Truyền thống Công Giáo về tình dục & sự mật thiết & bậc cha mẹ đã được thử nghiệm và khuôn đúc qua hai ngàn năm lịch sử nhân loại và bởi nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong một vài thế hệ vừa qua, con cái được coi là nguyên nhân chính của hôn nhân. Các thế hệ gần đây cổ võ mối quan hệ yêu thương giữa vợ chồng như lý do có giá trị của hôn nhân, và tuyên bố rằng phẩm chất của mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự lành mạnh về tình cảm và tinh thần của gia đình. Trong quan điểm này, con cái được coi như “hoa quả” của tình yêu vợ chồng.
Trong các quốc gia tân tiến, những tiến bộ y khoa bây giờ đảm bảo rằng hầu hết trẻ sơ sinh sẽ lớn lên thành một người trong gia đình. Thêm vào đó, tốn phí của việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái vẫn tiếp tục leo thang từ thế hệ này sang thế hệ kia. Các bậc làm cha mẹ cũng phải đắn đo khi nghĩ đến số con cái mà họ có thể nuôi dưỡng và giáo dục cách đầy đủ. Truyền thống Công Giáo thông cảm với các cha mẹ khi họ cố gắng tìm ra con đường tốt đẹp giữa hai thái cực, có thể nói, sinh nhiều con hơn khả năng chăm sóc chúng, hoặc ngày càng sợ trách nhiệm làm cha mẹ đến độ không muốn sinh con.
Truyền thống Công Giáo dạy vợ chồng phải góp phần đồng đều vào sự quan trọng của việc phát triển liên tục và làm sâu đậm thêm tình yêu giữa hai người, đồng thời cũng để ý đến vai trò cha mẹ. Về ý nghĩa của sự giao hợp, giáo huấn Công Giáo nối kết hai yếu tố căn bản của hôn nhân Kitô giáo, đó là, hứa trở nên một người yêu chung thủy và mật thiết, cũng như hứa tạo dựng một quan hệ bền lâu để cung ứng một “mái nhà” thích hợp cho thế hệ con cháu và việc giáo dục, đào tạo chúng.
Thời đại tân tiến của chúng ta thường được gọi là thời đại “hậu Kitô hữu”, vì những giá trị then chốt của Kitô Giáo thường được coi là không thích hợp hay “không chạm đến được.” Điều này rất đúng trong lãnh vực tình dục, sự mật thiết và làm cha mẹ. Chúng ta sống trong một xã hội tự cho là tình dục “cấp tiến” và “tự do.” Xã hội chúng ta coi là “bình thường” khi các thanh thiếu niên “biết chơi bời” từ lâu trước khi biết đến trách nhiệm hôn nhân. Âm nhạc, quảng cáo và truyền thông đại chúng đề cao việc giao hợp, ngay cả với người qua đường, như một “hành động chấp nhận được” đối với người độc thân. Báo chí trưng ra hình ảnh của những người nổi tiếng trong xã hội luôn luôn cặp kè với những tình nhân mới mà mới tháng qua họ đã sống chung với một ai đó. Bất cứ ý tưởng nào về sự kềm hãm giao hợp chỉ dựa trên sự nguy hiểm lây bệnh; còn vấn đề cam kết của hai người, nếu có, thì cũng rất họa hiếm.
Những ai đang chuẩn bị hôn nhân Kitô giáo được coi là khôn ngoan khi để tâm suy nghĩ đến sự kiện là họ đang sống trong một xã hội mà nó KHÔNG dạy những giá trị và sự khéo léo của một tình yêu chung thủy và tín thác giữa vợ chồng. Ngay cả khi cha mẹ chúng ta là những người chung thủy trong hôn nhân, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xã hội rộng lớn hơn mà chúng ta đang sống trong đó. Chúng ta có thể biết nhiều về sinh vật học của sự sinh sản và nghệ thuật ái ân qua TV và phim ảnh. Tuy nhiên, xã hội chúng ta phải đau khổ vì chúng ta hiểu biết rất ít về cách thực sự mật thiết với nhau. Lại càng ít hiểu biết hơn nữa về những chiều kích tinh thần về việc giao tình (make love) với người phối ngẫu.
Những giáo huấn và truyền thống Công Giáo hiện nay về hôn nhân Kitô giáo và bổn phận làm cha mẹ thì dựa trên sự khôn ngoan của quá khứ, nhưng cũng kết nạp những hiểu biết mới đây. Tài liệu Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay của Công Đồng Vatican II và thông điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nhấn mạnh đến những giá trị sau:
Nhiều người sai lầm nghĩ rằng Kitô Giáo “coi thường tình dục” hay sự giao hợp “chỉ được phép vì lý do sinh con.” Thực sự, Giáo Hội thì rất “hỗ trợ” tính dục. Giáo Hội dậy rằng sự giao tình trong hôn nhân thì không chỉ “được phép”, nhưng nó còn “thiêng liêng”. Trong khi xã hội chúng ta cho rằng tình dục có thể “tùy tiện” (tỉ như, một hình thức giải trí mà không có ý nghĩa gì quan trọng), Giáo Hội tiếp tục dậy rằng sự giao hợp chắc chắn thay đổi sự tương giao giữa hai người. Thánh Phaolô là người đầu tiên dạy rằng sự giao hợp trong hôn nhân có thể liên kết hai vợ chồng một cách thật sâu sắc và thường xuyên đến độ hôn nhân của họ có thể giúp chúng ta hiểu được và cảm nhận được tình yêu vô điều kiện và thường xuyên mà Thiên Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta:
“Chính vì thế, người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân thể. Đây là mầu nhiệm cao cả, nhưng tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh” (Êphêsô 5:31 & 32).
Sự giao hợp được cử hành trong khung cảnh hôn nhân biến hai người thành một “cặp” không chỉ ở thể xác, nhưng còn ở tâm trí, tâm hồn và linh hồn. Khi hai người giao hợp mà không có ý muốn trở nên vợ chồng suốt đời, họ đã cắt đứt ý nghĩa sâu xa nhất của sự giao hợp. Đó là lý do Giáo Hội nhắc nhở chúng ta về sự xấu xa của việc giao hợp ngoài hôn nhân, Giáo Hội muốn nói đến sự thiếu vắng khía cạnh này trong tình yêu nhục dục không kết ước.
Mức độ thực sự của sự mật thiết trong hôn nhân Kitô giáo không phải là sự thường xuyên hay nồng độ của sự khoái cảm, nhưng đúng hơn là mức độ mà mỗi người cảm thấy an toàn, sung mãn và được chấp nhận qua cảm nghiệm giao tình vợ chồng. Cuộc phỏng vấn các vợ chồng rất thoả mãn về hôn nhân cho thấy họ biết cách chia sẻ chính con người họ ngày càng nhiều hơn (về phương diện tình cảm, trí tuệ, tinh thần) trong nhiều phương cách khác nhau. Việc giao tình của họ không chỉ giới hạn ở sự giao hợp. Họ tìm cách chia sẻ những cảm nghĩ cũng như những lo âu; họ tìm cách dành thì giờ cho nhau trong nhiều kiểu cách khác nhau; họ tìm cách xin lỗi và sửa đổi; họ tìm cách nói cho nhau nghe về hành trình tinh thần. Tuy nhiên, sự giao hợp vẫn là biểu hiện độc đáo của tình yêu và kết ước của họ. Qua những năm tháng, họ trở nên khéo léo và có khả năng để thỏa mãn lẫn nhau trong khi giao hợp. Từ những kinh nghiệm để trở nên người yêu lý tưởng họ biết được sự thật mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cổ võ trong cuốn sách của người, Love and Responsibility (Tình Yêu và Trách Nhiệm):
“... Tình yêu đòi hỏi phải chú ý đến phản ứng của người phối ngẫu... không vì lý do khoái lạc, nhưng vì lý do vị tha. Phải để ý rằng một cách tự nhiên, người phụ nữ thì khó thích ứng với phản ứng sinh lý của người nam. Có sự bất quân bình tự nhiên về nhịp điệu thể xác và tâm lý giữa người nam và người nữ, do đó cần có sự hoà hợp, mà nó không thể có được nếu không có thiện ý, đặc biệt về phần của người nam, phải cẩn thận quan sát phản ứng của người nữ... Người nam cũng phải để ý đến yếu tố là trong một ý nghĩa nào đó, dường như người nữ ở một thế giới khác, không giống như người nam chỉ ở phương diện thể xác mà còn ở phương diện tâm lý... người nam phải nhận ra thế giới này (của người nữ), và hòa mình vào thế giới đó càng xa càng tốt về phương diện cảm xúc... Dĩ nhiên, người nữ cũng phải cố để thông cảm người nam, và đồng thời chỉ bảo cho người nam hiểu biết về người nữ.”
Vợ chồng Kitô giáo là người yêu nhau nhiều. Họ tìm cách đo lường sự mật thiết của nhau đến độ họ sẵn sàng liều mình để trở nên thực sự tổn thương nhau. Họ biết cách thoả mãn nhau về phương diện tình dục. Ngoài ra, họ còn thăng tiến trong sự hiểu biết về những hy vọng, mơ ước và lo sợ của nhau và họ tin rằng họ cùng đi trên một hành trình tinh thần.
Thật khôn ngoan để nói rằng không ai kết hôn chỉ để làm cha mẹ. Một đôi nam nữ có thai với nhau mà chưa kết hôn thì lời khuyên rất đúng là hãy thận trọng tiến đến hôn nhân “chỉ vì lý do mang thai.” Tuy nhiên, một dấu chỉ khác của “thời đại hậu Kitô hữu” là nhiều đôi bước vào hôn nhân mà không để ý gì đến vai trò làm cha mẹ. Chỉ một số đôi nam nữ muốn sinh con khi chuẩn bị lập gia đình.
Thận trọng với “những dấu chỉ thời đại này,” truyền thống Công Giáo giúp các vợ chồng ý thức về vai trò làm cha mẹ. Bất kể đến những âu lo về phẩm chất làm cha mẹ hay lo sợ về thế giới mà con cái họ sẽ lớn lên, đạo Công Giáo tiếp tục dạy rằng tình yêu hôn nhân cốt để sinh con cái. Quyết định có con không cần dựa trên yếu tố là cha mẹ đã có sẵn mọi câu trả lời hay chưa, nhưng dựa trên niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa là Cha Mẹ Trung Tín sẽ luôn luôn giúp đỡ các đôi tân hôn trong nỗ lực chia sẻ đời sống và tình yêu cho các thế hệ tương lai.
“... Tình yêu đòi hỏi phải chú ý đến phản ứng của người phối ngẫu... không vì lý do khoái lạc, nhưng vì lý do vị tha.”
Tình Yêu và Trách Nhiệm của Đức Gioan Phaolô II
Có thể liên quan đến bạn:
Trong sự chăm sóc và lưu tâm đến mọi người, Giáo Hội mời gọi những ai đang đau khổ vì phá thai hãy đến với Giáo Hội để được chữa lành. Những ảnh hưởng tinh thần, tâm lý và ngay cả thể xác của hậu phá thai có thể làm thiệt hại và ngăn cản mối tương giao vợ chồng và vai trò làm cha mẹ. Tuy nhiên Thiên Chúa luôn luôn hăng hái tìm cách mở rộng lòng thương xót bao la của Người. Tiến trình đầy thông cảm và kín đáo mang tên, Project Rachel, được dành cho tất cả những ai đang đau khổ, hãy vào www.marquette.edu/rachel hoặc điện thoại cho văn phòng National Office of Post-Abortion Reconciliation & Healing ở số 800-5WE-CARE
1. Khi nghĩ lại những năm tháng bạn lớn lên, biến cố nào hay câu chuyện nào từ khi còn nhỏ cho thấy thái độ rõ rệt nhất của gia đình bạn về tình dục và sự giao hợp.
Biến cố hay câu chuyện từ khi tôi còn nhỏ cho thấy thái độ rõ rệt nhất của gia đình tôi về tình dục và sự giao hợp là:
___________________________________________________________
2. Gia đình bạn có tỏ sự trìu mến ra bên ngoài như âu yếm, hôn nhau và những cử chỉ thích hợp khác và những lời nói yêu thương và được chấp nhận cách tích cực? Hãy kể ra thí dụ về lối cư xử để bạn tin rằng điều này có hay thiếu trong gia đình bạn.
Những điều tôi nhớ rõ (có tính cách đề cao hay chống đối) về những cử chỉ bên ngoài và lời nói yêu thương và được chấp nhận cách tích cực là:
___________________________________________________________
3. Bạn biết thế nào về tính cách sinh vật học của sự giao hợp? Lúc ấy bạn cảm thấy thế nào--tích cực hay tiêu cực--về sự hiểu biết này?
Những gì tôi nhớ về tính cách sinh vật học của sự giao hợp và cảm tưởng của tôi về vấn đề này là:
___________________________________________________________
4. Lúc nhỏ bạn nghĩ gì về ý nghĩa của sự giao hợp và giá trị của việc tránh giao hợp khi chưa lập gia đình?
Sự hiểu biết của tôi về ý nghĩa sự giao hợp và giá trị của việc khiết tịnh khi còn nhỏ là:
___________________________________________________________
5. Khi lớn lên bạn hiểu biết thế nào về ý nghĩa sự giao hợp so với sự dạy dỗ của Giáo Hội về vấn đề này?
Tôi nghĩ điều tôi biết khi còn nhỏ thì phù hợp/ trái ngược với (chọn một) điều Giáo Hội dạy, bởi vì:
___________________________________________________________
6. Bạn đánh giá khả năng của bạn để nhận và tỏ lộ sự trìu mến cách thích hợp là “trung bình”, “trên trung bình” hay “dưới trung bình”? Cho biết lý do mà bạn đánh giá như vậy.
Tôi đánh giá khả năng để nhận và tỏ lộ sự trìu mến của tôi là
___________________________________________________________
bởi vì
___________________________________________________________
7. Bạn đánh giá khả năng của người yêu khi nhận và tỏ lộ sự trìu mến cách thích hợp là “trung bình”, “trên trung bình” hay “dưới trung bình”? Cho biết lý do mà bạn đánh giá như vậy.
Tôi đánh giá khả năng để nhận và tỏ lộ sự trìu mến của người tôi yêu là
___________________________________________________________
bởi vì
___________________________________________________________
8. Trong xã hội chúng ta, không có sự liên hệ giữa sự “giao hợp” và “chung thủy”. Vì lý do này, sự giao hợp ngoài hôn nhân được coi là một thái độ thích hợp trong xã hội chúng ta. Kitô Giáo dạy rằng sự giao hợp nhằm để “nói lên” sự kết ước vĩnh viễn và chung thủy với người khác. Sự hiểu biết hiện thời của bạn về ý nghĩa của sự giao hợp là gì?
Sự hiểu biết hiện thời của tôi về ý nghĩa của sự giao hợp là
___________________________________________________________
9. Sự hiểu biết về ý nghĩa của sự giao hợp này được biểu lộ như thế nào trong tương giao với người yêu của bạn?
Trong sự tương giao với người yêu, tôi biểu lộ sự hiểu biết của tôi về sự giao hợp là:
___________________________________________________________
10. Sự hiểu biết của người yêu về ý nghĩa của sự giao hợp là gì?
Sự hiểu biết của người tôi yêu về ý nghĩa của sự giao hợp là
___________________________________________________________
11. Về ý nghĩa của sự giao hợp, sự hiểu biết của bạn và người yêu khác nhau hay giống nhau thế nào và điều này ảnh hưởng gì đến sự tương giao giữa hai người?
___________________________________________________________
12. Bạn có biết sự khác biệt giữa phản ứng tình dục của người nam và người nữ không? Bạn dự định đối phó với thực tế này như thế nào?
Tôi biết rằng:
___________________________________________________________
Tôi nghĩ, khi chúng tôi bắt đầu đời sống vợ chồng Công Giáo, sự hiểu biết này sẽ đưa đến kết quả trong
___________________________________________________________
13. Bạn có thắc mắc hay lưu tâm gì đến những vấn đề dưới đây? Đánh dấu bất cứ điều gì khiến bạn lưu tâm.
Thật dễ hiểu là những lưu tâm, thắc mắc trên thật khó để đề cập đến, nhưng khi bạn cố gắng thành thật với người yêu về những gì bạn lưu tâm, lo lắng thì đó là bước quan trọng để xây dựng một tương giao thực sự mật thiết. Hãy nhớ rằng chia sẻ những gì bạn lưu tâm, lo lắng thì quan trọng hơn là biết câu trả lời.
14. Bạn hiểu sự mật thiết khác với việc giao tình và giao hợp như thế nào?
Sự hiểu biết của tôi về sự mật thiết là
___________________________________________________________
15. Đánh dấu những điều sau đây mà bạn coi như một cách để mật thiết với người yêu:
Cho thêm những thí dụ của sự mật thiết:
___________________________________________________________
16. Bạn có tưởng tượng rằng có những lúc vợ chồng có thể “giao tình” mà không giao hợp? Tại sao lại quan trọng để thảo luận với người yêu về vấn đề này?
Cách tôi hiểu về sự “giao tình” là
___________________________________________________________
17. Mang thai, nhất là lần có thai đầu tiên, sẽ ảnh hưởng lớn đến hôn nhân. Bạn thấy vai trò của người vợ và người chồng thay đổi trong thời gian thai nghén như thế nào?
Vai trò của người chồng trong thời kỳ mang thai:
___________________________________________________________
Vai trò của người vợ trong thời kỳ mang thai:
___________________________________________________________
18. Bạn có lo lắng/lo sợ gì về việc chăm sóc con cái? Sự lo lắng đó có thể về phương diện tài chánh, tình cảm hay chỉ là thêm một nhu cầu nữa cần phải đối diện hoặc không có đủ thời giờ để thoả mãn tất cả các nhu cầu đó.
Sự lo lắng của tôi khi làm cha mẹ là:
___________________________________________________________
19. Một phần của trách nhiệm làm cha mẹ là đối phó với vấn đề sinh sản trong đời sống vợ chồng. Sự hiểu biết của bạn về trách nhiệm “kế hoạch hoá gia đình” là gì?
Sự hiểu biết của tôi về trách nhiệm “kế hoạch hoá gia đình” là:
___________________________________________________________
20. Về vấn đề không thể sinh con thì sao? Cả hai bạn sẽ làm gì nếu không thể có con? Một giải pháp khác bạn muốn thay thế cho vấn đề này là gì? Nếu chúng tôi không thể sinh con, tôi sẽ
___________________________________________________________
21. Trong thời gian mang thai hay sau khi sinh, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi khám phá ra con của chúng tôi có vấn đề trầm trọng? Chúng tôi phản ứng thế nào với sự thử thách này?
___________________________________________________________