Vì mỗi hôn nhân là một kết hợp giữa hai người khác biệt, các vợ chồng sẽ có những quan điểm khác biệt, và đôi khi mâu thuẫn nhau, về nhiều điều. Một cách để giải quyết sự khác biệt quan điểm là đồng ý ngay tự đầu hôn nhân rằng “người chồng (hay vợ) sẽ quyết định mọi thứ khi hai người bất đồng quan điểm.” Nhưng hầu hết các vợ chồng không chọn phương pháp này.
Hầu hết các vợ chồng nhận thấy rằng mỗi một người được ban cho năng khiếu trong nhiều cách khác nhau. Có khi quan điểm của người vợ có thể là hay nhất; lần khác quan điểm của người chồng là hay nhất. Vì lý do này, họ cố đi đến quyết định mà tốt đẹp cho cả hai. Họ dè dặt tôn trọng quan điểm khác biệt của nhau ngay cả khi họ không thể đồng ý. Thí dụ, Giang nghĩ tốt nhất là đem rác ra ngoài vào buổi tối chứ không để trong nhà. Mai lại nghĩ tốt hơn nên đem ra buổi sáng để các con thú khỏi phá hoại. Hai người đã nói với nhau nhiều lần, và họ vẫn nghĩ là ý kiến của họ tốt nhất. Bởi đó họ bất đồng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn. Khi Giang đem rác ra khỏi nhà vào buổi tối, Mai sẵn sàng “chịu nổi” điều đó. Khi Mai đem rác ra khỏi nhà vào buổi sáng, và Giang sẵn sàng “chịu nổi” điều Mai làm. Tương tự, họ thường mua đồ dùng khác nhau khi đi chợ và họ cổ võ cho hai đội banh khác nhau!
Có một số vấn đề mà vợ chồng không khôn ngoan khi “chịu nổi” hai quan điểm khác biệt—như Giang và Mai. Một số vấn đề đòi hỏi vợ chồng khôn ngoan đi đến sự đồng ý là cả hai có thể ủng hộ tích cực. Những vấn đề đó có thể là việc giáo dục con cái, quản lý tài chánh trong gia đình, hoạch định việc học của con cái, quyết định số con để có thể nuôi dưỡng thích hợp, chọn phương pháp điều hòa sinh sản. Đây là những vấn đề mà sự bất đồng có thể tạo nên khó khăn trầm trọng trong hôn nhân và có thể thiệt hại đến con cái.
Cũng không phải là “giải pháp” khi người này nói với người kia: “Vì chúng ta có những quan điểm khác biệt về vấn đề--tỉ như dậy giáo lý cho con—thôi thì anh/em cứ làm theo ý anh/em.” Đây là những vấn đề đòi hỏi sự cộng tác tích cực của hai người vì lợi ích của hôn nhân và/hoặc lợi ích cho con cái. Thái độ “làm theo ý riêng” trong hôn nhân thì trái với sự hiểu biết về hôn nhân Kitô Giáo mà trong đó cả hai có trách nhiệm đồng đều về sự lành mạnh và thành công của hôn nhân.
Khi có những quyết định quan trọng, chúng ta cho rằng người Công Giáo—và những người thiện tâm--sẽ nỗ lực tối đa để có những quyết định sau khi đã thực sự am hiểu. Nghiên cứu các dữ kiện đúng đắn là bước đầu quan trọng. Với người Công Giáo, điều này bao gồm việc cẩn thận tìm hiểu những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, tỉ như, án tử hình, giáo dục con cái, đóng góp cho giáo xứ, kế hoạch hóa gia đình, v.v. Những vợ chồng trong hôn nhân khác đức tin hay khác giáo phái lại cần phải tìm hiểu các dậy bảo của các cộng đồng đức tin khác. Sự tìm hiểu này sẽ được dùng làm nền tảng để có những quyết định phù hợp với lương tâm.
Hãy để ý đến những điều sau đối với các quyết định phù hợp lương tâm:
“Lương tâm” là một phán đoán thực tiễn của lý trí (nó KHÔNG phải là cảm tưởng hay cơ quan) được thực hiện dưới ánh sáng của sự tương giao của một người với Thiên Chúa và Giáo Hội mà qua đó họ quyết định điều gì nên làm (“tốt”) hay nên tránh (“xấu”).
Trái với quan điểm thông thường, lương tâm của một người không dạy “điều tốt” hay “điều xấu.” Nó giống như máy điện toán mà sự phán đoán được dựa trên những dữ kiện đã được “programmed” (định hình) bởi sự giáo dục và sự đào tạo. Bởi thế quyết định của lương tâm chỉ có thể chính xác theo như quá trình giáo dục và đào tạo của người đó. Do đó, tự bản chất lương tâm không phải là một thẩm quyền.
Là người trưởng thành, mỗi người chúng ta có trách nhiệm tiếp tục “đào tạo lương tâm chúng ta”. Điều này có nghĩa chúng ta có trách nhiệm phải tiếp tục suy nghĩ về những gì được dạy dỗ (từ nhỏ) để làm sáng tỏ và sửa sai bất cứ điều gì không đúng hay sái lệch khi chúng ta học hỏi. Với người Công Giáo, việc tiếp tục tham khảo giáo huấn của Giáo Hội chắc chắc sẽ bao gồm sách Giáo Lý Công Giáo và những loại tìm hiểu Kinh Thánh.
Điều này có nghĩa không ai bị buộc phải hành động trái với lương tâm của họ; đồng thời bất cứ quyết định nào của lương tâm cũng có thể sai lầm. Đây là lý do tại sao thật khó để hai người, ngay cả đôi vợ chồng, thi hành quyết định mà cả hai đều tôn trọng lương tâm của nhau. Để có thể đạt được những quyết định tốt đẹp nhất, đôi vợ chồng khôn ngoan nên theo những hướng dẫn truyền thống sau:
Vì một hôn nhân luôn luôn bao gồm hai người thật khác biệt nhau, nên rất có thể có những bất đồng về một vấn đề quan trọng hay một giáo huấn của Giáo Hội. Thí dụ, bạn có thể xuất thân từ một gia đình mà việc đóng góp 1/10 lợi tức cho nhà thờ là điều đương nhiên chấp nhận và được kiên trì thi hành. Ngược lại, gia đình người yêu của bạn có thể rất ít khi đóng góp cho Giáo Hội và chưa bao giờ nghĩ đó là trách nhiệm quan trọng. Bởi thế hai bạn có thể bất đồng về số tiền đóng góp cho nhà thờ.
Càng hiểu nhau, càng biết nhau bao nhiêu, bạn có thể thấy hai người có nhiều quan điểm trái ngược về tính cách luân lý của một số điều, tỉ như, thuế lợi tức, án tử hình, việc chọn ứng cử viên trong cuộc bầu cử, việc võ trang nguyên tử, việc chọn lựa sự giải trí có tính cách “người lớn”, mua vật xa xỉ, v.v.
Nguyên tắc thứ nhất là bạn phải theo lương tâm của chính bạn dù có mâu thuẫn với lương tâm của người phối ngẫu.
Nguyên tắc thứ hai, khi cần phải có một quyết định hỗ tương mà quyết định này nguy ngập đến sự lành mạnh của hôn nhân, bạn có thể cần “chịu nổi” quyết định tốt nhất mà cả hai đều đồng ý vào lúc ấy. GHI CHÚ: Điều này khác với sự bất đồng quan điểm về án tử hình, hay những vấn đề khác, mà bạn có thể “đồng ý hay không đồng ý.” Khi đối phó với các vấn đề quan trọng, tỉ như, sự thụ thai, vấn đề kỷ luật con cái, quản trị tài chánh, thì bạn sẽ không khôn ngoan nếu sự giải quyết chỉ để “đồng ý hay không đồng ý.”
Nguyên tắc thứ ba là bạn phải tiếp tục cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ vợ chồng bạn phát triển về cách suy nghĩ và lối sống trung thành với Phúc Âm và giáo huấn của Giáo Hội. Không ai trong chúng ta có thể sống như một người Kitô tuyệt hảo, đó là lý do tại sao chúng ta thường bắt đầu cử hành Thánh Lễ bằng lời cầu xin tha thứ về “tội lỗi và sự sa ngã” của chúng ta. Đồng thời, mỗi một người chúng ta được gọi là “thánh,” và điều đó có nghĩa chúng ta phải tiếp tục thi hành những gì có thể để sống phù hợp với những điều tin tưởng và cũng phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội.
“Trong một dịp kia có người thông luật kia đứng lên đề ra câu hỏi với Đức Giê-su: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời?” Đức Giêsu trả lời ông: ‘Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?’
Ông ấy đáp:
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi,
hết lòng,
hết linh hồn,
hết sức lực,
và hết trí khôn ngươi,
và yêu mến người thân cận như chính mình.”
Đức Giê-su nói: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy và ông sẽ sống.”
(Luca 10:25-28)
1. Trong một số lãnh vực đời sống của đôi vợ chồng, bạn có thể đồng ý với những quan điểm khác biệt và hôn nhân vẫn lành mạnh. Đâu là thí dụ của những lãnh vực mà hai quan bạn bất đồng quan điểm, nhưng cả hai sẵn sàng tôn trọng sự khác biệt này:
___________________________________________________________
2. Trong một số lãnh vực đời sống của đôi vợ chồng, thật quan trọng để đi đến quyết định mà cả hai đều hỗ trợ. Điều này có thể có lợi cho sự tương giao của đôi vợ chồng (tỉ như cách quản lý tài chánh) hoặc vì lợi ích cho con (cách giáo dục con cái). Hãy kể ra các lãnh vực đặc biệt mà bạn nghĩ là quan trọng để có những quyết định mà cả hai đều hỗ trợ:
___________________________________________________________
3. Để đi đến những quyết định mà cả hai người đều hỗ trợ, thật khôn ngoan để có những quyết định theo kiểu cách hỗ tương và phù hợp với lương tâm của mỗi người. Làm thể nào để bạn biết chắc quyết định đó thì đích thật và tốt cho hai người? (Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy xem lại bài ở trang trước, PHẦN BA: Những quyết định của lương tâm).
___________________________________________________________