Để làm sáng tỏ những gì xảy ra ở đây và tại sao hai tường thuật về câu chuyện cho thấy những khác biệt ngạc nhiên, cần phải mở rộng việc tìm kiếm trong bối cảnh văn hóa mà trong đó mỗi tác giả đặt câu chuyện của mình vào. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc thận trọng phân tích Mátthêu 18. Hãy đọc chương này và sau đó duyệt lại biểu đồ dưới đây:
A. Các câu 1-4 Ai là người lớn nhất? Bất cứ ai tự khiêm tốn như một đứa trẻ. |
Một vấn đề trong cộng đoàn Mátthêu? Có phải người lãnh đạo tự đề cao chính mình? |
B. Các câu 5-6 Ai đón tiếp một đứa trẻ như thế là đón tiếp ta. |
Có phải là cộng đoàn cần được nhắc nhở này? Có phải người yếu ớt bị xa lánh? |
C. Các câu 7-9 Khốn cho thế gian vì những dụ dỗ phạm tội. |
Có phải đây là điều Mátthêu muốn nói về “đi lạc”? |
D. Câu 10 Hãy coi chừng đừng khinh miệt những người bé mọn này |
Sự cảnh cáo chúng ta đã nhận xét ở trên |
E. Chỗ LÝ TƯỞNG để dùng dụ ngôn con chiên ĐI LẠC | |
F. Câu 14 Cha của thầy không muốn ai trong những người bé mọn bị hư mất |
Đừng để ai hiểu lầm |
G. Các câu 15-18 Nếu một phần tử Giáo Hội có tội đối với anh, hãy đi và cho nó biết lỗi lầm này |
Cộng đoàn sẽ “tìm” con chiên lạc thế nào |
H. Các câu 19-20 Nếu hai người trong anh em đồng ý về bất cứ gì cầu xin, nó sẽ được ban cho |
Sự hòa giải là từ Thiên Chúa |
I. Các câu 21-22 Anh phải thường tha thứ thế nào? Bảy mươi lần bảy. |
Đưa những ai đi lạc về thì có thể đòi hỏi đúng như vậy! |
J. Các câu 23-35 Cha thầy trên trời cũng sẽ làm như thế với anh nếu anh không tha thứ cho anh em của mình. |
Một cảnh cáo sau cùng. |
Từ cái nhìn vào bối cảnh văn hóa của Mátthêu, hiển nhiên là ông đã sử dụng dụ ngôn con chiên lạc này cách đặc biệt. Ông lưu tâm về thái độ của cộng đồng đối với những người yếu đuối, dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, nhất là những người đã chống đối các phần tử một cách mạnh bạo và ngay thẳng bằng việc xa rời cộng đồng.
Dường như dụ ngôn này được Mátthêu dùng là một phần trong sự cảnh giác lớn lao hơn đối với cộng đồng: sự hòa giải và tha thứ là lối sống của Giáo Hội Kitô. Như thế bối cảnh văn hóa đã làm sáng tỏ lý do tại sao hình thức dụ ngôn của Mátthêu lại khác với của Luca. Ông sử dụng nó để nói đến một vấn đề đặc biệt trong đời sống của cộng đồng mà ông viết cho họ: vấn đề khinh chê các phần tử đi lạc.
Mátthêu còn nói với một loại độc giả riêng biệt, loại bối cảnh thứ hai. Hãy để ý rằng những người được đề cập đến trong toàn thể chương mười tám là các môn đệ. Có lẽ chúng ta không nên giới hạn nhóm này là mười hai người, bởi vì toàn thể cộng đồng Kitô Hữu dường như được đề cập đến. Có lẽ Mátthêu nhắm đến phần tử có ưu thế trong nhóm (tự cho là công chính), hoặc ngay cả giới lãnh đạo, nhưng bất cứ họ là ai, họ thấy khó khăn để hiểu làm thế nào các phần tử yếu đuối lại có thể bị dẫn dắt cách sai lạc. Điều chúng ta muốn tập trung đến ở đây là Mátthêu dùng dụ ngôn này cho những ai ở bên trong Giáo Hội. Ông nhắm đến các vấn đề ở bên trong.
Nếu bây giờ chúng ta nhìn đến câu chuyện này như được kể trong Luca, hãy nhớ rằng có hai loại bối cảnh chúng ta đang học hỏi (bối cảnh văn hóa và độc giả), chúng ta sẽ thấy rằng chúng khác biệt đáng kể, và điều này sẽ giúp chúng ta giải thích tại sao nội dung của Luca thì khác với của Mátthêu. Hãy đọc Luca chương 14 và 15 rồi so sánh những nét đại cương của bạn với biểu đồ sau:
LUCA, CHƯƠNG 14 & 15 | |
---|---|
A. Ch. 14:1-4 Đức Giêsu ăn uống và tranh luận với người Pharisêu. Người kể một dụ ngôn về việc mời người nghèo, tàn tật, què quặt và đui mù đến nhà ai đó. |
Ở đây độc giả là những đối thủ của Đức Giêsu – họ tố cáo Người giao du với loại người sai lạc |
B. Ch. 14:15 – 24 Một dụ ngôn về bữa tiệc lớn. Nó chấm dứt với lời đề nghị rằng người “đáng tôn trọng” có thể bị loại ra ngoài bữa tiệc trong vương quốc của Thiên Chúa |
|
C. Ch. 14:25-35 Những cảnh giác về giá phải trả của tinh thần môn đệ |
Ở đây độc giả là “đám đông” mà Đức Giêsu bị kết án về tội khích lệ họ |
D. Ch. 15:1-2 Bối cảnh trực tiếp của dụ ngôn. Đức Giêsu bị kết án là ăn uống với người tội lỗi |
Hãy để ý người kết án Đức Giêsu. Họ trở nên độc giả của dụ ngôn sau đó |
E. Một lần nữa, một chỗ TUYỆT HẢO để dùng dụ ngôn con chiên BỊ MẤT | |
F. Ch. 15:8-10 Một dụ ngôn khác về bị mất, trường hợp này là mất đồng bạc |
Thêm hai câu chuyện nữa về sự mất mát để nói lên điểm chính. |
G. Ch. 15:11-32 Một dụ ngôn về một đứa con bị mất – người con hoang đàng |
Khi chúng ta có được toàn thể bức tranh về bối cảnh của Luca, những lý do cho sự thay đổi giữa câu chuyện của ông và của Mátthêu thì trở nên rõ rệt. Luca không dùng dụ ngôn này để nói với những ai ở trong Giáo Hội, nhưng với những người ở ngoài. Ông đang bảo vệ Đức Giêsu (và cộng đồng của ông) chống với sự cáo buộc rằng cộng đồng đức tin này được làm thành bởi những người đê tiện của xã hội.
Đó là một cáo buộc thông thường chống với Kitô Giáo trong thế giới Dân Ngoại (độc giả của Luca). Vì thế Luca làm sáng tỏ rằng việc Kitô Hữu lưu tâm đến người nghèo và những nạn nhân của xã hội là điều đúng với chính Đức Giêsu. Trong khi Mátthêu lưu tâm đến một vấn đề trong cộng đồng Kitô Hữu, Luca lưu tâm đến việc bảo vệ Kitô Giáo chống với các đối thủ trong xã hội chung quanh. Chúng ta biết được điều này chính yếu là từ việc học hỏi các bối cảnh khác biệt.
Trong những học hỏi chúng ta thi hành, một vài điểm chính bắt đầu xuất hiện. Chúng ta có thể tóm lược như sau:
KHO KIẾN THỨC CHUNG
Khi bạn ngừng lại và suy nghĩ về điều đó, chúng ta đã tiến một quãng xa về việc mở rộng kho dự trữ cảm nghiệm chung với các tác giả Kinh Thánh. Họ tự hỏi một truyền thống phải có ý nghĩa gì cho chính đời sống của họ và đối với các vấn đề trong thời đại của họ. Đó chính là điều chúng ta thi hành hôm nay. Do đó, dường như thích hợp để chấm dứt bài này với một vài câu hỏi rằng có thể nào hai câu chuyện về Dụ Ngôn Chiên Bị Mất (hay Đi Lạc) được dùng để giải thích hoàn cảnh của Giáo Hội trong thời đại chúng ta hay không.