Tiền bạc ít khi được đề cập trong cuộc tình. Những người “yêu nhau” thường tránh đề cập đến tiền bạc, có lẽ vì nó không lãng mạn cho lắm.
Trong thời gian hẹn hò và hứa hôn, tiền bạc dường như không quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề “đồng tiền” và “ai là người có quyền về tài chánh” lại là phần quan trọng trong hôn nhân. “Tiền bạc” đồng nghĩa với “quyền lực/kiểm soát.” Khi vấn đề tài chánh được giải quyết tốt đẹp trong hôn nhân, cả hai đều cảm thấy bình đẳng và có khuynh hướng tin tưởng nhau hơn. Khi vấn đề tài chánh được giải quyết cách tệ hại, một người thường cảm thấy bị đối xử như “đứa con nít”, trong khi người kia lại thường cảm thấy “gánh nặng chồng chất”, và hậu quả là họ không còn tin tưởng lẫn nhau nữa.
Không phải vấn đề giầu nghèo hay nợ nần là quan trọng. Bất cứ vợ chồng nào cũng muốn có thật nhiều tiền, nhưng có nhiều tiền chưa chắc sẽ giúp hôn nhân thêm thành công. Điều quan trọng hơn tiền bạc và nợ nần là phương cách mà vợ chồng chia sẻ những lợi tức và trách nhiệm của vấn đề tài chánh trong gia đình.
Một kế hoạch tài chánh thành công thường khác nhau giữa các đôi vợ chồng vì những nhu cầu khác biệt mà họ phải đối phó. Thêm vào đó, một kế hoạch tài chánh thành công sẽ “thích hợp” với những cá tính khác biệt của đôi vợ chồng. Đa số các vợ chồng thấy cùng chung một trương mục thì thích hợp với họ hơn. Một số vợ chồng khác lại thấy mỗi người một trương mục thì tốt hơn. Một số vợ chồng muốn chỉ một người quản trị tài chánh cho cả hai; trong khi một số khác lại muốn cả hai cùng quyết định về tài chánh. Kế hoạch “tốt nhất” là kế hoạch giúp hai người tin tưởng nhau về vấn đề tài chánh, và giúp hai người cảm thấy được tham dự đầy đủ trong quyết định tài chánh của gia đình.
Từ xưa ít khi hai vợ chồng có hai sự nghiệp riêng biệt. Ngày nay càng nhiều vợ chồng muốn quân bình giữa trách nhiệm của một hôn nhân Kitô giáo và sự nghiệp. Nó không dễ như người ta tưởng.
Thí dụ, khi Đức, kiến trúc sư, và Lan, luật sư, kết hôn với nhau, dường như đó là một hôn nhân lý tưởng. Họ đã tốn nhiều tiền và nhiều nỗ lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Với những hy sinh để đạt được sự thành công, họ nghĩ rằng họ sẽ dùng những khả năng đó để xây đắp gia đình.
Tuy nhiên, điều họ không nghĩ đến là điều kiện để được thăng quan tiến chức là phải chấp nhận di chuyển đến một nơi xa xôi. Sáu tháng sau khi kết hôn, Lan được thăng cấp và phải di chuyển sang California. Đức đi theo và dự định tìm một công việc tương đối vững chắc để họ có thể sống chung với nhau. Và trong vòng năm đó, Đức tìm được một công việc ở Chicago mà anh không thể từ chối. Cả hai quyết định cách tốt nhất là anh thuê một chung cư ở Chicago để sống những ngày trong tuần.
Sau hai năm rưỡi, hôn nhân của họ chấm dứt với sự ly dị. Trong lần gặp gỡ sau cùng, với các đại diện luật sư của họ, cả hai thành thật cho biết họ còn yêu nhau; nhưng họ không biết cách giải quyết thế nào vấn đề hai nghề nghiệp cộng thêm hôn nhân.
Nếu cả hai bạn đều độc thân (chưa bao giờ lập gia đình và có con) và đều có sự nghiệp, thì thật quan trọng để nghĩ đến sự thay đổi trong đời sống khi hai bạn có con. Dành thời giờ và sức lực để dạy dỗ con cái có nghĩa sẽ có những thay đổi hiển nhiên trong nghề nghiệp. Có thể bạn vẫn tiếp tục công việc và vẫn thành công trong sự giáo dục con cái, nhưng điều đó đòi hỏi sự hoạch định kỹ lưỡng. Cũng có thể hai bạn coi việc giáo dục con cái thì quan trọng đến nỗi một trong hai người sẽ đóng vai trò “nội trợ”, và điều này có nghĩa phải từ bỏ công việc mà bạn đã bao năm theo đuổi để nuôi nấng con cái.
Dành thời giờ để viết xuống giấy những điều sau:
Khi trả lời những câu hỏi này, phải ý thức về những gì bạn suy nghĩ và tin tưởng, ngay cả khi biết rằng những câu trả lời của bạn khác với người yêu. Mục đích của phần này là biết lập trường của bạn để đối thoại và hoạch định với người yêu.
1. Một trong hai chúng tôi, __________ sẽ chịu trách nhiệm quản lý vấn đề tài chánh trong gia đình và trả chi phí điện nước v.v. đúng kỳ hạn. Hoặc chúng tôi phải chia sẻ đồng đều trách nhiệm này? Ai sẽ phải làm gì và tại sao?
2. Nếu giả sử rằng một trong hai bạn sẽ chịu trách nhiệm tài chánh và hoạch định, thì người kia được chuẩn bị thế nào để gánh lấy trách nhiệm đó khi người này bị tai nạn nặng nề hay ngay cả chết bất tử?
___________________________________________________________
3. Chúng tôi chia sẻ trách nhiệm và dữ kiện tài chánh cho nhau như thế nào và thường xuyên bao lâu?
___________________________________________________________
4. Nếu chúng tôi bất đồng quan điểm về tài chánh thì phải giải quyết thế nào?
___________________________________________________________
5. Về vấn đề trương mục ngân hàng, tôi tin rằng tốt nhất là chúng tôi nên có chung/riêng (chọn một) trương mục, bởi vì
___________________________________________________________
6. Cho là “tiền bạc” đồng nghĩa với “quyền lực/ kiểm soát”, thực tế đó ảnh hưởng thế nào đến sự tương giao của chúng tôi? Và chúng tôi đối phó với vấn đề này như thế nào?
___________________________________________________________
7. Tôi nghĩ tôi là người “tiêu phí” hay người “tiết kiệm”? Tôi nghĩ người yêu của tôi là người “tiết kiệm” hay người “tiêu phí”? Sự khác biệt/tương đồng của chúng tôi ảnh hưởng thế nào đến cách giải quyết vấn đề tài chánh?
___________________________________________________________
8. Trong hôn nhân, tôi nghĩ tôi có thể chi tiêu bao nhiêu mà không cần hỏi ý người yêu? _______ Tôi phải đối phó thế nào nếu một trong hai chúng tôi chi tiêu quá giới hạn?
___________________________________________________________
9. Tôi có thể chi tiêu bao nhiêu cho những “đồ dùng cá nhân” hay “đồ xa xỉ” mà không cần hỏi ý người yêu? ____ Hãy cho vài thí dụ những gì được coi là “đồ dùng cá nhân”:
___________________________________________________________
Những gì được coi là “đồ xa xỉ”?
___________________________________________________________
10. Tôi nghĩ thế nào về việc tiêu tiền để đánh bài hay mua xổ số?
___________________________________________________________
Tôi nghĩ cờ bạc là một “hình thức giải trí chấp nhận được” hay một sự “nghiện ngập”?
___________________________________________________________
11. Bao nhiêu phần trăm lợi tức tôi muốn tiết kiệm cho những nhu cầu khẩn cấp hàng năm?
___________________________________________________________
12. Bao nhiêu phần trăm lợi tức tôi muốn dâng cúng cho giáo hội (có thể là hai giáo hội) hàng năm?
___________________________________________________________
13. Khi chúng tôi kết hôn, có những gì tôi vẫn nghĩ là của riêng tôi hơn là của chung không? ________
Hãy cho một thí dụ điển hình?
___________________________________________________________
Tại sao điều này lại quan trọng đối với tôi?
___________________________________________________________
14. Tổng số nợ của riêng tôi trong hôn nhân là $ …………….. Tôi nghĩ gì về số nợ này?
___________________________________________________________
Người yêu của tôi nghĩ gì khi phải chia sẻ gánh nặng này?
___________________________________________________________
1. Chia sẻ những điều ở phần 1 và 2 với người yêu.
Hãy lắng nghe sự chia sẻ. Thái độ của bạn về tiền bạc và kế hoạch tài chánh thì quan trọng hơn số tiền kiếm được và số nợ.
Một kế hoạch tài chánh hữu hiệu phải để ý đến nhiều yếu tố, tỉ như, một trong hai bạn là người “tiết kiệm” và người kia thì “hoang phí”, hoặc một trong hai bạn là con nhà giầu, trong khi người kia xuất phát từ gia đình nghèo.
Một kế hoạch tài chánh hữu hiệu sẽ giúp hai bạn chia sẻ trách nhiệm đồng đều về tài chánh gia đình và phải để ý đến những nhu cầu và những trường hợp khẩn cấp trong tương lai.
2. Cùng nhau hoạch định một ngân sách về tiền kiếm được, chi tiêu, nợ và tiết kiệm trong năm đầu tiên của hôn nhân.
Việc bao gồm tất cả mọi nguồn lợi tức và mọi chi tiêu trong ngân sách này sẽ giúp hai bạn cảm thấy thoải mái hơn về quyền lợi và nguồn tài chánh được chia sẻ. Những gì không được kể vào ngân sách này sẽ trở nên đầu mối sự nghi ngờ và khiến người kia cảm thấy mất quyền lợi.
Đừng quên tính vào những chi tiêu có tính cách “giải trí”, tỉ như đi nghỉ hè. Và nói về “giải trí”, hai bạn có nghĩ đến chi tiêu đám cưới và tuần trăng mật chưa? Có thể hai bạn muốn tiêu xài bây giờ và trả nợ sau, nhưng món nợ đám cưới và tuần trăng mật có thể làm gia tăng những lo âu trong các tháng đầu hôn nhân, vì hầu hết các đôi tân hôn đều thấy rằng cuộc sống chung thì không dễ như người ta tưởng.
Hãy coi ngân sách này như một “tài liệu sống động” mà bạn có thể luôn luôn điều chỉnh để phù hợp với những nhu cầu bất ngờ và những trường hợp khẩn cấp sẽ xảy ra. Coi lại ngân sách và điều chỉnh những gì cần thiết là phương cách hữu hiệu để vợ chồng chia sẻ quyền lợi trong những quyết định về ngân sách gia đình.
Ngân sách cá nhân. Nếu bạn không có thói quen giữ sổ sách chi tiêu cá nhân trong quá khứ, thì bây giờ là thời gian thuận tiện. Viết ra những lợi tức, chi tiêu và tiền tiết kiệm cá nhân và chia sẻ với người yêu là cách tốt nhất trong tiến trình thực hiện ngân sách gia đình. Cho nhau biết về kết toán chi thu, cũng như số sai biệt về trương mục tiết kiệm của nhà băng là cách chia sẻ dữ kiện và quyền lợi với người yêu.
3. Thiết lập một chuỗi kế hoạch tài chánh cho gia đình. Hãy để ý đến những điều sau…
Hãy thiết lập một chuỗi các kế hoạch tài chánh cho gia đình bạn. Càng chú ý đến các chi tiết và số tiền, bạn càng dễ điều chỉnh các hoạch định khi nhu cầu thay đổi.
Kế hoạch để bớt nợ
Kế hoạch tiết kiệm/đầu tư cho những nhu cầu tương lai
Kế hoạch để mua nhà
Kế hoạch bảo hiểm nhân thọ
Kế hoạch tài chánh cho việc trau dồi nghề nghiệp và/hoặc đi học thêm
Kế hoạch tiết kiệm cho tiền hưu dưỡng
Kế hoạch tiết kiệm cho việc giáo dục của con cái
Kế hoạch chăm sóc bố mẹ già
Ngay cả khi bạn không nghĩ đến việc mua nhà bây giờ, nhưng hoạch định từ bây giờ sẽ giúp điều đó dễ dàng hơn trong tương lai. Hãy nghĩ đến việc mua căn nhà đầu tiên với “mortgage” 15 năm. Điều đó cần đến tinh thần kỷ luật. Tuy nhiên, nếu cả hai bạn được thăng cấp và tăng lương, và dự định trả thêm vào tiền “principal” thì bạn sẽ làm chủ căn nhà ấy dưới 15 năm.
Nếu bạn thích thú với ý tưởng làm chủ căn nhà trong 15 năm, đây là điều phải suy nghĩ thêm. Điều gì quan trọng hơn đối với bạn, tỉ như, vật chất hay sự thỏa mãn trong một gia đình êm ấm (và với con cái)? Nếu vì sự cố gắng làm chủ một căn nhà khiến bạn phải cắt giảm việc chăm sóc con cái và phục vụ người yêu, thì đó có thể là một chọn lựa sai lầm! Mái ấm gia đình không nhất thiết phải có được căn nhà đẹp.
Bạn không thể nào hoạch định cho mọi nhu cầu, nhưng khôn ngoan hơn thì nên khởi sự ngay bây giờ cho vấn đề hưu dưỡng, bảo hiểm nhân thọ, giáo dục con cái (kể cả tiền gửi con và lớp vườn trẻ) và chăm sóc cha mẹ già.
4. Trù liệu những khó khăn tương lai.
Một phần của hoạch định tài chánh phải bao gồm những kế hoạch đặc biệt để đối phó với những khó khăn tài chánh.
Ngay cả khi một người--hay cả hai--là chuyên viên cố vấn tài chánh, thật quan trọng để biết khi nào và cách nào thì tìm sự cố vấn của một ai đó là người rất khách quan. Vấn đề tài chánh không chỉ là thiếu tiền, mà thường khi một người cảm thấy “không có quyền hoặc ngay cả sợ hãi” trong sự tương giao với người kia. Trong trường hợp như vậy, nếu một người cố dậy bảo người kia thì vấn đề chỉ thêm tệ hại. Đây là lý do quan trọng để có thể đồng ý khi nào và cách nào thì tìm sự cố vấn của một người thứ ba.
5. Thay đổi lối sống có thể tiết kiệm hơn tiền bạc; có lẽ chính sự toàn vẹn của bạn
Thay đổi lối sống có thể giảm bớt sự chi tiêu, và giúp cho một người ở nhà với con cái, và sống phù hợp với các quy tắc tôn giáo.
Hãy để ý đến những điều sau:
Tập thói quen tặng quà có tính cách thực tế nhân dịp sinh nhật hay Giáng Sinh.
Đặt giới hạn cho những chi tiêu vào dịp lễ và quà cáp.
Mua đồ dùng sau lễ Giáng Sinh và những dịp đại hạ giá khác.
Yêu cầu thân nhân, bạn hữu cho con cái bạn quần áo, dụng cụ đi học thay vì cho đồ chơi.
Cố dành thời gian và lưu ý đến vợ/chồng và con cái hơn là vật chất.
Mua sắm đồ hạ giá.
Nghĩ đến việc mua xe cũ để đỡ tiền bảo hiểm.
Cùng nhau bàn thảo về vấn đề sự nghiệp là điều cần thiết cho vợ chồng nếu hai người đều là những chuyên gia, nhưng bất cứ vợ chồng nào cũng phải nghĩ trước về vấn đề có con cái. Dĩ nhiên, không có kế hoạch nào có thể tiên đoán đúng 100%, nhưng có để ý và suy nghĩ trước những việc phải làm thì khi thực tế xảy đến hai bạn sẽ không bỡ ngỡ. Bạn sẽ có những giải pháp tốt đẹp hơn khi hoàn cảnh thực sự xảy ra nếu nghiêm trọng suy nghĩ đến những thử thách sẽ xảy đến.
1. Trong ba đến năm năm tới, tôi tiên đoán sự nghiệp của tôi sẽ:
___________________________________________________________
2. Tôi nghĩ rằng sự nghiệp của người tôi yêu trong ba, năm năm tới sẽ:
___________________________________________________________
3. Sự nghiệp tôi sẽ ra sao nếu đòi hỏi phải di chuyển tới thành phố khác?
___________________________________________________________
4. Sự nghiệp người tôi yêu sẽ ra sao nếu đòi hỏi phải di chuyển tới thành phố khác?
___________________________________________________________
5. Tôi dự định đối phó thế nào với sự thay đổi sự nghiệp khiến chúng tôi phải sống khác thành phố, cách nhau hàng trăm dặm?
___________________________________________________________
6. Việc mang thai “ngoài ý muốn” sẽ ảnh hưởng thế nào đến dự định này?
___________________________________________________________
7. Nếu chúng tôi phải chọn chỉ giữ một sự nghiệp, vì lợi ích của hôn nhân và gia đình, thì sự nghiệp của ai tôi muốn bỏ? Tại sao?
___________________________________________________________
8. Tôi thấy vấn đề thai nghén và có con ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp?
___________________________________________________________
9. Tôi nghĩ thế nào về lợi ích giữa việc cha mẹ ở nhà nuôi con và gửi con ở nhà trẻ? Có ai trong chúng tôi muốn bỏ nghề để ở nhà nuôi con không?
___________________________________________________________
10. Tôi có mơ ước gì hay hoạch định lâu dài gì mà tôi chưa nói cho người yêu biết?
___________________________________________________________
11. Tôi nghĩ thế nào khi phải biết chắc là những trách nhiệm của “công việc” và “sự nghiệp” không lấy quá nhiều thời giờ dành cho gia đình?
___________________________________________________________
12. Tôi có tin là cha mẹ dành nhiều thời giờ cho con cái--dù có phải làm việc ít đi--thì quan trọng hơn là cung cấp đầy đủ phương tiện cho con cái mà phải làm việc nhiều hơn?
___________________________________________________________
Ý kiến của người yêu về vấn đề này là gì?
___________________________________________________________
Ý tưởng sau cùng. Có nhiều lý do tại sao hầu hết các cha mẹ quá bận rộn đến nỗi không có thời giờ cho con cái, ngay cả thời giờ dành cho người phối ngẫu lại còn ít hơn nữa. Những lo lắng tiền bạc và trách nhiệm công việc có khuynh hướng tạo thành những đòi hỏi quá khó khăn để chu toàn, và khiến chúng ta không thể không chú ý đến những vấn đề này. Hầu hết các cặp vợ chồng phải mất nhiều nỗ lực và phải đối thoại liên tục về tương quan giữa tiền bạc, công việc và đời sống gia đình. Điều cay đắng là hầu như những cha mẹ lớn tuổi, khi về già thường ao ước rằng phải chi họ dành thời giờ cho công việc ít hơn là thời giờ dành cho con cái và người yêu. Có cách nào để học được bài học này sớm hơn trong hôn nhân?