Thánh Phaolô, trong thư gửi giáo đoàn Rôma, đã nói về cuộc tranh chấp nội tâm mà đa số chúng ta đều có thể hiểu được qua những kinh nghiệm đau thương:
… Làm thế nào mà chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi lại sống trong tội được?... Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa... (tuy nhiên) điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm... Trong nội tâm, tôi lấy làm sung sướng trong luật của Thiên Chúa; nhưng tôi thấy trong các chi thể của tôi có một luật khác chống lại luật của lý trí, giam hãm tôi trong luật của tội đã sẵn có trong các chi thể tôi. Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Roma 6:2 - 7:24)
Người Công Giáo--và hầu hết người Kitô giáo--tin rằng Thiên Chúa đã dựng nên loài người một cách tốt đẹp và chúng ta được Thiên Chúa hoạch định để bị thu hút đến những gì là chân lý và tốt lành. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mình thường bị lôi cuốn đến những người và những hoàn cảnh có thể gây thiệt hại cho chúng ta.
Để cố gắng hiểu biết về sự phức tạp của sự thu hút này, các tâm lý gia tìm thấy rằng tất cả những cảm nghiệm khốn khó và chán nản với “cha mẹ”9 khi chúng ta còn nhỏ thường được ghi lại trong tiềm thức. Trí óc chúng ta có khả năng liên kết những đau khổ trong quá khứ với niềm khát khao mong muốn một người yêu tuyệt hảo, tỉ như, người sẽ yêu thương, chăm sóc chúng ta tốt hơn cha mẹ mình. Kết quả là khả năng phi thường của tiềm thức giúp lựa chọn người yêu lý tưởng lại là người rất giống cha mẹ chúng ta và lại có thể làm chúng ta đau khổ và chán chường y như cha mẹ chúng ta. Người ta thường ngạc nhiên khi thấy cô ấy bỏ nhà ra đi để trốn khỏi người cha tàn nhẫn mà lại lập gia đình với một người đàn ông đối xử với cô ta cũng tàn tệ không kém. Giống như thế, người ta cũng thường nói “hắn lấy người rất giống mẹ hắn.” Lý trí chúng ta sẽ không bao giờ chọn lựa như thế, nhưng tiềm thức chúng ta thì có thể làm điều đó.
Khi hai người yêu nhau, họ thường chỉ “nhìn thấy” những tính tốt của nhau. Nhưng nếu khôn ngoan hơn, qua tình yêu và sự tin tưởng họ có thể tiết lộ cho nhau biết những khía cạnh “u ám” hơn. Để biết “tình yêu thật”, hai người phải có thể nói cho nhau nghe những khuyết điểm, những lo âu, những nghi ngờ và những thất bại cũng như những hy vọng, những mơ ước và những thành công. Yêu nhau thật là biết quý trọng những ưu điểm, cũng như thông cảm và biết đối phó với những khuyết điểm của người khác.
Những người yêu nhau tin rằng họ có thể giúp người mình yêu thay đổi. Khi chúng ta thấy những khuyết điểm hay những thất bại của người mình yêu, chúng ta thường tin rằng mình có thể giúp họ thay đổi tốt hơn. Không may, đó không phải là cách hiệu nghiệm. Những người đã kết hôn thường công nhận một thực tế là không ai có thể thay đổi người khác.
Tuy nhiên, điều “đáng mừng” là những người thực sự yêu nhau có thể chia sẻ cho nhau biết những gì về chính mình. Sự chia sẻ này sẽ giúp họ hiểu biết hơn về cá nhân họ. Họ cũng có thể quyết tâm thay đổi chính mình trong suốt cuộc đời. Truyền thống Công Giáo liên lỉ dạy sự phát triển cá tính (về phương diện tinh thần) là một trách nhiệm và thử thách suốt đời cho bất cứ ai. Thiên Chúa luôn sẵn sàng giúp đỡ và ban ơn cho những ai cần đến Người trong công việc này. Trong một hôn nhân lành mạnh, mỗi người phải hứa thay đổi và thăng tiến cá tính trong một tiến trình kéo dài suốt đời. Khi cả hai người đều thi hành điều này, họ sẽ ngày càng gần nhau hơn và cũng gần Chúa hơn.
Đến đây, hãy xem trang Câu Hỏi và Suy Tư Để Đối Thoại Chương 4: Hôn Nhân Là Một Lời Hứa Thay Đổi Con Người Liên Tục. Trong thời gian riêng tư, xa với người yêu, hãy viết câu trả lời từ phần (A) đến phần (E) với tất cả khả năng trí nhớ của mình. Hãy dành thời giờ để trả lời một cách đầy suy tư hơn là trả lời ngắn gọn và hời hợt.
Sau khi đã dành thời giờ để trả lời càng nhiều chi tiết càng tốt, hãy xét xem có sự liên hệ nào giữa những tâm tình và hành động trong thời thơ ấu (B&C), với những tâm tình và hành động trong tương giao hiện thời với người yêu (D&E). Sau đó, hãy suy nghĩ xem bạn có thể nhận ra một thái độ nào bạn đang cư xử với người yêu mà tương tự như thái độ của bạn khi còn nhỏ. Nếu bạn có thể nhận ra những kiểu tâm tình và hành động tương tự, thì đây là dấu chỉ rằng bạn đã “tìm thấy” một người yêu mà người này giống cha mẹ bạn trong những phạm vi quan trọng. Tiếp đến là chia sẻ những hiểu biết của bạn cho người yêu, và để người yêu chia sẻ những hiểu biết của họ cho bạn.
Hãy để ý đến những tư tưởng sau:
Thứ nhất, việc vô tình tìm thấy người yêu giống cha mẹ mình là một điều thông thường. Có thể điều này làm chúng ta bực bội. Chúng ta có thể có lý do chính đáng muốn tránh lập lại lối cư xử tiêu cực hay tệ hại của cha mẹ mình. Một người bị cha mẹ đối xử tồi tệ dĩ nhiên không muốn bị người yêu đối xử giống như vậy. Tuy nhiên, cũng không phải là vô giá trị khi biết rằng tiềm thức chúng ta khao khát “dựng lại” mái gia đình của thời thơ ấu để chúng ta có thể “sửa chữa” những gì đau lòng/chán nản khi chúng ta còn nhỏ. Muốn biết thêm chi tiết, hãy nghiên cứu cuốn “Keeping the Love you Find” của Harville Hendrix.
Thứ hai, hãy nhớ rằng chúng ta đã “sống sót” qua thời thơ ấu. Nhờ cảm nghiệm những khó khăn của thời thơ ấu mà chúng ta phát triển được một vài khả năng đặc biệt để đương đầu với những trở ngại trong lúc chúng ta lớn lên. Chúng ta đã biết cách đối phó, dù chưa tuyệt hảo, nhưng chúng ta đã trải qua thời thơ ấu. Như thế, những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp đối phó với những khuyết điểm của người mình yêu.
Thứ ba, vì chúng ta không còn là trẻ con, nên chúng ta có tự do để quyết định một cách tốt đẹp hơn. Khi còn nhỏ chúng ta không thể giao tiếp với cha mẹ một cách tốt đẹp. Những đau khổ và chán nản thường là hậu quả của sự thất bại trong việc giao tiếp. Giờ đây, với người yêu, chúng ta có thể học cách giao tiếp một cách hữu hiệu và biết cách đối phó tốt đẹp hơn với những chán chường của nhau. Qua sự cố gắng thành thật với nhau và lắng nghe nhau, chúng ta có thể tránh được những hành động làm đau lòng người khác. Chúng ta biết cách thi hành những gì hữu ích cho người khác. Thánh Phaolô nói: “Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ... anh chị em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh chị em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh chị em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện. Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh chị em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh chị em nổi nóng nhưng đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn... Anh chị em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và giúp ích cho người nghe... Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh chị em trong Đức Ki-tô.” (Êphêsô 4:14, 22-32)
Thánh Phaolô viết về cách đối xử của người Kitô với tha nhân. Là những vợ chồng Công Giáo, chúng ta phải đối xử với người yêu và con cái chúng ta tối thiểu cũng tốt đẹp như đối xử với người ngoài. Không ai trong chúng ta có thể thi hành điều này một cách toàn hảo; tất cả chúng ta đều là những con người tội lỗi. Tiến trình “cứu chuộc” kéo dài cả cuộc đời. Đời sống vợ chồng có thể là “trường học cứu chuộc”: nghĩa là, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, hai người bất toàn thương yêu nhau đủ để đương đầu với những khuyết điểm của nhau. Tình yêu này có sức mạnh khích lệ mỗi người thay đổi con người mình để ngày càng thăng tiến trong “sự thánh thiện.”
Bởi đó Thánh Phaolô viết: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính bản thân mình. Yêu vợ là yêu chính mình” (Êphêsô 5:25-28).
“Những người đã kết hôn thường công nhận một thực tế là không ai có thể thay đổi người khác. Trong một hôn nhân lành mạnh, mỗi người phải hứa thay đổi và thăng tiến cá tính trong một tiến trình kéo dài suốt đời. Khi cả hai người đều thi hành điều này, họ sẽ ngày càng gần nhau hơn và cũng gần Chúa hơn.”
A. Những đau khổ/chán nản quan trọng nhất khi tôi còn nhỏ:
_________________________________________________________
B. Những cảm nghiệm này khiến tôi cảm thấy gì?:
_________________________________________________________
C. Khi những điều này xảy ra, tôi có khuynh hướng:
_________________________________________________________
D. Trong quan hệ với người yêu, đôi khi tôi cảm thấy:
_________________________________________________________
E. Khi tôi có những cảm tưởng này, tôi có khuynh hướng:
_________________________________________________________
1. Người yêu của tôi giống cha mẹ tôi như thế nào?
_________________________________________________________
2. Tôi giống cha mẹ của người yêu như thế nào?
_________________________________________________________
3. Tôi tập cách “nhìn” khuyết điểm của tôi, và chia sẻ với người yêu như thế nào?
_________________________________________________________
4. Tôi cảm thấy thế nào khi người yêu nghe biết về những sợ hãi và những phấn đấu của tôi?
_________________________________________________________
5. Tôi học được ý nghĩa của câu “không ai có thể thay đổi người bạn đời” như thế nào?
_________________________________________________________
6. Cho một thí dụ về việc không cố thay đổi người yêu, nhưng nhắm đến việc thay đổi chính mình?
_________________________________________________________
7. Việc nhắm đến sự thay đổi chính tôi ảnh hưởng thế nào đến sự quan hệ với người yêu?
_________________________________________________________