Thật gần đây, hiện tượng này đột nhiên làm sống dậy sự quan tâm mới ở quốc Hoa Kỳ như một kết quả của tác vụ chữa lành được thi hành bởi một nhân vật nổi bật, Kathryn Kuhlman, người chữa lành giáo phái Baptist.
Bà có trong sự nghiên cứu này bởi vì tính chất ngoạn mục của các dịch vụ chữa lành của bà, trong đó ‘hiện tượng té ngã’ đóng một vai trò đáng chú ý. Truyền thông làm bà nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và các quốc gia khác. Hàng ngàn người đổ dồn về các dịch vụ của bà. Tác vụ chữa lành của bà được đi kèm bởi tiếng nhạc và lời ca rất hùng mạnh, và những người ‘nắm giữ’ khéo léo sẽ nhẹ nhàng đặt xuống sàn những ai được bà đặt tay đến.
Một vài nghiên cứu được dành cho bà Kathryn Kuhlman, hoặc để tán dương tác vụ của bà hoặc để gieo sự nghi ngờ trên cá tính và những chữa lành của bà. Ở đây mục đích của tôi thì không để đứng về phe nào trong vấn đề này, vì ở giai đoạn này tôi vẫn còn diễn tả hiện tượng như thế.
Trong những mô tả tôi đọc hoặc nghe được từ các chứng nhân, tôi chọn một bài được gởi cho tôi từ một linh mục Hoa Kỳ, vì tôi cho rằng bài đó vừa tiêu biểu và vừa khơi dậy sự suy nghĩ. Hơn nữa, chứng từ của người tôi liên lạc thì đặc biệt quan tâm bởi vì chính ông là một phần tử của nhóm các linh mục thi hành tác vụ chữa lành, mà nó thường bao gồm ‘hiện tượng té ngã’, tuy theo một kiểu cách ít giật gân hơn. Đây là những gì ông viết:
Năm 1972 là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với ‘chết trong Thần Khí’ khi tôi tham dự một dịch vụ chữa lành của bà Kathryn Kuhlman ở thành phố Nữu Ước. Dịch vụ này được tổ chức trong một phòng dạ vũ lớn của khách sạn Americana. Hàng ngàn người ngập tràn phòng dạ vũ và lan ra cả các phòng bên cạnh với âm thanh cũng được dẫn đến đó. Có sự mong đợi đức tin nơi những người hiện diện. Sự mong đợi này thấm nhập toàn thể căn phòng. Có nhiều diễn giả giới thiệu và ca hát – một chuẩn bị cho sự xuất hiện đầy ấn tượng của bà Kathryn Kulhman.
Bà đi vào, trong chiếc áo dài tha thướt bà mỉm cười bước lên sân khấu. Bà hướng dẫn cầu nguyện và khích lệ ca hát hơn nữa. Việc này được đi kèm là một bài giảng từ hai mươi đến ba mươi phút, dù không hùng hồn, nhưng thành khẩn và khuấy động đức tin. Với tôi, bà là một phụ nữ yêu mến Chúa Giêsu Kitô và bà rao giảng về Người. Thỉnh thoảng trong dịch vụ này, bà lên tiếng cho rằng sự thành công của bà là để tôn vinh Thiên Chúa. Sau khi nói khoảng hai mươi đến ba mươi phút, bà tạm ngưng, như để lắng nghe, và sau đó công bố rằng ai đó đang được chữa lành về một bệnh tật nào đó – ngay cả cho biết tổng quát vị trí của người này trong căn phòng dạ vũ.
Dịch vụ chữa lành được tổ chức rất chu đáo, trong đó nhiều người tiếp tân đứng ở lối giữa và tháp tùng lên sân khấu những người mà họ ‘xác nhận’ hay nghĩ là đã được chữa khỏi. Khi họ đến sân khấu, bà Kathryn Kuhlman hỏi họ về bệnh tình và sự chữa lành. Việc này xảy ra trên sân khấu đầy ánh sáng. Khi việc chữa lành được tuyên bố, cử tọa đáp ứng với việc vỗ tay khen ngợi và lớn tiếng cảm tạ Thiên Chúa.
Người tôi liên lạc kể lại rằng một trong những giáo dân của ông, là người đi với ông, tuyên bố rằng ông này được khỏi bệnh ung thư, điều đó gây nên sự hăng hái. Sau đó chính ông này được mời lên sân khấu bởi bà Kathryn Kuhlman, bà đặt tay trên trán ông. Ông viết lại rằng sau đó ông cảm thấy đầu ông bị ‘đẩy’ ra đằng sau và ông cố gượng lại, nhưng sau cùng ông để mình ngã ngửa, rơi vào đôi tay của một người giúp đỡ. Ngay lập tức ông đứng dậy, hoàn toàn có ý thức, và không có cảm giác rằng cảm nghiệm này đã ảnh hưởng đến ông bất cứ cách nào. Dịch vụ này kéo dài khoảng ba đến bốn giờ đồng hồ.
Sau này, người tôi liên lạc đổi mới kinh nghiệm này bằng cách tham dự một dịch vụ chữa lành khác được tổ chức bởi bà Kathryn Kuhlman trong một nhà thờ Presbyteria ở Pittsburgh, Pennsylvania. Trong buổi canh thức trước khi có nghi thức chữa lành, một số thành viên của nhóm bà Kathryn Kuhlman nói với vị linh mục này rằng rằng ông cũng có sức mạnh để ‘chết trong Thần Khí’. Họ yêu cầu ông đặt tay lên họ, đó là điều ông thi hành, và họ té ngửa xuống sàn.
Sau đó, thỉnh thoảng ông thi hành phương pháp chữa lành mới khám phá, trong một vài năm, ở những cuộc tĩnh tâm của linh mục, nhưng không cách nào khác. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, và trong ánh sáng của kinh nghiệm, ông hiểu được sự nguy hiểm của nó và sau cùng đã từ bỏ việc ấy.
Chứng từ ông gởi cho tôi kết thúc với những suy nghĩ sau đây, mà tôi tóm lược lại:
• Bầu khí đại kết
Sự lan tràn của hiện tượng này trong giới Công Giáo thì có thể được giải thích, một phần, bởi bầu khí đại kết cởi mở hậu công đồng, mà đôi khi được diễn dịch thành một sự đại kết dễ dãi, có khuynh hướng kết hợp Kitô Hữu trên căn bản mẫu số chung nhỏ nhất, và trong sự trực tiếp liên quan đến Chúa Thánh Thần. Sự nhấn mạnh về một phía về vai trò của Chúa Thánh Thần, cho đến sự phương hại tự nhiên, sự trung gian của con người, đã khích lệ một đáp ứng nồng ấm với loại ‘thần ân’ đặc biệt này.
Hơn nữa, những cuộc gặp gỡ giữa người Công Giáo và giáo phái Pentecostal và các Giáo Phái Tự Do cũng có một ảnh hưởng trên sự thi hành sự ‘nghỉ yên trong Thần Khí’.
Được biết rằng, trong những ngày đầu của phong trào Canh Tân Đoàn Sủng, một số người lãnh đạo không phải Công Giáo đã ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội Rôma chào đón phong trào Canh Tân trong Thần Khí. Cũng đáng nhớ và nhạc nhiên là thông điệp giật gân gởi cho người Công Giáo bởi David Wilkerson, tác giả cuốn sách nổi tiếng The Cross and the Dagger: ‘Hoặc bạn từ giã Giáo Hội hay Chúa Thánh Thần sẽ từ giã bạn!’ Người Công Giáo mạnh mẽ đáp ứng với điều đó, qua ngòi bút của Ralph Martin, xác nhận sự trung thành gấp đôi của họ đối với Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Nhưng điều đó không hơn sự đụng độ nhỏ.
Đối với điểm đặc biệt mà chúng ta lưu tâm ở đây, làm thế nào chúng ta có thể quên được lời cảnh cáo chắc nịch được đưa ra bởi David du Plessis (đại diện cho các giáo phái Pentecostal ở Công Đồng Vatican II) khi ông van xin người Công Giáo hãy tránh sự sai lầm của người Pentecostal trong quá khứ, và đừng giới thiệu ‘hiện tượng té ngã’ mà nó không đem cho họ điều gì khác hơn là sự khó khăn.
• Quốc tế hóa
Đối với mọi hệ số của sự phổ biến và diễn giải, một cách tự nhiên chúng ta phải thêm vào sự gia tăng nổi bật của việc quốc tế hóa thế giới ngày nay.
Hiện tượng ‘nghỉ yên’ không bị hạn chế ở những nơi phát sinh, mà có lúc nó dường như chậm lại. Trong vài năm qua nó lan tràn mạnh trên toàn thế giới, và điều này, một phần là vì sự quốc tế hóa địa cầu của chúng ta ngày nay.
Các nhà truyền giáo nào đã từng gặp hiện tượng này, chính yếu ở Hoa Kỳ, tự làm cho họ trở nên những người tuyên truyền của điều mà họ cho là một thần ân cho thời đại chúng ta, được Chúa ban cho Giáo Hội. Những người bắt chước bà Kathryn Kulman mọc lên như nấm, thu hút đám đông đến với họ và trở nên các trung tâm thu hút.
Ở đây tôi chỉ kể ra một vài tên, mà không phân tích cá nhân hay công việc của họ. Người tuyên truyền có ảnh hưởng nhất trong thập niên bảy mươi là cựu linh mục Đaminh Francis MacNutt (Hoa Kỳ), kiểu cách của ông làm nhớ đến bà Kathryn Kuhlman và các sáng tác phổ biến của ông được đọc rông rãi trong giới Công Giáo và được một số người chấp nhận theo nghĩa đen và không phê bình.
Một vài năm trước đây, tôi đích thân tham dự một khóa hội thảo của các bác sĩ tâm lý và nhà đạo đức học, được tổ chức bởi Francis MacNutt ở Florida. Trong dịp đó, tôi tham dự các khóa ‘chết trong Thần Khí’ mà người ta xếp hàng dài trước mặt ông để được đặt tay, sau đó lần lượt ngã xuống đất.
Những người phổ biến khác được nổi tiếng trong lĩnh vực này gồm Cha “de Grandis”, SJ, và Cha “di Orio” là người đã viết tiểu sử của mình là một ‘Bậc Thầy Chữa Lành’ dưới một danh xưng hơi hiếu kỳ A Man Behind the Gift. Ở Âu Châu, một số chuyên gia tĩnh tâm cũng quyết định chuyên về ngành này.
Truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến hóa hiện tượng này, mà nó thỏa mãn thị hiếu kỳ lạ của công chúng.
Tất cả những điều này tạo nên một khó khăn thực sự.
Để kết luận, tôi nghĩ là tôi đúng khi nói rằng ‘hiện tượng té ngã’ làm gia tăng sự lo lắng và để lại một số câu hỏi trong giới Công Giáo cũng như trong các Giáo Hội Kitô khác.
Chúng ta phải giải thích thế nào? Tôi lập lại câu hỏi ban đầu: có phải chúng ta đang đối phó với một sự can thiệp đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ‘một thần ân cho thời đại chúng ta’, hay với một hiện tượng tự nhiên mà – trong một số trường hợp và dưới những hoàn cảnh nào đó – có thể hữu ích?
Trong Phần Hai tôi sẽ cố gắng nắm bắt câu hỏi này và để giúp phong trào Canh Tân trong nhiệm vụ phân định của nó.
Nhưng trước khi chúng ta đi sang cuộc nghiên cứu trực tiếp, nghiêm trọng về ‘nghỉ yên trong Thần Khí,’ điều thích hợp là tự hỏi chúng ta xem những người cổ vũ hiện tượng này mà họ trích dẫn Kinh Thánh và các văn gia thần bí để hỗ trợ cho những thỉnh cầu của họ thì có giải thích các nguồn của họ cách chính xác không. Do đó chương sau sẽ khảo sát những viện dẫn Kinh Thánh và thần bí mà họ viện dẫn để hậu thuẫn cho sự giải thích siêu nhiên.