Không chỉ có một mình bạn thấy khác lạ. Đó là một trong những điều mới mà nó có vẻ kỳ cục trong một khung cảnh phụng vụ cổ điển. Với nhiều người mà tôi đã thảo luận về điều này, iPad thì chưa sẵn sàng để được sử dụng trong phụng vụ.
Thật vậy, các giám mục ở New Zealand vừa mới nói rõ với các linh mục rằng trong khi iPad hữu dụng, về Phụng Vụ, các linh mục phải bám lấy các sách nghi thức phụng vụ. Vào ngày 30 tháng Tư năm nay, họ viết: Mọi tôn giáo đều có các sách thiêng liêng được dành cho các nghi thức và sinh hoạt chính yếu của đức tin. Giáo Hội Công Giáo cũng không khác, và sách lễ Rôma là một trong những sách thiêng liêng của chúng ta, và hình thức bên ngoài của nó là một dấu chỉ về vai trò đặc biệt của sách trong sự thờ phượng của chúng ta. Dựa vào điều này, các giám mục nói tiếp rằng các linh mục không được sử dụng các dụng cụ điện tử trong phụng vụ, thay cho các sách thiêng liêng.
Người ta có thể hình dung ra sẽ đến lúc các sách thiêng liêng có thể có các hình thức điện tử, cũng như các sách in hiện nay thay thế cho các cuộn giấy viết tay hồi xưa, và giấy thay cho da thuộc và lá cói. Nhưng hiện giờ chưa đến lúc.
Nếu bạn có thể thi hành cả hai thì sao? Dường như không phải là cách cầu xin này thì loại bỏ cách cầu xin kia.
Câu hỏi của bạn có thể áp dụng cho một số hoàn cảnh. Tại sao tôi lại xin bạn cầu nguyện cho tôi? Hay, tại sao tôi thường nói với ai đó, “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn!” Và tại sao Kinh Thánh kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho nhau (x. Êphêsô 6:18)? Tại sao T. Phaolô xin người ta cầu nguyện cho mình (x. Rôma 15:31)? Nếu Đức Giêsu là đường dây chính, và chúng ta có thể nói chuyện trực tiếp với Người, tại sao lại chọn đường dây phụ?
Tuy thế, bản năng của chúng ta lại thi hành đúng như vậy. Cả hai đường dây đều quan trọng và Kinh Thánh đề nghị cả hai hình thức cầu nguyện.
Đôi khi Thiên Chúa sẽ trực tiếp trả lời chúng ta; đôi khi Người trả lời qua sự cầu xin của người khác. Trong tiệc cưới Cana (Ga 2:1tt), tuy Chúa Giêsu biết đôi tân hôn cần thêm rượu, một cách khó hiểu Người lại để mẹ của Người ảnh hưởng đến quyết định này. Như vậy, tại sao không cầu nguyện cả hai cách và để Thiên Chúa quyết định?
Không có các quy luật rõ rệt trong các sách phụng vụ hay Giáo Luật về các lá cờ.
Tuy nhiên, cách đây một số thời gian, Ủy Ban Phụng Vụ của các Giám Mục khuyên các cha sở không nên đặt lá cờ trong vòng cung thánh, đó là bàn thờ, bục đọc sách, ghế chủ tế và nhà tạm. Họ đề nghị một khu vực bên ngoài cung thánh, hay trong tiền đình của nhà thờ. Nhưng đây chỉ là những đề nghị và nó dành cho đức giám mục địa phận quyền quyết định về vấn đề này.
Như thế, cha sở của bạn có lý do tốt. Lòng yêu nước vẫn là một đức tính quan trọng cho Kitô Hữu. Nhưng lòng yêu nước được bày tỏ thế nào qua chỗ để lá cờ thì phải chấp nhận những khác biệt địa phương, và phải phù hợp với các quy tắc phụng vụ cũng như sự quan tâm mục vụ.
Sự lưu tâm của bạn thì không phải không có giá trị. Trong khi không có luật tuyệt đối cấm treo hình ảnh các thánh trong cung thánh, các quy tắc và phong tục hiện nay nói về khu vực cung thánh của nhà thờ khi nhấn mạnh đến bàn thờ, bục đọc sách, và ghế chủ tế. Ở trên hay gần bàn thờ phải có một tượng chịu nạn. Hơn nữa, nhà tạm, trong hầu hết khung cảnh giáo xứ, thường ở một chỗ nổi bật, hoặc bên trong hay rất gần với cung thánh (x. Built of Living Stones, #s 54,57,74‐80).
Trong khi hình ảnh của Đức Maria và các thánh ở ngay chính giữa cung thánh thì không được phổ thông trong thiết kế nhà thờ hiện nay, điều đó cũng không bị tuyệt đối cấm. Cũng có thể có giá trị khi vị quan thầy của giáo xứ được trưng bầy cách đáng chú ý, trường hợp của bạn là Đức Maria (như nhiều nhà thờ cũ thường làm), ở gần phía trước, giả sử rằng hình tượng đó không quá nổi bật.
Vì bạn nhắc đến tượng Chịu Nạn treo thật cao trên bàn thờ, có lẽ cũng đáng khi đặt một tượng chịu nạn nhỏ ngay trên bàn thờ. Nhưng chỉ khi nào tượng chịu nạn lớn hơi khuất mắt, vì trong cung thánh không được có nhiều hơn một tượng chịu nạn (x. Built of Living Stones #91).
Thật đáng tiếc là điều này làm bạn buồn bực đến độ muốn bỏ giáo xứ. Có lẽ một cách tinh thần để chấp nhận điều bạn cho là ít lý tưởng, là hãy nhớ rằng chúng ta quy tụ cùng với các thánh trong Thánh Lễ. Kinh Thánh nói Chúng ta được bao quanh bởi một đám mây nhân chứng vĩ đại (Dt 12:1). Cũng có ích lợi khi nhớ lại sự diễn tả Giáo Hội tiên khởi khi cầu nguyện: Tất cả họ cùng nhau không ngừng cầu nguyện, cùng với các phụ nữ và Đức Maria, mẹ của Đức Giêsu (x. Công Vụ 1:14).
Như bạn bày tỏ rất đúng, chúng ta cầu nguyện với các thánh, chúng ta không thờ phượng họ.
“Lưu đầy” trong Kinh Thánh ám chỉ sự kiện là, sau Tội Nguyên Thủy, Adong và Evà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng (x St. 3:24). Như vậy chúng ta bị lưu đầy khỏi nơi đó và sống trong “nơi khóc lóc”, một diễn tả khác trong cùng kinh này.
Vì sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta còn có thể nói rằng “lưu đầy” ám chỉ sự kiện là chúng ta không sống trong ngôi nhà đích thật. Vì Chúa Kitô đã mở ra một con đường không chỉ trở về vườn địa đàng, nhưng còn đến thiên đường. Giờ đây thiên đường là ngôi nhà thật của chúng ta. Thế giới tội lỗi và đau khổ này thì không phải nhà của chúng ta, và vì thế, thời gian chúng ta ở đây có thể coi là một loại lưu đầy khi chúng ta chờ đợi để được gọi về “chỗ cao hơn” đến mái nhà đích thật trên thiên đường.
Sau cùng, nói về thế giới này như một sự lưu đầy và nơi khóc lóc, đó là một nhìn nhận đúng đắn rằng đời sống trong thế giới này thường khó khăn. Và tuy chúng ta xin Chúa ban cho một sự nguôi ngoai nào đó, niềm vui đích thật và lâu dài chỉ xảy đến khi chúng ta từ giã chốn lưu đầy để về ngôi nhà thật với Thiên Chúa.
Điều đó không được phép. Trong một lá thư đề ngày 1 tháng Chín, 2008, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đưa ra huấn lệnh sau: Thánh Bộ này nhận thấy rằng Giáo Luật 1003.1 hiển nhiên cấm bất cứ ai, nếu không phải là linh mục, được ban Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Hơn nữa…, không ai ngoài linh mục có thể hành động như một thừa tác viên thông thường hay ngoại thường của Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân vì như thế tạo thành sự giả mạo của bí tích. Thánh Bộ này còn nhận thấy rằng chỉ có ba dầu thánh được sử dụng trong Nghi Thức Rôma đó là, Dầu Dự Tòng, Dầu Bệnh Nhân, và Dầu Thánh Hiến. Việc sử dụng bất cứ dầu nào khác hay bất cứ “việc xức dầu” nào khác với những gì được ghi nhận trong các sách phụng vụ được phê chuẩn thì phải bị cấm và chịu các hình phạt của Giáo Hội (x. các điều luật 1379 và 1384)”.
Lá thư sau đó ra lệnh rằng các giám mục ở Nam Phi là những người yêu cầu quyết định này thì phải phục hồi kỷ luật bí tích cách thích hợp ở những nơi nào thiếu, và dạy giáo lý.
Như thế, dường như những việc xức dầu, như bạn diễn tả trong nghi thức cầu nguyện đoàn sủng, phải chấm dứt. Dù với ý định tốt, việc xức dầu như thế tạo ra sự mơ hồ và khó để phân biệt với chính Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
Chắc chắn là người ta có thể cầu nguyện cho bệnh nhân, và ngay cả đặt tay trên họ. Nhưng việc xức dầu thì đi quá xa, vì các lý do nêu trên.
Do đó, điều thích hợp là các cha sở phải chấm dứt những thực hành như thế mà nó có thể xảy ra trong giáo xứ của họ. Hiển nhiên, một hành động như thế nên đi theo một bài giáo lý khoan dung và có ý định tốt.
Việc rước Máu Thánh bằng cách chấm Bánh Lễ vào Rượu Lễ thì vẫn cho phép. Như vậy, dường như quyết định chấm dứt này bắt nguồn từ giáo xứ của bạn. Tuy được phép, việc chấm Máu Thánh không phải là một thực hành rộng rãi trong hầu hết các giáo xứ ở Hoa Kỳ. Dường như có vài lý do.
Thứ nhất, thực hành này gây ra sự phức tạp cho việc rước lễ. Thí dụ, khi chấm Máu Thánh, người rước lễ không thể nhận bằng tay. Như thế sẽ chỉ có một vài trạm có thể chấm Máu Thánh. Điều này lại tạo ra sự phức tạp hơn nữa vì ai phải xếp vào hàng nào, và mỗi Thánh Lễ lại phải giải thích.
Hơn nữa, thực hành này đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp, (tỉ như dĩa đựng bánh thánh phải có chén nhỏ đựng rượu thánh) hoặc có người đứng gần bên với chén Máu Thánh. Quy luật này còn đòi phải có dĩa hứng dưới cằm người rước lễ nếu có chấm Máu Thánh. Những phức tạp này dường như không thể vượt qua, và nó giải thích cho việc chấm Máu Thánh ngày càng hiếm, tuy vẫn còn ở một số nơi.
Về việc muốn rước Máu Thánh trong một cách khác hơn là uống từ chén, hãy để ý rằng sự thật bạn đã nhận Máu Thánh. Vì trong Mình Thánh thôi, ngay cả một mẩu nhỏ, ở đó có toàn thể Chúa Kitô: Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính.
Việc uống chung một chén liên quan sự kiện là Chúa Kitô đã chia sẻ máu châu báu của Người từ một chén. Việc lưu tâm đến bệnh hay lây thì dễ hiểu, nhưng không phải là một lưu tâm dứt khoát cho hầu hết những người lành mạnh. Tùy ý người rước lễ có muốn lãnh nhận Máu Thánh hay không, trong Bánh Thánh vẫn có Máu Thánh.
Trong kinh Thương Xót (Kyrie) chúng ta ám chỉ đến Chúa Giêsu. Điều này được thấy hiển nhiên trong các câu, tỉ như, “Ngài là Con Thiên Chúa và là Con của Đức Maria, xin Chúa thương xót chúng con.”
Tuy nhiên, chữ “Chúa” thường được ám chỉ đến Chúa Cha nhiều hơn. Hầu hết các lời nguyện trong Thánh Lễ, và nhất là lời nguyện Thánh Thể, được hướng đến Chúa Cha, qua Chúa Kitô. Chắc chắn có một vài ngoại lệ trong các lời nguyện mở đầu và kết thúc, nhưng trong trường hợp chúng ta ám chỉ Chúa Giêsu thay vì Chúa Cha thì được thấy rõ trong lời và khung cảnh của lời nguyện.
Như vậy, tổng quát Thánh Lễ được hiểu là một lời cầu nguyện của Đức Kitô Thượng Tế, trực tiếp lên Chúa Cha, và chính trong lời cầu nguyện của Đức Kitô mà chúng ta tham gia vào. Như thế, với một vài ngoại lệ rõ ràng, “Chúa” thường ám chỉ đến Chúa Cha.
Khung cảnh phụng vụ có những quy tắc chặt chẽ hơn là ở nhà người Công Giáo. Trong khi, lý tưởng là nhà của giáo dân cũng phản ánh chu kỳ phụng vụ, thực tế mà nói, nhiều người Công Giáo bắt đầu trang hoàng nhà cửa vào đầu tháng Mười Hai.
Về việc trang hoàng nhà thờ, đó là vấn đề phán xét của cha xứ. Thành thật mà nói, hầu hết các cha xứ đều nới lỏng điều này, vì hiểu rằng những ảnh hưởng văn hóa, ngay cả ít lý tưởng hơn, có thể được tôn trọng vì những ao ước chính đáng của giáo dân để mừng lễ cách thuận tiện.
Tôi khuyên bạn hãy cẩn thận lắng nghe những dạy bảo của cha xứ, và cố gắng tuân giữ Mùa Vọng càng nhiều nếu có thể. Nhưng dường như một số tự do về các vấn đề này thì có thể chấp nhận được.
Thói quen dành việc rước lễ cho người Công Giáo thì bắt nguồn từ hai điều. Thứ nhất có một quy tắc trong Kinh Thánh: Người ta phải tự xét mình trước khi ăn Bánh và uống Chén này. Vì ai ăn và uống mà không nhận biết Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt chính mình (1 Cor. 11:28-29).
Với T. Phaolô, vấn đề không phải là chỉ có tội, (mà nó cũng có thể loại trừ một số người Công Giáo), nhưng còn có nhu cầu phải “nhận biết Thân Thể Chúa”. Nhưng phần đông người Tin Lành không tin sự Hiệp Lễ là Mình Thánh Chúa Kitô, mà chỉ là một biểu tượng. Như thế họ không thể thực sự nói “amen,” là điều phải có khi nghe công bố, “Mình Thánh Chúa Kitô.” Như thế, vì tôn trọng họ và cả Bí Tích, chúng ta không yêu cầu họ phải thừa nhận trong đức tin với điều gì đó mà rất tiếc họ không thực sự tin.
Lý do thứ hai để không chia sẻ Thánh Thể được bắt nguồn từ ý nghĩa trọn vẹn của Bí Tích này. Khi nhận Thánh Thể, chúng ta không chỉ nói lên sự hiệp thông cá biệt của người tín hữu với Chúa Giêsu, nhưng còn sự hiệp thông với nhau trong Giáo Hội. Nhưng buồn thay, có nhiều điều chia cách người Công Giáo và không-Công-Giáo. Khi lên rước lễ, người ta không chỉ chứng thực sự kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, nhưng còn kết hiệp với Giáo Hội, và tất cả những gì Giáo Hội dạy. Vì đây cũng là ý nghĩa của sự Hiệp Lễ, nên không thích hợp cho những ai không chia sẻ sự hiệp thông này với chúng ta mà lên rước lễ và biểu thị điều không hoàn toàn đúng với họ, chúng ta cũng không yêu cầu họ thưa “Amen” với điều mà cộng đồng này chứng thật.
Như vậy, việc thực hành của chúng ta không có ý định khiếm nhã. Đúng hơn, có sự tôn trọng, nhưng hối tiếc chấp nhận điều đó vì họ không chia sẻ niềm tin của chúng ta trong một số điều quan trọng.
Về những nguy hiểm, hãy để ý rằng T. Phaolô cảnh cáo về án phạt nếu chúng ta rước lễ trong khi còn mắc tội trọng hoặc không nhận biết Thân Thể Chúa. Khi chúng ta nghĩ đến ý nghĩa của câu “Amen” khi rước lễ, khi long trọng xác nhận điều không thực sự tin điều đó cũng có tội.
Có những chi tiết trong câu chuyện Giáng Sinh theo óc tưởng tượng ngày nay xuất phát từ những nguồn ngoài Kinh Thánh, các chi tiết này có thể chính xác hay không.
Vì thế, đúng là chúng ta không biết chính xác số những người thông thái này. Nhiều người cho rằng ba, vì có ba món quà được nhắc đến, là vàng, nhũ hương và mộc dược. Nhưng có thể chỉ có hai, bốn hay nhiều hơn, chúng ta không biết chắc.
Tương tự, óc tưởng tượng có khuynh hướng cho rằng các người này đã đem máng cỏ đến vào đêm Chúa Giêsu giáng sinh. Nhưng Kinh Thánh ngụ ý rằng cuộc viếng thăm của họ dường như sau này. Vì bản văn nói họ tìm thấy Đức Maria và hài nhi trong một căn nhà (Mt 2:11), không phải ở máng cỏ.
Như thế, về phụng vụ chúng ta phân biệt hai biến cố và cũng nhấn mạnh đến việc “tỏ mình ra” trong lễ Hiển Linh của Chúa Kitô cho Dân Ngoại và kêu gọi mọi dân tộc hãy tin và thờ lạy Chúa Kitô.
Các quy chế của Sách Lễ Rôma nói rằng, Đang khi linh mục rước lễ, thì hát ca hiệp lễ. Bài ca này có mục đích diễn tả sự hợp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ qua sự hợp nhất trong lời ca, đồng thời biểu lộ niềm vui trong lòng, và làm nổi bật tính “cộng đồng” của đoàn người đang lên rước lễ. Bài hát được kéo dài đang khi cho các tín hữu rước lễ… (QCTQ Sách Lễ Rôma #86). Quy chế này còn nói: Sau khi cho rước lễ, linh mục và cộng đoàn tùy nghi thinh lặng cầu nguyện ít phút. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen nào khác. (#88)
Hãy để ý đến việc nhấn mạnh tính cách “cộng đồng” trong giây phút này. Và trong khi việc cầu nguyện riêng thì không hoàn toàn bị loại trừ, nó cũng không được đề cao như điểm chính hay mục đích chính vào lúc rước lễ.
Phụng Vụ Thánh là một hành vi thờ phượng công khai và chung đối với Thân Thể Chúa Kitô. Hiển nhiên nó không phải là một việc đạo đức riêng tư. Các quy chế có cho phép một thời gian sau khi rước lễ để im lặng cầu nguyện, nếu điều này dường như thích hợp. Thời lượng và việc sử dụng này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của giáo đoàn và các yếu tố khác.
Sự lưu tâm của bạn thì dễ hiểu, nhưng cần phải quân bình với những gì Giáo Hội dạy về căn bản của Phụng Vụ. Hãy nghĩ đến điều đó trong Thánh Lễ đầu tiên, trong bữa Tiệc Ly, các tông đồ không bỏ đi và trò chuyện riêng với Chúa Giêsu. Thay vào đó, họ cùng nhau cảm nghiệm về Người, và Kinh Thánh nói, sau khi lãnh nhận Bí Tích, họ “hát thánh ca” (Mt 26:30). Nếu chúng ta kéo dài Thánh Lễ đầu tiên này cho đến chân Thánh Giá, ở đó, những người đi theo tới nơi, cũng ở lại và giúp đỡ Chúa và giúp đỡ nhau.
Sự cầu nguyện riêng và sùng kính Thánh Thể thì được khuyến khích, nhưng có khung cảnh thích hợp với điều này. Cầu nguyện chung cũng tốt và được khuyến khích. Nó cũng có một khung cảnh mà phải được tôn trọng.
Khung cảnh và nội dung thì quan trọng để trả lời câu hỏi như thế này. Trong khung cảnh phụng vụ, chỉ có linh mục (và đôi khi phó tế) được ban phúc lành vì họ có mặt và sẵn sàng thi hành. Như thế, ở một số nơi người ta thấy các thừa tác viên thánh thể ngoại thường cũng ban phúc lành, điều này không đúng.
Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác, giáo dân có thể ban phúc lành trong những phương cách nào đó. Thí dụ, cha mẹ chúc lành cho con, người lớn chúc lành cho trẻ nhỏ, v.v. Tuy nhiên, khi làm như thế họ phải tránh các cử chỉ giống như linh mục tỉ như làm dấu thánh giá trên người khác. Có lẽ vạch chữ thập trên trán là đủ, hay chỉ đặt tay trên đầu, hay không có cử chỉ nào cả thì tốt hơn.
Trong những khung cảnh giáo dân cầu nguyện cho nhau, tỉ như cầu xin chữa lành hay được giải thoát, các quy tắc tương tự phải được tuân theo, hãy tránh các cử chỉ rõ ràng của linh mục, và hài lòng với việc đặt tay, hay không có cử chỉ gì cả.
Trong những trường hợp hiếm có mà giáo dân hướng dẫn nghi thức phụng vụ, tỉ như Phụng Vụ các Giờ Kinh, không những họ phải tránh các cử chỉ nhưng còn phải tuân theo bản văn ấn định là chỉ xin Thiên Chúa chúc lành trên nhóm tín hữu, và không được ám chỉ là họ ban những phúc lành như thế.
Sau cùng, có những lời cầu nguyện và chúc lành đặc biệt mà chỉ có linh mục mới được ban cho. Các quy tắc thì nhiều chi tiết để có thể trả lời tổng quát ở đây. Nhưng hầu hết việc chúc lành đồ vật và các á bí tích được dành cho giáo sĩ, và giáo dân phải bằng lòng với việc cầu nguyện đơn giản, chỉ chúc lành cho nhau trong những khung cảnh thích hợp.
Ngày lễ Phục Sinh thay đổi hàng năm vì nó liên kết với chu kỳ của mặt trăng, tương đối với chu kỳ của mặt trời. Để đặt ngày lễ Phục Sinh, trước hết người ta phải tìm ngày xuân phân, là 20 tháng Ba. Chữ “phân” (equinox) ám chỉ thời gian ngày và đêm bằng nhau. Nó cũng là ngày chính thức bắt đầu mùa xuân.
Sau khi đặt ngày 20 tháng Ba, kế đến chúng ta tìm ngày trăng tròn đầu tiên ngay sau ngày 20 tháng Ba. Một số năm, ngày trăng tròn đầu tiên xảy đến sớm, chỉ trong vòng vài ngày sau xuân phân. Các năm khác thì xảy ra vài tuần sau đó.
Với người Do Thái, ngày trăng tròn đầu tiên sau xuân phân còn báo hiệu lễ Vượt Qua. Và vì đó là dịp lễ mà Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại nên Kitô Hữu chúng ta thường đặt lễ Phục Sinh trùng với lễ Vượt Qua.
Và vì vậy, lễ Phục Sinh (thường xảy ra vào ngày Chúa Nhật vì Chúa Kitô sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần) được cử hành vào ngày Chúa Nhật, sau ngày trăng tròn, sau xuân phân.
Về lịch sử đã có nhiều cuộc tranh luận trong Giáo Hội Đông và Tây về việc ấn định ngày lễ Phục Sinh. Hệ thống được diễn tả ở trên là được ấn định sau cùng. Nhưng ngày nay, chúng ta vẫn thấy ngày lễ Phục Sinh thay đổi chút đỉnh trong các Giáo Hội đông và tây vì nhiều Giáo Hội theo các lễ điển Đông phương vẫn thích sử dụng lịch Julian xưa, thay vì lịch Grêgôriô của Giáo Hội Tây phương.
Bạn mong muốn có ngày cố định cho lễ Phục Sinh, như lễ Giáng Sinh và các lễ khác, điều đó có thể hiểu. Nhưng như bạn thấy, sự quan hệ tương đối của mặt trăng với mặt trời thì không tuyệt đối vừa vặn với các hệ thống thời gian của chúng ta ngày nay, và khi ấn định ngày như bạn đề nghị sẽ mở ra những tranh luận đã có từ xưa và gây nên thiệt hại trong Giáo Hội thời tiên khởi.
Để sáng tỏ, ĐGH Phanxicô ngồi đằng sau nhà nguyện trước khi cử hành Thánh Lễ. Một khi phụng vụ bắt đầu, người mặc lễ phục và tiến đến ghế chủ tế.
Vị chủ tế Thánh Lễ ngồi trên ghế cao vì chính sự kiện rằng người hành động in persona Christi (thay mặt Chúa Kitô). Như vậy, ghế chủ tế, và chính người, được đặt ở chỗ nổi nang dễ thấy trong cung thánh thì không phải để vinh danh “Cha N.” linh mục, nhưng đúng hơn, Chúa Giêsu Kitô, là Người hành động trong và qua vị linh mục này, mà bởi chức thánh họ được đồng hình dạng với Chúa Giêsu.
Trong ý nghĩa này, qua bí tích Chức Thánh, vị linh mục trong phụng vụ là một loại dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô là người được vinh dự, và có một chỗ nổi bật. Đức Giêsu Kitô là vị chủ tế và thượng tế đích thực của mọi nghi thức phụng vụ.