Ðiều 705: Tu sĩ nào được thăng chức Giám Mục thì vẫn còn là phần tử của dòng, nhưng do lời khấn vâng lời, họ chỉ phải tùy thuộc duy một mình Ðức Giáo Hoàng. Tu sĩ ấy không bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ mà chính mình xét thấy cách khôn ngoan rằng chúng không thể am hợp với điều kiện mới.
Ðiều 706:
(1) Tu sĩ nói trên:
1. nếu do lời khấn, đương sự mất quyền làm chủ tài sản, thì bây giờ họ được
hưởng quyền xử dụng, hưởng dụng và quản trị các tài sản đến sau đó. Tuy nhiên, đối
với Giám Mục giáo phận và các vị khác đã nói ở điều 381, triệt 2, thì các tài sản được
thủ đắc cho Giáo Hội địa phương; còn đối với các vị khác, thì các tài sản được thủ đắc
cho dòng hay cho Tòa Thánh, tùy theo dòng có khả năng chấp hữu hay không.
2. nếu do lời khấn, đương sự không mất quyền làm chủ tài sản, thì quyền dụng ích,
hành dụng và quản trị các tài sản có trước đó sẽ được hồi phục. Còn các tài sản đến
sau, thì được thủ đắc toàn vẹn.
3. trong cả hai trường hợp, đương sự phải xử dụng các tài sản theo ý muốn của
người dâng cúng, khi chúng được thủ đắc không vì danh nghĩa cá nhân.
Ðiều 707:
(1) Tu sĩ làm Giám Mục khi hồi hưu có thể chọn nơi cư ngụ cho mình kể
cả ở ngoài nhà của dòng mình, trừ khi Tòa Thánh đã dự liệu cách khác.
(2) Về việc cấp dưỡng thích hợp và xứng đáng cho đương sự, trong trường hợp họ
đã phục vụ một giáo phận, thì phải giữ điều 402, triệt 2, trừ khi dòng muốn lo liệu việc
cấp dưỡng ấy. Nếu không, Tòa Thánh sẽ liệu cách khác.
Ðiều 708: Các Bề Trên cao cấp có thể tụ họp nhau cách hữu ích qua các hội nghị hay hội đồng, ngõ hầu hợp lực với nhau để cộng tác vào việc theo đuổi mục tiêu của mỗi dòng cách mỹ mãn hơn, tuy vẫn giữ sự tự trị, đặc tính, và tinh thần của mỗi dòng; hoặc để thảo luận các vấn đề chung; hoặc để thiết lập sự phối trí và hợp tác thích hợp đối với các hội đồng Giám Mục cũng như đối với từng Giám Mục.
Ðiều 709: Các hội nghị của các Bề Trên cao cấp cần có quy chế được Tòa Thánh phê chuẩn. Tòa Thánh là thẩm quyền duy nhất có thể thành lập hội nghị, ban cấp tư cách pháp nhân, và giữ quyền lãnh đạo tối cao của hội nghị.
Ðiều 710: Tu hội đời là một hội dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhắm tới sự trọn lành của đức ái và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ ở giữa đời.
Ðiều 711: Do sự tận hiến, một phần tử của tu hội đời không làm thay đổi thể chế giáo luật của mình trong dân Chúa, dù là giáo dân dù là giáo sĩ, mặc dù vẫn phải tuân giữ các quy định của luật chi phối của hội dòng tận hiến.
Ðiều 712: Ngoài những quy định đã nói ở điều 598-601, hiến pháp còn phải ấn định các mối ràng buộc thánh nhờ đó các phần tử tự bó buộc giữ các lời khuyên Phúc Âm trong tu hội. Hiến pháp cũng xác định các nghĩa vụ phát sinh từ các mối ràng buộc ấy, tuy luôn phải giữ lối sống thế tục của tu hội.
Ðiều 713:
(1) Các phần tử của các tu hội diễn tả và thực hành sự tận hiến qua hoạt
động tông đồ, và tựa như men bột, họ hãy cố gắng thấm nhiễm hết mọi sự với tinh thần
Phúc Âm, ngõ hầu củng cố và tăng triển nhiệm thể Ðức Kitô.
(2) Các phần tử giáo dân tham gia vào nhiệm vụ giảng truyền Phúc Âm của Giáo
Hội giữa đời và từ môi trường đời, hoặc bằng chứng tá của đời sống Kitô Giáo và của lòng trung thành với sự tận hiến của mình, hoặc bằng sự cộng tác nhằm việc quy
hướng các sự việc thế trần về với Thiên Chúa cùng lấy sức mạnh Phúc Âm để làm
sống động thế giới. Họ cũng cộng tác vào việc phục vụ giáo đoàn, dựa theo lối sống
ngoài đời của họ.
(3) Các phần tử giáo sĩ, nhờ việc chứng tá của đời tận hiến, nhất là giữa linh mục
đoàn, hỗ trợ các anh em đồng nghiệp do đức ái tông đồ trổi vượt; và khi thi hành chức
vụ thánh trong dân Chúa, họ kiện toàn sự thánh hóa trần thế.
Ðiều 714: Các phần tử sinh sống trong những điều kiện bình thường của trần thế, hoặc đơn thân, hoặc trong gia đình của mình, hoặc trong nhóm huynh đệ, dựa theo các quy tắc của hiến pháp.
Ðiều 715:
(1) Các phần tử giáo sĩ, được nhập tịch trong giáo phận, lệ thuộc Giám
Mục giáo phận, trừ những gì liên can đến đời sống tận hiến trong tu hội của mình.
(2) Những người được trạch cử vào các công tác riêng của tu hội hoặc vào việc
quản trị tu hội, thì được nhập tịch vào tu hội, chiếu theo quy tắc của điều 266, triệt 3, và
lệ thuộc Giám Mục giống như các tu sĩ.
Ðiều 716:
(1) Tất cả các phần tử phải tham gia tích cực vào đời sống của tu hội,
dựa theo luật riêng.
(2) Các phần tử thuộc cùng một tu hội phải sống thông hiệp với nhau, ân cần bảo vệ
sự hợp nhất trong tinh thần và tình huynh đệ chân thật.
Ðiều 717:
(1) Hiến pháp phải quy định hình thức cai trị của tu hội, xác định nhiệm kỳ
của các người lãnh đạo và cách thức chỉ định họ vào chức vụ.
(2) Không ai được chỉ định làm Lãnh Ðạo tối cao nếu chưa được gia nhập vĩnh viễn
vào tu hội.
(3) Những ai có trách nhiệm điều khiển tu hội phải lo duy trì tinh thần hợp nhất và cổ
võ sự tham gia tích cực của hết mọi phần tử.
Ðiều 718: Việc quản trị tài sản của tu hội cần phải bộc lộ và cổ võ sự khó nghèo Phúc Âm. Việc quản trị được chi phối do các quy tắc của quyển thứ V về Tài Sản của Giáo Hội cũng như luật riêng của tu hội. Luật riêng cũng phải xác định các nghĩa vụ, nhất là về kinh tế, của tu hội đối với các phần tử làm việc cho tu hội.
Ðiều 719:
(1) Ðể đáp ứng trung thành với ơn gọi và để hoạt động tông đồ phát xuất
từ sự kết hợp với Ðức Kitô, các phần tử phải siêng năng cầu nguyện, và chăm chỉ đọc
Sách Thánh, giữ việc tĩnh tâm thường niên và thực hành các việc đạo đức khác chiếu
theo luật riêng.
(2) Việc cử hành Thánh Thể, nếu có thể được mỗi ngày, phải là nguồn mạch và sức
mạnh của toàn thể đời tận hiến.
(3) Họ hãy lãnh nhận bí tích thống hối cách tự do và thường xuyên.
(4) Họ cần được tự do nhận việc linh hướng cần thiết; nếu họ muốn, họ có thể bàn
hỏi việc thiêng liêng với các vị lãnh đạo của họ.
Ðiều 720: Quyền thu nhận vào tu hội, hoặc vào giai đoạn thử luyện hoặc để cam kết tạm thời hay vĩnh viễn, là điều thuộc thẩm quyền của các vị Lãnh Ðạo cao cấp, dựa theo quy tắc của hiến pháp.
Ðiều 721:
(1) Việc thu nhận những người sau đây vào giai đoạn thử luyện khởi đầu
trở thành vô hiệu:
1. kẻ chưa đến tuổi trưởng thành;
2. kẻ hiện đang bị ràng buộc trong một hội dòng tận hiến hoặc tu đoàn tông đồ;
3. kẻ đã lập gia đình, bao lâu giá thú còn hiệu lực.
(2) Hiến pháp có thể ấn định các ngăn trở khác của việc thu nhận, kể cả chi phối sự
hữu hiệu, hoặc đặt thêm các điều kiện khác.
(3) Ngoài ra, để được tiếp nhận, đương sự phải có sự trưởng thành cần thiết để có
thể theo đuổi nếp sống của tu hội cách thích đáng.
Ðiều 722:
(1) Mục tiêu của giai đoạn thử luyện khởi đầu là để các tuyển sinh hiểu rõ
hơn ơn thiên triệu và ơn gọi đặc biệt của tu hội, và tập luyện theo tinh thần và lối sống
của tu hội.
(2) Các tuyển sinh cần được huấn luyện cách thích đáng để sống cuộc đời theo các
lời khuyên Phúc Âm, và để diễn tả toàn thể cuộc sống ấy ra việc tông đồ, bằng cách xử
dụng những hình thức rao truyền Phúc Âm thích hợp hơn hết với mục đích và tinh thần,
đặc tính của tu hội.
(3) Hiến pháp phải xác định cách thức và thời gian của giai đoạn thử luyện trước khi
cam kết lần đầu trong tu hội. Thời gian ấy không được dưới hai năm.
Ðiều 723:
(1) Khi đã mãn thời kỳ thử luyện khởi đầu, tuyển sinh nào được xét thấy
có khả năng thì sẽ chấp nhận ba lời khuyên Phúc Âm với dây ràng buộc thánh. Nếu
không, thì phải lìa bỏ tu hội.
(2) Sự gia nhập lần đầu có tính cách tạm thời, dựa theo quy tắc của hiến pháp. Thời
hạn này không được dưới năm năm.
(3) Khi đã mãn thời hạn đó, phần tử nào được xét thấy có khả năng sẽ được thu
nhận gia nhập trọn đời hay vĩnh viễn, nghĩa là với những giây ràng buộc thánh tạm thời
nhưng luôn luôn được lặp lại.
(4) Việc gia nhập vĩnh viễn được đồng hóa với việc gia nhập trọn đời. Hiến pháp
phải ấn định những hiệu quả pháp lý của hành vi đó.
Ðiều 724:
(1) Sau khi đã cam kết lần đầu, việc huấn luyện cần phải tiếp tục liên lỉ,
chiếu theo hiến pháp.
(2) Các phần tử cần được huấn luyện vừa về phương diện thần học vừa về phương
diện nhân bản. Các cấp lãnh đạo tu hội phải lưu tâm đến việc huấn luyện liên tục về
phần thiêng liêng.
Ðiều 725: Hiến pháp sẽ quy định hình thức của mối dây ràng buộc nhờ đó tu hội có thể kết nạp các tín hữu nào ước mong đạt đến sự trọn lành Phúc Âm dựa theo tinh thần của tu hội, và tham gia vào sứ mạng của tu hội.
Ðiều 726:
(1) Sau khi đã mãn thời kỳ gia nhập tạm thời, một phần tử có thể tự do lìa
bỏ tu hội, hay, khi có lý do chính đáng, có thể bị vị Lãnh Ðạo cao cấp, sau khi đã bàn
với hội đồng cố vấn, loại bỏ không cho lặp lại sự cam kết.
(2) Khi có lý do trầm trọng, vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố
vấn, có thể ban đặc quyền lìa bỏ tu hội cho một phần tử đã gia nhập tạm thời tự ý xin.
Ðiều 727:
(1) Một phần tử đã gia nhập trọn đời, nếu muốn bỏ tu hội, thì, sau khi đã
suy nghĩ chín chắn trước mặt Chúa, hãy đệ đơn xin đặc quyền lên Tòa Thánh qua vị
Lãnh Ðạo tối cao, trong trường hợp tu hội thuộc luật giáo hoàn. Nếu là tu hội thuộc luật
giáo phận, thì xin Giám Mục giáo phận, theo như hiến pháp đã định.
(2) Nếu đương sự là giáo sĩ đã nhập tịch vào tu hội, thì phải giữ quy tắc nói ở điều
693.
Ðiều 728: Một khi đã được đặc quyền lìa bỏ tu hội cách hợp lệ, thì sẽ chấm dứt mọi ràng buộc cùng các quyền lợi và nghĩa vụ phát xuất do sự gia nhập.
Ðiều 729: Sự trục xuất một phần tử sẽ được thi hành dựa theo các điều 694 và 695. Hiến pháp sẽ định các lý do trục xuất khác, miễn là các lý do ấy phải trầm trọng cân xứng, xuất hiện ra ngoài, có thể quy trách và có thể chứng minh theo pháp lý. Thủ tục trục xuất phải theo các quy tắc của các điều 697-700. Quy định của điều 701 cũng được áp dụng cho kẻ bị trục xuất.
Ðiều 730: Khi một phần tử của một tu hội đời muốn chuyển sang một tu hội khác,
thì phải theo các quy định của các điều 684, triệt 1, 2 và 4 và 68
5. Còn nếu muốn chuyển sang hay chuyển từ một dòng tu và một tu đoàn tông đồ, thì phải có phép của
Tòa Thánh, và phải tuân theo các chỉ thị của Tòa Thánh.
Ðiều 731:
(1) Các tu đoàn tông đồ được coi như tương đương với hội dòng tận
hiến. Các phần tử của các tu đoàn tông đồ, tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo
đuổi mục tiêu tông đồ riêng của tu đoàn, và nhắm tới sự trọn lành của đức ái do việc
sống chung theo một nếp sống đặc thù, và do việc tuân giữ hiến pháp.
(2) Trong số các tu đoàn ấy, có những đoàn trong đó các phần tử chấp nhận các lời
khuyên Phúc Âm với một dây ràng buộc do hiến pháp xác định.
Ðiều 732: Những gì đã ấn định trong các điều 578-579 và 606 cũng được áp dụng cho các tu đoàn tông đồ, miễn là tôn trọng bản chất của mỗi tu đoàn. Riêng đối với các tu đoàn nói ở điều 731, triệt 2 thì cũng có thể áp dụng các điều 598-602.
Ðiều 733:
(1) Sự thành lập một nhà và cấu tạo một cộng đồng địa phương là việc
thuộc thẩm quyền của nhà chức trách của tu đoàn, sau khi đã có sự thỏa thuận bằng
giấy tờ của Giám Mục giáo phận. Khi bãi bỏ một nhà, cũng phải hội ý Giám Mục.
(2) Sự thỏa thuận cho thành lập nhà kèm theo quyền được có ít là một nhà nguyện,
trong đó cử hành và lưu trữ Thánh Thể.
Ðiều 734: Sự quản trị tu đoàn được xác định do hiến pháp và phải tuân hành các điều 617-633, tùy theo bản chất của mỗi tu đoàn.
Ðiều 735:
(1) Sự thu nhận, thử luyện, gia nhập và huấn luyện sẽ được xác định do
luật riêng của mỗi tu đoàn.
(2) Về việc thu nhận vào tu đoàn, phải giữ các điều kiện đã ấn định ở các điều 642-
645.
(3) Luật riêng phải xác định chương trình thử luyện và huấn luyện thích hợp với mục
đích và đặc tính của tu đoàn, nhất là về phương diện đạo lý, thiêng liêng và tông đồ,
ngõ hầu các phần tử hiểu rõ ơn thiên triệu và chuẩn bị thích đáng vào việc tông đồ và
vào đời sống của tu đoàn.
Ðiều 736:
(1) Trong các tu đoàn giáo sĩ, các giáo sĩ được nhập tịch vào tu đoàn,
đừng kể khi hiến pháp định cách khác.
(2) Về những gì liên can đến chương trình học vấn và chịu chức thánh, thì phải giữ
các quy tắc của các giáo sĩ triều, tuy phải bảo toàn triệt 1.
Ðiều 737: Về phía các phần tử, sự gia nhập kèm theo các nghĩa vụ và quyền lợi do hiến pháp xác định. Về phía tu đoàn, sự gia nhập bao hàm sự ân cần hướng dẫn các phần tử theo mục đích của ơn gọi riêng, dựa trên hiến pháp.
Ðiều 738:
(1) Tất cả các phần tử phải phục tùng các vị Lãnh Ðạo riêng, chiếu theo
các quy tắc của hiến pháp, trong phạm vi đời sống nội bộ và kỷ luật tu đoàn.
(2) Các phần tử cũng phục tùng Giám Mục giáo phận trong phạm vi phụng tự công
cộng, coi sóc các linh hồn và các hoạt động tông đồ khác, chiếu theo các điều 679-683.
(3) Các tương quan của một phần tử được nhập tịch vào giáo phận với Giám Mục
riêng sẽ được xác định bởi hiến pháp hay hợp đồng riêng.
Ðiều 739: Ngoài các nghĩa vụ mà hiến pháp đã định, các phần tử còn phải giữ các nghĩa vụ chung của các giáo sĩ, trừ khi đã rõ cách nào khác do bản chất sự việc hay do lời lẽ của văn mạch.
Ðiều 740: Các phần tử phải ở trong nhà hay trong cộng đoàn đã được thành lập hợp lệ, và sống đời sống chung dựa theo luật riêng. Sự vắng nhà hay vắng cộng đoàn cũng do luật riêng chi phối.
Ðiều 741:
(1) Các tu đoàn, các khu vực và các nhà có tư cách pháp nhân, trừ khi
hiến pháp định cách khác. Vì vậy, các thực thể ấy có khả năng thủ đắc, chấp hữu, quản
trị, chuyển nhượng tài sản, dựa theo các quy tắc của quyển V về Tài sản của Giáo Hội,
và các điều 636, 638 và 639, cũng như luật riêng.
(2) Dựa theo các quy tắc của luật riêng, các phần tử cũng có khả năng thủ đắc,
chấp hữu, quản trị và định đoạt tài sản. Tuy nhiên những gì họ thủ đắc với danh nghĩa
tu đoàn thì thuộc về tu đoàn.
Ðiều 742: Sự ly khai và trục xuất của một phần tử chưa gia nhập vĩnh viễn sẽ được chi phối do hiến pháp của mỗi tu đoàn.
Ðiều 743: Tuy vẫn phải giữ điều 693, vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, có thể ban đặt quyền lìa bỏ tu đoàn cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn, trừ khi quyền ấy đã được dành riêng cho Tòa Thánh chiếu theo hiến pháp.
Ðiều 744:
(1) Vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, là thẩm
quyền duy nhất có thể ban phép cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn được chuyển
sang một tu đoàn tông đồ khác, với hiệu quả đình chỉ tạm thời các quyền lợi và nghĩa
vụ của tu đoàn. Tuy nhiên, đương sự có quyền trở về tu đoàn trước khi gia nhập vĩnh
viễn vào tu đoàn mới.
(2) Khi muốn chuyển từ một hội dòng tận hiến sang một tu đoàn tông đồ hay ngược
lại, thì phải xin phép Tòa Thánh và tuân theo chỉ thị của Tòa Thánh.
Ðiều 745: Vị Lãnh Ðạo tối cao, với sự thỏa thuận của hội đồng cố vấn, có thể ban đặc quyền cho một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn được sống ngoài tu đoàn, với hiệu quả đình chỉ những quyền lợi và nghĩa vụ không thể dung hợp với điều kiện mới. Thời hạn không được quá ba năm, và đương sự vẫn ở dưới sự chăm sóc của các vị Lãnh Ðạo. Nếu là giáo sĩ, thì cần phải có sự thỏa thuận của Bản Quyền sở tại nơi đương sự phải lưu trú; và đương sự cũng phải tùy thuộc sự chăm sóc của Bản Quyền sở tại nữa.
Ðiều 746: Về sự trục xuất một phần tử đã gia nhập vĩnh viễn, phải giữ các điều 694- 704, tuy phải thích nghi tùy trường hợp.