Lời khuyên nhiều khi được đưa ra trong nhóm người chữa lành là không nhắc đến những nguy hiểm cố hữu trong hiện tượng té ngã và nghỉ yên để việc nói đến chúng đừng gây thiệt hại cho hoạt động của Thiên Chúa.
Những cố vấn này xác nhận, đó không phải là một điều tốt để coi sự ‘nghỉ yên trong Thần Khí’ là một lĩnh vực nguy hiểm.
Chính ý nghĩ về sự nguy hiểm có thể ấp ủ một thái độ hồ nghi, mà nó sẽ là một trở ngại cho sự phân định minh bạch.
Một đề nghị như thế có định kiến và nêu thắc mắc. Ngay từ đầu, nó cấm chúng ta xem xét và làm cho việc “chết trong Thần Khí” như một trong những ơn sủng được hứa ban cho thời đại chúng ta như hoa quả của một Lễ Hiện Xuống Mới.
Mức độ đảm bảo như thế thì lạ lùng, nhưng cơ sở của nó vượt quá sự hiểu biết của tôi.
Và làm thế nào những cố vấn này thật điềm tĩnh viết xuống tất cả những điều này mà không có một chút ám chỉ đến những người mà Thiên Chúa đã giao phó sự phân định cuối cùng trong Giáo Hội của Người?
Trái với thái độ tiên quyết này, những dòng sau, được viết bởi một thần học gia Chính Thống Giáo nổi tiếng, Olivier Clément, thúc giục sự thận trọng:
Đối diện với hiện tượng này như một cảm nghiệm tập thể, chúng ta phải tự hỏi xem có phải chúng ta đang đương đầu với một cảm nghiệm tinh thần đặc biệt, hay với một loại tâm thần. Ở đó chắc chắn có một loại tham lam tâm thần mà nó đáng khiển trách. Trong Kitô Giáo Đông Phương, thái độ này là một trong những sự điềm tĩnh và thận trọng.
Có một nhận xét rất giống về sự thận trọng của Kevin Perrota, chủ bút tờ đại kết Hoa Kỳ Pastoral Renewal, ông viết:
Một khó khăn phổ thông trong phong trào thiên ân Ngũ Tuần là xu hướng lầm lẫn cảm nghiệm tinh thần với cảm xúc. Một hậu quả là những người rất dễ bị xúc động cho là được cảm nghiệm sự sống trong Chúa Thánh Thần, và việc dễ có cảm xúc được đồng hóa với dễ có tinh thần (và ngược lại). (Pastoral Renewal, Vol. 8, November 1983)
Quả thật chúng ta phải tránh lầm lẫn hai mức độ này và thận trọng xem xét những mơ hồ và khả dĩ nguy hiểm tiềm ẩn trong hiện tượng này.
Những người có cảm nghiệm này và cả những ai cổ vũ chúng thì dễ bị tổn thương bởi các nguy hiểm này.
Để trả lời cho yêu cầu cung cấp thông tin của tôi, một trong những liên lạc viên tự ý lập danh sách các nguy hiểm sau đây:
Danh sách này có thể kéo dài hơn nữa. Thí dụ, quan điểm của riêng tôi là một số người bị cám dỗ tìm kiếm trong ‘hiện tượng té ngã’ một câu trả lời cho những vấn đề riêng của họ, mà nó miễn cho họ sự đau đớn và kỷ luật khi chính họ nỗ lực giải quyết, qua một lối sống tỉnh táo hơn, quên bản thân, tha thứ, v.v.
Bởi vì, có ý thức hay không, họ hăng hái tìm kiếm một ‘giải pháp lạ thường’, một chữa trị ngay lập tức, cảm nghiệm té ngã và nghỉ yên hoạt động như một loại thuốc mê tinh thần.
Cha Tardiff, người thi hành tác vụ chữa lành nổi tiếng, nói rằng người cương quyết từ chối đáp ứng lời yêu cầu của những ai mà họ xin người cầu nguyện để họ có thể ‘bị tràn ngập bởi Thần Khí’. Đây là một phương cách mục vụ lành mạnh.
Một lưu tâm khác đáng được chúng ta lưu ý là sự ao ước vô ý thức của người thụ động.
Nếu một người tin rằng ‘nghỉ yên trong Thần Khí’ là một ơn đặc biệt và khao khát nó, họ có thể cảm thấy thất vọng khi không được điều ấy và cho đó là một dấu hiệu rằng Thiên Chúa yêu quý họ ít hơn những người được ngã xuống đất.
Trong trường hợp này một số sự kiện kết hợp để khích động hiện tượng này từ bên trong, nếu như họ không hoàn toàn ý thức về sự kiện này và vì thế không thể rõ ràng nắm vững.
Ở đây tôi không nói về những người mà bỗng dưng họ cảm nghiệm hiện tượng này mà không thiếu chuẩn bị – điều này thực sự là vấn đề khác – nhưng về những người mà, khi đáp ứng với lời mời lên xếp hàng để được tràn ngập bởi Thần Khí và để nhận được ơn sủng cho rằng nằm trong việc té ngã và nghỉ yên.
Và họ lên xếp hàng: tôi nghe biết có những trường hợp mà một số người xếp hàng liên tục vài lần, bị thúc đẩy bởi khao khát muốn đổi mới cảm nghiệm hứa hẹn.
Một số người cảm thấy thất vọng nếu không có gì xảy ra, và hầu hết cảm thấy tội lỗi, nhất là khi những người trung gian cổ vũ họ với sự khăng khăng thúc bách hãy “hãy phó thác cho Chúa’.
Sau cùng, một cám dỗ tinh tế để thỏa mãn bản thân có thể lẻn vào cảm nghiệm này; và nó có thể dễ tập trung sự chú ý đến chính mình hơn là hành động của Thiên Chúa.
Hiển nhiên, nhận xét này thì không áp dụng cho mọi người, nhưng vì tâm lý con người có các định luật riêng của nó, giả thuyết này không thể bị loại trừ.
Bây giờ chúng ta hãy đi sang những ai khích động hiện tượng này.
Morton Kelsey, một mục sư và thần học gia Anh Giáo đã dạy học nhiều năm ở Đại Học Notre Dame, South Bend (Hoa Kỳ) và đã xuất bản một loại nghiên cứu về phân tâm học, vạch ra một số nguy hiểm mà, hầu hết, phù hợp với những điều được nhắc đến ở trên.
Điều này cũng đúng với các bài viết của Francis MacNutt, tuy ông không luôn tránh những nguy hiểm đó khi thực hành. Ông không phải là người duy nhất quên chúng khi trên đường.
Thí dụ, thật bối rối để đọc ở trang bìa cuốn The Man Behind the Gift, nó liên quan đến đời sống của tác giả, Cha Ralph A. Di Oria (Hoa Kỳ), những hàng chữ này: ‘Khi tôi đi giữa quý vị, một số quý vị sẽ cảm thấy có luồng điện xuyên qua thân thể quý vị. Sức nóng. Một tia chớp. Một số quý vị sẽ ngã xuống đất.’
Được báo trước bởi kiểu công bố và danh tiếng này, một người lãnh đạo tôn giáo, chỉ bởi sự hiện diện của ông, đã tạo điều kiện cho cử tọa mà vì thế những mong đợi của họ được khuấy động. Và yếu tố ‘gợi ý’ thì đặc biệt tích cực trong tập thể đông đảo.
Trong hồ sơ của tôi có hai tường thuật về các khóa chữa lành liên tiếp được tổ chức ở Thụy Điển. Khóa đầu được giới thiệu bởi một giáo sĩ Công Giáo bằng những lời này:
Một số quý vị sẽ ngã xuống đất. Đừng sợ. Trong thời Trung Cổ có những tu viện mà cả dãy các nữ tu ngã xuống đất. Họ được Thiên Chúa chạm đến, giống như ông Phaolô trên đường đi Đamát và các quân lính ở Giệtsimani. Chúa cũng chăm sóc quý vị để khi ngã xuống, quý vị không bị thương tích…
Sau đó tường thuật của khóa thứ nhất tiếp tục trong văn mạch này:
Bà X. đứng dậy nói và đề cập đến những đối thoại riêng với Thiên Chúa, những thị kiến và chữa lành tốt đẹp. Để kết thúc, bà nói: ‘Giờ đây, ở giây phút này, một số quý vị đã được chữa lành. Chúa đang chạm đến quý vị ngay bây giờ; ngay bây giờ một bệnh ung thư được khỏi; và cả bệnh động mạch vành; và cả một bệnh ung thư không cần giải phẫu, vì Thần Khí đang hoạt động. Vào lúc này các sỏi thận đang tan biến nhờ máu của Chúa Kitô’.
Và đây là tường thuật của khóa thứ hai:
Khóa này mở đầu với các nhân chứng mà họ đã được chữa lành trong khóa trước. Họ chứng thực cảm nghiệm của họ.
Khóa này kéo dài hơn hai tiếng; các thánh ca và điệp khúc được nhấn mạnh bởi những câu chuyện chữa lành từ Kinh Thánh và bởi lời khuyên về vị thế tốt nhất cần có để té không đau.
Bầu khí càng trở nên khép kín. Có những lúc các người chữa lành làm việc với sự trợ giúp của các vật dụng đặc biệt.
Không hồ nghi, những nguy hiểm thì hiển nhiên trong trường hợp của một tập thể rộng lớn của bà Kathryn Kuhlman. Chúng được giảm bớt khi hiện tượng này áp dụng những hình thức thận trọng và dịu dàng hơn.
Nhưng, ngay cả sau đó, tôi cảm thấy rằng đó là một sự quá đáng khi đòi hỏi rằng đó là ‘một loại cảm nghiệm huyền bí, tối thiểu một khi đề cập đến kết quả’.