Sơ Lược
Các tác giả thường theo một dòng tư tưởng. Điểm này theo sau một điểm khác trong một cách hợp lý để độc giả có thể theo dõi. Thông thường một dòng tư tưởng được hình thành đặc biệt để đáp ứng với nhu cầu của một loại độc giả nào đó mà tác giả muốn thông tin. Mátthêu và Luca, cả hai, đều làm công việc đó một cách khéo léo.
Mátthêu đặt bút viết khi ông nghĩ đến các phần tử bơ vơ, xa lạ của cộng đoàn của ông. Vì thế ông kể chuyện con chiên lạc theo một cách. Luca lưu tâm đến những người ở bên ngoài, nhất là người yếu ớt và dễ bị tổn thương, nên ông kể cùng câu chuyện này theo một cách khác. Cả hai đều trình bày Đức Giêsu cho nhu cầu của một loại độc giả đặc biệt.
Chúng ta bắt đầu học hỏi Kinh Thánh bằng sự gợi ý về cách cộng đồng đức tin sử dụng và tái sử dụng những truyền thống cũ để nói với các hoàn cảnh mới mà họ gặp. Người ta thấy các bản văn cũ có thể được sử dụng trong nhiều phương cách rộng rãi và mỗi lần bản văn được tái thích ứng, họ nghe Thiên Chúa nói một cách khác. Một kết luận được rút ra từ sự học hỏi này đó là ngày nay chúng ta cũng trong cùng một vị thế như những người nhận được truyền thống này trước chúng ta. Kinh Thánh cũng là lời của Chúa nói với chúng ta.
Việc học hỏi về bối cảnh lịch sử trong chương trước cho thấy rõ ràng là ý nghĩa của một bản văn thì tùy thuộc rất nhiều vào bối cảnh mà trong đó nó được sử dụng. Dĩ nhiên, sự thảo luận đầy đủ về bối cảnh lịch sử của bất cứ bản văn Kinh Thánh nào là một vấn đề rộng và phức tạp, bởi vì có nhiều điều ở đằng sau mỗi chữ và mỗi câu. Tuy vậy, với nỗ lực bình thường khi học hỏi chúng ta sẽ thấy được rõ ràng giá trị của việc nhìn các sự kiện trong bối cảnh.
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ khám phá trong việc học hỏi Kinh Thánh, chữ “bối cảnh” có thể áp dụng cho nhiều loại đề mục. Có các bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội, bối cảnh văn chương, bối cảnh văn hóa, và ngay cả bối cảnh thần học mà chúng có thể có lợi để học hỏi. Khi nhìn vào bối cảnh lịch sử, chúng ta đã phác họa với một cây cọ tương đối lớn. Tuy vậy chữ “bối cảnh” có thể được dùng để ám chỉ các đề mục hẹp hơn, riêng biệt hơn đáng được đặc biệt lưu ý.
Thí dụ, chúng ta có thể đặt một bản văn vào bối cảnh lịch sử rộng lớn của vùng Palestine thế kỷ thứ nhất. Vào lúc ấy, Palestine gồm người Ít-ra-en và cả dân ngoại, có nhóm nói tiếng Ả Rập và nhóm nói tiếng Hy Lạp. Một ngôn ngữ, văn hóa có ảnh hưởng đến phương cách mà người của nó hiểu về sự vật. Ngay cả trong một nhóm đơn độc, người Ít-ra-en, có nhiều loại thần học, nhóm xã hội, vân vân. Mỗi nhóm nhỏ này có phương cách đặc biệt riêng để nhìn đến sự vật và vì thế mỗi nhóm là một “bối cảnh” với quyền lợi riêng của nó. Bởi thế chữ “bối cảnh” là một thuật ngữ có thể được hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp.
Để thuật ngữ được ngay thẳng, điều quan trọng là cho biết loại bối cảnh nào mà chúng ta ám chỉ đến trong việc học hỏi. Trong chương trước, chúng ta đã dùng chữ “bối cảnh” để ám chỉ bối cảnh lịch sử rộng lớn. Trong chương này chúng ta sẽ đặc biệt nói về hai loại bối cảnh mà chúng có ảnh hưởng đến cách đọc một bản văn.
Trước hết chúng ta sẽ nghiên cứu bối cảnh văn hóa: đưa một bản văn vào dòng tư tưởng của tác giả. Chúng ta sẽ thấy những gì tác giả nói trước và sau một điều gì đó thì sẽ đem lại một mấu chốt quan trọng để hiểu điều họ muốn nói.
Kế tiếp chúng ta sẽ nhìn đến một bản văn bị ảnh hưởng thế nào bởi độc giả riêng biệt của nó: bối cảnh mà trong đó bản văn được lắng nghe. Điều quan trọng cần nhận biết là bạn có thể nói cùng một điều với hai độc giả khác nhau và có thể được hiểu trong các phương cách hoàn toàn khác biệt.
Một lý do để học hỏi hai mục này cùng với nhau – bối cảnh văn hóa và độc giả – là vì độc giả thường bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Tác giả thường đưa bản văn vào dòng tư tưởng theo phương cách họ dùng để đến với độc giả riêng biệt. Như thế bối cảnh văn hóa và độc giả đan kết với nhau mà việc học hỏi cả hai cùng một lúc thì có thể làm sáng tỏ những gì tác giả đang thi hành trong những phương cách đặc biệt.
Khi xoay sang Kinh Thánh, điều quan trọng cần nhớ là phần lớn những gì trong Kinh Thánh thì được bắt đầu với truyền khẩu. Vào thời Kinh Thánh, rất ít người biết đọc, và hầu hết được truyền khẩu và được nhớ trong đầu. Sống trong một nền văn hóa cao, đôi khi chúng ta quên rằng các sách trong Kinh Thánh nguyên thủy có ý định là được đọc lớn tiếng cho những ai không biết đọc (xem 2 Các Vua 23:2 và Khải Huyền 1:3).
Nghệ thuật nhớ và tài kể chuyện được phát triển mạnh trong hoàn cảnh này. Ngay cả ngày nay ở Trung Đông, người ta hãnh diện khi có thể kể lại một cách chính xác. Tuy nhiên, truyền khẩu thì trôi chẩy hơn văn viết. Các câu chuyện khó được kể lại đúng như vậy vào những lần sau. Những người kể chuyện khác nhau dùng những cử điệu khác nhau, nhấn mạnh những chữ khác nhau, hoặc dùng những chữ để tô mầu ý nghĩa khác nhau.
Nói cho cùng, các dụ ngôn của Đức Giêsu được truyền khẩu. Câu chuyện là để nghe và nhớ. Nhưng những hoàn cảnh mà sau này các dụ ngôn được chia sẻ lại bởi Kitô Hữu tiên khởi đã không tránh được việc hình thành cách hiểu câu chuyện. Trong bài tập kế tiếp, chúng ta phải thận trọng về việc mong tìm thấy hình thức “nguyên thủy” của Dụ Ngôn Con Chiên Lạc. Mỗi lần kể lại câu chuyện này là một cơ hội để truyền đi những gì từng được nghe trước đây và cho phép nó được nghe và được nhớ trong một bối cảnh mới.
Dụ ngôn chúng ta chọn để học hỏi thì quen thuộc với nhiều người: Dụ Ngôn Con Chiên Lạc. Nó được kể hai lần trong Tân Ước, trong các Phúc Âm của Mátthêu và Luca. Đây là hai ấn bản của dụ ngôn này được xếp song song để dễ so sánh:
Mátthêu 18:10-14 | Luca 15:3-7 |
---|---|
10Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 11 (Vì Con Người đến để cứu những gì đã hư mất). 12Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? 13Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. 14Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất. | 3Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: 4“Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? 5Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ 7Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. |
Hãy cẩn thận đọc hai bản văn và so sánh từng chữ. Dùng bút mầu để tô những chữ giống nhau trong hai bản văn. Những khác biệt trong từng bản văn sẽ nổi bật để xem xét kỹ. Trước khi chúng ta thắc mắc về bối cảnh ảnh hưởng thế nào đến việc kể lại câu chuyện, chúng ta cần vạch rõ phần nội dung độc đáo riêng của từng bản văn. Khi bạn so sánh xong, hãy làm một danh sách những gì độc đáo trong từng câu chuyện.
Một Ghi Chú Quan Trọng
Hầu hết các bản dịch hiện nay bỏ câu Mátthêu 18:11 (vì Con Người đến để cứu những gì đã hư mất) ra khỏi câu chuyện của Mátthêu. Câu này không có trong bản Tân Ước sớm nhất bằng tiếng Hy Lạp. Trong Luca 19:10 có một câu giống như Mátthêu 18:11. Những người ghi chép thời Trung Cổ hiển nhiên nghĩ rằng câu này phải được bao gồm trong Mátthêu, và vì Mátthêu không có câu tương tự với Luca 19:1-10, họ thêm câu này vào dụ ngôn.
Nội Dung Độc Đáo của Mátthêu | Nội Dung Độc Đáo của Luca |
---|---|
Bây giờ bạn hãy so sánh các ghi chú và tóm lược sự nhận xét của chúng ta.
Có những khác biệt nhỏ giữa hai bản văn, nhưng có những khác biệt lớn đáng lưu ý. Nói chung, dường như Mátthêu đề cập đến vấn đề khinh miệt những người mà trước đây từng ở trong cộng đồng và sau này xa lạc. Trái lại, Luca chú trọng đến niềm vui đơn giản hơn khi thấy một người tội lỗi sám hối.