Khoảng giữa tháng ba, năm 1608, trong tay cầm giấy thông hành đến Goa, được lệnh chỉ thị của Cha Bề Trên rằng anh không được trình diện quá trễ -Nếu trễ, họ sẽ thay thế anh với một sinh viên khác, anh Pina đón xe ngựa chạy về hướng trường đại học Santo Antão, thuộc thành phố Lisbon, nơi tụ họp của các tu sĩ Dòng Têntrước khi lên tàu đi Ấn Độ1. Không hiểu lúc ấy, trước khi rời xa Coimbra, anh có được phép về thăm gia đình ở Guarda hay không. Nhưng nếu anh theo đường lối của Thánh Francisco Xavier vào năm 1541 thì anh sẽ không ghé thăm họ2 -Điều này rất có thể đã xảy ra vì trong nội qui nhà Dòng Tênkhích lệ sinh viên nội trú cắt đứt liên lạc với gia đình.
Sau khi trình diện xong, anh mới biết được rằng phái đoàn Dòng Tên gồm có tám người (Hãy xem Hình 5).3 Người đứng đầu là Cha Bề Trên Nicolas Vieira và Cha Francisco Rodrigues. Ngoại trừ hai người này, kể luôn cả anh, tất cả những người khác đều là tu sĩ tập sự như là Manoel Borges (1584-1633),4Manoel Lopes (1583-1627),5 Avares Semedo (1585-1658),6 Bernado Luis và Francisco Ferraz. Trong sáu người trai trẻ, cả ba anh Borges, Lopes và Semedo đều lớn hơn Pina một vài tuổi, ghi danh vào chương trình Sơ Tu sớm hơn anh và vì thế, người nào cũng học xong lớp triết lý trước khi rời Coimbra hay Évora, nơi họ đã gia nhập vào Dòng Tên. Hiện nay, họ chỉ còn thiếu lớp cuối cùng Thần Học mà thôi. Thí dụ như, chỉ so sánh vớ Borges thì Pina còn kém xa trong việc học vì Borges đã có kinh nghiệm dạy học La Tinh cho 5 năm trời ở Braga. Trong nhóm thanh niên khởi hành qua Goa kỳ này, anh là người thâm niên nhất.
Biết rõ chuyến hành trình nhiều gian nan và nguy hiểm, Cha Bề Trên Vieira chắc chắn đã trao nhiệm vụ cho mọi người. Cha Rodrigues có lẽ được giao cho nhiệm vụ trừ bị thay thế cho Cha Vieira, nếu chuyện không may xảy ra cho ngài. Kế đó, người thâm niên nhất phải là Borges; sau đó đến Lopes. Riêng Pina, Luis va Ferraz là ba sinh viên trẻ trung và thiếu kinh nghiệm nhất (Cũng có thể Luis và Ferraz là hai tu huynh, nhưng hiện nay chúng ta không tìm ra một tài liệu nào về hai anh này).
Rất có thể Pina đã được giao cho nhiệm vụ nấu cơm cho mọi người trong nhóm tu sĩ Giê Su -Trên tàu họ chỉ ăn một bữa vào khoảng 12 giờ trưa. Ngoại trừ các tu sĩ, mỗi hành khách phải lo cho việc ăn uống hàng ngày cho chính mình. Vì thế, khi họ bị bệnh và có thể không đi lại được, họ có thể bị mất mạng. Trong những trường hợp khẩn cấp này, các tu sĩ Dòng Tên thường qua lại, đút thức ăn hay thuốc cho những bệnh nhân này. Cũng có thể Pina được giao cho trọng trách này. Ngoài ra, anh có thể được giao cho nhiệm vụ đến với người bệnh và khuyến khích họ xưng tội, nhất khi họ có rủi ro gì trước khi qua đời. Đây là một điều rất quan trọng cho những giáo hữu đang có mặt trên tàu. Vì chỉ là một sinh viên trẻ mới trải qua thử thách của nhà Dòng Tên sau lớp sơ tu, anh không thể giảng đạo hay nghe lời xưng tội của giáo dân trên tàu được. Nhiệm vụ này chỉ có thể giao cho những giáo sĩ trong phái đoàn đã được chứng nhận bởi một giám mục mà thôi.
Nghiên cứu kỹ danh sách trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng cả tên của hai nhân vật “Emmanuel Borges” với dấu thập và “Emmanuel Lopes” được thêm chữ P(adre) ở đầu. Điều này chứng tỏ họ đã được ban cho chức Linh Mục và chính thức được phép giảng đạo lẫn giải tội. Riêng Cha Borges, vì gia nhập Sơ Tu sớm hơn (1601), trước khi lên đường đến Goa, có lẽ anh đã học xong lớp triết lý và một hay hai năm của Thần Học. Trước năm 1608, tuy anh được phong chức Linh Mục hơi sớm, nhưng đó là điều có thể đã xảy ra vì trước khi lên đường, anh đang học lớp Thần Học. Còn Cha Lopes thì sao? Lý do nào mà anh có thể được thăng chức nhanh chóng như thế? Anh này trước khi lên đường qua Goa chỉ học xong lớp triết học thôi. Vì thế, anh sẽ cần phải học thêm 4 năm nữa cho lớp thần học cơ mà. Bình thường nhà Dòng Tên rất theo đúng nguyên tắc trong nội qui. Họ sẽ không nâng đỡ bất cứ tu sĩ nào chưa hội đủ điều kiện học vấn. Nếu có, khi nào họ đã được thăng chức cho anh và ở đâu vì lúc này, anh không hội đủ điều kiện được phong chức thành Linh Mục? Điều bí ẩn này sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu và một câu giải đáp. Cũng có thể, khi đáp tàu về Goa, nhờ công lao tận tụy trên tàu chăm sóc cho bệnh nhân nên vị Giám Mục ở Goa thay mặt tòa thánh Vatican và phong chức Linh Mục cho anh. Chúng ta nên nhớ rằng tài liệu trích ra trong Hình 5 được phát hành trong năm 1725 -hơn 100 năm sau chuyến tàu định mạng này. Cho nên sự kiện trên sẽ cần nghiệm chứng lại.
Tương tự như Cha Dominique Jeunehomme7 sửa soạn lên đường đến Goa vào năm 1629 đã mang theo, trước khi khởi hành, Pina đã sửa soạn kỹ lưỡng cho đồ dùng cá nhân của mình. Trên tàu, cũng như các tu sĩ khác, anh được phép mang theo một cái rương nhỏ chứa đựng hai loại quần áo mỏng và dầy sửa soạn cho những vùng biển nóng bức gần xích đạo hay nơi có nhiều giông tố như Mũi Hảo Vọng. Ngoài ra, anh cũng mang theo một ít thức ăn, thuốc thang thường dùng, chăn chiếu, sách vở và một cái bàn thờ nhỏ.8 Không may mắn như anh, có một số hành khác trên tàu, ngoài manh áo mặc trên người, họ không mang theo một tấm vải nào khác. Đây là là một thiếu sót và lỗi lầm rất lớn vì khi con tàu Vencimento chìm đắm dưới những cơn mưa nóng bỏng trong vùng Xích Đạo hay ngược lại, cái rét mướt căm căm do sóng to, gió lớn gần Mũi Hảo Vọng, họ mới nhận thức rằng mình đã thiếu chu đáo trước khi lên đường. Vì thế, có thể họ phải trả với một giá rất đắt vì sự lơ là này.
Vài ngày trước khi khởi hành, các tu sĩ nhà Dòng Tên bắt đầu mướn xe và chở đồ dùng và thức ăn lên tàu ngay thương cảng Lisbon. Khi dừng ngựa ở bến tàu, không khó khăn gì cho lắm, họ đã tìm đựợc con thuyền buôn khổng lồ có tên là Nossa Senhora Vencimento da Monté da Carmo. Đã nhận lãnh phụ trách là một quản lý viên (procurator), Cha Bề Trên Vieira dĩ nhiên là có nhiều kinh nghiệm qua lại từ Lisbon đến Goa. Ngài biết đi bằng thuyền buồm sẽ tốn ít nhất 6 tháng mới đến nơi, nếu thời tiết thuận lợi và không gặp phải hải tặc. Việc trước tiên bây giờ là lo dự trữ thức ăn cho 8 người họ tiêu thụ trong vòng khoảng 6 tháng này. Ngài cũng hy vọng, nếu có việc gì trắc trở, con thuyền sẽ có thể tạm dừng chân ở hòn đảo Mozambique nằm ở phía đông lục địa Phi Châu để tiếp ứng thêm thức ăn và nước uống -Hãy xem Hình 9. Tuy hiện nay không một tài liệu nào còn lại cho thấy họ khuân lên tàu những thứ gì, nhưng sau đây là một danh sách thức ăn mà các nhà tu Giê Su được phép tải lên tàu vào năm 1576 kê khai cho mỗi đầu người (Hãy xem Bảng 1):
Thứ Tự | Thực Phẩm | Số Lượng Thực Phẩm / Mỗi Tu Sĩ cho Cuộc Hành Trình9 | Số Dự Trữ cho 8 Tu Sĩ 10 | Mức Phân Phối cho Mỗi Thường Dân Trên Tàu Mỗi Ngày11 | Ghi Chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Rượu Vang | 75 lít | Hơn 1 thùng | 1 Lít | Tất cả thức ăn, nước uống được cung cấp cho cuộc hành trình trong vòng 6 tháng |
2 | Nước | 4 thùng | 32 thùng | 2.7 lít | 570 lít/thùng trung bình (pipa) |
3 | Bánh Biscuit | 4 thùng | 32 thùng | Gần 1 kg | |
4 | Thịt Heo Tẩm Muối | 1 Con | 8 Con | - | |
5 | Thịt Bò Xăn Muối | 30 Kg | 240 Kg | 250 g thịt | |
6 | Gà Sống | 100 con | 800 con | - | |
7 | Sườn Heo | 50 Miếng | 400 Miếng | - | |
8 | Dồi Heo | 60 Cái | 480 Cái | - | |
9 | Cá Khô Các Loại | 150 Con | 1,200 Con | 5 Con | |
10 | Bí Ngô | 15 Trái | 120 Trái | ||
11 | Gạo | 10 bao | 80 bao | ||
12 | Mì | 1 thùng | 8 thùng | ||
13 | Hành Củ | 3 bao | 24 bao | ||
14 | Gia Vị | 1 lb/mỗi thứ | 8 lb/mỗi thứ | ||
15 | Olive Oil | - | - | 0.4 lít cho 6 tháng | |
16 | Dấm | - | - | 0.8 lít cho mỗi tuần | |
17 | Đường | - | - | 325 g cho 6 tháng | |
18 | Mật Ong | - | - | 325 g cho 6 tháng |
Khi so sánh số lượng thực phẩm mang theo từ các tu sĩ nhà Dòng Tên và của hành khách trên tàu (Cột thứ ba so với cột thứ sáu), chúng ta có thể nhận định rằng ở trên tàu, về phương diện ăn uống, các tu sĩ đã được ưu đãi hơn rất nhiều. Tuy số lượng rượu dùng hàng ngày của họ ít ỏi hơn, nhưng họ có nhiều loại thịt để ăn như thịt bò, thịt heo và thịt gà. Riêng về thịt gà, họ được phép mang theo 100 con gà sống cho mỗi người. Nếu tính luôn cả số gà cho 8 người thì số gà này lên đến 800 con; thật sự tôi không hiểu làm cách nào mà họ có thể mang theo nhiều gà như thế. Có thể người Bồ mang theo nô lệ để chăm sóc cho gia súc mang theo. Nếu mang theo gà lớn, ăn sẵn, thì họ không thể nào tiêu thụ chúng trong vòng một thời gian ngắn được. Còn nếu họ mang theo gà con thì chỉ trong vòng ba bốn tháng sau, gà lớn lên đủ để ăn. Đây cũng là một điều rất phiền phức vì phải có đủ thực phẩm lẫn nước uống cho chúng. Đó là không kể mùi vị hôi thối xông ra từ phân gà nữa. Chúng ta không thể tưởng tượng rằng trong cuộc hành trình này, lúc đương đầu với sống chết, họ còn có đủ thì giờ chăm lo cho đám gà mang theo. Đó là không nói đến số gà chết vì nóng dưới gầm tàu khi thuyền của họ tiến gần đến đường xích đạo, dọc theo bờ biển Guinea. Nơi đó, vì không có gió, độ ẩm lại cao; nhiệt độ lại tăng cao lên đến 100 °F hằng ngày. Có lẽ số gà bị tiêu vong thật là vô số. Thật sự số gà sống được mang lên tàu mà các tu sĩ Giê Su nuôi dưỡng là một số nhỏ. Nếu bao gồm luôn cả những hành khách giàu có, số gà có thể lên tới hơn 10.000 con12. Đó là không kể số gia súc bao gồm luôn cả bò, heo, cừu, vịt và thỏ nuôi trên tàu.13