Về Kinh Thánh, hình ảnh khiêu dâm thì tội lỗi, và không thích hợp cho một Kitô Hữu. Thí dụ, Chúa Giêsu cấm người đàn ông nhìn người phụ nữ với sự ham muốn tình dục (Mt 5:28-30), dĩ nhiên đó chính là mục đích của hình ảnh khiêu dâm. Các đoạn khác cũng cấm tình dục trái luân lý (1 Cor. 6:9, 18tt; Eph 5:3tt; Col 3:5tt), v.v. Như các đoạn này nói rõ, những tội như thế là tội trọng và nếu không sám hối, người ta sẽ bị loại ra ngoài Nước Trời.
Về tâm lý, hình ảnh khiêu dâm thì không lành mạnh vì nó không thực. Nó nằm trong ảo tưởng. Hình và phim ảnh thì được tăng cường về kỹ thuật nên đẹp hơn, và các diễn viên được phẫu thuật thay đổi ngoại hình, v.v.
Trong một phương cách, sự khiêu dâm thì hèn nhát, và hấp dẫn những ai không thể, hoặc sẽ không dám liều mình đi vào thế giới thực và cam kết chung sống, giao tiếp với một người phối ngẫu thực sự và tất cả những gì nó đòi hỏi.
Trong đời sống thực tế, tình dục thì không chỉ có thân xác, nó có cả một con người thực tế, mà có thể họ không bằng được với những thèm khát ảo tưởng và lạ thường của người say mê hình ảnh khiêu dâm. Con người thực thì có những giới hạn, những sở thích, tính tình, và không chỉ biến dạng sau khi thỏa mãn tình dục. Như thế, hình ảnh khiêu dâm khiến người ta trở nên ích kỷ, đưa vào đầu họ những ý nghĩ thiếu thực tế, và thường hủy hoại những điều thích thú trong đời sống hôn nhân bình thường.
Việc say mê hình ảnh khiêu dâm trên Inernet thì ngày càng gia tăng cách bi thảm, và nhiều người bị kẹt trong cái vòng này một cách thậm tệ và sa đọa. Đó là một sự xấu xa nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn lao cho cá nhân và gia đình. Nhiều người cần sự giúp đỡ để dứt bỏ. Thông thường, một chương trình 12 bước dưới sự chăm sóc nghiêm ngặt của người bảo trợ thì có thể giúp cho một số người.
Tôi cầu cho con của bà sẽ nghĩ đến sự thiệt hại trầm trọng về tinh thần, luân lý, và tâm lý do bởi lạm dụng tật xấu này.
Bạn là thí dụ cho một hiện tượng lý thú trong thế giới hiện đại, mà họ thường khinh miệt “quyền hành” của Giáo Hội, sau đó quay trở lại và bày tỏ những nhận xét quá đáng về quyền hành của Giáo Hội.
Về mặt luật luân lý của Thiên Chúa, Giáo Hội không có bất cứ quyền hành gì để đảo lộn sự giảng dạy trong Kinh Thánh về các hành vi đồng tính luyến ái, hoặc tái định nghĩa các thông số của hôn nhân như được Thiên Chúa trao cho trong Kinh Thánh và Truyền Thống Thánh. Giáo Hội là tôi tớ của Lời Chúa (GLCG #86), nó không phải là một thực thể toàn quyền để có thể xé bỏ các trang Kinh Thánh, gạch bỏ những câu này, hay bác bỏ câu nọ. Tính cách tội lỗi của các hành động đồng tính luyến ái (và cả những hành động luyến ái dị tính trái phép, tỉ như gian dâm và ngoại tình) thì được kiên định dạy bảo trong mọi giai đoạn mặc khải cho đến sách cuối cùng trong Kinh Thánh.
Vì thế, tôi khuyên bạn hãy nghĩ lại những gì bạn gọi là lạm dụng quyền hành, thì thực sự, là một sự khiêm tốn nhận biết những giới hạn bởi Giáo Hội.
Khi nói đến vạ tuyệt thông, hay từ chối không cho ai đó rước lễ, chúng ta không chỉ đang đối phó với Giáo Luật, nhưng còn với sự khôn ngoan áp dụng luật đó. Dường như hầu hết các giám mục hiện thời coi việc áp dụng các hình phạt đó, cách công khai, là thiếu khôn ngoan và/hoặc phản tác dụng. Trong Kinh Thánh chúng ta thấy chính Chúa Giêsu cho biết vài câu trả lời về cách đối phó với người tội lỗi trong Giáo Hội. Một đàng, Người đề nghị rằng, với những người tội lỗi không sám hối, ngay cả không lắng nghe Giáo Hội, phải coi họ như một người thu thuế, hay dân Ngoại (đó là tuyệt thông) – xem Mt 18:18. Nhưng chỗ khác, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về người làm vườn khuyên ông chủ vườn hãy nhổ các cỏ dại trong cánh đồng, nhưng ông chủ cảnh cáo rằng, làm như thế sẽ thiệt hại cả lúa. Sau đó ông nói, hãy để chúng lớn lên cho đến ngày gặt (x. Mt 13:30).
Như vậy, chúng ta thấy cần có sự phán đoán khôn ngoan, và nhiều điều khác phải cân nhắc. Hiện thời, nhiều giám mục bày tỏ sự lưu tâm rằng khi ra vạ tuyệt thông, hay áp dụng các hình phạt khác cách công khai, điều đó có thể biến các nhân vật chính trị thành các “vị tử đạo” và làm chia rẽ Giáo Hội hơn nữa, (vì không phải mọi người Công Giáo đều đồng ý với quan điểm tiềm ẩn trong câu hỏi của bạn).
Điều hiển nhiên là các cha sở của các chính trị gia như thế, và những người Công Giáo bướng bỉnh, phải gặp riêng họ, kêu gọi họ sám hối. Và, nếu họ không sám hối, phải thúc giục họ tránh rước lễ và nhắc nhở họ về sự phán xét sau cùng trước mặt Thiên Chúa.
Giáo Hội dạy bảo về điều này rất rõ. Thức ăn và nước uống, dù qua phương tiện khác thường (tỉ như, ống dẫn), thì không thể bị chấm dứt vì các bác sĩ quyết định rằng người này sẽ không bao giờ hồi tỉnh. Thánh Bộ Đức Tin đưa ra lời tuyên bố mới nhất trong năm 2007, và nhấn mạnh rằng việc cho ăn uống một bệnh nhân trong tình trạng không biết gì, đó là một bổn phận về luân lý “cho tới khi hoàn tất cứu cánh thích hợp của hành động, là tiếp nước và nuôi dưỡng bệnh nhân này.” “Theo cách này, sự đau khổ và sự chết bởi đói và mất nước có thể tránh được.”
Những ngoại lệ có thể xảy ra khi bệnh nhân không thể tiêu hóa thức ăn và nước hoặc trong những trường hợp “hiếm hoi” khi chất dinh dưỡng và nước trở nên gánh nặng quá đáng cho bệnh nhân bởi vì chất lỏng ứ đọng trong thân thể.
Chất dinh dưỡng và nước thì không phải là sự chăm sóc ngoại lệ vì chúng không quá đắt và không cần phải nằm bệnh viện. Tiếp tế chúng thì không phải là một sự chữa trị nhưng là sự chăm sóc bình thường nhằm duy trì sự sống.
Một linh mục phải coi sóc những trường hợp này. Về phần linh mục, khi gặp những trường hợp này thì phải biết rõ các dữ kiện và chắc chắn đó không phải là một trường hợp hiếm hoi là thức ăn hay chất lỏng làm gia tăng sự đau đớn, vì không thể tiêu hóa. Ngoại trừ những trường hợp hiếm hoi, linh mục phải chỉ dạy và khuyên gia đình hãy bảo người chăm sóc cung cấp thức ăn và nước (thường là qua ống dẫn).
Không may, nếu gia đình hay người chăm sóc có giấy ủy quyền mà họ lại từ chối, không còn nhiều cách cứu chữa hợp pháp trong hầu hết các hệ thống pháp lý. Các quan tòa thường quyết định rằng không bị buộc phải tiếp thực phẩm và nước qua một ống dẫn cho những ai hôn mê. Nhiều người chết sớm vì sự hiểu biết sai lầm về sự chăm sóc y tế bình thường và cần thiết này. Đây là một thí dụ bi thảm về việc thế giới tẩy chay sự dạy bảo của Giáo Hội về sự sống.
Câu hỏi của bạn dùng chữ không được chính xác lắm. T. Tôma không từ chối rằng sự sống trong lòng mẹ là sự sống thực. Điều giảng dạy của T. Tôma mà bạn đề cập là một thai nhi nhận được linh hồn sau khi thụ thai vào ngày thứ 40 hay 80, tùy theo giới tính. (Hãy nhận thấy rằng điều này sớm hơn tam cá nguyệt thứ hai). T. Tôma chủ trương quan điểm này dựa trên Aristotle, là người nói rằng một đứa trẻ có linh hồn vào lúc đầu tiên nó có “hình dạng” con người – đó là khi đứa trẻ trông có vẻ con người. Sự khác biệt giới tính được dựa trên điểm là bộ phận sinh dục của đứa bé sinh thiếu tháng được quan sát thấy, sớm là con trai, trễ là con gái.
Trong khi nhiều người đưa lập trường của T. Tôma vào cuộc tranh luận về phá thai, ngày có linh hồn thì không phải là điều căn bản của lập trường Giáo Hội về tội phá thai. Giáo Hội giảng dạy dựa vào Kinh Thánh (tỉ như Xh 21:22-23; TV 51:5; TV 139:13‐16; Gióp 10:11; Is 44:24; Giêr 1:5), Truyền Thống và luật tự nhiên.
T. Tôma không bao giờ trực tiếp viết về việc phá thai. Chỉ có một vài đề cập gián tiếp trong sách Summa (IIa, IIae, q.64, a 8; q.68, a 11 – Tổng Luận Thần Học). Nhưng chắc chắn rằng T. Tôma rất để ý đến các đoạn Kinh Thánh nói trên, cũng như sự dạy bảo xưa trong Truyền Thống là cấm phá thai ở bất cứ giai đoạn nào. Khởi đầu là cuốn Didache, được viết khoảng năm 110, rằng “Ngươi không được giết một đứa trẻ bởi phá thai” (2:2), và tiếp theo là các giáo phụ như Banabê, Clêmentê, Tertullian, Hippolytus, Basil, Chrysostom, Ambrôsiô, Giêrôm, và nhiều người khác, và cả các Công Đồng có thẩm quyền, Giáo Hội kiên định lên án việc phá thai. Như thế chúng ta không được cho rằng T. Tôma, là người chưa bao giờ trực tiếp nói đến việc phá thai, có ý định tranh luận về việc có linh hồn, để tranh cãi về tính chất vô luân của việc phá thai ở bất cứ giai đoạn nào.
Đối với sự giảng dạy của thánh nhân về việc có linh hồn, các thần học gia ngày nay không chủ trương một quan điểm như thế và hầu hết coi lập trường của T. Tôma bắt nguồn từ sự hiểu biết sơ khai về phôi sinh học. Khoa học tự nhiên ngày nay rõ ràng cho thấy sự hiện hữu của một con người độc đáo về căn nguyên từ khi thụ thai.
Sau cùng, ngay cả khi một người muốn chủ trương vô lý rằng T. Tôma hỗ trợ cho sự phá thai sớm, dù T. Tôma đáng kính trọng thế nào, người không thể không sai lầm và không phải là huấn quyền. Trong khi những điều dạy bảo của thánh nhân thì có ảnh hưởng, nhưng các điều ấy không được huấn quyền chấp nhận cách rộng rãi. Một thí dụ hiển nhiên là T. Tôma không hỗ trợ cho niềm tin vào Sự Thụ Thai Thuần Khiết (vô nhiễm nguyên tội) của Đức Maria, mà lúc bấy giờ chưa được chính thức.
Khi một dụng cụ nhân tạo tỉ như thay đầu gối được sử dụng, hay trong trường hợp ghép một cơ phận, chúng ta tìm cách sửa chữa điều gì đó không còn hoạt động thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp ngừa thai, chúng ta tìm cách làm rối loạn chức năng, là cái gì đó hoạt động chính xác và là một khía cạnh bình thường của thân thể lành mạnh. Đây là sự khác biệt lớn lao và làm cho thí dụ của bạn trở thành một sự tương phản hơn là một so sánh.
Hơn nữa, thật quá đơn giản khi nói rằng Giáo Hội lên án ngừa thai nhân tạo chỉ vì nó vi phạm ý định của Thiên Chúa về chu kỳ sự sống của chúng ta. Đúng hơn phải nói rằng Giáo Hội lên án sự ngừa thai nhân tạo vì nó vi phạm đến bổn phận bảo vệ hai chiều kích của hành vi giao hợp là sự kết hợp và truyền sinh. Nói cách khác, sự ngừa thai vi phạm đến ý nghĩa bản chất của tình dục con người.
Nhưng việc thay đầu gối hay một quả thận thì không vi phạm đến ý nghĩa cốt yếu và mục đích của thân xác. Đúng hơn, nó giúp gia tăng chức năng tổng quát của cơ thể mà cách nào đó bị giảm thiểu, do bởi thương tích hay bệnh tật.
Dĩ nhiên có những giới hạn mà chúng ta phải chấp nhận. Phải có những lý do chính đáng để thay thế cơ phận hay các chi thể, và sự can thiệp của chúng ta phải gia tăng chức năng thích hợp của thân xác mà Thiên Chúa hoạch định, chứ không phải thay đổi ý nghĩa căn bản của nó. Ngày nay có những thói quen lạ lùng ngày càng nhiều gồm việc xuyên thủng thân thể (piercing), và “nghệ thuật thân thể” cách cùng cực, mà một số rất gần với việc cắt xén bộ phận và có thể cản trở chức năng thích hợp của thân xác. Việc “đổi giống” cũng phải loại trừ vì nó tìm cách thay đổi về căn bản những gì Thiên Chúa đã ban cho.
Khi nói về mục đích và ý nghĩa căn bản của tình dục con người, Giáo Hội nhìn đến những gì chính Thiên Chúa đã đề ra, và duy trì điều đó.
Trong những năm còn trẻ, hiển nhiên là Thiên Chúa kết hợp đôi vợ chồng với khao khát tình dục và sự sinh sản. Hoạch định của Người thì vừa tốt đẹp và vừa hợp lý, vì sự vui thú của đời sống hôn nhân và sự hợp nhất sẽ giúp nuôi dưỡng, hỗ trợ cho đôi vợ chồng trở nên gần nhau hơn. Chính sự hợp nhất này lại giúp họ trở nên cha mẹ qua sự sinh sản mà hành vi hôn nhân còn được hoạch định như thế. Và như vậy cả hai mục đích thì liên kết với nhau một cách tốt đẹp và hợp lý.
Thiên Chúa còn hoạch định rằng, khi đôi vợ chồng già đi, khả năng sinh sản giảm bớt và, sau tuổi 50, việc sinh con với phụ nữ ngày càng hiếm. Điều này phù hợp với sức chịu đựng cần có để mang thai và nuôi con. Tuy nhiên, sự hợp nhất của đôi vợ chồng vẫn tiếp tục quan trọng vì lợi ích của con cái, cũng như các cháu và kết ước hôn nhân có thể tiếp tục giúp cho điều đó.
Khi nói về “ý nghĩa căn bản” của tình dục con người, điểm chính là Giáo Hội tôn kính những gì Thiên Chúa đã đặt ra. Chính hoạch định của Thiên Chúa là yếu tố then chốt cho ý nghĩa căn bản này. Đây cũng là lý do Giáo Hội cho phép, vì lý do nghiêm trọng, sử dụng Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên mà nó tôn trọng và sử dụng đến sự kiện là khả năng sinh sản của đôi vợ chồng đi theo chu kỳ có thể nhận biết được, theo sự hoạch định của Thiên Chúa. Với nhận xét của bạn về thói vụ luật, dường như nó trái ngược 180 độ. Bạn đúng khi nói rằng Chúa Giêsu chống với thói vụ luật. Nhưng thói vụ luật mà Đức Giêsu tẩy chay là tìm cách gạt bỏ sang một bên lề luật của Thiên Chúa, và những gì Thiên Chúa hiển nhiên đã thiết lập. Về tình dục con người, Giáo Hội cổ vũ các tín hữu hãy thành tâm chấp nhận những gì Thiên Chúa đã đề ra, và đừng dính dáng đến thói vụ luật cũng như chủ trương giảm thiểu tối đa, là một cách gạt bỏ những gì Thiên Chúa đã thiết lập sang một bên (x. Mc 7:13).
Với điều này trong đầu, dường như những ai tìm cách bào chữa cho việc ngừa thai thì có liên hệ nhiều hơn với thói vụ luật mà Chúa Giêsu khinh miệt.
Trong khi tham dự Thánh Lễ là một bổn phận của người Công Giáo vào mỗi Chúa Nhật trừ khi có lý do nghiêm trọng để thiếu sót (x. GLCG 2181), người ta có thể được miễn khi việc tham dự thì khó khăn quá đáng hay bất khả. Như thế, những điều kiện như thời tiết khắc nghiệt, vấn đề sức khỏe, và du lịch, nhất là ở những nơi hẻo lánh, sẽ miễn trừ cho bạn.
Tuy nhiên, người Công Giáo buộc phải có phép của cha sở (x. Giáo Luật 1245) và như thế bạn không có lỗi vì không thảo luận vấn đề này với người.
Về hồ sơ, Giáo Hội có chương trình đến với người đồng tính được gọi là “Courage”. Nó nhấn mạnh đến việc sống nhân đức khiết tịnh bởi dạy rằng người đồng tính nên sống độc thân. Trong khi nhiều người chấp nhận chương trình này, cũng đúng là nhiều người đồng tính tẩy chay lời mời sống độc thân.
Dĩ nhiên đó là một thách đố cho Giáo Hội khi đến với những người đồng tính mà họ nhất định rằng cách duy nhất để có thể phục vụ họ “cách thích hợp” là hết lòng chấp nhận và không chỉ trích điều mà Thiên Chúa dạy đó là tội.
Chúa Giêsu yêu quý người có tội, nhưng Người còn kêu gọi họ hoán cải. Sự phục vụ thích hợp, và lòng yêu mến thì bắt nguồn từ sự thật của những gì Thiên Chúa đã mặc khải. Trong mọi thời kỳ, Kinh Thánh luôn định nghĩa các hành vi đồng tính thì rối loạn trầm trọng và có tội. Kinh Thánh còn lên án sự gian dâm, ngoại tình và loạn luân.
Một linh mục thì thường phải mặc y phục giáo sĩ. Giáo Luật nói, “Các giáo sĩ phải mặc tu phục xứng hợp theo những quy tắc do Hội Đồng Giám Mục ban hành và theo tập tục hợp lệ tại địa phương” (Gl. 284).
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói, “Ngoài những công việc phụng vụ, bộ đồ mầu đen và cổ trắng là y phục thường lệ cho các linh mục. Việc sử dụng áo chùng thâm thì tùy giáo sĩ” (Index of Complimentary Norms, #3).
Như vậy, phải mặc y phục giáo sĩ. Theo lẽ thường, có thể có những ngoại trừ tỉ như khi chơi thể thao, trong cuộc picnic, hay ngày nghỉ, v.v.
Một trong những khó khăn để hiểu tại sao Chúa Giêsu phải đau khổ cho người tội lỗi là vì nhiều người ngày nay có khuynh hướng nghĩ về tội theo các từ luật pháp như phá vỡ một số quy luật nào đó. Nhưng tội thực sự gây nên thiệt hại, và có ảnh hưởng thực sự, và những điều này phải được chữa lành. Điều gì đó đã thực sự xảy ra.
Thí dụ, giả sử rằng bạn thấy tôi đứng trên một vách đá cheo leo và cảnh giác tôi là nên bước sang bên phải vài bước nữa. Nhưng vì ương ngạnh tôi bước sang bên trái, và bị tụt xuống vực thẳm. Tôi nằm đó, bị thương tích và không thể nào tự cứu mình được. Trong sự đau đớn và tủi nhục, tôi kêu cứu và xin bạn tha thứ cho tôi. Vì thương xót, bạn nhận lời. Và đó là sự tha thứ. Nhưng để chữa lành và phục hồi, bạn phải cố gắng hết sức để đi xuống vực thẳm đó, chăm sóc các thương tích của tôi, và đưa tôi ra khỏi vực thẳm ấy.
Tôi hy vọng bạn có thể thấy qua sự loại suy này, tội của tôi thì không chỉ là sự phá vỡ quy luật. Những hậu quả sâu đậm và hủy hoại đã xảy ra trong đời tôi, và tôi không thể tự mình phục hồi. Và đây là tình trạng của chúng ta; chúng ta chết trong tội của mình (Col. 2:13). Chúng ta không thể phục hồi hay chữa lành chính chúng ta.
Vì thế, Chúa Giêsu không chỉ đem cho chúng ta sự tha thứ của Thiên Chúa, nhưng còn cố gắng hết sức và khốn khổ đi xuống, chữa lành các thương tích của chúng ta và nâng chúng ta lên. Đây là một nỗ lực vĩ đại, và đau đớn. Sự bất tuân phục đầy lỗi lầm của chúng ta đã đem đến sự đau khổ và sự chết. Chúa Giêsu đã gánh lấy sự đau khổ và sự chết ấy để phục hồi chúng ta, ngay cả nâng chúng ta lên một chỗ cao hơn.
Sự đau khổ kinh khiếp của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rất rõ là tội thực sự xấu xa dường nào, nó đã làm biến đổi hình dạng, gây thương tích, và ngay cả đưa chúng ta đến sự chết. Đây là những thực tại mà Chúa Giêsu đã lãnh nhận để biến đổi chúng trở nên tốt hơn và Người gánh lấy đau khổ vì chúng ta. Ngày nay chúng ta có khuynh hướng coi nhẹ tội lỗi. Nó là vấn đề không nhẹ, và hãy nhớ là chúng ta nên nhìn đến thánh giá để thấy Chúa Giêsu đã phải trả một giá như thế nào vì tình yêu.
Không, bạn không được tham dự. Cả hai người này buộc phải có một linh mục hay phó tế chứng giám hôn nhân của họ trong khung cảnh thiêng liêng của nhà thờ. Khi cử hành đám cưới ngoài Giáo Hội mà không có phép, họ đi vào một hôn nhân vô giá trị. Sự tham dự, và cử hành với họ, là dấu chỉ hỗ trợ hành động tội lỗi này.
Trong khi những loại hoàn cảnh này thì khó xử, bạn không phải là nguyên nhân mà là họ. Trong những vấn đề nghiêm trọng như vậy, một dòng chữ kiên quyết thì thích hợp để nhấn mạnh đến tính cách lỗi phạm của hoàn cảnh này.
Sự giải thích của bạn về việc không thể tham dự thì phải được thi hành một cách bác ái, mở ngỏ cho sự giải thích thêm dẫn đến việc hợp thức hóa hôn nhân trong tương lai gần, nếu họ vẫn muốn đi theo chương trình của họ.
Sau cùng, tránh tranh luận một cách gay gắt với các phần tử khác mà họ muốn tham dự. Trong khi việc tham dự các đám cưới như vậy thì không được mạnh mẽ tán thành, Luật Giáo Hội không tuyệt đối cấm điều đó nếu có những phức tạp liên can đến các hoàn cảnh như vậy. Cũng thích hợp khi tôn trọng những phán đoán thận trọng khác biệt.
Chúng ta phải phân biệt các loại khác nhau của luật và giáo huấn. Có những luật và điều khoản là những thực hành theo thói quen và có tính cách nghi thức, hay chỉ là các qui luật. Những điều này có thể thay đổi, và được thay đổi theo thời gian. Thí dụ, những loại phẩm phục và các biểu chương của giáo sĩ và các khía cạnh phụng vụ chỉ có tính cách nghi thức thì có thể thay đổi. Các qui tắc tỉ như cơ cấu giáo triều, các chế tài về giáo luật, v.v., cũng có thể thay đổi.
Nhưng trong các vấn đề giáo lý được xác định bởi Huấn Quyền về đức tin và luân lý, được bắt nguồn từ Kinh Thánh và Truyền Thống Tông Đồ, hay từ các vị Giáo Hoàng và Công Đồng, thì đức giáo hoàng phải duy trì chúng. Có một số tranh luận kỹ thuật về những gì được coi là dạy bảo chắc chắn, chúng quá chuyên môn để đưa ra trong câu trả lời ngắn ngủi này. Nhưng hai vấn đề bạn đưa ra, đó là những giáo huấn chắc chắn mà đức giáo hoàng bị ràng buộc và không thể đảo ngược.
Tổng quát, việc đền tội phải được thi hành vào ngày thứ Sáu, tuy có những ngoại lệ vì các bó buộc khác, tỉ như tham dự những lễ hội trong gia đình hay dân sự. Nói cách nghiêm chỉnh, người ta có thể trì hoãn hay miễn trừ việc tuân giữ ngày thứ Sáu sau khi nói chuyện với cha sở, nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều tự ý hài hòa.
Ngược về thập niên 1970 khi “thứ Sáu kiêng thịt” được thay thế với một ngày đền tội đó là để đưa ra những tuân giữ khác vào ngày thứ Sáu. Chỉ kiêng thịt nhưng lại ăn tôm hùm Red Lobster thì thật khó đền tội cho nhiều người, tuy về kỹ thuật thì giữ luật. Như vậy qui luật này được nghĩ là để cho phép việc đền tội rộng rãi hơn, từ việc từ bỏ điều gì đó để cầu nguyện đặc biệt hay làm việc bác ái.
Nhưng như câu hỏi của bạn ám chỉ, thật khó để đi theo một loại công bố không chắc chắn, và nhiều người Công Giáo không còn tuân giữ bất cứ gì trong ngày thứ Sáu với những thay đổi rộng mở. Về tâm lý, dường như cần có một tiêu điểm rõ ràng để giúp cho những thực hành như thế. Do đó, một số hội đồng giám mục lại trở về với ngày thứ Sáu kiêng thịt.
Ở Hoa Kỳ, đó không phải là trường hợp, tuy vẫn còn một số tranh luận. Hiện thời, bạn có tự do để quyết định cách tuân giữ ngày thứ Sáu, coi như là có một đặc tính đền tội. Điều đó có thể là kiêng cữ một số điều nào đó, hoặc làm việc đạo đức và bác ái.
Nội tạng và máu thì không được bán và không Kitô Hữu nào có thể nghiêm trọng đề nghị một điều như thế. Ngay từ đầu, nó vi phạm Kinh Thánh, “Anh chị em không còn thuộc về mình nữa. Anh chị em đã được mua với một giá đắt! Hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh chị em” (1 Cor 6:19-20).
Là một người quản lý có nghĩa phải sử dụng những gì thuộc người khác theo một phương cách phù hợp với ý định của chủ nhân thực sự. Như vậy, vì bác ái, chúng ta được phép hiến máu, và tặng nội tạng nào đó khi còn sống, cũng như các nội tạng khác sau khi chết. Hành động bác ái này phù hợp với ý định của chủ nhân thực sự của thân xác chúng ta, là Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Như thế, Kinh Thánh khuyến khích chúng ta, “Những món quà mà anh em lãnh nhận, hãy cho đi như một món quà” (Mt 10:8).
Lý do thứ hai không được bán máu và nội tạng vì nó gây thiệt hại cho người nghèo. Nếu có thể bán những thứ đó, số người tặng sẽ giảm bớt. Và giá mua chắc chắn sẽ cao. Điều này khiến người nghèo ít có cơ hội chữa trị.
Như vậy, việc mua bán nội tạng và máu thì trái với giáo huấn Công Giáo. Nó vi phạm nguyên tắc quản lý và cả đức ái nữa.