “giao tiếp hữu hiệu” thì không được kể là những cặp rất thoả mãn.
Đôi vợ chồng muốn thành công trong đời sống hôn nhân Kitô Giáo có thể suy nghĩ về những lựa chọn sau:
Ngược đãi người phối ngẫu. Thực tế buồn thảm là sự bạo lực về thể xác và tình cảm đối với phần tử trong hôn nhân và con cái thì thường xuyên hơn là người ta nghĩ. Các em nhỏ bị ngược đãi thường trở nên thô bạo khi lớn lên sau này, và họ cũng ngược đãi vợ/chồng cũng như con cái họ--trừ khi họ ý thức về điều này và cố gắng tôn trọng trong việc đối xử với người khác. Mọi đôi nam nữ chuẩn bị hôn nhân Kitô Giáo phải nghiêm trọng thảo luận về vấn đề ngược đãi thể xác và tình cảm. Cả hai người phải hiểu rõ là bất cứ sự ngược đãi nào đều tuyệt đối bị cấm trong hôn nhân Kitô Giáo. Nếu sự ngược đãi xảy ra, bất kể bạn đã nỗ lực tránh né, hãy để ý:
Không có điều “chỉ đánh đập chút đỉnh.” Bất cứ sự ngược đãi nào về thể xác hay tâm lý là một dấu hiệu nghiêm trọng để chạy đến sự giúp đỡ của chuyên gia nếu muốn hôn nhân phát triển lành mạnh. Sự đánh đập đòi hỏi phải sống tách biệt ngay lập tức.
Để được giúp đỡ, hãy vào www.marriagepreparation.com và nhấn vào chữ “Free Stuff” để biết thêm các trang web khác cung cấp sự hiểu biết về cách đối phó với Bạo Lực trong Gia Đình và Lạm Dụng Tình Dục.
Không ai có quyền đánh đập người khác. Thật sai lầm nói rằng, “Nếu đã biết con người tao như vậy khi thề hứa hôn nhân thì mày phải ở trong hôn nhân này.”
Giáo Hội không muốn ai phải chịu đựng sự ngược đãi về thể xác hay tâm lý chỉ vì “lời thề hứa vô điều kiện.”
Trong khi Thiên Chúa cũng như Giáo Hội không cổ võ sự ly thân như để giải quyết vấn đề hôn nhân, nó có thể là hy vọng duy nhất để bảo vệ một người và/hoặc con cái khỏi bị thiệt hại. Bởi đó, Giáo Hội Công Giáo cung cấp sự chăm sóc mục vụ cho những ai nghĩ rằng sự ly thân là hy vọng duy nhất của họ để chấm dứt sự ngược đãi trong hôn nhân.
1. Trong khi tôi và người yêu được tự do lựa chọn hoặc hôn nhân Kitô Giáo hoặc hôn nhân dân sự, nếu chúng tôi muốn chọn hôn nhân Kitô Giáo thì thật quan trọng để hiểu biết về tính chất xác thực của “sự kết ước cố định và vô điều kiện” đối với nhau.
Sự hiểu biết của tôi về “kết ước cố định và vô điều kiện” với người yêu là gì?
___________________________________________________________
Sự kết ước này có khác gì với sự kết ước của chúng tôi hiện nay không?
___________________________________________________________
2. Khi đề cập đến “kết ước cố định”, người ta có thói quen nghĩ hôn nhân Kitô Giáo là sự kết ước với nhau “lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ...”.
Sự hiểu biết của tôi về sự kết ước với người yêu “khi gian nan” là gì?
___________________________________________________________
4. Tôi có thấy lý do gì để nghĩ đến việc sống tách biệt với vợ/chồng tôi hay không?
___________________________________________________________
5. Câu trả lời của tôi với câu số 4 có “phù hợp” với ý niệm về “kết ước vô điều kiện và cố định” không?
___________________________________________________________
6. Một khi “sẵn sàng đón nhận món quà con cái” là phần căn bản của hôn nhân Kitô giáo, tôi nghĩ gì về việc trở nên cha mẹ?
___________________________________________________________
7. Tôi sẽ biết/ cảm nghiệm thế nào về Thiên Chúa như một “thành phần thứ ba” trong hôn nhân của chúng tôi?
___________________________________________________________
8. Hôn nhân Kitô Giáo thành công là một cảm nghiệm sống động của sự “tương giao mật thiết” đích thực. Điều này có nghĩa gì đối với tôi?
___________________________________________________________
Tôi nghĩ điều này có ý nghĩa gì đối với người yêu?
___________________________________________________________