Sơ Lược
Chúng ta đã học qua một chuỗi các phương sách mà có thể giúp chúng ta mở rộng kho dự trữ cảm nghiêm chung với các tác giả Kinh Thánh và thế giới của họ. Chính cảm nghiệm chung giúp người ta hiểu được nhau.
Mục tiêu của chúng ta trong những học hỏi này là để hiểu những gì bản văn muốn nói với các độc giả đầu tiên. Nhưng điều đó được thực hiện không chỉ như một bài học lịch sử. Nó được thực hiện để chúng ta có thể hiểu được điều nó muốn nói. Hiểu được ý nghĩa của một bản văn vào thời xưa thì có thể giúp chúng ta hiểu thông điệp của nó rõ hơn trong thời đại của chúng ta.
Tổng hợp tất cả các phương sách này vào việc nghiên cứu một bản văn Kinh Thánh sẽ chuẩn bị chúng ta thấy được tầm quan trọng của Kinh Thánh đối với cộng đồng đức tin ngày nay.
Đã đến lúc đưa tất cả những gì chúng ta đã học vào một bản văn độc nhất. Làm như thế là đem cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về phương pháp chúng ta đang sử dụng và đồng thời cho thấy những gì có thể học hỏi được từ cách bản văn nói với tình cảnh nguyên thủy mà từ đó nó xuất phát.
Tuy nhiên, trước khi khởi sự, chúng ta cần tự nhắc nhở rằng việc nghiên cứu cặn kẽ lịch sử của Kinh Thánh thì không chấm dứt ở đó. Nếu chúng ta ngừng ở ý nghĩa trước đây của bản văn, và không bao giờ tự hỏi nó có ý nghĩa gì với chúng ta ngày nay, chúng ta không biết được gì nhiều hơn là một bài học lịch sử. Do đó, trong chương này, khi thử đưa các khả năng mới vào việc làm, điều đó phải được coi là một sự cần thiết, nhưng là bước sơ khởi trong việc Giáo Hội sử dụng Kinh Thánh. Ích lợi thực sự sẽ xảy đến khi chúng ta cho phép những gì học hỏi được về bản văn sẽ lên tiếng nói với đời sống chúng ta ngày nay.
Bản văn chúng ta chọn để nghiên cứu toàn diện là câu trả lời của T. Phaolô cho tín hữu thành Côrintô về những vấn đề xảy ra trong các bữa ăn chung. Lý do chúng ta chọn bản văn này vì nó không chỉ cho thấy tất cả những gì chúng ta đang học hỏi trong một phương cách toàn diện, nhưng còn vì nó tiêu biểu cho những khó khăn của một giáo đoàn tiên khởi mà rất giống với nhiều điều đang xảy ra trong Giáo Hội ngày nay. Như thế nó là một bản văn vừa đem lại ích lợi của việc nghiên cứu lịch sử và còn cả ý nghĩa thần học mà chúng ta có thể áp dụng vào đời sống ngày nay. Cách tiếp cận của chúng ta trong chương này sẽ sử dụng, lần lượt, từng phương thức mà chúng ta đã học, khởi sự với phạm vi rộng hơn, khung cảnh lịch sử, và kết thúc với tiêu điểm hẹp hơn, những chữ và câu thực sự của bản văn này.
Nguyên thủy Côrintô là một thành phố Hy Lạp quan trọng tọa lạc ở một vịnh chiến lược gần eo biển phân chia vùng đất Hy Lạp với Peloponneus về phía nam. Nó bị tiêu hủy bởi người La Mã năm 146 TTL và vẫn đổ nát cho đến khi được tái khám phá bởi Julius Caesar năm 44 TTL. Những chữ khắc trên đá tìm được trong các cuộc đào xới cho thấy phần đông dân chúng là người nói tiếng Latinh, nhiều người đến từ nước Ý, cùng với họ là những người Hy Lạp và pha trộn với những người Địa Trung Hải. Ở đó còn có một thành phần dân số quan trọng là người Ít-ra-en. (Những đào xới ở vùng này tìm thấy một đà ngang cánh cửa mang dòng chữ Hy Lạp: “Hội Đường Người Hebrew”).
Một phần nhờ vị thế chiến lược, Côrintô mau chóng trở nên một thành phố phồn thịnh. Nó trở nên thủ phủ của tỉnh Achaia người La Mã và, trong thời của ông Phaolô, nó là thành phố lớn hàng thứ tư của đế quốc này. Nó nổi tiếng là suy đồi luân lý một phần là vì sự lan tràn của các giáo phái thờ thần sinh sản. Nhưng chắc chắn rằng phần lớn tiếng xấu của Côrintô được tô điểm thêm bởi các thông tin tuyên truyền từ một thành phố đối thủ là Athens.
Hoạt động của ông Phaolô ở Côrintô được tường thuật trong Công Vụ 18 (đọc Cv 18:1-17). Khi đến đó ông bắt đầu rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô với sự trợ giúp của các Kitô Hữu người Giuđê (Priscilla và Aquila), là những người đã đến Côrintô từ Rôma, có lẽ vì hậu quả của một sắc lệnh của hoàng đế Claudius (49 TL) để trục xuất người Giuđê ra khỏi thủ đô Rôma. Cũng như ông Phaolô, Priscilla và Aquila là thợ làm da thuộc, và không hồ nghi là nhờ sự giới thiệu của họ mà ông Phaolô có thể lên tiếng với giáo đoàn trong hội đường ở Côrintô.
Sau khi được sự tham gia của hai ông Xila và Timôthê, ông Phaolô thấy mình xung đột với những người lãnh đạo hội đường ở Côrintô. Sự xáo trộn này đưa đến hậu quả cho ông Phaolô là vừa bị thất bại trong phiên tòa trước thống đốc Rôma là Gallio (giữ chức vụ trong 51-52 TL) và sau cùng vừa phải rút lui khỏi hội đường.
Chứng cớ này gợi ý rằng những người trở lại Kitô Giáo ở Côrintô phần đông từ thành phần dân chúng nghèo, ít học, và không có thanh thế trong xã hội. Trong 1 Côrintô 1:26, ông Phaolô nhắc nhở độc giả của ông về quá khứ của họ:
Không nhiều người trong anh em là khôn ngoan theo tiêu chuẩn người đời, không nhiều người có quyền thế, không nhiều người bẩm sinh quý tộc.
Chắc chắn rằng một số người trong giáo đoàn này là nô lệ, nhưng có lẽ nhiều người là thợ công nhật và làm công – là những người sống trong tình trạng tệ hơn người nô lệ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc kỹ đoạn văn này, điều hiển nhiên là khi ông Phaolô nói “không nhiều người” từ giai cấp có đặc quyền, có nghĩa tối thiểu có một ít người. Đâu đó chúng ta biết về Erastus, ông là thủ quỹ thành Côrintô, một chức vụ chỉ được nắm giữ bởi tầng lớp giầu có. Những người khác hiển nhiên có những ngôi nhà to đủ để chứa toàn thể giáo đoàn. Chloe, được nhắc đến trong 1:11, có lẽ là một phụ nữ giầu có. Crispus, trưởng hội đường là người đi theo ông Phaolô, và có lẽ Sosthenes cũng thế, (xem Cv 18:17) họ phải được kể trong nhóm thượng lưu này. Nhưng những người như thế chỉ là một thiểu số nhỏ bé trong các giáo đoàn Kitô Hữu thời tiên khởi.
Như chúng ta sẽ thấy không lâu, sự tương giao giữa người có đặc quyền và người nghèo là nguồn khó khăn rất lớn cho giáo đoàn ở Côrintô. Những bất hòa nảy sinh quanh các người lãnh đạo chính trong giáo đoàn thì rất rõ trong những nhận xét của ông Phaolô trong 3:1-23. Các người chú giải thường coi các bất hòa này như bắt nguồn từ những khác biệt có tính cách thần học mà nó tạo nên sự trung thành bè phái đối với những người lãnh đạo có ảnh hưởng (xem 1:10-16). Nhưng có lẽ nhiều hơn thế. Trong thư này có một bằng chứng hiển nhiên rằng sự chia rẽ quyết liệt trong giáo đoàn thì chính yếu hiện diện trong những người giầu có và quyền thế.
Cũng quan trọng để biết là trong giai đoạn hình thành Giáo Hội này, các nhóm nhỏ gặp nhau hàng ngày để ăn chung. Vì một số là phần tử nghèo, có lẽ đó là những bữa ăn chính họ có được. Thức ăn và đồ uống cho những bữa ăn này thường được cung cấp bởi các phần tử khá giả trong cộng đồng, mà bữa ăn tối được tổ chức tại nhà của họ. Việc ăn chung được tiếp tục cho đến năm 112 TL khi hoàng đế Trajan cấm “ăn trong một câu lạc bộ không có giấy phép”. Pliny, một thống đốc Rôma ở Tiểu Á, cho biết rằng sau khi chiếu chỉ của hoàng đế được ban ra, Kitô Hữu bỏ bữa ăn chung buổi tối và thay vào đó họ gặp nhau ban ngày. Trong các cuộc họp ban ngày họ chỉ chia sẻ bánh và rượu trước khi từ giã để đi làm việc.
Trước khi chúng ta từ giã khung cảnh lịch sử của 1 Côrintô, cần nhận xét ngắn gọn về lý do lá thư của ông Phaolô. Chúng ta sẽ trở lại đề tài này khi tìm hiểu về bối cảnh văn hóa, nhưng bây giờ chúng ta phải nhận xét rằng 1 Côrintô không phải là lá thư đầu tiên ông Phaolô viết cho giáo đoàn xáo trộn này (xem 5:9). Nó cũng không phải lá thư cuối. Tối thiểu có bốn lá thư (xem 2 Cor 2:3, nó không ám chỉ đến 1 Cor) trong việc trao đổi thư tín, được xen kẽ trong vài lần ông Phaolô đến thăm thành phố này. Trong các cuộc viếng thăm, nhiều điều thường không xảy ra cách tốt đẹp (Đọc Công Vụ 20:1-3, 2 Côrintô 2:1-4 và 13:1).
Dường như ông Phaolô là người nhận thư và được thăm viếng từ Côrintô (Đọc 1 Cor 1:11, 7:1 và 16:17-18). Như thế việc trao đổi thì hai chiều: các thư và cả lời báo tin giữa hai phần tử. Ở đâu đó giữa sự trao đổi này, có lẽ cuối mùa đông 54 TL hay đầu xuân 55, ông Phaolô đã viết 1 Côrintô (có lẽ từ Êphêsô). Thư được viết để trả lời cho những thắc mắc bằng thư hay lời báo cáo về nhiều bất hòa trong giáo đoàn Côrintô. Ông Phaolô viết để giải quyết nhiều khó khăn nghiêm trọng đang xâu xé cộng đoàn này.
Trong chương về tầm quan trọng của bối cảnh văn hóa, chúng ta đã nhìn kỹ đến sự tương quan giữa cuộc tranh luận hay động lực của một bản văn và những gì đi trước hay theo sau đó trong một dòng tư tưởng. Chúng ta phỏng đoán rằng các tác giả Kinh Thánh đã đặt các bản văn này ở những chỗ có lý do rõ ràng, và sự rõ ràng đó có thể giúp chúng ta hiểu vai trò của một bản văn nào đó trong dòng tư tưởng của tác giả. Chúng ta cũng đã thấy thành phần khán giả mà một cuốn sách được viết cho họ cũng đóng một vai trò chính yếu cho thấy cách tác giả đã tiến hành như thế nào khi họ tiếp cận với những người này. Trong bản văn của 1 Côrintô, bối cảnh văn hóa và cả cách tác giả cân nhắc dòng tư tưởng của mình đối với thành phần khán giả rõ rệt thì rất quan trọng. Trước hết hãy nhìn lại dòng tư tưởng của Phaolô (đọc 1 Côrintô 11:17-34).
Các chương 7 – 14 phần lớn là những câu trả lời của ông Phaolô cho những thắc mắc về lối sống trong giáo đoàn Côrintô. Dòng tư tưởng của đoạn dài này thì dễ hình dung:
Các câu hỏi về hôn nhân và độc thân | 7:1-40 |
Thịt dâng cúng các tà thần | 8:1-13 |
Ông Phaolô bảo vệ tư cách tông đồ của ông |
|
Thịt dâng cúng các tà thần | 10:1-11:1 |
Phụ nữ cầu nguyện và nói tiên tri khi thờ phượng | 11:2-16 |
Gây gổ trong các bữa ăn chung | 11:17-34 |
Các ơn huệ thiêng liêng và trật tự trong thờ phượng | 12:1 – 14:40 |
Như bạn thấy, nếu chúng ta đặt riêng phần ông Phaolô bảo vệ tư cách tông đồ của ông, phần còn lại của 1 Côrintô gồm những trả lời của ông Phaolô đối với các vấn đề nghiêm trọng trong giáo đoàn Côrintô. Như thế, chúng ta không được coi các vấn đề bữa ăn chung là vấn đề duy nhất làm xáo trộn cộng đoàn này. Các vấn đề thì nhiều và nghiêm trọng và không hồ nghi là có liên quan đến thần học và cả xã hội. Nhìn kỹ đến thành phần khán giả mà ông Phaolô gửi các nhận xét của ông sẽ giúp sáng tỏ điều đó.
Trong 7:1, ông Phaolô mở đầu,
Bây giờ về những vấn đề mà anh em đã viết…
Những câu sau đó là một chuỗi trả lời cho những câu hỏi về hôn nhân được đặt ra bởi tín hữu Côrintô. Hơn nữa, câu ngắn “Bây giờ về…,” được lập lại khi ông Phaolô thay đổi đề tài (xem 7:25, 8:1, 12:1, 16:1). Mỗi phần trong thư mà mở đầu theo cách này thì dường như là câu trả lời cho một lá thư hơn là một lời dò hỏi. Hơn nữa, câu trả lời cho những câu hỏi này dường như nhắm đến các vấn đề và các thái độ rõ rệt của nhóm có quyền (nhóm có học để có thể gởi thư cho ông Phaolô).
Chương 8 về việc ăn thịt đã được dâng cúng cho tà thần, là một thí dụ tốt. Nó mở đầu, “Bây giờ về thịt được dâng cúng cho các tà thần…” Câu hỏi ở đây dường như về việc Kitô Hữu có được ăn thịt mà đã dâng cúng trong một buổi lễ của dân ngoại. Có lẽ người giầu thường ăn thịt nên không thấy lý do liên quan đến việc thờ cúng các tà thần. Ngược lại, người nghèo thường chỉ ăn thịt trong những dịp lễ của dân ngoại, mà sau đó thịt được phân phát miễn phí. Chính lương tâm người nghèo bị xâm phạm bởi Kitô Hữu ăn thịt. Vì lý do đó ông Phaolô phải viết cho người giầu và bày tỏ sự lưu tâm về lối đối xử của họ với anh chị em nghèo.
Các phần khác của 1 Côrintô dường như để giải quyết các vấn đề được báo cáo cho ông Phaolô qua lời nói. Cuộc thăm viếng của người nhà ông Chloe đem theo các báo cáo về những bất đồng. Cuộc viếng thăm của Stephanas, Fortunatus và Achaicus (16:17-18) có lẽ cũng giống vậy, thêm vào sự hiểu biết của ông Phaolô về vấn đề này. Bản văn chúng ta chọn để nghiên cứu, 11:17-34, có lẽ là một trả lời cho những lời báo cáo như thế. Hãy nhận xét cách ông Phaolô mở đầu:
Để mở đầu, vì khi anh em đến với nhau như một giáo đoàn, tôi nghe rằng có những chia rẽ trong anh em… (11:18)
Vì các bài báo cáo dường như xuất phát từ nhóm có quyền, và vì những lời báo cáo chắc chắn đến từ nhóm nghèo, bản văn trong 11:17-34 có thể là những lời than phiền (Tôi nghe…) từ những Kitô Hữu nghèo đến thăm ông Phaolô. Tuy nhiên, sự than phiền của họ là về lối đối xử của người giầu, như thế chính đối với người giầu (người có thể đọc thư của ông) mà bản văn được viết ra để trả lời. Như vậy, khán giả sẽ là Kitô Hữu giầu trong giáo đoàn Côrintô, dù ít, là những người gây ra khó khăn. Chính nhóm vô cảm này, người có đặc quyền mà lối đối xử của họ được ông Phaolô bày tỏ sự lưu tâm.
Mới thoạt nhìn, dường như nó không quan trọng vì bản văn thuộc về một lá thư. Hình thức này thì phổ thông ngày nay, và chúng ta đã cảm thấy rằng nó phải được dẫn giải phù hợp. Tuy nhiên, tối thiểu có một vài đặc điểm của các lá thư cổ đáng được để ý.
Với sự khám phá ngày nay về nhiều tài liệu giấy cói trong giai đoạn này, sự hiểu biết của chúng ta đã gia tăng đáng kể về các hình thức thư của người Hy Lạp và Rôma. Bây giờ chúng ta biết rằng nhiều hình thức chào hỏi và kết thúc trong các thư Tân Ước thì được sử dụng phổ thông trong đế quốc La Mã trong giai đoạn đó. Lời mở phổ thông nhất là chữ Hy Lạp đơn giản, chairein, có nghĩa “hân hoan.” Nó được dịch là “lời chào hỏi” trong Giacôbê 1:1. Các cách khác bao gồm lời cầu nguyện cho sức khỏe của người đọc (2 Gioan 1:2), nhớ đến người nhận thư trong lời cầu nguyện (Philípphê 1:3-4), hoặc cảm ơn người đang được đề cập (2 Thêxalônica 1:3).
Tuy nhiên, ích lợi nhất cho chúng ta là cách thông thường cho biết sự khẩn trương trong bất cứ thông tin thư từ nào là câu mở đầu “Tôi khẩn cầu với anh em…” Đây chính là cách ông Phaolô nói với Kitô Hữu Côrintô trong 1 Cor 1:10. Hình thức này giúp chúng ta hiểu được ý thức khẩn trương mà ông Phaolô đã viết trong đó.
Bây giờ chúng ta đã nhìn đến bản văn đặc biệt mà chúng ta chọn để nghiên cứu. Tuy nhiều bản văn sẽ không có các khuôn mẫu cấu trúc đáng để ý, 1 Côrintô 11:17-34 thì khác. Việc nghiên cứu cặn kẽ ở đây sẽ giúp chúng ta hiểu được vừa bản chất của vấn đề và cả cách trả lời của ông Phaolô.
Bạn nhớ rằng cách chúng ta tiến hành việc nghiên cứu cấu trúc là vạch ra những câu chính trong bản văn để nhìn thấy các đơn vị tư tưởng. Có lẽ trước hết bạn hãy thử; sau đó chúng ta có thể so sánh những gì chúng ta tìm thấy.
ĐẠI CƯƠNG CỦA 1 CÔRINTÔ 11:17-34
Bạn khám phá thấy những gì? Đây là một đại cương sẽ giúp chúng ta nhìn thấy điểm chủ yếu:
Tường thuật về sự bất hòa | 11:17-19 | |
Sự gián đoạn của bữa ăn chung | 11:20-22 | |
Truyền thống nhận được về Tiệc của Chúa | 11:23-26 | Phần Chính |
Các hậu quả của việc gây gỗ | 11:27-32 | |
Lời khuyên của ông Phaolô | 11:33-34 |
Điều hiển nhiên từ đại cương ở trên là ông Phaolô đã giới thiệu truyền thống nhận được về bữa Tiệc của Chúa vào giữa lời quở trách của ông với các Kitô Hữu ưa gây gỗ về bữa ăn của họ. Câu hỏi là: Tại sao? Tại sao ông Phaolô cảm thấy cần nhắc cho dân Côrintô nhớ về sự dạy bảo ông từng nói với họ (“điều tôi cũng đã truyền lại cho anh em”) về bữa Tiệc của Chúa?
Câu trả lời được thấy trong các câu 20-21. Từ các báo cáo về mối bất hòa này, ông Phaolô đã kết luận rằng một số phần tử của cộng đoàn coi bữa tiệc không phải là của Chúa, nhưng là của chính họ. Họ coi thực phẩm và rượu như thể họ có quyền kiểm soát trên đó vì nó thuộc về họ, như thể họ có quyền ăn uống thỏa thích. Ông Phaolô nhắc họ rằng thực phẩm đem đến cộng đoàn thì không còn là sở hữu của người tặng; nó là của Chúa – và như thế của cộng đoàn.
Sự phân tích cấu trúc ngắn này cho chúng ta thấy rằng ngay giữa sự tranh luận ông Phaolô đã viện dẫn một truyền thống mà ông nhận được. Với ông, điều đó dứt khoát. Điều ông lưu tâm là truyền thống về Chúa Giêsu mà nó phải định đoạt về lối đối xử của Kitô Hữu sau này – là điều đáng suy nghĩ khi chúng ta đối phó với những quyết định trong thời đại của chính chúng ta.
Có nhiều chữ và câu trong bản văn này cần nghiên cứu kỹ trong một cắt nghĩa đầy đủ lời phê bình của ông Phaolô. Tuy nhiên, để việc này đừng quá phức tạp, quy tắc hướng dẫn của chúng ta sẽ tập trung đến điều có thể chưa được sáng tỏ trong công việc chúng ta làm cho đến bây giờ.
Bắt đầu với khung cảnh lịch sử rộng lớn và đi dần vào nội dung thực sự của lời tuyên bố của ông Phaolô, bây giờ chúng ta ở trong một tư thế để tóm lược những gì bản văn này muốn nói trong hoàn cảnh này. Ông Phaolô nhận được các báo cáo từ Côrintô về những chia rẽ trong giáo đoàn mà nó đã tiêu hủy sự hợp nhất của cộng đồng này, những chia rẽ ngay trong các bữa ăn chung hàng ngày. Vị tông đồ này không thể tin được và khó chịu. Điều đặc biệt làm ông khó chịu là sự chia rẽ đi ngay vào tâm điểm của Phúc Âm: giao ước mới giữa chúng ta và Thiên Chúa và với nhau.
Câu trả lời của ông Phaolô là nhắc nhở tín hữu Côrintô rằng khuôn mẫu cho tập thể của họ và bữa ăn thì không gì khác hơn là truyền thống về bữa ăn của chính Chúa Giêsu và các môn đệ. Bữa Tiệc Ly là mô hình cho mọi bữa ăn chung chính vì nó nhắc nhở rằng chính sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được công bố khi họ cùng ăn và uống với nhau. Điều bị đe dọa là chính Phúc Âm không hơn không kém.
Muốn tránh bị luận phạt thì phải rõ ràng nhận biết rằng cộng đoàn này là hiện thân sống động của Chúa Kitô. Với người giầu mạnh trong Côrintô, điều đó có nghĩa là hãy nhận biết các phần tử yếu kém của cộng đoàn thì không thể thiếu. Đợi các công nhân nghèo đến nơi trước khi ăn uống thì không chỉ nhận biết rằng họ cũng thuộc về cộng đoàn, nhưng còn là một nhìn nhận công khai rằng thức ăn và đồ uống được người giầu cung cấp thì không còn là của riêng họ; nó là của Chúa. Không còn thuộc về họ để kiểm soát. Vì vậy, khi chờ đợi và nhìn nhận mọi anh chị em là phần tử của cộng đoàn, họ sẽ hiểu được ý nghĩa Thân Thể Chúa Kitô thực sự là gì.
Bây giờ chúng ta tự hỏi bản văn này có nghĩa gì với chúng ta trong Giáo Hội ngày nay. Sự nghiên cứu có mục đích giúp chúng ta nghe được bản văn này theo thuật ngữ riêng của nó, lắng nghe những gì nó nói với thời gian và nơi chốn đã phát sinh ra. Sau khi thi hành điều đó, chúng ta cần để bản văn này nói với chúng ta. Như thế, bây giờ bản văn này có nghĩa gì?
Có thể chúng ta không có người say rượu lễ và háu ăn trong bữa tiệc ở nhà thờ, nhưng có nhiều vấn đề tiềm ẩn trong bản văn này mà vẫn còn sống động trong Giáo Hội ngày nay. Sau đây là một vài câu hỏi sẽ giúp bạn tìm hiểu sự tương quan của đoạn này với ngày nay:
Những gì chúng ta đem vào Giáo Hội mà chúng ta muốn giữ quyền kiểm soát trên đó?
Những gì chúng ta để chia rẽ Giáo Hội theo những phương cách mà chúng vi phạm đến bản chất của Phúc Âm?
Những chia rẽ giữa Kitô Hữu giầu và nghèo xuất hiện thế nào trong giáo đoàn chúng ta ngày nay?
Chúng ta đã thất bại không để truyền thống về Chúa Giêsu hình thành lối đôi xử của Giáo Hội ở đâu?
Dĩ nhiên danh sách này có thể dài hơn nhiều. Sự nghiên cứu lịch sử chúng ta thi hành phải là một nền tảng tốt mà từ đó nhận biết các vấn đề xác thực trong bản văn này – khác với đủ mọi loại “tìm thấy” mà không thực sự có ở đó.
Một trong những ích lợi chính của loại nghiên cứu lịch sử của Kinh Thánh thì ở điểm này: Kinh Thánh xuất phát từ cảm nghiệm sống thực của những người đã từng sống ở một thời điểm và nơi chốn nhất định. Khi nhìn thấy tính chất đặc biệt, riêng tư, kiểu cách của Kinh Thánh lên tiếng với thời gian và nơi chốn riêng, điều đó đưa chúng ta trở về điểm mà sự nghiên cứu bắt đầu.
Trong nhiều phương cách, Kinh Thánh thì thật xa vời với thế giới của chúng ta. Nó được viết trong một nền văn hóa và tại một thời điểm mà chúng ta biết rất ít. Nhưng khi nghiên cứu, khi khổ công dựng lại thế giới ấy trong trí tưởng của chúng ta, Kinh Thánh lại có thể lên tiếng nói với những người bằng xương thịt giống như chúng ta. Và sau cùng chúng ta khám phá rằng Kinh Thánh cũng nói với chúng ta nữa.
KINH THÁNH – LỜI CỦA THIÊN CHÚA
Không hồ nghi gì đây là lý do cộng đồng Kitô Hữu qua nhiều thế kỷ đã gọi Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa. Kinh Thánh nói với chúng ta bây giờ, như đã nói trước đây với các độc giả đầu tiên, Kinh Thánh mời gọi chúng ta cũng như đã mời gọi họ – hãy thuộc về Chúa.