‘Hiện tượng té ngã’ là một sự kiện có thể quan sát. Nhưng việc giải thích sự kiện này đòi hỏi một phân tích nghiêm trọng. Có phải chúng ta đang đương đầu với một hiện tượng tự nhiên hay với một sự can thiệp, một ơn đặc biệt, của Chúa Thánh Thần? Như tôi đã nói ở trên, đây là một câu hỏi cơ bản.
Đó là một câu hỏi khó trả lời, vì không ai có thể xác định một điều đã có từ trước (priori - tiên nghiệm) và rõ ràng về phương thức hành động của Chúa Thánh Thần là gì, hoặc ghi nhận các giới hạn của chúng.
Hơn nữa, làm thế nào người ta có thể vạch ra một đường phân ranh giữa tự nhiên, hay ngay cả bệnh lý, những biểu hiện thể lý với những biểu hiện giống ở bên ngoài nhưng có một nguồn gốc tinh thần?
Tuy thế, nếu chúng ta không thể xác định các phương thức hoạt động của Chúa Thánh Thần cách tích cực và một tiên nghiệm, chúng ta có thể tiến hành cách tiêu cực và loại trừ những gì không mang dấu vết của Người. Như thế, tối thiểu chúng ta có thể thiết lập được các tiêu chuẩn tiêu cực mà chúng là một bước đầu tiến đến sự phân định.
Một số cái nhìn sâu sắc nhất về chính lằn phân ranh này là từ một chuyên gia đặc biệt trong lĩnh vực này, Giáo Sư Jean Lhermitte, người đã viết:
Nhiều lý thuyết gia về thần học thần bí đã cố gắng khám phá ra các tiêu chuẩn để giúp chúng ta phân biệt một cách thiết yếu các cảm nghiệm thần bí, và vì thế không tự nhiên – như nghe các tiếng nói, các thị kiến, sự xuất thần và sung sướng vô ngần – với các biểu hiện tương tự được nhận thấy trong một số người chắc chắn không là các nhà thần bí.
Sự thật là các đặc điểm riêng biệt của hai tình trạng này, mà chúng có các nguồn rất khác nhau, vì cái trước phù hợp với một nguồn gốc siêu nhiên trong khi cái sau thì tùy thuộc duy nhất vào bản tính con người, trở nên lờ mờ khi bị phân tích cách nghiêm ngặt.
Sự xuất thần của điều này hay điều đó được nhận xét là vô giá trị trong những khác biệt, trong hiện tượng của nó, so với sự xuất thần được cảm nghiệm bởi vị thần bí xác thực nhất. Điều này cũng đúng với việc nghe tiếng lạ, thị kiến, sự liên hợp các giác quan và cảm thấy có một sự hiện diện.
Các vị thần bí vĩ đại, như T. Têrêsa Hài Đồng Giêsu và T. Gioan Thánh giá, đã cảnh giác chúng ta về những thị kiến cụ thể và được nghe tiếng nói, vì họ rất ý thức rằng tất cả những hiện tượng này thường có thể nhận thấy trong những người mà họ không thực hành sự khổ chế và cũng không có kinh nghiệm về sự say mê huyền bí.
Điều này cũng đúng với các trực giác và sự sáng suốt mà chúng được phân biệt bởi một cảm giác mật thiết để thấu hiểu hay thấy rõ Thiên Chúa. Dĩ nhiên – và điều này không được thường xuyên lập lại – bất cứ hiện tượng nào, trong một số trường hợp, rất có thể có nguyên nhân thần thánh, nhưng động lực ở bên dưới chỉ là tâm sinh lý.
Một số bệnh nhân của tôi giải thích rõ ràng rằng họ có các tình cảm như thế nhưng không thể tin là chúng tự gây ra. Như T. Têrêsa Hài Đồng Giêsu và T. Gioan Thánh Giá nói với chúng ta, các đấng là ‘những người tự nói với chính mình’ một cách vô ý thức. Những lời họ nghe chỉ là những phản chiếu các ý nghĩ của chính họ.
Điều này cũng được áp dụng cho ‘cảm nhận sự hiện diện’, nó rất phổ thông nơi các vị thần bí đích thực. Phải, dường như Thiên Chúa ở đó, hiện tại và gần với họ; điều này chắc chắn. Nhưng nhiều bệnh nhân của tôi cũng bị ám ảnh bởi cùng một cảm giác về Thiên Chúa, sự hiện diện của quỷ hay con người, mà chỉ là một ảo giác.
Một lần nữa, tôi muốn làm sáng tỏ rằng, từ quan điểm tâm sinh lý hay hiện tượng học, nếu trong các tình trạng tôi đã nhắc đến, tôi không thể phân định bất cứ dấu hiệu nào cho phép tôi xác định tình trạng thần bí, tôi không cho rằng nguồn gốc của những biểu hiện được nói đó tương ứng với cùng một nguyên do. Không thể nào Thiên Chúa là một nguồn hứng khởi tự nhiên và sử dụng các kiểu cách tâm sinh lý mà các tâm lý gia được mời gọi để hiểu hay sao?
Trong thực tế, như các nhà thần bí thú nhận, bắt đầu từ T. Têrêsa Hài Đồng Giêsu, điều ban cho trên những biểu hiện có dấu hiệu của nguồn gốc Thiên Chúa là các kết quả.
Các sản phẩm của các thần bí giả hiệu thì tầm thường, trong khi các thần bí đích thực đem cho chúng ta những bông hoa của tình yêu và bác ái. (‘Les phénomènes mystiques à la lumière de la science contemporaine’, in Psychologie contemporaine et christianisme, pp. 148-49 [a booklet containing articles from Revue Nouvelle, Vol. XIX, No. 2, 1953]).
Thật khai sáng và hữu ích để biết sự suy nghĩ của Giáo Hội về vấn đề các phản ứng của thân xác: trong những ngày trước đây, một sắc lệnh của Tòa Thánh cấm trình bày Đức Maria đứng dưới chân Thánh Giá mà nó miêu tả người ngất ngây hoặc nằm bất tỉnh trong đôi tay của T. Gioan.
Giáo Hội không muốn các nghệ nhân giảm bớt hoặc mâu thuẫn với những lời trong Kinh Thánh: ‘Mẹ của Người đứng cạnh thập giá’ (Ga 19:25). Thái độ của Đức Maria ở Canvê được thánh sử nhắc đến để nhấn mạnh đến sự dũng cảm của một người có liên kết chặt chẽ với hy lễ cứu độ hơn bất cứ ai khác. Chính hình ảnh này có giá trị của một biểu hiệu và một thí dụ.