Hiện tượng chúng ta đang xem xét thì không có nghĩa là không có hay bất thường trong quá khứ. Giáo Hội thường phải nắm vững những biểu hiện tương tự về thân xác ít hay nhiều.
Cha George A. Maloney, SJ, sáng lập tổ chức “John XXIII Institute for the Study of Eastern Spiritualities”, gắn liền với Đại Học Fordham (USA), trong một nghiên cứu dành cho ‘sự nghỉ yên trong Thần Khí’ nói với chúng tôi rằng hiện tượng này – được biết trong các giáo phái Ngũ Tuần truyền thống là ‘chết trong Thần Khí’ – được nhiều phong trào Catholic Charismatic coi là một điều rất mới trong thời đại chúng ta. Nhưng cha vạch ra rằng, thực sự, đó là một hiện tượng cổ xưa, thường được tìm thấy trong lịch sử của các nhóm được gọi là ‘Enthusiast’, và nhất là trong sự phục hưng của New England và Tây Phương trong các thế kỷ mười bảy và mười chín.
Ở đây tôi tự hạn chế mình trong một khảo sát ngắn.
Đức Ông Ronald Knox viết một cuốn về đề tài này: Enthusiasm (Oxford Ed., 1973). Phụ đề sách nói với chúng ta rằng cuộc nghiên cứu của người chính yếu dành cho lịch sử của những biểu hiện này trong các thế kỷ mười bảy và mười chín.
Cuốn này từng được cập nhật bởi James Hitchcock, Giáo Sư Sử Học của Đại Học St. Louis (USA), dưới tựa đề khiêu gợi “The New Enthusiasts and What They Are Doing to the Catholic Church” (Chicago, Thomas More Press, 1982).
Như một minh họa, dưới đây là một vài dòng trong Journal của John Wesley, sáng lập viên giáo phái Methodist. Ông kể lại cảm nghiệm được trải qua bởi nhóm của ông vào ngày 1 tháng Giêng 1739 sau một nghi thức cầu nguyện:
Khoảng ba giờ sáng, khi chúng tôi tiếp tục cầu nguyện, sức mạnh của Thiên Chúa mạnh mẽ đến trên chúng tôi, đến nỗi nhiều người bật khóc vì quá vui sướng, và nhiều người ngã xuống đất.
Lúc đầu, John Wesley vui mừng với hiện tượng này, coi đó như một dấu hiệu từ Thiên Chúa: nhưng sau này bài viết trong Journal của ông (4 tháng Sáu 1772) cho chúng ta biết những biểu hiện này, tuy thường xuyên trong những ngày đầu, sau đó trở nên ngoại lệ.
Cùng loại hiện tượng này cũng xảy ra trong các cuộc họp đầu tiên của giáo phái Salvation Army (được thành lập bởi William Booth năm 1878), và được gọi là ‘có sự thích hợp thánh’.
Vào lúc phục hưng ở cuối thế kỷ mười tám, một vài giáo phái – kể cả một giáo phái được gọi là ‘Shakers’ – cảm nghiệm hiện tượng này ở mức độ rộng lớn, với những ảnh hưởng có ấn tượng mạnh, tỉ như mất ý thức, co giật, và vân vân.
Gần thời đại chúng ta hơn, nhà truyền giáo George Jeffreys, sáng lập viên của “Elim Foursquare Gospel Alliance” (1915) – mà nó đem lại một động lực mạnh mẽ cho giáo phái Ngũ Tuần giữa 1925 và 1953 – nhấn mạnh và nghiên cứu hiện tượng này. Ông nhìn nhận những quá đáng của các biểu hiện thể xác kèm theo những đợt phục hưng lớn vào năm 1859 và 1904, nhưng ông gán cho những điều này là vì kháng cưỡng lại Thần Khí bởi một số người mà ông cho là, trở nên nạn nhân không thể tránh của sự khước từ.
Không hồ nghi là ngày nay ‘hiện tượng té ngã’ thường xảy ra mà không có những sự quá đáng của ‘sự xuất thần’ và ‘thần trí hôn mê’, nhưng chúng ta vẫn cần biết là ba tình trạng này có liên quan với nhau hay không.
Nhìn ra ngoài thế giới Kitô Giáo, chúng ta thấy những biểu hiện thân xác thì tương tự đến mức nào đó.
Những điều này được gặp trong một số cảm nghiệm tôn giáo mà nó mở đầu cho một tình trạng mới của linh hồn, và được đón nhận như một sự tiếp xúc huyền bí với thần thánh, thường sinh ra một cảm giác bình an và ‘di chuyển’ đến một thế giới khác. Có những lúc ngã xuống đất và mất đi phần nào ý thức.
Sự “xuất thần”, ‘thần trí hôn mê’ và ‘say mê’ cũng được biết trong bối cảnh này. Về từ nguyên học, chính chữ ‘xuất thần’ (trance) là một diễn đạt của sự ‘biến đổi’ (transition) từ tình trạng này sang tình trạng khác. Và ‘thần trí hôn mê’ biểu thị rằng thần khí được đưa ra khỏi thân xác, khỏi thời gian và không gian. Như chúng ta biết, các đệ tử của Phật và Mohamet nhấn mạnh đến vai trò của sự xuất thần và thần trí hôn mê trong sự giác ngộ tinh thần của các người sáng lập này.
Hơn nữa, điều quan trọng để nhớ rằng hiện tượng này cũng xảy ra trong một số giáo phái Đông Phương. Mircea Eliade đã làm một cuộc nghiên cứu chi tiết và kiểu mẫu về đề tài này trong cuốn sách của ông, Shamanism (Shamanism, Archaic Technique of Ecstasy, New Jersey, Princeton University Press, 1964).
Và việc nghiên cứu sự ‘xuất thần’ trong các bộ lạc sơ khai ở Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh đem cho sự nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này một cuộc điều tra càng rộng rãi hơn nữa.
Sau cùng, không có sự nghiên cứu cặn kẽ nào lại bỏ qua ‘những tương tự’ được thấy trong một khung cảnh hoàn toàn trần tục. Người ta phải nhớ đến các phản ứng rất kinh ngạc về thân thể (kể cả ngất xỉu) của đám đông khán giả trong các đại hội nhạc jazz và nhạc kích động.
Không cảm nghiệm nào trong các điều này cho phép chúng ta quá vội vàng phán đoán về hiện tượng chúng ta đang chứng kiến ngày nay; nhưng nó vừa cần thiết và vừa hữu ích để lưu ý đến những biểu hiện có ít nhiều tương đồng, chỉ vì chúng nhắc nhở chúng ta rằng đây là một lĩnh vực điều tra tế nhị mà nó mời gọi sự phân định đặc biệt về phần những Kitô Hữu nào vẫn muốn trung thành với truyền thống đích thực của Giáo Hội.