Dẫn Nhập
Con yêu dấu, con muốn sống đạo, bởi vì, là một Kitô Hữu, con biết sự sùng đạo như thế thì đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Tuy nhiên, thật quan trọng để ngay từ đầu hiểu được sự sùng đạo đích thực là gì, bởi vì những lầm lẫn nhỏ bé từ lúc ban đầu có thể phát triển thành những sai lầm lớn hơn, không thể thay đổi được. Có sự sùng đạo xác thực, nhưng cũng có nhiều mô phỏng dối trá và rỗng tuếch. Nếu con không biết sự khác biệt, có thể con phí thời giờ theo đuổi một cái bóng vô giá trị.
Những Loại Sùng Đạo Sai Lầm
Arelius thường vẽ hình của ông trông giống như các phụ nữ ông yêu thích, và tương tự như thế, người ta thường khuôn đúc sự đạo đức của họ phù hợp với sở thích của họ. Một người có thể đánh giá cao sự ăn chay và nghĩ họ rất đạo đức bởi vì họ giữ chay thật nghiêm ngặt, ngay cả khi tâm hồn họ đầy những cay đắng. Có thể họ tránh uống rượu và ngay cả không uống nước nhưng lại dễ dàng lan truyền sự vu khống và gây thiệt hại cho danh tiếng của người khác. Một người có thể cầu nguyện nhiều lần trong ngày nhưng lại mau thốt ra lời tức giận và nhục mạ những người chung quanh. Một người khác có thể độ lượng làm việc bác ái nhưng từ chối tha thứ cho những ai lầm lỗi với họ, trong khi một người khác có thể mau chóng tha thứ nhưng chậm trễ trả tiền họ vay mượn. Những người này thường được coi là ngoan đạo, nhưng họ không thực sự sùng đạo.
Bề Ngoài So Với Thực Tế
Khi các binh lính của Saolê tìm cách bắt Đavít, bà Mikhan đã làm họ tưởng rằng một tượng bất động nằm trên giường là Đavít. Cũng thế, nhiều người làm ra vẻ đạo đức, muốn thế giới nghĩ rằng họ tu đức nhưng họ chỉ là những cái vỏ trống rỗng.
Sùng Đạo Đích Thực
Việc sùng đạo đích thực được dựa trên tình yêu Thiên Chúa. Cốt yếu đó là một tình yêu Thiên Chúa sâu đậm, thực tế, tuy nó có thể biểu lộ trong nhiều cách khác nhau. Tình yêu này có thể soi sáng linh hồn như ơn sủng, làm chúng ta hài lòng Thiên Chúa. Khi nó tăng cường chúng ta để thi hành việc tốt lành, nó được gọi là bác ái. Khi nó đạt đến hình thức cao nhất, làm chúng ta hành động thận trọng, siêng năng, và mau mắn, nó được gọi là sùng đạo.
Những Tương Tự của Sùng Đạo
Con đà điều không bao giờ bay được, con gà mái cố bay nhưng chỉ được một quãng ngắn, nhưng chim đại bàng, chim bồ câu, và chim nhạn thường cất cánh bay cao. Tương tự, người tội lỗi không bao giờ vươn đến Thiên Chúa bởi vì các hành động của họ bị gắn chặt xuống đất. Những ai cố gắng đạo đức nhưng không đạt được điều đó thì có thể nâng mình lên Thiên Chúa với những hành động tốt lành, nhưng ít khi họ làm như thế và thật khó khăn. Người thực sự sùng đạo thì thường xuyên và mau mắn vươn đến Thiên Chúa.
Những Đặc Tính của Sùng Đạo Đích Thực
Nói tóm, sùng đạo là năng lực tinh thần mà tình yêu tạo thành trong chúng ta, làm cho chúng ta hành động mau mắn và một cách trìu mến. Cũng như bác ái dẫn chúng ta đi theo các giới răn của Thiên Chúa, việc sùng đạo giúp chúng ta tuân giữ các giới răn ấy một cách thận trọng và chuyên cần. Do đó, người nào chểnh mảng Mười Điều Răn của Thiên Chúa thì không thể được gọi là tốt lành hay đạo đức. Để trở nên tốt, người ta phải ngập tràn tình yêu, và để trở nên sùng đạo, người ta phải hăng hái thực hiện các hành động yêu thương.
Sự Tiến Bộ Tinh Thần
Sự sùng đạo, ở một mức độ cao của tình yêu, không chỉ khiến chúng ta tận tụy tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa nhưng còn thúc giục chúng ta thi hành nhiều việc tốt lành mà không nghiêm ngặt đòi buộc. Một người mới khỏi bệnh thì bước chậm và chỉ đi xa đến mức cần thiết. Tương tự, một người tội lỗi mới hoán cải thì vâng lời Thiên Chúa cách chậm chạp và mệt mỏi. Nhưng một người thực sự sùng đạo, giống như người mạnh khỏe, thì chạy và nhảy khi đi theo các giới răn của Thiên Chúa và hăng hái tìm kiếm các phương cách khác để phục vụ Người.
Tình Yêu đối với Sùng Đạo
Sự khác biệt giữa tình yêu và sùng đạo thì giống như sự khác biệt giữa lửa và ngọn lửa. Tình yêu là lửa, và sùng đạo là ngọn lửa làm nó cháy sáng, cách mạnh mẽ, và siêng năng. Sùng đạo không chỉ thúc đẩy chúng ta vâng theo các giới răn của Thiên Chúa nhưng còn yêu quý sự hưởng dẫn và những càm hứng của Người một cách say mê.
Kết Luận
Sùng đạo đích thực là một hình thức cao của tình yêu mà nó tự tỏ lộ trong sự hăng hái và chuyên cần tuân theo thánh ý của Thiên Chúa. Hiểu biết và thực hành sự sùng đạo đích thực thì thiết yếu cho một đời sống tâm linh chân thật và hiệu quả.
Những Quan Niệm Sai Lầm Về Sùng đạo
Những người tìm cách ngăn cản dân Ít-ra-en đi vào Đất Hứa thì cho rằng đó là “một vùng đất nuốt sống cư dân của nó” (Ds 13:32), có nghĩa rằng thời tiết ở đây thì không lành mạnh nên người ta không thể sống ở đó lâu, và cư dân là những người khổng lồ, chúng nhìn người mới đến như châu chấu để ăn tươi nuốt sống. Tương tự, thế gian thường trình bày người sùng đạo thì buồn bã và u sầu, gợi ý rằng tôn giáo làm cho họ buồn thảm và khó ưa. Tuy nhiên, cũng như ông Giô-suê và Ka-lép xác nhận rằng Đất Hứa là một nơi xinh đẹp và êm đềm, thì Chúa Thánh Thần, qua các thánh của Người, cũng như chính Chúa nói với chúng ta rằng một đời sống sùng đạo thì ngọt ngào, hạnh phúc, và đáng yêu.
Quan Điểm của Thế Gian đối với Sùng Đạo Đích Thực
Thế gian coi người sùng đạo là người ăn chay, cầu nguyện, chịu đựng các đau thương, giúp người đau yếu và nghèo, kiểm soát tính khí, đè nén những đam mê, vả tự khước từ các thú vui nhục dục. Các hành động này có vẻ cứng rắn và khó khăn. Tuy nhiên, thế gian không nhìn thấy sự sùng đạo nội tâm, chân thành làm cho những hành động này thú vị và dễ dàng. Cũng như một con ong biến nước đắng của cây xạ hương miền núi thành mật ong, thì một tâm hồn sùng đạo biến những cảm nghiệm cay đắng thành ngọt ngào. Những vị tử đạo thấy lửa, gươm dáo, và sự tra tấn trở thành như hoa thơm bởi vì sự sùng đạo của họ. Nếu sự sùng đạo làm cho những tra tấn dã man thành ngọt ngào, nó có thể làm cho những việc tốt bình thường thành thú vị biết chừng nào!
Sự Ngọt Ngào của Sùng Đạo
Chúng ta dùng đường để làm ngọt trái cây chưa chín và biến đổi chất đắng, và tương tự, sự sùng đạo là chất ngọt tinh thần mà nó lấy đi mọi cay đắng từ sự hành xác và làm những an ủi trở nên dễ chịu cho linh hồn. Sự sùng đạo chữa người nghèo khỏi buồn sầu và người giầu khỏi kiêu căng, ngăn ngừa người bị đàn áp không cảm thấy cô đơn và người phát đạt không trở nên xấc xược. Nó đem sự an ủi cho người cô đơn và sự quân bình cho đời sống xã hội. Sự sùng đạo giống như hơi ấm trong mùa đông và sương mát trong mùa hè. Nó dạy cách sống sung túc và chịu đựng thiếu thốn, được lợi ích khi được vinh dự và cả khi bị khinh miệt, và lấp đầy tâm hồn với sự ngọt ngào kỳ lạ.
Cầu Thang Giacôbê và Dấu Hiệu Sùng Đạo
Cầu thang của ông Giacôbê là một hình ảnh đích thực của đời sống sùng đạo. Hai cột chống đỡ các bậc thang tượng trưng cho sự cầu nguyện, mà nó tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa, và các Bí Tích, mà chúng phong ban tình yêu đó. Các bậc thang là các mức độ của tình yêu mà qua đó chúng ta tiến bộ từ nhân đức này sang nhân đức khác, đi xuống qua các việc tốt lành cho tha nhân hoặc đi lên qua việc suy gẫm đến sự kết hợp yêu thương với Thiên Chúa.
Những Đặc Tính của Sùng Đạo Đích Thực
Những ai đi trên chiếc thang này thì giống như người có tâm hồn của thiên thần hoặc thiên thần trong hình dáng loài người. Họ có vẻ trẻ trung bởi vì tinh thần cường tráng và hoạt động của họ. Họ có đôi cánh bay lên Thiên Chúa trong sự cầu nguyện thánh thiện và đôi chân để bước trên các lối loài người với sự bao dung. Gương mặt của họ thì sáng và đẹp bởi vì họ chấp nhận mọi sự một cách thoải mái và ngọt ngào. Đầu và tay chân của họ thì không che phủ, biểu hiện rằng các tư tưởng, sự yêu mến, và hành động của họ không có động lực nào khác ngoại trừ làm vui lòng Thiên Chúa. Phần còn lại của thân thể họ được bao bọc với một y phục tỏa sáng, cho thấy trong khi họ sử dụng thế gian và những của cải, họ dùng một cách trong sáng và thành thật, chỉ đến mức cần thiết cho tình trạng của họ.
Sự Trổi Vượt của Sùng Đạo
Con yêu dấu, hãy tin rằng sùng đạo thì ngọt ngào nhất, là nữ hoàng các nhân đức, sự tuyệt hảo của tình yêu. Nếu tình yêu là sữa của đời sống, sự sùng đạo là kem. Nếu tình yêu là cây đầy trái, sùng đạo là hoa. Nếu tình yêu là đá quý, sùng đạo là ánh sáng. Nếu tình yêu là nhựa thơm, sùng đạo là hương hoa của nó, mà mùi ngọt ngào làm người ta sảng khoái và đem niềm vui cho các thiên thần.
Dẫn Nhập
Khi Thiên Chúa dựng nên trời đất, Người ra lệnh cho mỗi cây phải sinh trái tùy theo loại. Tương tự, Người mong đợi các Kitô Hữu, các cây sống động của Giáo Hội, sinh trái đạo đức theo các ơn gọi cá biệt. Những ơn gọi khác nhau đòi hỏi các hình thức sùng đạo khác nhau, được cắt may thích hợp cho các vai trò và nhiệm vụ của từng người.
Sự Thích Hợp của Sùng Đạo cho Ơn Gọi Khác Nhau
Một giám mục có thích hợp để sống cô độc như các đan sĩ không? Một người cha có được lãng quên chu cấp gia đình như một đan sĩ Xi tô không? Có thể nào một nghệ nhân dành cả một ngày trong nhà thờ như một giáo sĩ, hoặc một giáo sĩ can dự trong mọi loại sinh hoạt như một giám mục không? Những sự sùng đạo không thích hợp như thế sẽ vô lý, không điều hòa đúng, và không thể chịu nổi. Tuy nhiên, sự sai lầm này lại thường xảy ra, đưa thế giới đến việc chỉ trích sai lầm sự sùng đạo đích thực vì sự thiếu suy xét khôn ngoan của những ai hiểu sai sùng đạo.
Sùng Đạo Đích Thực Hoàn Thiện Mọi Ơn Gọi
Con ơi, sự sùng đạo đích thực không cản trở bất cứ ơn gọi nào; đúng hơn, nó hoàn thiện mọi sự. Nếu một hình thức sùng đạo xung khắc với một ơn gọi đúng đắn của ai đó, chắc chắn đó là sự sùng đạo giả dối. Aristotle nói rằng con ong hút nhụy hoa mà không gây thiệt hại, vẫn để bông hoa toàn vẹn và tươi tắn. Sự sùng đạo đích thực lại càng tốt hơn – nó không chỉ không gây thiệt hại cho ơn gọi nhưng lại gia tăng và làm xinh đẹp hơn.
Các Thí Dụ của Sự Sùng Đạo Gia Tăng Ơn Gọi
Những Quan Niệm Sai về Sùng Đạo trong Đời Thường
Đó là một sai lầm trầm trọng, ngay cả dị giáo, khi nghĩ rằng đời sống sùng đạo thì không thích hợp cho binh lính, thợ máy, hoàng tử, hay các chủ nhân bất động sản. Trong khi sự sùng đạo thuần túy chiêm niệm, thích hợp cho đời sống đan viện, thì không thể được thi hành trong các ơn gọi ngoài đời, nhưng có nhiều loại sùng đạo dẫn người đời đến sự toàn hảo.
Những Thí Dụ Nhiều Loại Sùng Đạo trong Kinh Thánh
Sự Sùng Đạo trong Những Hoàn Cảnh Đời Sống Khác Nhau
Một số người ngay cả rơi vào tình trạng cô độc, mà nó thường dẫn đến sự toàn hảo, trong khi những người khác phát triển mạnh về tinh thần trong thế giới, mà dường như nó trái ngược với đời sống sùng đạo. T. Grêgôry nhận xét rằng Lót, là người vẫn ở trong thành phố, đã rơi vào tội lỗi trong núi cô đơn của ông. Như thế, dù chúng ta ở đâu, chúng ta phải cố đạt được một đời sống toàn hảo qua sự sùng đạo.
Kết Luận
Tóm lại, sự sùng đạo đích thực thì thích nghi với mọi ơn gọi và ngành nghề, gia tăng và toàn hảo các nhiệm vụ và trách nhiệm của từng vai trò. Dù số phận chúng ta được định đoạt ở đâu, chúng ta có thể và phải nhắm đến một đời sống sùng đạo, toàn hảo.
Sự Quan Trọng của Hướng Dẫn Tinh Thần
Khi Tôbia được lệnh phải đi đến Rages, ông sẵn sàng nhưng không rõ đường đi. Cha ông là Tôbít khuyên ông hãy “tìm một người cùng đi với con.” Cũng vậy, hỡi con, nếu con muốn lao mình vào đời sống sùng đạo, con phải tìm một người thánh thiện để hướng dẫn con. Như T. Avila nói, con không thể nào biết chắc về thánh ý của Thiên Chúa hơn là qua sự khiêm tốn vâng lời, một nguyên tắc được dạy bảo và thực hành bởi các thánh ngày xưa.
Tấm Gương của T. Têrêsa
Khi T. Têrêsa đọc biết về những khổ hạnh nghiêm khắc của T. Catarina ở Cordova, thánh nữ muốn bắt chước những thực hành này, ngay cả trái với sự khuyên bảo của cha giải tội của thánh nữ. Bị cám dỗ bất tuân phục, Thiên Chúa nói với thánh nữ, “Con ơi, con ở trên một con đường tốt lành và an toàn: đúng, con nhìn thấy tất cả sự khổ hạnh này, nhưng thực ra Ta coi sự vâng lời của con như một nhân đức lớn lao hơn hết.” Từ đó trở đi, T. Têrêsa đánh giá sự vâng lời rất cao và có một lời thề đặc biệt vâng phục một giáo sĩ ngoan đạo, mà điều đó rất có ích cho thánh nữ.
Những Thí Dụ Lịch Sử về Vâng Lời
Trong lịch sử, nhiều linh hồn sùng đạo đã quy phục ý riêng của mình cho các thừa tác viên của Thiên Chúa để tuân phục Người tốt hơn. T. Catarina ở Siena khen ngợi thực hành này trong cuốn Đối Thoại của người. T. Êligiabét đã vâng lời chân phước Conrad vô giới hạn. T. Louis khuyên con trai hãy “Xưng tội thường xuyên, hãy chọn một cha giải tội kiên quyết, xứng đáng, là người có thể khôn ngoan dạy bảo con cách thi hành những gì cần cho con.”
Giá Trị của một Người Bạn Trung Thành
Sách Thánh nói với chúng ta, “Một người bạn trung thành là một sự phòng thủ vững mạnh, và ai tìm được một người như thế thì đã tìm được một kho báu.” “Một người bạn trung thành là linh dược của đời sống; và ai kính sợ Thiên Chúa sẽ tìm thấy người ấy.” Những lời này nhấn mạnh đến sự quan trọng để có được một người bạn trung thành trên hành trình tinh thần. Một người bạn như thế sẽ hướng dẫn chúng ta, bảo vệ chúng ta khỏi những lừa gạt của Quỷ dữ, họ cung cấp sự khôn ngoan vào những lúc khó khăn, và giúp chúng ta vươn lên khi chúng ta sa ngã.
Tìm Một Người Hướng Dẫn Tinh Thần
Ai có thể tìm thấy một người bạn như thế? Người Khôn Ngoan trả lời, “Đó là người kính sợ Thiên Chúa.” Nói cách khác, một linh hồn thực sự khiêm tốn muốn thăng tiến tâm linh sẽ tìm được một người hướng dẫn như thế. Do đó, hãy thành khẩn cầu xin Thiên Chúa cung cấp cho con một người hướng dẫn theo ý muốn của Người, và tin rằng Người sẽ làm như vậy, dù là Người phải gửi đến một thiên thần, như Người đã thi hành cho Tôbia.
Tin Tưởng và Tôn Trọng Người Linh Hướng
Khi con tìm được người hướng dẫn tinh thần, hãy coi họ như một thiên thần đến từ trời. Hãy tin rằng Thiên Chúa sẽ nói với con qua họ, và hãy lắng nghe họ như thể họ là một thiên thần dẫn con đến Thiên Đường. Hãy đối xử với họ cách chân thành, chia sẻ các đức tính tốt cũng như xấu của con cách cởi mở. Sự thành thật này sẽ cho phép các nhân đức của con được xác nhận và lỗi lầm của con được sửa đổi, cung cấp cho con sự hỗ trợ khi khó khăn và sự điều độ khi thịnh vượng.
Quân Bình Giữa Sự Tín Cẩn và Tôn Kính
Hãy tín cẩn sâu xa vào người hướng dẫn, cộng với sự tôn kính trịnh trọng. Hãy biết chắc rằng sự tôn kính không cản trở sự tín cẩn, cũng như sự tín cẩn không giảm bớt sự tôn kính. Hãy tin tưởng nơi họ như con gái tin tưởng người cha và tôn trọng họ như con trai tôn trọng người mẹ. Mối quan hệ này phải vững mạnh, dịu dàng, thánh thiện, thiêng liêng, siêu phàm, và tinh thần.
Chọn Đúng Người Hướng Dẫn
Hãy chọn người hướng dẫn con cách cẩn thận, ngay cả giữa hàng ngàn hay hàng vạn người. Họ phải tràn đầy bác ái, khôn ngoan, và biết suy xét thận trọng. Thiếu một trong những đức tính này thì có thể nguy hiểm. Hãy xin Thiên Chúa giúp con điều này, và khi con tìm được đúng người hướng dẫn, hãy cảm ơn Thiên Chúa và tiến hành với sự đơn sơ, khiêm tốn, và tin tưởng. Con sẽ được bảo đảm một hành trình tâm linh thuận lợi.
Dẫn Nhập
“Các bông hoa xuất hiện trên mặt đất,” Chàng Rể Thiên Đường nói, và đã đến lúc cắt tỉa. Những bông hoa của tâm hồn chúng ta là gì nếu không phải là những ao ước tốt lành? Khi những ao ước này bắt đầu xuất hiện, chúng ta cần kéo cắt tỉa để lấy đi các công việc không cần thiết và khô héo khỏi lương tâm chúng ta.
Hãy Tháo Bỏ Con Người Cũ
Khi một người nữ ngoại kiều muốn kết hôn với một người Ít-ra-en, luật đòi hỏi bà phải tháo bỏ y phục nô lệ, gọt dũa móng tay, và cạo tóc. Tương tự, một linh hồn muốn trở nên hiền thê của Đức Kitô cũng phải tháo bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới, từ bỏ tội lỗi. Phải tháo bỏ mọi chướng ngại cản trở tình yêu Thiên Chúa. Bước đầu tiên tiến đến sự lành mạnh tâm linh là thanh lọc những khuynh hướng tội lỗi.
Dần Dà Thanh Tẩy
T. Phaolô nhận được sự thanh tẩy tuyệt hảo ngay lập tức, và cũng ơn này được ban cho T. Mađalêna, T. Catarina ở Genoa, T. Pelagia, và những người khác. Tuy nhiên, những thanh tẩy lạ lùng như thế thì ngoại lệ như sự sống lại của người chết, và chúng ta không được mong đợi điều đó. Sự thanh tẩy thông thường, dù là thể xác hay linh hồn, xảy ra từ từ, từng bước một, dần dà và một cách đau khổ.
Tiến Trình Gia Tăng Tinh Thần
Các thiên thần trên cầu thang của ông Giacóp có cánh nhưng không bay; họ lên xuống các bậc thang theo thứ tự. Tương tự, linh hồn vươn lên khỏi tội lỗi đến một đời sống sùng đạo thì giống như bình minh, từ từ xóa bỏ bóng tối. Sự chữa trị chắc chắc nhất là những chữa trị được thực hiện dần dà. Những bệnh tật tinh thần, giống như bệnh thể xác, thường xảy đến nhanh nhưng chậm ra đi. Do đó, chúng ta phải can đảm và kiên nhẫn.
Đối Phó với Những Bất Toàn
Thật đau lòng khi thấy các linh hồn thiếu kiên nhẫn hay chán nản bởi vì họ vẫn phải đối diện với những bất toàn sau khi sống thử việc sùng đạo. Một số người thậm chí bị cám dỗ bỏ cuộc trong tuyệt vọng. Đàng khác, có sự nguy hiểm cho những ai tin rằng họ đã thanh tẩy khỏi những bất toàn ngay từ đầu, họ tự cho là trưởng thành trước khi họ sẵn sàng và tìm cách bay lên trước khi có đôi cánh. Những linh hồn này có nguy cơ rơi trở lại bởi từ bỏ y sĩ tinh thần của họ quá sớm.
Tiếp Tục Thanh Tẩy
Công việc thanh tẩy linh hồn tiếp tục trong suốt cuộc đời. Chúng ta không được nản lòng bởi các bất toàn của chúng ta. Sự trọn hảo đích thực nằm trong sự chiến đấu liên lỉ chống với chúng. Chúng ta không thể chống các bất toàn này mà không nhìn thấy chúng, và chúng ta không thể chiến thắng chúng nếu không đương đầu với chúng. Chiến thắng không có nghĩa trở nên vô cảm đối với chúng mà là không đồng lòng với chúng. Bị khó khăn bởi những bất toàn của chúng ta thì không giống như đồng lòng với các bất toàn ấy.
Sức Mạnh trong Cuộc Chiến Tinh Thần
Điều cần thiết cho sự khiêm tốn là đôi khi chúng ta thấy mình bị thất bại trong cuộc chiến tinh thần này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ bị chinh phục trừ khi chúng ta đánh mất sức sống hoặc sự can đảm của chúng ta. Những bất toàn và tội nhẹ không thể tiêu diệt đời sống tinh thần của chúng ta, mà nó chỉ bị mất qua tội trọng. Do đó, chúng ta phải biết chắc những điều này không làm hao mòn sự can đảm của chúng ta. Đavít thường xin Chúa củng cố tâm hồn ông chống với sự hèn nhát và chán nản. Trong cuộc chiến tinh thần này, đặc ân của chúng ta là chắc chắn chiến thắng một khi chúng ta sẵn sàng chiến đấu.
Sự thanh tẩy lần thứ nhất chúng ta thi hành là được sạch tội, và phương tiện chính để đạt được điều này là qua bí tích giải tội.
Các Bước Thanh Tẩy
Xưng Tội Chủ Yếu
Cha nói đến một việc xưng tội bao trùm toàn thể đời con. Trong khi điều đó không luôn cần thiết, cha tin rằng nó rất hữu ích khi khởi đầu theo đuổi sự thánh thiện, và cha thành khẩn khuyên con hãy làm việc đó.
Những Lỗi Lầm Chung khi Xưng Tội Bình Thường
Những việc xưng tội bình thường có những lỗi lầm hiển nhiên vì: - thiếu chuẩn bị; không đủ hối lỗi.
Sự thiếu sót này đưa đến ý định thầm kín là trở về các tội cũ, vì người ta không tránh các dịp tội hay có những biện pháp cần thiết để sửa đổi đời sống. Trong những trường hợp như thế, phải có một việc xưng tội chủ yếu để ổn định và sửa chữa linh hồn.
Ích Lợi của Xưng Tội Chủ Yếu
Kết Luận
Cha không thể thảo luận một sự thay đổi lớn trong đời sống và hoàn toàn quay về Thiên Chúa qua một đời sống sùng đạo nếu không thúc giục con hãy bắt đầu với một việc xưng tội chủ yếu.
Mọi con cái Ít-ra-en rời khỏi Ai Cập, nhưng không phải tất cả đều đồng lòng. Một số người khao khát củ hành và củ tỏi, các nồi thịt ở Ai Cập, ngay khi lang thang trong sa mạc. Tương tự, một số hối nhân từ bỏ tội lỗi nhưng không buông bỏ những quyến luyến tội lỗi. Họ không có ý định phạm tội nữa, nhưng họ đau lòng khi phải kiêng cữ những cảm xúc tội lỗi. Họ chính thức từ bỏ những hành vi tội lỗi nhưng thường nhìn lại với sự ao ước, giống như vợ ông Lót trên đường trốn khỏi Sôđom.
Những Hối Nhân Miễn Cưỡng
Những hối nhân yếu đuối này tránh tội một cách miễn cưỡng. Họ ao ước có thể phạm tội mà không bị luận phạt. Họ luyến tiếc nói về những hành vi tội lỗi của mình và ghen tị với những ai còn nuông chiều trong tội.
Các Ví Dụ của Cảm Xúc Tội Lỗi
Sự Nguy Hiểm của Cảm Xúc Tội Lỗi
Ngay cả những người này không phạm tội thực sự, họ vẫn bị trói buộc bởi những cảm xúc tội lỗi. Tuy họ đã từ bỏ Ai Cập, họ vẫn đói khát củ hành củ tỏi. Sự quyến luyến này thì nguy hiểm và làm suy yếu đời sống tinh thần.
Sự Thanh Tẩy Hoàn Toàn
Để dẫn đến một đời sống sùng đạo, không những con phải từ bỏ tội lỗi nhưng còn phải thanh tẩy tâm hồn khỏi các cảm xúc tội lỗi. Những cảm xúc này làm suy yếu tâm trí con và cản trở con khỏi sự cần cù, sẵn sàng và thường xuyên làm các việc lành, mà nó cần thiết cho sự sùng đạo đích thực.
Những Ảnh Hưởng của Cảm Xúc Tội Lỗi
Kết Luận
Nếu con muốn sống một đời sống sùng đạo, con phải thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi cảm xúc tội lỗi, chứ không chỉ từ bỏ tội. Sự thanh tẩy này sẽ giúp con cần cù và sẵn sàng thi hành việc tốt lành, như thế chu toàn bản chất của sự sùng đạo đích thực.
Bước đầu để hoàn thành sự thanh tẩy lần thứ hai là phát triển một sự hiểu biết sắc sảo và sống động về những sự dữ lớn lao là hậu quả của tội, sự hiểu biết này dẫn đến sự thống hối sâu xa, chân thành.
Sức Mạnh của Thống Hối
Nhen Nhúm Thống Hối Mạnh Mẽ
Dùng Những Chiêm Niệm để Thanh Tẩy
Những Hướng Dẫn Chiêm Niệm
Kết Luận
Nhờ phát triển sự thống hối mạnh mẽ và dùng các bài chiêm niệm được cung cấp, con có thể đạt được sự thanh tẩy lần thứ hai, tẩy rửa tâm hồn con khỏi mọi cảm xúc và các xu hướng tội lỗi. Sự thanh tẩy triệt để này thì thiết yếu để dẫn đến một đời sống sùng đạo đích thực.