Sơ Lược
Người ta thường tìm ý nghĩa của chữ trong tự điển. Vấn đề là hầu hết các chữ đều có nhiều nghĩa, và chúng ta chỉ có thể biết được nghĩa áp dụng khi chúng ta thấy được chữ này trong một câu. Cũng đúng là các tác giả khác nhau thường dùng những chữ với nghĩa khác nhau. Và phức tạp hơn nữa, một chữ thường có nghĩa khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
Điều này có nghĩa chúng ta phải hết sức thận trọng đối với cách dùng chữ của các tác giả Kinh Thánh. Chúng ta không thể thừa nhận rằng lúc nào chúng cũng có cùng một nghĩa, hoặc chúng có nghĩa mà chúng ta muốn nói khi dùng những chữ ấy. Xem xét việc sử dụng thuật ngữ chính yếu của tác giả Kinh Thánh là một kỹ năng quan trọng trong việc nghiên cứu Kinh Thánh.
Với một giọng khinh bỉ, Humpty Dumpty nói, “Khi tôi dùng một chữ, nó có nghĩa đúng như điều tôi muốn chọn nghĩa ấy – không hơn không kém.”
Alice nói, “Vấn đề là bạn có thể làm cho chữ ấy có nhiều nghĩa khác nhau không.”
Humpty Dumpty nói, “Vấn đề là cái nào là chủ – chỉ có vậy.”
Through the Looking Glass
Humpty Dumpty có phần nào đúng: chúng ta làm chủ những chữ sử dụng mà chúng ta có thể đem cho chúng một ý nghĩa mới bất cứ khi nào chúng ta chọn – tối thiểu trong giới hạn rộng rãi. Chúng ta không thể tùy tiện thay đổi ý nghĩa của chữ và hy vọng sẽ được hiểu, tuy vậy những thay đổi ý nghĩa thường xảy ra khi người ta dùng các chữ cũ trong phương cách mới và khác biệt.
Alice cũng đúng khi lo lắng về những chữ có nhiều nghĩa. Tối thiểu, một số chữ đòi hỏi sự thận trọng về phần diễn giả và thính giả nếu chúng ta muốn tránh sự hiểu lầm. Chữ “love” tiếng Anh là một thí dụ. Chúng ta nói, “Tôi ‘love’ vợ tôi,” và sau đó vài câu chúng ta thêm, “Tôi ‘love’ kẹo xô-cô-la.” Có lẽ chữ “love” không có cùng một nghĩa trong cả hai trường hợp.
Một thí dụ khác là bạn thử định nghĩa chữ “get” tiếng Anh. Một người dùng chữ táo bạo cho rằng chữ này có đến năm mươi bảy nghĩa khác nhau! Tự điển The Funk and Wagnalls nhận thấy tối thiểu mười lăm nghĩa. Hãy thử một vài nghĩa:
I certainly GOT my share (acquire). (Tôi chắc chắn CÓ ĐƯỢC phần chia)
I have GOT to find that book (must). (Tôi PHẢI tìm cuốn sách đó)
He GOT very drunk (trở nên). (Nó TRỞ NÊN rất say sưa).
That really GETS me (irritates). (Điều đó thực sự CHỌC TỨC tôi).
Ý nghĩa bên dưới của chữ “get,” dĩ nhiên, là “acquire” (có được). Hơn nữa, nhiều nghĩa của chữ này được trình bày ở trên thì xuất phát từ định nghĩa căn bản. Nhưng trong từng trường hợp, có những thay đổi tinh tế trong cách chữ này được sử dụng. Cách sử dụng là điều tạo nên những thay đổi của ý nghĩa được thấy ở đây. Thật vậy, cách sử dụng luôn là yếu tố chính trong sự hiểu biết ý nghĩa dự định của một chữ. Và ngược lại điều đó có nghĩa rằng những chữ được hiểu rõ ràng nhất trong bối cảnh của câu riêng biệt.1
1. Từ lâu các nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy rằng con người thì không ngừng sáng tạo ra những cách mà họ có thể sử dụng chữ. Với sự tiến bộ của thông tin toàn cầu, điều được nhận biết hơn nữa là mỗi nền văn hóa lại có bản danh sách riêng khi nói đến việc sử dụng chữ. Điều này có nghĩa tìm kiếm ý nghĩa một chữ Hy Lạp hay Hebrew trong một cuốn tự điển là một thực hành rất thiếu sót.
Một thí dụ trong Kinh Thánh về hiện tượng này có thể thấy theo những cách khác nhau là chữ “faith” được dùng bởi các tác giả Kinh Thánh. Thí dụ sau đây lấy từ Thứ Luật 32:20 trong ấn bản King James:
And he said, “I will hide my face from them,
I will see what their end shall be,
For they are a very forward generation,
children in whom is no faith.”
Ở đây chữ “faith” thì hầu như đồng nghĩa với vinh dự hay chính trực. Ấn bản New Revived Standard dùng chữ “faithfulness” trong câu này, bởi vì đó là ý nghĩa phổ thông nhất trong Cựu Ước của gốc Hebrew này. Nó gợi ý sự đáng tin cậy, trung thành, và Thiên Chúa khó chịu với Ít-ra-en chính vì không thể trông mong dân này trung thành lâu dài.
Một cách khác sử dụng chữ “faith” thường thấy trong các Phúc Âm. Trong Mátthêu 9:22, Đức Giêsu trả lời một phụ nữ đã chạm đến gấu áo của Người vì bà hy vọng được chữa lành:
“Take heart, daughter; your faith has made you well.”
“Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ)
Ở đây chữ “faith” không có nghĩa là bà này đáng tin cậy. Đúng hơn nó có nghĩa bà tín thác vào Đức Giêsu và đặt hy vọng nơi Người. Khi được dùng trong bối cảnh này, chữ “faith” thì rất tương đương với chữ “trust” (tín thác) – tin Thiên Chúa là tín thác vào Thiên Chúa.
Một thí dụ thứ ba, rất khác biệt, được thấy trong Giuđa 1:3
Beloved, while eagerly preparing to write to you about the salvation we share, I find it necessary to write and appeal to you to contend for the faith that was once for all entrusted to the saints.
Anh em thân mến, tôi vẫn ước mong viết thư cho anh em về ơn cứu độ chung của chúng ta, thì nay lại bó buộc phải viết cho anh em, để khuyên nhủ anh em chiến đấu cho đức tin đã được truyền lại cho dân thánh chỉ một lần là đủ. (Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ)
Ở đây từ được dùng thì không chỉ là “faith”, nhưng “the faith”. Nó hầu như đồng nghĩa với Kitô Giáo, và thật vậy ngày nay chúng ta dùng chữ này khi ám chỉ đến “đức tin Kitô Giáo.”
Một lần nữa, điểm chính là những chữ chỉ có ý nghĩa đúng như nó muốn nói khi ở trong mạch văn của câu. Biết được định nghĩa trong cuốn tự điển thì không đủ. Hơn nữa, hầu hết các chữ đều có nhiều nghĩa và có thể được hiểu đúng nhất khi chúng ta thấy cách sử dụng của một văn sĩ hay diễn giả nào đó.
Trong sự nghiên cứu cho đến bây giờ, chúng ta đã thảo luận về nhiều điểm quan trọng mà nó giúp chúng ta hiểu các tác giả Kinh Thánh muốn nói gì: khung cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa, hình thức, cấu trúc, và vân vân. Bây giờ khi chúng ta tập trung vào nội dung thực sự của điều văn gia muốn nói, điều quan trọng là chú ý đến những chữ và câu đặc thù của một bản văn. Chúng ta thi hành như vậy và nhớ đến lời cảnh giác của Humpty Dumpty rằng những chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo cách văn sĩ và diễn giả muốn sử dụng chúng thế nào.
Một cách tốt để bắt đầu nghiên cứu nội dung ở trong một bản văn Kinh Thánh là hãy lấy một câu quen thuộc và khảo sát những gì các chữ ấy thực sự muốn nói. Đôi khi chúng ta không nhận thấy ý nghĩa của nó vì quá quen thuộc, trong khi những lần khác chúng ta quên rằng ý nghĩa của nhiều từ, các ẩn dụ, tên tuổi, và địa danh trong Kinh Thánh thì không hiển nhiên đối với hầu hết độc giả ngày nay.
Dưới đây là đoạn Isaia 61:1-2. Nó được Đức Giêsu trích dẫn trong Luca 4:18-19 với chút thay đổi, và có lẽ quen thuộc hơn với mọi người. Khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu đoạn văn này, hãy đọc và suy nghĩ kỹ về từng chữ, gạch dưới những chữ hay câu mà bạn nghĩ cần phải xem xét tỉ mỉ nếu chúng ta muốn hiểu điều Isaia nói:
Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi,
vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi;
Người đã sai tôi đem tin mừng cho kẻ bị đàn áp,
để băng bó những tấm lòng tan nát,
để công bố tự do cho kẻ bị giam cầm,
và phóng thích các tù nhân,
để công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA,
và ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta;
để an ủi mọi kẻ khóc than…
Bạn có nhìn kỹ bản văn này không? Những chữ nào bạn gạch dưới?
Hy Vọng Cho Những Người Lưu Đầy?
Một phân tích đầy đủ về khung cảnh lịch sử mà từ đó bản văn này xuất phát cho thấy thông điệp về sự an ủi và hy vọng rõ ràng hơn. Các nghiên cứu mới đây gợi ý rằng đó là một trong những chuỗi bài thơ được sáng tác không lâu sau các chiến thắng ban đầu của Cyrus vua Ba Tư trong thế kỷ thứ sáu TTL. Các tin tức về cuộc chiến thắng này đã làm người Ít-ra-en lưu đầy phấn khởi, họ hy vọng người Babylon đang bắt giữ họ sẽ bị đánh bại.
Nếu gợi ý này đúng, các ẩn dụ và ám chỉ thì diễn tả một thông điệp về việc Thiên Chúa giải thoát người Ít-ra-en lưu đầy. Những ám chỉ đến điều đó như Năm Hồng Ân và phóng thích khỏi tù vì nợ sẽ ngay lập tức được độc giả Ít-ra-en hiểu là các ẩn dụ nói về lời hứa khôi phục lại Giêrusalem yêu dấu của họ.
Không phải mọi chữ của bản văn đòi hỏi một sự điều tra sâu rộng. Nhiều chữ sẽ dễ hiểu ngay khi đọc qua. Nhưng một số chữ và câu nào đó phải được bạn chú ý bất cứ lúc nào nghiên cứu Kinh Thánh.
CÁC CHỮ QUAN TRỌNG
Phần lớn ngôn ngữ Kinh Thánh được rút ra từ kho dự trữ đời sống hàng ngày, mà nó rất khác biệt với bây giờ. Những điều này và các yếu tố khác có thể làm cho ngôn ngữ dễ hiểu với độc giả đầu tiên thì lại trở nên khó hiểu cho chúng ta. Bởi thế những chữ và câu của từng bản văn được xem xét phải được nhìn với đôi mắt mới, tìm kiếm những sắc thái và sự phong phú xuất phát từ hoàn cảnh mà trong đó chúng được dùng ngay từ đầu. Trong nỗ lực này, các sách dẫn, tự điển Kinh Thánh và sách chú giải thì rất hữu ích.
Việc nghiên cứu những chữ và câu được các văn gia Kinh Thánh sử dụng là một trong những phương cách bổ ích nhất để phong phú hóa sự hiểu biết của chúng ta về một bản văn. Đó là một dụng cụ quan trọng trong nỗ lực mở rộng kho dự trữ hiểu biết chung với các độc giả Kinh Thánh đầu tiên. Sự cảnh giác chính cần được lưu ý là một trong những điều mà chúng ta đã bắt đầu: những chữ có nghĩa trong các câu, không được tách rời . Như vậy, câu hỏi của chúng ta không phải là “Chữ này có nghĩa gì?” Nhưng phải là “Khi được sử dụng bởi văn gia này trong cách đặc biệt này thì chữ này có nghĩa gì?”