Chúng ta không thể nhắm mắt trước hiện tượng té ngã hoặc không nhìn thấy nó trở nên lan tràn trong phong trào Canh Tân Đoàn Sủng của Giáo Hội và vì thế để lại nhiều câu hỏi.
Chúng ta phải có lập trường mục vụ về vấn đề này, và giới thẩm quyền phải đưa ra những hướng dẫn.
Trong khi cuộc thăm dò ý kiến được nhắc đến trong chương 2 được tiến hành, tôi đặt câu hỏi với một vài thần học gia và tâm lý gia của nhiều quốc gia.
Tổng quát, họ thống nhất trong quan điểm rằng hiện tượng té ngã phải được tiếp cận cách thận trọng.
I. Để mở đầu, đây là một câu trả lời của Nhóm Nghiên Cứu Thần Học và Mục Vụ, khi được hỏi về đề tài này bởi National Service Committee of the Charismatic Renewal cho Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan. Các công bố chính của họ như sau:
Về mục vụ, chúng tôi đề nghị:
Trong bất cứ cách nào chúng tôi sẽ không khuyến khích người ta nhìn đến ‘sự té ngã’ đích thực như một ơn huệ, vì điều này sẽ khiến họ dễ tự gây ra việc ‘té ngã.’
II. Thần học gia người Đức, Giáo Sư Heribert Muhlen, là người đã viết một số bài có giá trị về Chúa Thánh Thần, vạch ra vào cuối cuộc nghiên cứu mà tôi yêu cầu ông cách riêng tư:
Té ngửa, buông thả thân xác, có thể là một sự trợ giúp tâm lý dẫn đến việc tự hàng phục sâu đậm hơn cho Thiên Chúa.
Phù hợp với nguyên tắc phân định các thần khí, tôi tin rằng hiện tượng này tự nó thì thuộc về bản chất tâm lý và trị liệu pháp, và không có chỗ trong một dịch vụ tôn giáo.
Chỉ có các chuyên gia tâm thần và bác sĩ đủ điều kiện mới phải lưu tâm đến điều này, vì những phản ứng của một bản chất y khoa có lẽ cần sự lưu tâm và chú ý.
III. Và đây là một trả lời của Cha Yves Congar, OP, là người như chúng ta biết, đã hoàn tất một vài bộ sách về Chúa Thánh Thần.
Sau khi phỏng vấn một vài người quen thuộc với các sự kiện này, người gởi cho tôi sự suy nghĩ về ‘nghỉ yên trong Thần Khí’:
Một khi chúng ta để ý đến các dữ kiện thể chất bên ngoài, và ngay cả các dữ kiện tâm lý bên trong, chúng ta không nhất thiết gán cho Chúa Thánh Thần những hiệu quả có thể đem lại các động lực tâm linh mà sự thực hành ‘thần ân’ có thể mở ra hay thức tỉnh.
Chúng ta phải cảnh giác những phản ứng được gây ra. Đó có phải là một đáp ứng tự do với sự thăm viếng bí ẩn và cá biệt từ Thiên Chúa không? Một khía cạnh của chủ nghĩa lập dị thì cũng phải lo sợ.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa mời gọi chúng ta tự hàng phục Người, nhưng sự tự hàng phục của chúng ta phải giữ chúng ta đứng trên đôi chân và làm cho chúng ta tích cực (so sánh Ez 1:1-2).
Những người trải qua cảm nghiệm này diễn tả tâm tình của họ như một người từ bỏ mình, mất ý thức vị kỷ, một cảm giác bình an, nồng ấm và lâng lâng. Ở đây chúng ta thấy sự nguy hiểm mà nó hiển nhiên đe dọa người dân thành Côrintô trong thời T. Phaolô. Họ thỏa thích với cảm nghiệm “pneumatika”… Họ có xu hướng không lưu tâm đến Chúa Thánh Thần, đến Thiên Chúa, hơn là các quà tặng của Người; sự nguy hiểm của tham lam tinh thần, bị bài bác bởi các nhà thần nghiệm, thì không phải là một điều tưởng tượng. (Thư riêng đề ngày 5 tháng Tư 1982).
Cũng từ nước Pháp, tôi nhận được kết luận sau khi thận trọng suy nghĩ và xác định phẩm chất của một bản thăm dò, mà tôi muốn trích dẫn.
Đại hội thường niên lần thứ tám của các cha dòng Tên về Canh Tân Đoàn Sủng, được tổ chức gần Balê vào tháng Giêng 1983, nghiên cứu về đề tài ‘nghỉ yên trong Thần Khí’ và sau đó phổ biến các kết quả dưới tựa đề Resting in the Spirit: Principles of Discernment.
Kết luận chung của đại hội về hiện tượng phức tạp này với đoạn kết thúc như sau:
Nhớ đến sự nguy hiểm rất thực của sự sái lạc, thái độ rất thận trọng của các cha xứ trong Giáo Hội, và sau cùng sự kiện rằng đời sống đoàn sủng thì không lệ thuộc vào sự ‘nghỉ yên trong Thần Khí,’ chúng tôi đồng quan điểm rằng tốt hơn không nên giới thiệu hay khuyến khích hiện tượng này trong Canh Tân Đoàn Sủng Công Giáo.
Tôi cũng đi đến cùng một kết luận.
IV. Một Ơn Đoàn Sủng Cho Thời Đại Chúng Ta?
Theo đuổi cùng ý tưởng này, trước hết, tôi muốn nói, thật không thích hợp để viết rằng nếu ai đặt vấn đề ‘ơn đoàn sủng’ đặc biệt này thì họ đang kêu gọi đặt lại tất cả các vấn đề ơn đoàn sủng khác, như một tờ truyền đơn công bố như thế.
Hoặc cho rằng hiện tượng té ngã thì giống như hiện tượng nói tiếng lạ (glossolalia).
Những ai chủ trương quan điểm này thì bất chấp nền tảng nói tiếng lạ trong Kinh Thánh, mà hơn nữa, nó không được giải thích là một ơn lạ lùng khi nói các thứ tiếng không được biết.
Ở mọi biến cố, thật sai lầm khi liên kết số phận của ‘hiện tượng té ngã’ với những gì của ơn đoàn sủng đã được công nhận và bảo đảm bởi truyền thống của Giáo Hội.
Ngoài ra, có nhiều ơn đoàn sủng: chúng khác nhau đến độ không có một ý nghĩa đồng nhất.
T. Phaolô kể ra một số ơn đoàn sủng thông thường nó mà đem cho các ơn tự nhiên một mục đích siêu nhiên, và danh sách của người thì không có nghĩa là tất cả.
Các ơn của Chúa Thánh Thần trải dài từ sự quản trị, dạy bảo, giảng dạy, giáo lý chăm sóc bệnh nhân. Và, dĩ nhiên, danh sách này có thể kéo dài hơn nữa.
V. Đừng Có Định Kiến
Một hiện tượng phải được cho là tự nhiên cho đến khi được minh chứng ngược lại. Bổn phận minh chứng thuộc về người cho rằng đó là siêu nhiên.
Cách tiếp cận thận trọng như thế thì không phải là thiếu đức tin, hoặc một dấu chỉ của chủ nghĩa duy lý vô ý thức, nhưng chỉ là một ứng dụng thực tế sự dạy bảo của Giáo Hội về tương quan giữa tự nhiên và ơn sủng.
Để tránh làm vẩn đục sự suy tư về vấn đề này, điều khuyến khích là hãy đem cho nhóm người mà trong đó hiện tượng này xảy ra một sự dạy bảo về các tương quan giữa tự nhiên và ơn sủng, và nhất là về sự can thiệp vào hành vi con người về dạng cơ thể, tâm linh và các yếu tố tinh thần.
Theo cách này, có thể tránh được sự kích thích lan tràn.
Từ quan điểm tổng quát hơn mà tôi chấp nhận ở đây, nhiệm vụ của tôi thì không để xác định bản chất của hiện tượng hay sự giải thích được gán cho nó trong các trường hợp rõ rệt, cá biệt.
Tôi chỉ có thể nhận xét các lời chứng xác thực, và tôi vẫn mang ơn các người liên lạc với tôi vì sự đáp ứng rộng lượng của họ với lời tôi yêu cầu. Tôi không phải là người có những phán quyết minh bạch về các cảm nghiệm cá biệt nào đó.
Nhưng điều thích hợp là đưa ra các hướng dẫn mục vụ đối với khung cảnh mà trong đó hiện tượng này và những biến đổi của nó xảy ra: các nhóm cầu nguyện, những tụ họp đông, những cử hành Thánh Thể; và cũng đối với ‘các chuyên gia’ của nhiều quốc gia mà họ cho rằng có được ơn này.
VI. Tìm lời khuyên của Giáo Hội
Việc không tìm kiếm lời khuyên của đức giám mục về việc hiện tượng này để xem nó có phù hợp với truyền thống của Giáo Hội hay không, đó không phải là một quy trình bình thường.
Cũng không phải bình thường, như tôi đã từng vạch ra hơn một lần, khi không thông tin cho đức giám mục về việc xảy ra của hiện tượng này, sợ rằng người chống đối sự thực hành lan tràn và bày tỏ sự hồ nghi.
Trong Hội Thánh của Thiên Chúa không có chỗ cho sự thực hành tôn giáo mà nó vẫn ở bên lề của đời sống bình thường của Kitô Hữu và chỉ dành cho một vài người có đặc quyền.
Tôi tin rằng, điều quan trọng cho sức mạnh tinh thần của Kitô Hữu là họ phải hiểu rõ rằng toàn thể Giáo Hội là ơn đoàn sủng bởi chính bản chất của nó. Hậu quả là không có hai Giáo Hội: một đàng là Giáo Hội ‘thể chế’, và đàng khác là Giáo Hội ‘đoàn sủng’.
Chính chữ ‘thể chế’ đưa hệ thống phẩm trật của Giáo Hội vào khung xã hội học, và tất cả chúng ta đều biết mức độ mà ‘các thể chế’ là đối tượng của sự phê bình và tẩy chay.
Giáo Hội là một thực thể ‘bí tích’, và chữ này đi vào gốc rễ của vấn đề. Nó có nghĩa là các giám mục-linh mục-phó tế được trao quyền bởi Chúa Thánh Thần khi được tấn phong hay thánh hóa, và họ nhận được một ơn đoàn sủng cố định để phục vụ dân Chúa.
Các ơn đoàn sủng ấy vẫn tồn tại và làm thành một phần cơ cấu của Giáo Hội hữu hình. Các ơn đoàn sủng liên can đến mọi người được rửa tội là các ơn được Chúa Thánh Thần ban cho – những biểu thị về sự hiện diện của Người – với mục đích xây dựng Giáo Hội. Nhưng đó là các ơn được ban cho khi rửa tội, vì mục đích rõ rệt đó, nó có nghĩa rằng chúng không phải là sự thừa hưởng trong những ai mà họ cho rằng đó là của họ. Một người thì không bao giờ là người nhận cố định của ơn này hay ơn kia; họ lại càng không thể làm chủ ơn ấy.
Điểm này phải được nhấn mạnh nếu chúng ta muốn chấp nhận mầu nhiệm của Giáo Hội trong ý nghĩa đầy đủ và sống bởi điều ấy: Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ - và các đấng kế vị họ, các giám mục; và trong sự suy xét sau cùng, nhiệm vụ và trách nhiệm phán xét các lời tiên đoán và giải thích các ơn đoàn sủng được trao cho họ.
Như thế, điều quan trọng là, với sự hiểu biết đầy đủ về các sự kiện và trong một bầu khí cởi mở hỗ tương, họ phải có thể hành xử chức năng mục vụ của mình và hướng dẫn dân Chúa.
Luật đi đường không được đề ra để cản trở dòng xe cộ: nó là sự bảo vệ giúp người lái xe được an toàn trên đường và tránh tai nạn.
Chính trong viễn ảnh đức tin này mà chúng ta đưa ra các khó khăn đang đối diện chúng ta, để bảo đảm sự triển nở các ơn của Chúa trong chúng ta, và chính yếu để bảo đảm tính xác thực của nó.
Chúng ta trở lại vấn đề tranh luận: ‘nghỉ yên trong Thần Khí’ là một hiện tượng nhiều bàn cãi nhưng, quan trọng hơn, nó đe dọa tính xác thực và đáng tin của sự Phục Hưng Đoàn Sủng ‘Ngày Hiện Xuống’.
Ở đây chúng ta thấy Giáo Hội hữu hình và vô hình rất cần sống trong tình trạng hòa hợp. Các giám mục, là những hướng dẫn tinh thần của Dân Chúa, phải gần gũi với tín hữu, nhất là trong những vấn đề tế nhị, để tránh những sái lệch và mất đi năng lực sinh động. Đó cũng là nhiệm vụ của họ để mời các thần học gia giỏi nhất của Giáo Hội để cung cấp và chia sẻ với Kitô Hữu thiện tâm kho tàng khôn ngoan của các nhà thần bí của chúng ta và của truyền thống tinh thần lớn lao của Kitô Giáo Tây Phương và Đông Phương.
Các ơn của Thần Khí, giống như các nhân đức đạo đức, phải được sống không trong sự trừu tượng, nhưng trong sự biến đổi cụ thể của các hoàn cảnh đặc biệt. Trong phương diện này, chúng ta được mời gọi đến một sự canh tân mà, phát sinh từ chính nguồn là Chúa Thánh Thần, tự thích ứng với bản chất của đất và sự đa dạng của địa thế.
Sự dạy bảo về tinh thần và luân lý của chúng ta thường được đổ vào các khuôn cứng rắn, và nó cũng phải được canh tân trong Thần Khí.
Đối diện với hiện tượng mới có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, chúng ta phải đem cho tín hữu các hướng dẫn: đèn đỏ, xanh hay vàng. Đây là một điều kiện tiên quyết của sự tiến bộ thực sự và chắc chắn.
Chính sách về việc không can thiệp thì không đáp ứng với những gì tín hữu mong đợi nơi người lãnh đạo tinh thần của họ. Nhưng các cảnh giác thì không đủ: chúng phải được đón nhận như những lời kêu gọi đến lòng trung thành thực sự giữa nhiều quà tặng và ơn đoàn sủng của Chúa Thánh Thần.
Theo đó, Malines Document thứ sáu này nhằm khai quang một con đường để góp phần đối với sự canh tân mọi thứ trong tác vụ và công việc mục vụ về sự chữa lành, cả hai là một phần không thể thiếu của sự Nhập Thể cứu chuộc.
Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, cũng là người chữa lành các thương tích của con người. Giáo Hội của Người có nhiệm vụ tiếp tục tác vụ chữa lành của Người, để tiếp tục chống với Quyền Lực Sự Dữ, và để nhận biết, chứng thực và khích lệ sự phát triển ơn đoàn sủng chữa lành bởi vạch ra các con đường an toàn cho điều đó.
Ngoài ra, tôi tin rằng một vấn đề như chúng ta vừa xem xét thì cũng đủ thúc giục chúng ta theo đuổi việc tìm kiếm sự hài hòa ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và ơn sủng. Sự đan quyện của chúng thì cần thiết vì nó ngăn cản đừng để sự bừng nở thiên nhiên chỉ là tự nhiên luận và sự đáp ứng của chúng ta với siêu nhiên khỏi bị sái lệch thành siêu tính chủ nghĩa. (L. J. Suenens, Nature and Grace, a Vital Unity, London, Darton, Longman and Todd, 1985)
Trong suốt lịch sử Giáo Hội chúng ta nhận thấy cùng một vấn đề về sự quân bình tuyệt hảo phát sinh mỗi khi một trong hai khía cạnh bổ sung bị đánh giá quá cao làm thiệt hại cho cái kia.
Tôi thường ưa thích tư tưởng này, được diễn tả bởi một nhân vật trong vở kịch của Claudel: ‘Tôi yêu quý những điều mâu thuẫn mà chúng hiện diện cùng lúc. Ơn sủng và thiên nhiên phải cùng nở rộ, để đáp ứng với ý tưởng của Thiên Chúa về con người, mà Người ao ước nó là một chủ thể có trách nhiệm, đứng trên đôi chân, trong khi đồng thời cống hiến chính mình cho loài người với sự cho không hoàn toàn, để phong phú loài người với các quà tặng tuyệt vời của Người mà nó vượt quá mọi hy vọng của loài người chúng ta.’ (L. J. Suenens, Renewal and the Powers of Darkness, London, Darton, Longman and Todd, 1982)