Dường như Xatan và các thần dữ có biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, tối thiểu trong một số phương cách tổng quát. Kinh Thánh cho biết: Bất cứ khi nào các thần dữ trông thấy Người, chúng sấp mình trước mặt Người và kêu lên, “Ngài là Con Thiên Chúa” (Mc 3:11). Một lần khác tên quỷ kêu lên: “Tôi biết ông là ai – là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1:24). Có những đoạn tương tự (Mc 1:34 và Lc 4:41).
Nói như thế nhưng chúng ta không thể kết luận rằng Xatan biết thấu đáo hay hoàn hảo về Đức Giêsu, và toàn thể kế hoạch cứu độ. Nếu Xatan có được kiến thức như thế, nhất là về kế hoạch của Thiên Chúa, nó sẽ không gợi ra khổ hình thập giá của Đức Giêsu, vì chính cách này mà Xatan bị đánh bại.
Như thế, có chứng cớ rằng Xatan có một sự hiểu biết căn bản về thiên tính của Đức Giêsu, và kế hoạch, nhưng chỉ biết giới hạn, và dường như không hoàn hảo với mức độ nào đó, vì trí khôn của nó bị lu mời vì tội và sự giận dữ.
Tuy nhiên, khi Xatan cám dỗ Đức Giêsu, chính bản tính nhân loại và ý chí con người của Đức Giêsu mà nó cám dỗ, dù nó biết Đức Giêsu cũng là Thiên Chúa.
Trên thực tế những người lãnh đạo Đền Thờ có thể tìm thấy và bắt Đức Giêsu khi Người ở nơi công cộng, nhưng như Kinh Thánh viết, họ sợ đám đông nổi loạn vì một hành động như vậy (Mt. 21:46). Để tìm thấy Đức Giêsu ở một nơi riêng tư chắc chắn cần có “sự hiểu biết nội bộ”, mà Giuđa có thể cung cấp.
Về thần học, không ai có thể bắt Đức Giêsu cho đến khi “giờ” ấy đến. Người có thể thoát khỏi âm mưu bắt giữ của họ (Ga 8:20) cho đến tự ý hy sinh. Điều này cũng có thể khiến những người lãnh đạo Đền Thờ kết luận là họ cần có thông tin nội bộ.
Và trong khi Thiên Chúa có thể cho phép Đức Giêsu bị bắt một cách khác, Giuđa đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh viết: Ngay cả bạn thân của tôi, người ăn bánh của tôi, đã trở mặt chống lại tôi (Thánh Vịnh 41:9).
Phản bội và từ chối thì khác nhau về căn bản. Qua sự phản bội Giuđa đã nộp Đức Giêsu. Từ chối, chắc chắn là có tội, là từ chối liên quan với Đức Giêsu, và không dẫn đến việc trao nộp Người. Như thế nó ít thiệt hại cho Đức Giêsu hơn là điều Giuđa đã làm.
Tôi nghĩ đến Kinh Thánh khi T. Phaolô đến Êphêsô, ông hỏi là họ đã nhận được Thánh Thần chưa. Họ trả lời, “Chúng tôi chưa từng nghe là có Chúa Thánh Thần” (Công Vụ 19:2). Dĩ nhiên, bạn đã nghe, nhưng giống như nhiều người, bạn không rõ vai trò của Người trong đời bạn, và tự hỏi làm thế nào để có thể cảm nghiệm được Người tốt hơn.
Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha chiêm ngắm Chúa Con, và Chúa Con chiêm ngắm Chúa Cha. Và ở giữa hai Đấng xuất phát một tình yêu quá tuyệt hảo và quá nồng nhiệt đến độ trở nên một Tình Yêu sống động, một ngôi Thiên Chúa (vì đó chính là bản chất của Thiên Chúa để hiện hữu), và chúng ta gọi Tình Yêu này là Chúa Thánh Thần.
Để Chúa Thánh Thần sống trong chúng ta, nhận được khi Rửa Tội, là để bị thu hút vào chính tình yêu và sự sống của Thiên Chúa. Công việc của Chúa Thánh Thần, trước hết, là thánh hóa chúng ta, làm chúng ta trở nên thánh thiện và làm đẹp lòng Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần còn ban cho chúng ta biết bao ơn sủng và hồng ân siêu việt để biến đổi chúng ta và làm chúng ta trở nên một phúc lành cho người khác.
Điều không ngạc nhiên là một trong những hình ảnh của Chúa Thánh Thần là lửa. Vì cũng như lửa ngự trên các môn đệ đầu tiên thì chúng ta cũng vậy, Chúa Thánh Thần khơi dậy lửa của tình yêu Thiên Chúa trong chúng ta, thanh tẩy và tinh luyện các bất toàn, và thấm nhập vào chúng ta sự sống, tình yêu và sự vinh hiển của Thiên Chúa với sự tuyệt hảo ngày càng gia tăng.
Một hình ảnh khác của Chúa Thánh Thần là luồng gió mà đã ổ trên các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chữ “Thần Khí” có nghĩa “hơi thở”. Phải, Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần thổi sự sống mới vào chúng ta. Và nhờ quyền năng của Người, chúng ta trở nên sống động hơn trong sự sống mới mà Đức Giêsu đã sắm cho chúng ta, một tâm trí mới, nhờ sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, và một trái tim mới nhờ tình yêu của Người, một sự biến đổi lớn mạnh và một sự chia sẻ trong mọi sự tốt lành và ơn tuyệt hảo nhờ ơn sủng của Người.
Chúa Thánh Thần làm gì cho bạn? Hãy nghĩ đến sự biến đổi của các môn đệ đầu tiên vào ngày lễ Ngũ Tuần. Những người bồn chồn lo lắng tụ họp trong căn phòng trên thì bỗng dưng được biến đổi và, họ mở tung cánh cửa, đi ra ngoài với tình yêu và mạnh mẽ công bố về Đức Kitô. Điều này Chúa Thánh Thần cũng cung ứng cho bạn.
Sách giáo lý không tán thành chữ “cổ xưa” (GLCG#304) khi nói về Kinh Thánh. Một cách giải thích tốt hơn là diễn tả tường thuật về sự tạo dựng như một tường thuật có tính cách thi ca, thay vì một tường thuật hiện đại, khoa học.
Nếu chúng ta thử chủ trương đọc các chi tiết này theo nghĩa đen, chúng ta có những khó khăn. Vì, nếu một “ngày” là 24 giờ theo chu kỳ mặt trời, thì thật ngạc nhiên là mặt trời và mặt trăng không được dựng nên cho đến “ngày” thứ 4.
Hơn nữa, nếu tường thuật này thuần túy khoa học, hiểu theo nghĩa chữ thì vấn đề là có đến hai tường thuật về sự tạo dựng trong sách Sáng Thế 1-2:3 & 2:4 trở đi. Cả hai rất khác nhau.
Điều căn bản để chúng ta hiểu về các tường thuật này là Thiên Chúa dựng nên mọi sự từ hư không. Người đã thi hành trong sự khôn ngoan và tình yêu, dẫn dắt từng bước một. Và tuy siêu phàm, Người vẫn hiện diện và tích cực trong mọi sự Người đã dựng nên.
Như thế, bảy ngày thì dường như có tính cách thi ca hơn là khoa học.
Nếu người ta chỉ trích sách Sáng Thế thì câu trả lời là sự chết; bạo lực và hỗn loạn trong thiên nhiên, tất cả là từ Tội Nguyên Thủy. Không chỉ Adong và Evà bị ảnh hưởng bởi những gì họ đã làm, nhưng còn cả mọi tạo vật nữa. Thiên Chúa nói với Adong, “trái đất bị nguyền rủa bởi vì ngươi …” (St 3:17). Nói cách khác, thiên đường không còn nữa; sự chết đã đi vào thế gian, và tội là nguyên nhân của nó.
Như vậy, Kinh Thánh nối kết sự đau khổ và biến động với tội, nhưng sự tương giao này có lẽ không đơn giản như luật nhân quả. Có lẽ cũng đủ để nói rằng tội làm gia tăng sự hỗn loạn của tạo vật, nhưng không là nguyên nhân duy nhất. Như bạn quan sát, chứng cớ khoa học thì mạnh mẽ nói rằng từ trước khi có con người hay Tội, đã có sự hỗn loạn trong tạo vật, và những con vật đó, tỉ như khủng long, giết lẫn nhau vì thực phẩm, và có sự chết, ngay cả sự diệt chủng.
Như thế, sự đau khổ của thú vật có liên kết với tội, nhưng cũng bí ẩn liên kết với các điều khác. Hãy nghĩ đến một chu kỳ sự sống mà dường như thích hợp cho thế giới này. Thiên Chúa tạo dựng và tái tạo qua chu kỳ này. Lá năm trước được dùng như chất nuôi đất cho sự phát triển năm nay. Cơn bão phân phối hơi nóng từ vùng xích đạo đến các cực địa cầu. Thú vật giết lẫn nhau để sống, nhưng cũng để giữ số lượng của chúng được quân bình. Trong hệ thống này có một bậc kỳ tài phải được nhận biết, ngay cả điều ấy làm rúng động một số cảm nhận của chúng ta.
Và trong khi dường như hiển nhiên là chúng đau khổ về thể chất và cảm nghiệm sự lo sợ, có lẽ phần lớn sự đau khổ chúng ta quy cho chúng thì có thể là một hình ảnh trong trí óc. Phần lớn sự đau khổ của con người thì bắt nguồn từ cảm nghiệm về chính mình và ý thức về sự chết. Một con thú thì không nhất thiết phải trải qua mọi điều này. Chúng có thể phản ứng theo bản năng đối với sự nguy hiểm ngay lúc đó, và không có một chút gì hay ngay cả không có cảm giác nào ngoài sự sợ hãi khiến chúng chống lại hay trốn tránh. Thật khó để nói. Sau cùng, trong những vấn đề như thế này, có lẽ tốt nhất để nhìn nhận rằng chúng ta không có câu trả lời và được mời gọi hãy tôn kính sự bí ẩn trước mặt chúng ta. Và sự đau khổ, dù là con người hay con thú, là một bí ẩn vĩ đại.
Đức Ông Mannion đúng và dường như người trích từ một bản văn năm 2001 của Thánh Bộ Phụng Tự có tên là “Directory on Popular Piety in the Liturgy: Principles and Guidelines” (Giáo huấn về sự sùng kính phổ thông trong phụng vụ: các quy tắc và hướng dẫn). Bài ấy viết, “thói quen đặt tên cho các thiên thần thì phải bị ngăn cản, ngoại trừ các trường hợp của Ga-bri-en, Ra-pha-en và Mi-ca-e, mà tên của họ có trong Kinh Thánh.” (#127) Trong khi Thánh Bộ không đưa ra lý do để ngăn cản thói quen này, tôi muốn có một vài giải thích.
Trước hết, có sự hiểu biết về danh tính là gì. Với hầu hết chúng ta trong thế giới Tây Phương ngày nay, một tên thì chỉ là tiếng chúng ta gọi. Nhưng trong thế giới Kinh Thánh hồi xưa, và ngay cả ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay, một cái tên có ý nghĩa sâu xa lắm. Danh tính diễn tả điều gì đó về bản chất của một người. Điều này giải thích thói quen từ xưa của người Do Thái khi đặt tên cho con vào ngày thứ tám. Sự trì hoãn này giúp cho cha mẹ có thời gian quan sát đứa bé và nhận ra một vài tính chất nào đó, rồi họ mới đặt tên cho nó. Thật vậy, hầu hết các tên trong Kinh Thánh có ý nghĩa sâu xa, và có tính cách miêu tả.
Điều đó giả sử rằng, để có thể đặt tên cho một thiên thần, chúng ta phải biết về bản chất của họ. Như vậy, việc đặt tên này dường như không thích hợp.
Lý do thứ hai là việc đặt tên biểu thị tính cách bề trên đối với người được đặt tên. Bởi vậy, trong trường hợp trẻ em, cha mẹ là bề trên của con cái nên họ có quyền đặt tên chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp các thiên thần, họ ở trên chúng ta. Và, tuy chúng ta thường nói là các đấng ấy phục vụ chúng ta, họ thi hành điều này vì quyền cao chức trọng của họ và như người bảo vệ. Vì thế, Thiên Chúa ra lệnh chúng ta hãy lắng nghe tiếng của họ (x. Xuất Hành 23:20-21).
Như thế, việc đặt tên một thiên thần dường như có vấn đề, và bị ngăn cản. Về danh tính được tiết lộ cho bạn, tôi thận trọng nói rằng dường như không phải vậy, vì không thể nào một thiên thần, hay Chúa Thánh Thần, sẽ hành động trái ngược với huấn lệnh của Giáo Hội, vì Giáo Hội được Chúa Kitô cho phép lên tiếng thay cho Người.
Tôi không rõ tại sao bạn gọi đó là “nhật thực”. Không tác giả Phúc Âm nào dùng chữ này. Mátthêu, Máccô và Luca dùng chữ Hy Lạp σκότος, chỉ có nghĩa là “tối tăm.”
Một quy tắc tổng quát là chúng ta phải tránh áp đặt ý nghĩa nào đó vào bản văn mà nó rõ rệt hơn là chính tác giả có ý định. Sự tối tăm toàn thể mặt đất từ trưa cho đến ba giờ thì được nói rõ trong bản văn này. Nhưng nguyên do của sự tối tăm đó thì không được giải thích. Có lẽ Thiên Chúa dùng các nguyên do tự nhiên, tỉ như nhật thực hay một đám mây lớn tạo ra tối tăm. Nhưng cũng có thể sự tối tăm này thì thuần túy có nguồn gốc siêu nhiên và được cảm nghiệm bởi một số người.
Như vậy, tìm cách giải thích sự tối tăm về phương diện “luật khoa học” thì có nguy cơ gây thiệt hại cho bản văn bởi thiếu đi ý nghĩa thâm sâu, đó là sự tối tăm của tội lỗi đã đạt đến cao điểm. Bất kể động lực của sự tối tăm là gì, nguyên nhân sâu xa nhất của nó là tội và sự dữ.
Đức Giêsu có nói, “Đây là phán quyết: Sự sáng đã đến trong thế gian, nhưng loài người yêu thích bóng tối hơn sự sáng vì hành vi của họ thì xấu xa” (Ga 3:19). Người còn ám chỉ đến sự thống khổ của Người: “Đêm đang đến, khi không ai có thể làm việc” (Ga 9:4). Và khi Giuđa rời bàn tiệc để phản bội Đức Giêsu, Gioan nhận xét cách đơn giản và thâm sâu, “Và đó là đêm tối.” (Ga 13:30). Phải, sự tối tăm đã bao trùm thế gian.
Bạn hỏi có sự kiện nền tảng nào là sự tối tăm này đã thực sự xảy ra. Tuy một số học giả ngày nay cho rằng đó chỉ là một phương cách văn hóa, dường như ít có lý do để hồ nghi rằng nó đã thực sự xảy ra. Trong khi một số người đề cập đến Letter of Pontius Pilate to Tiberius (thư của Phongxiô Philatô gởi cho Tibêriô) để minh chứng điều đó, giá trị lịch sử của tài liệu này được bàn cãi nhiều. Tuy vậy, cả ba phúc âm đều ghi nhận, và hầu hết các Giáo Phụ đều coi sự tối tăm này có tính cách lịch sử.
Nói như thế nhưng cảm nghiệm này rộng rãi thế nào, và sự tối tăm sâu xa thế nào, thì không được xác định. Chúng ta phải quân bình việc chấp nhận tính cách lịch sử của nó với sự quý trọng rằng bản văn này có giới hạn về sự chính xác của các chi tiết.
Đó là trong Máccô: Một người trẻ đi theo Đức Giêsu, không mặc quần áo gì chỉ khoác tấm vải gai. Khi họ bắt anh, anh bỏ chạy trần truồng, để lại đằng sau tấm vải gai (14:51-52).
Người này là ai, và ý nghĩa chính xác của đoạn này, thì còn được tranh luận và không chắc chắn. Hầu hết các học giả ngày nay nghĩ rằng người trẻ này chính là Máccô, ông diễn tả một câu chuyện khôi hài về lúc đức tin của ông chưa vững mạnh.
Hãy để ý là ông được diễn tả như một người trẻ, có lẽ dưới 12 tuổi, để có thể giải thích tại sao không mặc quần áo hẳn hoi. Cũng như ngày nay, thiếu niên được phép mặc ít quần áo. Người khác lại thấy hình ảnh đầy sinh lực của tuổi trẻ trong diễn tả này, vì sự diễn tả về y phục cũng nhắm đến y phục thể thao.
Ý nghĩa của đọan này được tranh luận nhiều. Tuy nhiên, hai giải thích dường như được ưa thích nhất. Thứ nhất, có liên quan đến Sáng Thế 39:12 được một vài Giáo Phụ diễn tả. Trong đoạn đó, ông Giuse, để thoát khỏi sự dụ dỗ của bà vợ ông Pôtipha, đã bỏ chạy trần truồng. Như thế có nghĩa Kitô Hữu cũng phải chuẩn bị từ bỏ mọi sự để tránh các cạm bẫy tội lỗi.
Giải thích thứ hai nhắm đến sức mạnh của người trẻ và kết nối biến cố này với lời của Ngôn Sứ Amốt: Và người can đảm nhất trong đám dũng sĩ sẽ phải trần truồng mà chạy trốn trong ngày ấy, ĐỨC CHÚA phán như vậy (2:16). Như thế, đoạn văn này trình bày sự yếu đuối của con người ngay cả người dũng mạnh, và cần đến Thiên Chúa cứu vớt chúng ta.
Các học giả Kinh Thánh có những quan điểm khác nhau về các yếu tố nào trong lời tiên báo trên núi Ôliu có liên quan đến việc tàn phá Giêrusalem vào năm 70, và điều gì có thể ám chỉ ngày tận thế. Một số chi tiết này hiển nhiên liên quan đến các biến cố năm 70, tỉ như chiến tranh, thành Giêrusalem bị bao vây bởi các đạo quân, v.v. Ngay cả một số chi tiết khác như động đất, và nạn đói đã xảy ra vào khoảng thời gian ấy.
Các chi tiết khác có thể liên quan đến ngày tận thế, (tỉ như mặt trời và mặt trăng bị tối đi, các dấu hiệu xuất hiện ở trên trời, và Con Người đến trên đám mây), hoặc cũng có thể chúng đã xảy ra trong năm 70. Josephus, một sử gia thời bấy giờ, diễn tả các cột khói khi Giêrusalem bị đốt, nó làm lu mờ mặt trời và che khuất mặt trăng và các tinh tú. Ông còn diễn tả những điều lạ lùng trên trời, có lẽ là một sao chổi, và ánh sáng lạ thường ở gần và bên trên Đền Thờ vào ban đêm.
Một cách tiếp cận quân bình là tất cả các dấu hiệu này có liên quan đến lịch sử, bắt nguồn từ năm 70, nhưng cũng là biểu tượng nhắm đến ngày tận thế, mà trong đó Giêrusalem là một dấu hiệu.
Về việc Đức Kitô “đến trong đám mây” đó là một ngôn ngữ có tính cách tiên báo về sự xét xử Ít-ra-en vì thiếu đức tin. Hiển nhiên là Đức Giêsu cũng sẽ đến xét xử thế gian này.
Khi bạn hỏi tại sao “chúng ta” làm điều này, điều quan trọng cần lưu ý là thực sự Chúa Giêsu làm điều này. Ở mức độ nào đó chúng ta phải chờ đợi và hỏi Chúa Giêsu xem tại sao Người nghiêm trọng trả lời T. Phêrô, trong khi Người lại có chút hóm hỉnh với những gì T. Batôlômêo (Natanien) nói. Điều đó cho phép câu trả lời tạm sau đây.
Ở một mức độ, hai câu trả lời dường như giống nhau. Nhưng khi phân tích câu văn, đầu tiên chúng ta phải nhận thấy có sự khác biệt về ngữ học. Ông Natanien đề cập đến Đức Giêsu là “Vua của Ít-ra-en,” trong khi ông Phêrô gọi Người là “Kitô.” Và tuy một số học giả nghĩ rằng người Do Thái ở thế kỷ đầu tiên sẽ dùng hai từ này thay cho nhau, chúng không giống nhau. Chữ “Kitô” (Hy Lạp là Mêsia) thì chính xác hơn về thần học.
Thứ hai, chúng ta phải nhớ rằng bối cảnh thì quan trọng. Ông Natanien có nhận xét này như một nhận biết sớm, và hầu như trong lúc xuất thần. Tuy nhiên ông Phêrô đưa ra tuyên bố này sau khi Đức Giêsu đã có thời gian giảng dạy và hướng dẫn các tông đồ. Và tuy Chúa Cha linh ứng lời ông Phêrô thốt ra, lời đó còn bắt nguồn từ dữ kiện mà ông nhận được từ Đức Giêsu.
Hơn nữa, có thể còn những yếu tố khác mà chúng ta không được biết khi chỉ đọc một bản văn. Thí dụ, có thể trong giọng nói cách nghiêm trọng, hay cái nhìn trên khuôn mặt của ông Phêrô hay ông Natanien, điều đó thêm vào các sắc thái của ý nghĩa. Có thể cũng có những thảo luận hay biến cố trước đó ảnh hưởng đến lời thốt ra.
Chúng ta chỉ có thể tin tưởng rằng Chúa Giêsu không chỉ cảm nghiệm tất cả những gì trong bối cảnh này, nhưng còn biết được tâm hồn của người nói. Và như thế Người phản ứng một cách này với ông Natanien, và một cách nghiêm trọng với ông Phêrô.
Nhiều khi, đây là cách tốt nhất chúng ta có thể thi hành. Các bản văn Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta những gì cần biết, không nhất thiết phải mọi sự mà chúng ta muốn biết.
Bạn đúng. Các phương tiện tân thời và rất hữu ích tỉ như đánh số chương và câu thì không thuộc về bản văn Kinh Thánh nguyên thủy. Những quy ước hữu ích này được thêm vào mãi về sau.
Việc chia bản văn Kinh Thánh thành các chương thì xảy ra vào thế kỷ 13 khi Đức TGM của Canterbury là Stephen Langton ấn định số chương để việc đọc Kinh Thánh dễ dàng hơn. Việc chia bản văn thành các câu xảy ra sau này, mãi đến năm 1551 khi ông Robert Stephanus, một học giả và cũng là một nhà in, đã xuất bản các cuốn Kinh Thánh đầu tiên như thế ở Balê.
Đàn heo không thực sự là điểm chính của câu chuyện này, và chúng ta không nên quá chú trọng đến chúng. Điểm tốt hơn của câu chuyện là thẩm quyền trừ quỷ của Đức Giêsu.
Như thế, người ta có thể trả lời cho sự kết tội độc ác này là Thiên Chúa có khả năng và quyền lực để thi hành điều này với đàn heo, cũng như bạn và tôi có thể đi vào khu vườn, nhổ những cây cà chua khô héo và trồng thay vào đó các cây bắp. Hơn nữa, vì có quyền trên thú vật, chúng ta cũng có thể đưa đàn heo đến lò sát sinh.
Người ta cũng có thể lý luận rằng xua đuổi quỷ vào đàn heo là một hành động tự tiện và không cần thiết của Đức Giêsu. Nhưng có lẽ Chúa có lý do riêng. Tỉ như, có lẽ Người muốn những ai chứng kiến việc ấy cảm thấy kính sợ. Chắc chắn đó là một hành động đáng nhớ, và trong khi dân làng lúc đầu phản ứng với sự sợ hãi, dường như sau này họ tin tưởng chào đón Đức Giêsu trở lại (Mc 5:17-20; 7:31). Như thế, Đức Giêsu dùng đàn heo để đem lại phúc lành cho con người, điều đó thích hợp.
Về văn hóa, người Do Thái coi con heo là thú vật dơ bẩn. Như thế, đàn heo còn giúp minh họa thích hợp về sự dơ bẩn của quỷ, và số phận của những ai thường sống trong sự dơ bẩn.
Được, Malakhi 3:8-10 nói Người phàm có được phép lường gạt Thiên Chúa không? Vậy mà các ngươi đã lường gạt Ta… Về thuế thập phân và phần trích dâng … Hãy đem tất cả thuế thập phân vào nhà kho, để có lương thực trong nhà của Ta. Hãy làm thế thử xem Ta có mở cổng trời cho các ngươi, hoặc có tuôn đổ phúc lành dư dật xuống trên các ngươi không,” Đức Chúa các đạo binh phán.
Hơn nữa, trong Tân Ước Đức Giêsu cũng ám chỉ đến thuế thập phân khi Người nói, “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các ngươi nộp một phần mười các hương liệu - bạc hà, thì là, rau húng. Nhưng bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các ngươi phải thi hành những điều sau này, mà không cũng được quên các điều trước” (Mt 23:23). Hãy để ý trong bản văn này, trong khi Chúa nói về những vấn đề quan trọng hơn thuế thập phân, Người cũng nói là chúng ta không được quên đóng góp.
Giáo Hội không buộc phải tuyệt đối tuân theo thuế thập phân trong Kinh Thánh, (một phần mười lợi tức cho nhà thờ), tuy thế, có một giới luật là người Công Giáo phải đóng góp cho việc truyền giáo của Giáo Hội. Trong khi chi tiết thì tùy theo lương tâm mỗi người, việc đóng góp là một truyền thống xưa đã có từ lâu. Như Malakhi 3 nói, sự đóng góp không chỉ là một bổn phận; nó còn mở cổng trời để tuôn đổ nhiều phúc lành.
Trong Kinh Thánh, danh hiệu “con của Thiên Chúa” được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, và thật nghịch lý, nó mơ hồ hơn danh xưng “Con Người.” “Con của Thiên Chúa” có thể là một danh hiệu của chính dân Ít-ra-en (Xh 4:22; Hôsê 11:1), của Vua Đavít (Tv 2:7) và của các thiên thần (St 6:2), mọi con người, mọi người công chính và người xây dựng hòa bình được gọi là con của Thiên Chúa (Mt 5:9), và vân vân.
Bởi vì sự mơ hồ của thuật từ này, đây là lý do tại sao Đức Giêsu không đơn giản nói, “Ta là Con của Thiên Chúa.” Thay vào đó, Người nói rõ hơn, tỉ như, “Cha và Ta là một… thấy ta là thấy Cha,” v.v. Thật vậy, sự tức giận và việc kết tội phạm thượng bởi nhiều người Do Thái thời bấy giờ cho thấy rằng việc Đức Giêsu tự nhận có thiên tính thì được thực hiện tốt hơn theo cách này thay vì “Con của Thiên Chúa”, một thuật từ mơ hồ hơn vào thời bấy giờ đối với chúng ta.
Thật nghịch lý, “Con Người” là một bày tỏ rõ ràng hơn về thiên tính siêu việt mà có thể truy nguyên về Đanien 7:13 là danh hiệu Đức Kitô chiếm hữu cho chính mình. Lời tiên báo đó nói về một người, giống như Con Người, đến trong đám mây để xét xử trái đất, Đấng ấy có một Vương Quốc không bao giờ tận cùng.
Việc Đức Giêsu ưa dùng từ này thì được thấy khi Thượng Tế Caipha nói: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Mêsia, Con Thiên Chúa không?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông biết từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.” (Mt 26:63-64)
Như vậy, “Con Người” là một danh hiệu rõ hơn và cao cả hơn, mà chính Đức Kitô ưa dùng.
Quan niệm của người Do Thái về đời sau thì thay đổi ít nhiều. Không như Giáo Hội Công Giáo, trong dân Do Thái không có một thẩm quyền giảng dạy trung ương. Như thế, trong câu trả lời ngắn ngủi, chúng ta không thể nghiên cứu đầy đủ những gì người Do Thái tin về sự sống đời sau. Nhưng công bằng mà nói hầu hết những người Do Thái có đức tin thì họ tin vào đời sau. Cũng công bằng để nói rằng ý niệm sự sống lại của kẻ chết được phát triển trong Do Thái Giáo qua nhiều thế kỷ, và trở nên rõ ràng hơn trong những cuốn sách sau này khi Thiên Chúa đưa người Do Thái xưa đến sự hiểu biết sâu đậm hơn về những gì Người đang cống hiến.
Nhưng người bạn Do Thái nói rằng trong Cựu Ước không nói gì về đời sau, điều đó đòi hỏi phải loại bỏ khá nhiều bản văn của các ngôn sứ, Thánh Vịnh và truyền thống khôn ngoan nói về người chết sống lại một cách thật sống động (tỉ như, Is 26:19; Job 19:25ff; Đanien 12:2; Egiêkien 37:12; Hôsê 13:14; 1 Sam 2:6, và nhiều đoạn khác).
Vào thời của Đức Giêsu, người Xa đốc tẩy chay việc sống lại của kẻ chết, và chủ trương rằng, vào lúc chết người ta ngừng hiện hữu. Một phần của lý do này là vì họ chỉ chấp nhận năm cuốn sách đầu của Cựu Ước, và cho rằng trong các cuốn đó không thấy nhắc đến việc người chết sống lại. Đức Giêsu gạt bỏ quan niệm của họ bằng cách gợi lại việc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môsê tại bụi gai bốc lửa trong sách Xuất Hành, một trong năm cuốn đầu của Kinh Thánh. Ở đó, Thiên Chúa tự xưng mình là “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp.” Nhưng nếu Thiên Chúa là “Chúa của người sống, không phải của người chết” như người Xa đốc quả quyết, thì làm thế nào, đối với Thiên Chúa, các ông Abraham, Isaac và Giacóp lại đang sống (x. Máccô 12:24-27).
Và trong khi người bạn Do Thái này dường như không chấp nhận thẩm quyền của Đức Giêsu, bản văn này cho thấy rằng khi tuyên bố trong Cựu Ước không nói gì về sự sống lại, nhất là trong năm cuốn sách đầu tiên, đó là một sự giải thích không thể tránh khỏi sự bình phẩm. Bản văn ấy còn minh họa thêm nữa rằng vào thời của Đức Giêsu, trong khi người Xa đốc tẩy chay sự phục sinh của kẻ chết, hầu hết những người Do Thái khác như Pharisiêu và cả các môn đệ của Đức Giêsu đã chấp nhận, dạy bảo và mong đợi sự phục sinh của kẻ chết.
Do đó, dường như an toàn để nói rằng nhận xét của người bạn này là quan niệm của một người Do Thái, hay vài người Do Thái, chứ không phải tất cả, từ trước cũng như bây giờ.