Như tôi nói ở trên, trong lịch sử Giáo Hội thường phải đương đầu với hiện tượng về sự tương tác giữa thân xác, linh hồn và trí tuệ. Một phản ứng tâm linh càng có hậu quả trên thân xác, sự phân định càng trở nên thiết yếu hơn. Trong quy trình tuyên thánh, Giáo Hội thận trọng phân biệt các thuộc tính của sự thánh thiện đích thực (được tìm thấy trong các nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến) với những biểu hiện bề ngoài thân xác, tỉ như xuất thần, bay bổng, năm dấu thánh, và vân vân.
Đức Piô XII đưa ra một thí dụ tiêu biểu của sự thận trọng này vào năm 1940 nhân dịp tuyên thánh cho Chị Gemma Galgani. Đức giáo hoàng thận trọng công bố rằng việc xác nhận sự thánh thiện của chị thì không bởi lý do các hiện tượng thân xác được thấy trong cuộc đời của chị, nhưng bất kể những điều này, vì người không do dự liên kết chúng với các khuynh hướng loạn thần kinh. Không có cách nào rõ ràng hơn để nói rằng hai khía cạnh này thì khác biệt.
Tuy thế, một dấu hiệu khác của sự thận trọng của Giáo Hội nằm trong việc nhấn mạnh đến điều mà nó thường được dùng để phân biệt giữa thần ân thánh hóa người nhận, làm cho họ hài lòng Thiên Chúa (là ý nghĩa của câu Latinh xưa gratum faciens) và thần ân mà đối tượng trực tiếp là ích lợi của cộng đồng, sự gầy dựng của nó trong ý nghĩa suy diễn ‘xây dựng toàn thể cộng đồng’; những ơn sau này không nhất thiết thánh hóa người nhận và khí cụ. Chúng được cho không (gratis datae) cho một sự sử dụng mà nó vượt trên con người và với một quan điểm phục vụ cộng đồng trong một cách đặc biệt.
Để chứng minh sự dẫn giải siêu nhiên của hiện tượng té ngã, một số người đề xướng viện dẫn ‘các tương đồng’ bí nhiệm mà, theo quan điểm của họ, thuộc về cùng một loại hiện tượng. Theo đó, họ so sánh sự ’nghỉ yên trong Thần Khí’ với sự an nghỉ của linh hồn hoặc ngay cả sự cầu nguyện thinh lặng. Nhưng phải rõ ràng xác định rằng chúng ta đang đương đầu với hai mức độ cảm nghiệm hoàn toàn khác nhau.
Đây là những gì T. Phanxicô “de Sales” viết về sự an nghỉ của linh hồn:
Đôi khi linh hồn được hồi tưởng ở trong Thiên Chúa và trước mặt Thiên Chúa, nó chú ý đến sự thiện hảo của Người Yêu của nó mà sự chú ý, cảm giác, khó có thể được gọi như thế, thì quá đơn sơ và tế nhị khi sử dụng chức năng này, tương tự như một số con sông mà nó chảy thật êm đềm và phẳng lặng đến độ những ai theo dõi hoặc dong buồm trên đó sẽ nói rằng họ không thể thấy được hoặc cảm được sự chuyển động gì cả bởi vì không thể cảm nhận được các gợn sóng nhấp nhô. Chính sự an nghỉ của linh hồn mà trinh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu gọi là sự cầu nguyện thinh lặng, nó rất khác với điều mà thánh nữ ám chỉ đến như là giấc ngủ của các năng lực, nếu tôi hiểu đúng (Treatise on the Love of God, Book VI, ch. 8).
Nếu chúng ta so sánh sự an nghỉ này của linh hồn với ‘nghỉ yên trong Thần Khí’, ngay lập tức chúng ta nhận ra rằng đó là những cảm nghiệm tinh thần hoàn toàn khác biệt, chỉ có một nét chung là chữ ‘nghỉ’, mà trong trường hợp thứ hai, được sử dụng rất mơ hồ.
“Nghỉ yên trong Thần Khí’ còn được diễn tả như một hình thức của sự cầu nguyện thinh lặng. Ở điểm này, khi được tôi hỏi, thần học gia Ái Nhĩ Lan dòng Camêlô là Cha Christopher O’Donnell, một giáo sư về thần học thần bí, trả lời như sau:
Sự cầu nguyện thinh lặng thì rất đa dạng về hình thức. Nó có thể tối và nó có thể sáng. Những diễn tả của nó thì rất phỉnh phờ: nó dễ lầm lẫn sự cầu nguyện hồi tưởng với sự cầu nguyện thinh lặng, nhất là cho những ai không có kinh nghiệm nhiều về sự cầu nguyện thinh lặng.
Nói ngắn gọn, tôi cho rằng sự khó khăn của tôi có thể diễn tả như thế này: đạt được điều gì khi nói “chết trong Thần Khí’, khi nó xác thực, giống với sự cầu nguyện thinh lặng? Không có đường tắt đến sự thánh thiện cao cả, và thói quen đón nhận sự cầu nguyện thinh lặng cần đi trước sự thánh thiện cao cả và sự thanh khiết lớn lao của tâm hồn. Chính vì người ta không được chuẩn bị để tâm hồn họ được thanh tẩy mà Chúa không thể ban cho ơn này.
Có thể có những ngoại lệ nào không? Dĩ nhiên. Nhưng tôi không thể thấy có bất cứ chứng cớ nào buộc phải đề nghị rằng, khi xác thực, ‘chết trong Thần Khí’ là một sự cầu nguyện thinh lặng. Đúng hơn là một trạng thái thinh lặng của sự an nghỉ chữa lành. Sự phân định các mức độ khác nhau của những sự cầu nguyện thường bao gồm một sự kiểm điểm lối sống tổng quát của một người: thói quen thì rất mạnh mẽ trên điều này. T. Têrêsa tìm kiếm sự gia tăng đức khiêm nhường, tình huynh đệ và sự từ bỏ. ‘Chết trong Thần Khí’ rất thường có khuynh hướng là sự thay đổi không kéo dài – giả như kiểm điểm lại sáu tháng sau. (Thư riêng đề ngày 20 tháng Mười 1982).
Ở đây tác giả cũng vạch ra rằng, chúng ta đang đối phó với hai cảm nghiệm khác nhau.
Các nhà thần bí vĩ đại, đặc biệt hai Tiến Sĩ Hội Thánh nổi tiếng, T. Têrêsa Avila và T. Gioan Thánh Giá, nhiều lần cảm thấy bó buộc phải nói lên quan điểm của mình về các cảm nghiệm thần bí từ góc cạnh những ảnh hưởng thân xác. Tuy tính khí khác nhau, không hồ nghi là cả hai có những dè dặt nghiêm trọng về xu hướng đánh giá quá cao các hiện tượng ngoại vi này.
Trong cuốn Book of the Foundations, T. Têrêsa viết về sự yếu đuối thể xác và ngất ngây khi cầu nguyện như sau:
Có thể tôi được hỏi về những khác biệt nào giữa điều này và sự sung sướng vô ngần (rapture), vì hai điều này, tối thiểu ở bên ngoài, thì như nhau. Đây không phải là một điều vô lý để nói, nhưng nó không đúng. Sự sung sướng vô ngần, hoặc sự kết hợp của mọi chức năng, như tôi đã nói, kéo dài chỉ thời gian ngắn và để lại trong linh hồn các hiệu quả rõ rệt và một ánh sáng nội tâm, cùng với nhiều ích lợi khác: sự hiểu biết không hoạt động chút nào – chính Chúa là Đấng hoạt động trong ý lực.
Trong trạng thái này tư thế thì rất khác. Thân xác bị giam hãm, nhưng ý lực, trí nhớ và trí hiểu thì không. Tuy nhiên, các hoạt động của chúng thì bất thường, và, nếu tình cờ chúng bận rộn với một chủ đề nào đó, chúng sẽ tiếp tục tranh luận điều đó mọi lúc.
Tôi không thấy lợi điểm trong sự yếu đuối thân xác này, vì nó không còn gì khác… Do đó tôi khuyên các bề trên phải hết sức nỗ lực để ngăn cản sự ngất ngây lâu dài này, vì theo quan điểm của tôi chúng không làm gì cả nhưng chỉ làm tê liệt các chức năng và giác quan và cản trở chúng chu toàn các mệnh lệnh của linh hồn. (T. Têrêsa Avila, Book of the Foundations, chương 6).
Trong cuốn The Ascent of Mount Carmel, T. Gioan Thánh Giá tự hỏi mình giá trị nào phải được quy cho các hiện tượng nào đó đang ảnh hưởng đến ‘các giác quan về thể xác’, tỉ như ‘nhìn thấy các nhân vật hay những người của đời sống khác’, được nghe ‘những lời khác thường’, được ngửi ‘các mùi thơm’, được nếm thử ‘hương vị vui sướng’, và các cảm nhận về giác quan tương tự nhận được trong các tình trạng thần bí.
Và đâu là những điều thánh nhân nói về chúng?
Phải được biết rằng, tuy tất cả những điều này có thể xảy ra với các giác quan của thể xác theo một đường lối của Thiên Chúa, chúng ta không bao giờ nên dựa vào chúng hay chấp nhận chúng, nhưng phải luôn tránh xa chúng, mà không tìm cách xác định chúng tốt hay xấu; vì càng ở bên ngoài và thuộc về thân xác bao nhiêu, chúng càng ít chắc chắn thuộc về Thiên Chúa bấy nhiêu. Vì với Thiên Chúa, điều thích hợp và quen thuộc hơn trong sự truyền đạt là cho thần trí, trong đó có sự an toàn và ích lợi hơn cho linh hồn, hơn là giác quan, trong đó thường nguy hiểm và phỉnh phờ hơn; vì giác quan của thể xác phán đoán và ước lượng những điều tinh thần bởi nghĩ rằng chúng như thế vì cảm thấy như thế… Giác quan của thể xác thì ngu dốt những điều tinh thần. Do đó ai quý trọng những điều như thế thì sai lầm lớn và tự đặt mình vào sự nguy hiểm lớn lao là bị đánh lừa; trong bất cứ trường hợp nào trong họ sẽ có một sự trở ngại hoàn toàn đối với sự thành đạt về tâm linh. (T. Gioan Thánh Giá, The Ascent of Mount Carmel, Quyển II, Chương 11)
Một nhận xét khác của T. Gioan Thánh Giá có thể hữu ích áp dụng cho hiện tượng mà chúng ta lưu tâm ở đây:
Nếu một cảm nghiệm như thế thì từ Thiên Chúa, nó tạo ra hiệu quả trên thần trí ở ngay lúc nó xuất hiện hay được cảm thấy, mà không cho linh hồn thời gian hay cơ hội để cân nhắc có nên chấp nhận hay khước từ điều đó. Vì, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho những điều này về siêu nhiên, không có nỗ lực về phần linh hồn, và độc lập với khả năng của linh hồn, Thiên Chúa tạo ra trong đó hiệu quả mà Người muốn bởi phương tiện là những điều như thế; … nó như thể lửa được áp vào thân xác trơ trụi của một người; dù người ấy có muốn bị thiêu đốt hay không, đó là vấn đề nhỏ; lửa sẽ cần hoàn thành công việc của nó.
3. Trước đây không lâu, Cha “de Grandmaison”, SJ, viết một vài hàng mà ngày nay có giá trị như một lời kêu gọi hãy thận trọng. Tuy không được trình bày như một đèn đỏ, tối thiểu chúng là đèn vàng hay một cảnh giác:
Sự xuất thần – và ở đây tôi dùng chữ này trong nghĩa giới hạn của các hiện tượng của sự kiềm chế, tạm bất tỉnh, bất động và co rúm, cứng đờ, miễn trừ phần nào quy luật của trọng lực, và những lời nói và cử chỉ tự động – thì không phải là một đặc ân hay một sức mạnh được ban cho một người. Đó là cái giá các nhà thần bí phải trả cho sự mong manh của thể xác của họ. Hậu quả là, nó có thể tái tạo hoặc, chính xác hơn, được tạo ra bởi mọi loại nguyên nhân. Có những sự ngất ngây vì yếu đuối, tập trung tư tưởng quá độ, hoặc nỗ lực kết hợp với Thiên Chúa cách quá đáng. Cũng có những sự xuất thần quỷ quái, giả mạo và bệnh hoạn mà chúng là kết quả của sự xảo trá, quá kích động, hoặc ngay cả nuốt các chất độc như cây ‘valerian”. (Trích dẫn bởi Henri Bremond, Histoire littéraire du sentiment religieux en France, vol. II: ‘L’invastion mystique’, Paris, p. 591)
Bây giờ chúng ta phải đi sâu hơn vào sự phân tích. Các chương trước của phần thứ hai này thì không phải là một câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi quan trọng nằm bên dưới, nhưng chỉ cho thấy rằng những liên quan về Kinh Thánh và thần bí mà chúng ta xem xét thì tự nó không thích hợp để cho rằng hiện tượng té ngã thuộc về một truyền thống lâu đời của Kitô Giáo. Chúng ta hãy nhìn cặn kẽ hơn đến chính hiện tượng này.