Khi Thiên Chúa thiết lập hôn nhân lúc đầu, hiển nhiên là Người nhìn thấy: người nam từ giã cha mẹ của mình và bám lấy vợ mình, và cả hai trở nên một xương thịt (St 2:24). Vì thế chỉ có một người nam, với một vợ, và cả hai ổn định kết hợp bởi “bám lấy” nhau như bản văn viết. Như vậy sự ly dị và đa thê không nằm trong hoạch định của Thiên Chúa về hôn nhân.
Tuy nhiên, vì tội lỗi con người, và vì sợ rằng các ông sẽ giết vợ để được tự do lấy vợ khác, ông Môsê cho phép ly dị. Cũng hiển nhiên là các tục lệ của vùng Cận Đông xưa đã ảnh hưởng đến nhận thức của Ít-ra-en về hôn nhân và nhiều người, tối thiểu là các ông giầu và các tổ phụ, thường lấy nhiều vợ. Như thế chúng ta thấy tội đã làm hư hỏng những gì Thiên Chúa hoạch định và như thế, có lúc, Thiên Chúa không chú ý đến lối sống tội lỗi này.
Tuy nhiên, chúng ta không nên cho rằng sự tường thuật về lối sống tội lỗi này cũng tương đương với việc cho phép điều đó. Vì, trong khi việc đa thê của các Tổ Phụ được thuật lại, những trở ngại nó gây ra cũng thế mà trong đó anh em cùng cha khác mẹ tranh giành và ngay cả giết nhau. Thí dụ, câu chuyện khủng khiếp về các con trai của Gideon, và cả các con trai của Giacóp cũng thế, đây chỉ là hai trong nhiều câu chuyện. Câu chuyện nổi tiếng là ông Giuse bị các anh bán làm nô lệ vì sự xung đột cốt nhục tương tàn giữa các anh em cùng cha khác mẹ. Như thế trong khi thuật lại nạn đa thê, Kinh Thánh còn dạy về sự xấu xa mà nó đem lại.
Dần dà Thiên Chúa đưa dân Do Thái xưa ra khỏi thói quen được phép đa thê, cho đến thời của Đức Giêsu thì nó rất hiếm. Về việc ly dị, Đức Giêsu gạt nó sang một bên khi dạy dân chúng thời ấy rằng tuy ông Môsê cho phép ly dị vì sự cứng lòng của họ, ngay từ đầu nó không phải như vậy và bây giờ là lúc trở về với hoạch định nguyên thủy của Thiên Chúa (x Mt 19:4,8) và chúng ta không được tách rời những gì Thiên Chúa đã kết hợp.
Về việc ông Nathan nói rằng Thiên Chúa ban cho Đavít nhiều vợ, điều này có thể hiểu là xu hướng thời xưa muốn nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là nguyên nhân đầu tiên của tất cả mọi sự. Nó không nhất thiết có nghĩa là Thiên Chúa muốn và tán thành việc đa thê, nó chỉ có nghĩa rằng Người là nguyên nhân đầu tiên của mọi sự hiện hữu và xảy ra.
Câu hỏi của bạn ám chỉ rằng tường thuật trong sách Sáng Thế thì không thực sự như vậy, có thể nói, một tường thuật về sự tạo dựng theo nghĩa khoa học và đúng lịch sử. Nó không đúng với cả hai. Đúng hơn đó là một tường thuật có tính cách thi ca về sự tạo dựng của Thiên Chúa.
Như thế không thể xác định niên đại của Adong và Evà dựa theo Sáng Thế, có thể nói, khoảng 6,000 TTL.
Tường thuật này dường như định vị trí của Vườn Địa Đàng ở Mesopotamia, nhưng cũng vậy, ở đây chúng ta không cần phải cho rằng điều này có nghĩa là một bản đồ chính xác nhưng có thể nó có tính cách ẩn dụ nhiều hơn.
Điều chúng ta phải chủ trương là Thiên Chúa dựng nên mọi sự từ hư không và điều khiển mọi giai đoạn tạo dựng, ngay cả cho đến hôm nay. Sự dạy bảo của Công Giáo muốn coi Adong và Evà được trực tiếp dựng nên bởi Thiên Chúa và là những con người thực sự, có tính cách lịch sử.
Đó là chữ tắt của Jesus Nazarenus, Rex Judeorum(Giêsu ở Nagiarét, Vua người Do Thái). Trong tiếng Latinh, “I” và “J” thường thay thế nhau và tiếng cổ Latinh thì không dùng chữ “J”. Đó là lý do tại sao INRI chứ không phải JNRJ.
Người Rôma có thói quen treo một tấm bảng nhỏ ở bên trên người bị đóng đinh để cho biết người này phạm tội nào. Kinh Thánh nói rằng Philatô viết các tội này bằng tiếng Latinh, Hy Lạp và cổ Do Thái.
Philatô đặt danh xưng này trên đầu Đức Giêsu với sự khinh miệt và chế nhạo chứ không phải lòng tin. Dường như ông còn biết rằng nó sẽ làm các nhà lãnh đạo Do Thái bực tức, mà đúng như vậy (coi Gioan 19:21).
Tuy nhiên, trong sự nhạo cười của ông, Philatô đã nói lên sự thật. Đức Giêsu là Vua, không chỉ của người Do Thái, nhưng của tất cả.