Theo chúng tôi được biết, cha Đắc Lộ hầu như không nếu đích danh Xứ Bắc, Kẻ Bắc, hay Kinh Bắc trong các tác phẩm của mình. Vùng này chỉ được ám chỉ trong những đoạn văn tóm lược về tình hình chung của Đàng Ngoài. Tuy nhiên, vùng Kinh Bắc lại được đề cập đến trong những báo cáo của các thừa sai Dòng Tên sau cha Đắc Lộ.
Trong những tài liệu của cha Đắc Lộ
Có thể nói lần đầu tiên cha Đắc Lộ ám chỉ tới vùng Kinh Bắc khi bàn về tiền tệ và buôn bán ở Đàng Ngoài. Chi tiết ám chỉ này là “bốn trấn” quanh kinh thành Kẻ Chợ:
Tiền đồng lưu thông giữa người Đàng Ngoài thuộc hai loại, loại lớn hay loại nhỏ. Loại lớn thường được tiêu dùng trong khắp Vương Quốc, và đa phần được mang đến từ nơi khác, do các nhà buôn Trung Hoa, và xưa kia cũng do các nhà buôn Nhật Bản nữa. Ngược lại, loại nhỏ chỉ được tiêu dùng trong kinh thành và trong bốn trấn ở chung quanh, chứ không được dùng nơi các trấn khác cũng thuộc Vương Quốc này, và cũng không được dùng ở Đàng Trong 1.
Có thể nói, trong các tác phẩm của mình, còn một lần khác nữa cha Đắc Lộ ám chỉ đến vùng Kinh Bắc khi tóm lược những tiến triển vượt bậc trong công cuộc loan báo Tin Mừng tại Đàng Ngoài, khi cho biết Tin Mừng đã được gieo rắt ở khắp các tỉnh trong nước:
Giáo hội Đàng Ngoài đang ở trong tình trạng chúng tôi đã tường thuật cho tới đây. Chúng tôi đã hoạt động trong thời gian ba năm, với những thành công và bất trắc rất khác nhau. Tính ra được năm ngàn giáo dân và những hạt giống đức tin đã được gieo trong đa số các tỉnh, hứa hẹn trong tương lai một mùa gặt lớn lao và rất phong phú 2.
Dĩ nhiên, còn phải kể tới lần Kẻ Bắc được nêu đích danh trong tài liệu của cha Đắc Lộ, đó là chi tiết trong tấm bản đồ được in trong cuốn Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài, ấn bản năm 1651 tại Lyon:
Những chi tiết này cho thấy rằng cha Đắc Lộ có biết tới Xứ Bắc. Rất có thể trong thời gian ba năm cha ở Đàng Ngoài, đã có những người hoặc những nhóm người theo đạo ở Xứ Bắc. Chúng ta cần đến những tài liệu khác để biết rõ hơn về điều này.
Thiết tưởng cũng cần ghi nhận một chi tiết nhỏ nhưng ít nhiều liên quan đến Xứ Bắc. Ở chương 26 cuốn Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài, tác giả có đề cập tới địa danh Che Dun. Một số nhà nghiên cứu cho rằng địa danh này chính là Kẻ Đông hay Xứ Đông thời Lê-Trịnh. Sự việc có lẽ diễn ra vào cuối năm 1628 và được thuật lại như sau:
Chúng tôi còn nhận được những dấu hiệu nhiệt thành và sốt sắng của một bà Anna khác đã là giáo dân, vợ viên quan tỉnh Kẻ Đông. Bà không khuyên được chồng trở lại đạo, chỉ vì ông ham mê sắc dục, nhưng bà chinh phục được tất cả gia quyến. Bà rất sung sướng và rất khéo léo làm cho một số đông người trong tỉnh có cảm tình tốt với đạo ta, đến nỗi không bao giờ bà vào phủ để lo các việc hành chính thay chồng mà bà không đem theo nhữngn người đã hoàn toàn được chuẩn bị để trở lại đạo. Được vậy là nhờ Inhaxu chúng tôi đã nói tới và sẽ còn nói ở chỗ khác, Inhaxu giúp rất nhiều bằng lời dạy dỗ nhiệt thành. 3
Chúng tôi cho rằng sự kiện này ít nhiều có liên quan đến Xứ Bắc, vì trong các tài liệu sau đó, Xứ Bắc và Xứ Đông thường gộp chung với nhau trong các bản tường trình hay trong việc phân chia các khu vực hoạt động mục vụ.
Trong một số tài liệu của các thừa sai Dòng Tên thế kỉ thứ 17
Những ghi chép trước đây cho chúng ta biết rằng từ năm 1626 đến năm 1694, Dòng Tên đã gửi tới Đàng Ngoài 61 thừa sai, trong đó có 4 linh mục và 3 tu huynh người Đàng Ngoài 4. Nhiều vị trong số này đã để lại cho chúng ta những tài liệu quí báu về sinh hoạt của các cộng đoàn Kitô hữu tại Đàng Ngoài trong giai đoại này.
Trước hết, trong bản tường trình về chuyến kinh lí Đàng Ngoài của mình, ngày 12-10-1647, cha Jean Cabral kể về Xứ Đông và Xứ Bắc như sau:
Tôi đem Thừa sai Fontes cùng đi thăm các tỉnh thuộc xứ Đông và xứ Bắc… Và lần này, tôi cũng được đón tiếp một cách nồng nhiệt và với những thể thức như các nơi khác. Chúng tôi đi ngựa và đi cáng (…) chúng tôi đi khắp nơi, giữa ban ngày, trước mắt mọi người, qua đường và qua chợ đông người, mà không ai thắc mắc cả. Nơi nào có những giáo hữu, thị họ liền tới, đem theo lễ vật nhiều lúc với cơm và thức ăn làm sẵn cho những người đi theo chúng tôi . Họ còn “lạy” chúng tôi trước mặt người ngoại mà không hề hổ ngươi. Điều này thực đáng khen vì nó chứng tọ là họ không sợ xưng mình là Công giáo hoặc sợ người ta biết mình là Công giáo. Người ngoại cũng rất dễ thương. Nhà thờ lớn nhât ở các tỉnh này là nhà thợ của một giáo hữu thủ chỉ của làng, có tên thánh là Phaolô. Ông đã dâng cúng cho chúng tôi tất cả tài sản của ông, trong đó có một nhà thờ và một nhà ở cho hai thừa sai, khá khang trang và lợp ngói, do ông xây cất. Bởi vì ông là một nhân vật quan trọng, nên điều này không làm ai thắc mắc… Từ đó tôi sang nhà thờ Quegnoc (?) với ý định sẽ cử hành lễ Phục Sinh ở đây. Giáo hữu đã tới rất đông, có nhiều người ở nơi khác tới nữa. Nhưng giáo hữu của một làng gần bờ biển, cách xa không đầy một ngày đàng, đã năn nỉ tôi đến với họ, nên tôi đã phải tới với họ và để Thừa sai Fontes ở lại nơi đây. Chiều thứ bảy Tuần Thánh (20-4), tôi tới nhà thờ Dolam. Thừa sai Cardoso ở đây với vô số giáo hữu. Suốt đêm đó, người ta trình diễn các màn kịch thánh và những trò chơi rất lành mạnh (…). Sáng sớm tôi đã dâng Thánh lễ trọng thể cho họ và có đông người rước lễ. Một số người khác đã ở lại dự lễ của Thừa sai Cardoso (…) 5.
Những miêu tả trên đây khó có thể giúp chúng ta xác định chính xác địa danh đã được đề cập tới. Tuy nhiên, nếu liên kết với thông tin nêu trên của cha Đắc Lộ, cùng với chi tiết cho biết bờ biển “cách xa không đầy một ngày đàng”, chúng ta có thể tạm định vị nơi này ở Kẻ Đông, có thể là khu vực Hải Dương ngày nay. Chúng ta có thêm một thông tin thú vị từ bản tường trình này, đó là con số tín hữu đã lên tới khoảng 170 ngàn 6, số nhà thờ trong khắp nước cũng đã khá nhiều:
Tôi đã gặp các thừa sai thuộc vương quốc: Thừa sai Felix Morelli và Thừa sai Antonio de Fontes ở trụ sở Hangbi (Hàng Bè) tại kinh đô; Thừa sai Onufre Borges ở Homac 7 (?), phía Nam, ngay cửa vào; Thừa sai Martin Coelho ở Thanh Hoá; các thừa sai Manuel Cardoso và Paulo Carlopresi ở Nghệ An. Và tại tất cả các cư sở đó, trừ trụ sở Homac, đều có nhà cho các thầy giảng được nuôi dưỡng nhờ sự dâng cúng của giáo hữu: các thầy giảng đã giúp các thừa sai rất đắc lực và có nhiều thầy giảng ở mỗi cư sở.
Các nhà thờ cũng nhiều (…) Ở xứ Nam có 51 nhà thờ; ở Thanh Hoá (kể cả trú sở Queno (Kể Nô?) mà chúng tôi đã cho mở cửa như sẽ nói sau này) có 30 nhà thờ lớn và 29 nhà thờ nhỏ; ở các tỉnh thuộc xứ Bắc và xứ Đông, có 37 nhà thờ; ở Nghệ An có 53 nhà thờ. Đó là không kể các nhà nguyện trong các làng để người Công giáo hội họp đọc kinh và xưng tội, rước lễ khi có linh mục tới 8.
Theo Marini, trong những năm 1655 đến 1659, số tín hữu đã gia tăng tới 350.000 9. Số nhà thờ tồn tại tới trước cuộc bách hại là 416 10. Tuy nhiên, con số cụ thể được kể ra trong bản văn của Marini là 414 và được phân chia như sau: trấn Nghệ An 11 120, trấn Thanh Hoa 34, trấn Kẻ Vó 40, trấn Sơn Nam 114, trấn Đông 50, trấn Sơn Tây 15, trấn Bắc hơn 25, tại kinh đô có 4 nhà thờ và 12 ở vùng phụ cận. Sau cuộc bách hai, tức là những năm 1655 đến 1659, số nhà thờ ở Đàng Ngoài là 325, ngoài ra, còn có hàng trăm nhà nguyện 12. Tài liệu của Bento Thiện cho chúng ta biết cụ thể hơn rằng vào năm 1659, “Kinh bắc xứ được mười lăm nhà thánh” 13, trong cả nước lúc đó có 340 nhà thờ 14. Ghi chép của cha Tissanier cho biết đến năm 1663 ở Đàng Ngoài có 386 nhà thờ 15. Những con số này cho thấy trong giai đoạn những năm 1647 đến 1663, các tín hữu ở Đàng Ngoài đã trải qua khá nhiều biến động do những hạn chế và cấm cách, thế nhưng con số người theo đạo vẫn khôn ngững gia tăng nhanh chóng.
Sau những biến cố được kể tới ở đây, hoạt động của các linh mục Dòng Tên ở Đàng Ngoài ngày càng bị hạn chế. Trong những năm 1663 đến 1669, do lệnh cấm của chúa Trịnh, các linh mục Dòng Tên hoàn toàn vắng bóng tại Đàng Ngoài 16.
Trong một số tài liệu của Hội Thừa Sai Paris
Cũng cần biết thêm rằng sức tiến triển mạnh mẽ của các cộng đoàn tín hữu tại Đàng Ngoài, cùng với những cuộc vận động không biết mệt mỏi của cha Đắc Lộ đã đưa đến việc thiết lập hai Vùng Đại Diện Tông Toà Đàng Trong và Đàng Ngoài vào ngày 9-9-1659.
Chính trong thời khoảng thời gian này, hai vị Đại Diện Tông Toà đầu tiên, Đức cha François Pallu và Lambert de la Motte, đã đi đường bộ đến Thái Lan. Vào năm 1664, hai Đức cha đã nhóm họp công đồng địa phương tại Juthia, Thái Lan, quyết định thiết lập chủng viện tại chính nơi tổ chức công đồng 17. Cha François Deydier được cử đi Đàng Ngoài và đến nơi vào tháng 8-1666.
Ngay khi tới nơi, cha Deydier đã làm ngay công việc cấp bách là tìm cách tiếp xúc và tập hợp các thày giảng. Lúc đó, số thày giảng kỳ cựu chỉ còn 8 người, số thày giảng trẻ và người phục dịch khoảng 45 hay 50 lúc các thừa sai Dòng Tên rời Đàng Ngoài chỉ còn lại 15 người, trong số đó, một số không biết chữ 18, nhưng bù lại, có nhiều người trẻ gia nhập nhóm này. Thày Gioan Huệ là trụ cột của nhóm. Họ được ông Raphael Rhodes cho vay tiền mua một chiếc thuyền để làm kế sinh nhai và chia sẻ đời sống cộng đoàn 19. Tháng 3-1668, cha Deydier gửi sang chủng viện Juthia hai thày giảng Bentô Hiền và Gioan Huệ. Mấy tháng sau, ngày 15-6-1668, hai thày được Đức cha Lambert de la Motte truyền chức linh mục và trở lại Đàng Ngoài. Đó là hai linh mục bản xứ tiên khởi của Đàng Ngoài 20. Năm 1670, Đức cha Lambert de la Motte tới Đàng Ngoài triệu tập công đồng miền tại Dinh Hiến và đã truyền chức linh mục cho 7 thày giảng, đó là các vị Martin Mật 68 tuổi, Antôn Quế 56 tuổi, Philíp Nhân 52 tuổi, Simon Kiên 60 tuổi, Giacôbê Chiểu 46 tiểu, Lêôn Trí 46 tuổi và Vitô Tri 30 tuổi, trẻ hơn tất cả 21. Bản văn công đồng phân chia các vùng mục vụ ở Đàng Ngoài như sau:
Khoản 3 – Vì vương quốc này được chia thành năm trấn, việc điều hành trấn Nghệ An đã được giao cho Thầy Martin. Thầy sẽ đặt cư sở thường xuyên tại xứ Lang-cau, và sẽ coi soc tất cả các nhà thờ, kể từ giáo xứ kể trên cho đến ranh giới trấn Thanh Hoa. Thầy Lêôn van Tri sẽ ở tại giáo xứ Ke-lan, và sẽ coi sóc tất cả các nhà thờ kể từ giáo xứ này cho đến ranh giới Đàng Trong. Thầy Philíp Nhân sẽ coi sóc trấn Thanh Hoa ngoại và sẽ đặt trú sở thường xuyên ở xứ Ke-bo. Thầy Vitus van Tri sẽ coi sóc trấn Thanh Hoa nội và sẽ đặt trú sở thường xuyên tại xứ Van-no. Thầy Simon Kien sẽ coi sóc Sơn Nam hạ về hướng Sơn Tây và sẽ đặt trú sở thường xuyên tại xứ Trinh-xuyen. Thầy Jean van Hoe sẽ coi sóc trấn Sơn Nam về phía đông và sẽ đặt trú sở thường xuyên tại xứ Kien-lao. Các trấn Hải Dương và Kinh Bắc, ít hơn các trấn các, cả hai trấn đã được giao cho Thầy Antoine van Qué. Thầy sẽ đặt trú sở thường xuyên ở xứ Che-nam. Thầy Jacques Van Chieu sẽ coi sóc trấn Sơn Nam thượng và trấn Sơn Tây, vốn có ít nhà thờ hơn, và sẽ đặt trú sở thường xuyên tại xứ Ke-ruong. Thầy Benoit van Hien sẽ coi sóc hai xứ Phục Sinh và Giáng Sinh trong kinh thành 22.
Ở khoản 4, bản văn cũng cho biết thêm rằng thầy giảng Jacques Cau Gen giúp Thầy Antoine Qué 23. Việc phân chia các linh mục đầu tiên theo các vùng mục vụ trên đây dường như kéo dài không lâu, vì bản phân chia vào năm 1673 cho biết Thầy Antonius van Qué ở xứ Van-no, điều hành trấn Thanh Hoa, Thầy Jacobus van Chieu điều hành trấn Kinh Bắc và Hải Dương 24. Ghi chép vào năm 1686 cho biết rằng cộng đoàn Kitô hữu Đàng Ngoài lúc đó có 13 linh mục bản địa, một trong các vị đó được trao phó coi sóc Xứ Bắc 25.
Ngoài ra, đôi khi một số làng công giáo Xứ Bắc cũng được nhắc tới trong các tài liệu vào thời gian này. Bản tường trình của Vị Đại Diện Tông Toà vào năm 1675 có kể lại vụ án Ke-coue ở trấn Kinh Bắc:
Vào đầu năm, chúng tôi làm điều có thể làm nhằm buộc một bậc thầy kia phải tước bỏ một quĩ mà họ đã có, với ý định xây lại nhà thờ Ke-coue; nhưng về phía họ, họ cũng đã làm tất cả những gì mà họ cho là phải làm để lấy lòng bậc thầy và những kì mục ở đó, bởi vì nơi này đã rất thuận tiện cho việc thực hành đạo thánh chúng ta một cách tự do, và chúng tôi đã có thể dễ dàng qui tụ các tín hữu ở cả trấn Kinh Bắc lẫn trấn Hải Dương. Lời xin của họ thật thích đáng, nên dù cho uy tín và những nỗ lực của các đối thủ của họ, chúng tôi đã để họ được sở hữu mảnh đất, và họ đã xây dựng lại nhà thờ. Ngôi nhà thờ lại được giao cho vị linh mục người Đàng Ngoài vốn vẫn coi sóc nhà thờ này trước đó 26.
Một địa chỉ quan trọng khác trong sinh hoạt của cộng đoàn Kitô hữu Đàng Ngoài vào thời điểm này là tiểu chủng viện Kẻ Cốc 27. Dưới đây là những ghi chép vào năm 1685, với nhan đề Tiểu chủng viện tại Kẻ Cốc:
Thấy rằng trường đã được lập ở Kiên Lao, trong trấn Sơn Nam đã bị thiêu cháy theo lệnh quan trấn thủ, đồng thời nhận thấy rằng ở trấn Kinh Bắc, người ta thực hành đạo công giáo được tự do hơn, do lòng tốt của quan trấn thủ ở đây và một số viên chức Kitô hữu trong trấn, vốn đã hứa với các ngài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc này, các vị Đại Diện Tông Toà làm một ngôi trường khác trong một ngôi làng nhỏ có tên Kẻ Cốc, hầu như toàn tòng công giáo (trừ một hay hai gia đình). Ngôi làng này, dù bất tiện vì hổ ở rừng gần bên đôi khi vào làng lúc ban đêm để kiếm mồi và ăn thịt lợn gà của cư dân, nhưng vẫn còn thuận tiện hơn cho việc dựng trường, bởi vì chúng tôi có thể dễ dàng kiếm được trong rừng mọi thứ gỗ cần thiết để dựng nhà và đun nấu, và nhất là vì khi có bách hại, thật không khó tìm được những nơi trú ẩn chắc chắn ngoài tầm vây bắt của các quan án 28.
Tiểu chủng viện Kẻ Cốc được dựng năm 1684 và chỉ hoạt động được một năm do cha de La Vigne hướng dẫn. Số tiểu chủng sinh từ 12 lên tới 7 bàn ăn, tức khoảng 28. Cha de La Vigne bị dân ngoại ở làng bên phao là viết chữ vương trên trán và đang âm mưu nổi loạn. Cha lánh qua làng khác và trao việc điều hành tiểu chủng viện cho một thầy giảng kì cựu. Nhưng tháng 5-1685, dân ngoại tụ tập quấy phá làng Kẻ Cốc một cách dữ dội, nên tháng 7 năm đó, các tiểu chủng sinh buộc phải phân tán đi khắp các nơi, cứ vài thầy đến ở với một cha 29.
Như vậy, những ghi chép của các thừa sai Dòng Tên cho chúng ta biết rằng đến khoảng năm 1648, trấn Kinh Bắc đã có tới 25 nhà thờ, nhưng đến năm 1659, số nhà thờ chỉ còn 15. Công đồng miền tại Dinh Hiến vào năm 1670 đã trao cho một trong những linh mục đầu tiên của Đàng Ngoài, Antôn van Qué, coi sóc vùng Hải Dương và Kinh Bắc. Ghi chép vào năm 1673 cho biết vị linh mục coi sóc hai trấn này vào lúc đó là Thầy Jacobus van Chieu. Đến những năm 1684-1685, một tiểu chủng viện đã được lập ở Kẻ Cốc, trấn Kinh Bắc,