‘Nghỉ yên trong Thần Khí’ nghĩa là gì? Tôi sẽ mở đầu bằng sự mô tả hiện tượng này như được nhận biết bởi những người đã cảm nghiệm nó.
Nói tổng quát, chữ này định rõ một hiện tượng té ngã (thường về phía sau), và nó rất thường liên quan với sự chữa lành hay sự cầu nguyện. Quan sát một cách khách quan, hành vi rõ ràng của thân xác có thể được diễn tả bởi một chuỗi động từ: té ngã, tụt xuống đất, suy sụp, khụy xuống, buông thả, nằm xuống, lắc lư, trở nên cứng đơ, v.v.
Những chữ thông thường, được thừa hưởng từ Pentacostalism (giáo phái Phục Hưng Thần Ân) và thường được sử dụng trong các nhóm thần ân, là:
Từ quan điểm của một người trong nội bộ, tất cả những chữ này ám chỉ một hiện tượng có liên kết với một hành động đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Vì chính sự diễn giải này mà nó gây ra khó khăn và nhiều tranh cãi, câu hỏi đầu tiên nêu lên – ngay cả trước khi chúng ta khởi sự phân tích nghiêm trọng và chọn một thái độ mục vụ – là đạt được sự đồng ý về chính từ vựng này.
Một mục sư Anh Giáo, J. Richards, đề nghị rằng, để khởi sự, chúng ta phải thông qua một chữ trung tính mà nó vẫn thuần túy mô tả và không làm cho nội dung tinh thần và sự diễn giải của nó là một kết luận đã được dự đoán trước. Ông đề nghị rằng chúng ta gọi đó là ‘hiện tượng té ngã’, và không hấp tấp nói về sự ‘nghỉ yên trong Thần Khí’, vì điểm tranh luận, trong bối cảnh này, chính là vai trò của Thần Khí. Như thế, té ngã là một hiện tượng tự nhiên, thấy được; trong khi té ngã là kết quả của Thánh Thần hoạt động – nếu sự dẫn giải như thế là đúng – sẽ là một trật tự siêu nhiên.
Và vì mức độ tự nhiên phải được phân biệt với siêu nhiên, một chữ ‘trung tính’ mở lối cho sự nghiên cứu và thảo luận bình thản. Tôi nhận thấy có hai tác giả khác, người Hoa Kỳ và Đức, đồng ý với J. Richards, và tôi cũng tán thành đề nghị của ông. Nói tóm, tôi sẽ thường nói về ‘té ngã’ thay vì ‘nghỉ yên’.
Trong nhiều cấp bậc, hiện tượng này được thấy trong Kitô Hữu của các Giáo Hội chính – dù là Công Giáo, Anh Giáo hay Luther – và đặc biệt hơn là trong những người được thức tỉnh bởi ‘sự phục hưng’, hoặc trong thời đại của chúng ta bởi giáo phái Phục Hưng Thần Ân, mà nó phát sinh vào đầu thế kỷ này. Nhưng đặc biệt sau Thế Chiến II hiện tượng này bắt đầu xảy ra trong dòng chính Kitô Giáo, và gần đây hơn trong Giáo Hội Công Giáo.
Không dễ để diễn tả hiện tượng ‘té ngã’ trong một phương cách tuyệt đối, vì nó có nhiều thay đổi. Nhưng tôi sẽ cố khám phá một loại mẫu số chung.
Như tôi đã nói ở trên, để trả lời cho lời yêu cầu của tôi qua ICCRO, tôi nhận được rất nhiều nhân chứng từ khắp nơi trên thế giới. Họ xác nhận tính cách hoàn vũ của hiện tượng này và đáng được nghiên cứu cách chu đáo.
Để tránh sự lập lại không cần thiết, tôi gom các câu trả lời nhận được dưới các câu hỏi chính được đặt ra cho người trả lời.
Ở giai đoạn này, tôi tránh đưa ra những suy nghĩ nghiêm trọng để các nhân chứng nói về cảm nghiệm của mình, và cả những suy đoán và dẫn giải của họ.
1. Loại người nào té ngã?
Trước hết tôi nhận thấy đủ mọi loại người té ngã; nhưng thường được kể ra là:
2. Hiện tượng này được khích động như thế nào?
Câu hỏi này tự nhiên nảy ra trong đầu.
Đây là một vài câu trả lời tôi nhận được:
3. Nó xảy ra trong khung cảnh nào?
Đánh giá từ các câu trả lời, khung cảnh này thì rất thay đổi:
4. Người ta cảm thấy gì khi sắp sửa té ngã?
Nhiều cảm nghiệm có thể xảy ra:
5. Họ có thể cưỡng lại không?
Hầu hết những người liên lạc với tôi nói rằng người ta có thể cưỡng lại động lực này nếu họ muốn. Tuy nhiên đôi khi họ té ngã bất kể sự hồ nghi, chống cưỡng hay đề phòng của họ.
Nhưng họ được khuyên là đừng kháng cự, như thế ‘để Thiên Chúa có thể hành động khi chủ thể này ở trên sàn trong một tư thế thư giãn’ (tôi trích dẫn).
6. Họ cảm nghiệm gì khi họ té ngã?
Câu hỏi này thì đặc biệt thú vị, vì các câu trả lời thì nhiều và thay đổi.
Sau đây là một vài cảm giác được báo cáo; chúng không được xếp theo loại và không theo thứ tự đặc biệt:
7. Vào lúc này phải giúp đỡ những gì?
Câu hỏi này lưu tâm đến việc cung cấp sự chăm sóc mục vụ khi hiện tượng này xảy ra. Khi đọc những câu trả lời sau đây, độc giả sẽ để ý chi tiết những biện pháp phòng ngừa.
Trong sự liên quan đến cuộc điều tra hiện nay của chúng tôi, tôi nhận thấy một số người ủng hộ ‘hiện tượng té ngã’ tin rằng các trở ngại này có thể vượt qua nếu chủ thể ngồi, vì theo cách này sẽ tránh được mọi bất lợi của việc té ngửa ra đằng sau.
Một chi tiết hiếu kỳ: tôi đọc trong tập sách hướng dẫn chính thức mới được phát hành bởi giáo phận Hartford (Hoa Kỳ) rằng nhiều người muốn ‘được chạm bởi Thần Khí’ thì không muốn ngồi, vì họ cảm thấy rằng nó sẽ cản trở hoạt động của Chúa Thánh Thần. Với sự chống đối này, cuốn sách trả lời, với nhận thức tốt, rằng Chúa Thánh Thần không bị trở ngại bởi những đắn đo như thế.
8. Người ta cảm nghiệm gì sau khi té ngã?
Sau đây là một số câu trả lời tôi nhận được:
9. Đâu là những ‘hoa quả’?
Các hoa quả thường được nêu lên bởi những người liên lạc với tôi là: