Đây là một trong sự phản đối mà Chúa Giêsu phải đối diện khi người Biệt Phái than phiền: Ông này tiếp đón phường tội lỗi và ăn uống với họ (Luca 15:2). Điểm đáng chú ý là chính Chúa Giêsu ở giữa những kẻ tội lỗi, ngay cả người giả hình. Người không được thấy ở những nơi tuyệt hảo của “giáo hội” tưởng tượng của chúng ta. Người không được tìm thấy ở những nơi hay các công ty được coi là đáng mong mỏi, Người được tìm thấy ở giữa những kẻ tội lỗi. Thật vậy, một hình ảnh của Giáo Hội là Đức Kitô bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp!
Về sự giả hình, ngoại trừ các thánh thật anh hùng, chúng ta tự hỏi không biết có ai trên trái đất này hoàn toàn thoát khỏi vấn đề độc đáo này của con người không. Chắc rằng con trai của bà cũng không tự coi nó hoàn toàn tránh khỏi, có phải không?
Về mặt sứ vụ, Giáo Hội là một bệnh viện cho kẻ tội lỗi, và như thế có thể tìm thấy kẻ tội lỗi ở đó. Nhưng thuốc chữa trị cũng có ở đó, là các bí tích, sự khôn ngoan của Kinh Thánh, sự chữa lành, và khích lệ, và cả sự khiển trách nữa. Chúng ta biết tội của mình. Đó là lý do chúng ta có tòa giải tội trong mọi giáo xứ.
Về những ai tìm kiếm Chúa Kitô ngoài Giáo Hội, đó là, ngoài Thân Thể của Người: không ai có thể. Đức Kitô được tìm thấy với Thân Thể của Người, là Giáo Hội. Người kết giao với kẻ tội lỗi và gần gũi với họ. Người đưa họ vào Thân Thể của Người qua bí tích rửa tội và tìm kiếm họ khi họ xa đường lạc lối.
Hãy nói với con trai của bà là Chúa Giêsu yêu thương kẻ có tội và Người không quá tự hào để đừng làm bạn với họ, và gọi là anh chị em. Hãy tham gia với chúng tôi!
Nếu mục đích của Chúa Giêsu là xóa bỏ việc dùng chữ “cha” khi đề cập đến các ông, thì dường như các tác giả Tân Ước khác không bao giờ có ghi nhớ này. Chỉ trong Tân Ước thôi có đến 195 lần dùng chữ “cha” để ám chỉ các ông. Như thế, dường như rõ ràng là việc xóa bỏ hoàn toàn chữ này mà chỉ dành cho Thiên Chúa thì không được hỗ trợ qua chứng cớ hiển nhiên trong chính Kinh Thánh.
Người Công Giáo gọi các linh mục là “cha” với vài ý nghĩa.
Trong một ý nghĩa, nó là một chữ có tính cách trìu mến gia đình. Các giáo xứ giống như một gia đình và sử dụng các chữ của gia đình như “anh chị” đối với các nam nữ tu sĩ, “mẹ” với các bề trên dòng nữ, và “cha” với các linh mục.
Các linh mục mô phỏng các người cha ruột thịt trong phương cách tinh thần. Cũng như người cha ban sự sống, thực phẩm, cổ vũ và giảng dạy, các linh mục cũng ban cho chúng ta những điều này theo tinh thần. Họ ban đời sống tinh thần nhờ quyền năng của Thiên Chúa tại giếng rửa tội, ban thực phẩm qua bí tích Thánh Thể và đáp ứng các nhu cầu tinh thần của chúng ta qua các bí tích khác và qua sự giảng dạy và khích lệ.
Như thế, bởi loại suy, chúng ta gọi linh mục là “cha”. Chính T. Phaolô đề cập đến chính mình là một người cha: “anh chị em có nhiều người hướng dẫn nhưng không có nhiều cha trong Đức Ki-tô Giê-su qua Tin Mừng (1 Cor. 4:15). Vì anh chị em biết, như một người cha với con cái, chúng tôi cổ vũ và chỉ thị cho từng người trong anh chị em phải sống một đời sống xứng đáng với Thiên Chúa như thế nào (1 Thê 2:11). Timôtê… như một người con với người cha, cùng tôi phục vụ tin mừng (Phil 2:22).
Chúng ta có thể thấy việc gọi các linh mục là “cha”, trong ý nghĩa này, thì không ngược với các nguyên tắc Kinh Thánh. Chính T. Phaolô dùng chữ này trong phương cách này. Khi nói, “Đừng gọi ai ở mặt đất là Cha của anh em,” Đức Giêsu nhấn mạnh rằng Thiên Chúa thì ưu việt. Không người cha trần thế nào, cha ruột hay tinh thần, có thể vượt quá hay thay thế cho Cha trên trời. Thiên Chúa là Cha đích thực của mọi người cha, và chúng ta không bao giờ có thể gọi bất cứ ai là “cha” giống như chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”.
Đúng là nhiều người Công Giáo ngày nay thật nghèo về đức tin. Nhưng có nhiều lý do cho vấn đề này, chứ không chỉ ở tòa giảng. Cũng không công bằng để nói rằng không có giảng dạy ở tòa giảng. Tôi biết chính tôi có dạy, và tôi cũng biết nhiều linh mục khác thận trọng dạy đức tin từ tòa giảng của họ. Chắc chắn điều này là một tiến trình. Tôi nói cần phải tối thiểu năm năm ở trong một giáo xứ trước khi tôi có thể nói, với T. Phaolô, rằng tôi đã công bố “tất cả ý định của Thiên Chúa” (Công Vụ 20:27).
Dù vậy, đó là một vấn đề khi chỉ tập trung vào tòa giảng. Vì có nhiều cách để giảng dạy đức tin Công Giáo. Trường hợp này rất đúng vì hầu hết bài giảng trong các Thánh Lễ chỉ dài hơn mười phút một chút. Như vậy, cần có các điều khác để dạy về đức tin.
Tâm điểm của việc trao truyền đức tin là gia đình. Và như thế, việc truyền thụ giáo lý phải chú trọng đến sự canh tân và trang bị cho gia đình để dạy đức tin tốt hơn. Trong giáo xứ của tôi, trong khi các em học giáo lý trong lớp, là cha sở, tôi dạy các phụ huynh về những gì các em đang học. Tôi còn cho họ thấy cách dạy. Thí dụ, chúng tôi cùng nhau đọc truyện Kinh Thánh, và sau đó tôi chỉ cho họ biết cách dùng các câu truyện này. Chúng tôi cũng học cách sử dụng sách Giáo Lý Công Giáo để tìm các câu trả lời.
Bên ngoài giáo xứ có nhiều nguồn năng tuyệt vời để người Công Giáo học hỏi về đức tin. Có nhiều sách báo, trang mạng, và nhiều hình thức truyền thông Công Giáo, kể cả phim ảnh và những bộ thuyết trình.
Như thế, ngoài tòa giảng, nhiều điều khác thì cần có, và được cung cấp. Thật vậy, ngày nay chúng ta rất may mắn vì có nhiều nguồn tài liệu giúp dạy đức tin.
Bản văn mà bạn viện dẫn là 1 Phêrô 5:1, khi T. Phêrô cổ vũ các người lãnh đạo của Giáo Hội hãy trở nên các mục tử hăng say. Nhưng điều bạn coi là sự bình đẳng thì có lẽ chỉ là tình huynh đệ.
Thí dụ, khi đức Tổng Giám Mục của tôi viết thư cho các linh mục, người mở đầu: “Anh em linh mục thân mến của tôi…” Tổng giám mục là một linh mục, và người chia sẻ tính cách đó với các linh mục trong tổng giáo phận này như một người anh em. Nhưng lời chào hỏi đó không phải là một tuyên bố rằng không có sự khác biệt, hoặc người không có thẩm quyền trên chúng tôi như vị Hồng Y Tổng Giám Mục.
Trong lá thư bạn viện dẫn, T. Phêrô mở đầu bằng câu nói về chính mình, Phêrô, một tông đồ của Chúa Giêsu Kitô (1 Phêrô 1:1). Như thế điều bạn cho rằng T. Phêrô nghĩ về chính mình chỉ là một trưởng lão đồng liêu thì không được hỗ trợ.
Hơn nữa, lập trường của Giáo Hội Công Giáo về sự ưu việt của T. Phêrô thì không lên xuống bởi một bản văn. Giáo huấn của Giáo Hội được dựa trên một số bản văn nền tảng và cả Truyền Thống Thánh nữa.
Do đó chúng ta thấy Đức Kitô chọn riêng ông Phêrô và gọi ông là “Đá”, ban cho ông chìa khóa Nước Trời, một dấu hiệu của thẩm quyền đặc biệt (Mt. 16:19). Người còn giao cho ông vai trò đặc biệt là kết hợp các tông đồ khác khi quỷ sẽ sàng lọc (chia rẽ) họ như lúa (Lc 22:31-32). Ông Phêrô còn được Đức Giêsu chọn riêng ở bờ hồ và nói ông “Hãy săn sóc chiên của Thầy” (Ga 21:15).
Trong sách Công Vụ chúng ta thấy ông Phêrô thi hành chức vụ mà Đức Kitô đã trao cho ông. Ông luôn được đứng đầu danh sách các Tông Đồ. Ông rao giảng đầu tiên. Ông quy tụ các anh em và ra lệnh thay thế Giuđa. Ông làm phép lạ đầu tiên, ông tuyên án Kha-na-ni-a và vợ là Xa-phi-ra, ông được Thần Khí thúc đẩy để rửa tội nhóm dân Ngoại đầu tiên, và ông chủ tọa Công Đồng Giêrusalem, đem lại sự hợp nhất cho những tranh luận chia rẽ trong đó.
Không chỉ dựa trên truyền thống Kinh Thánh, Giáo Hội Công Giáo còn dựa trên sự hiểu biết về chức vụ của T. Phêrô theo chứng từ rõ ràng và kiên định của các Giáo Phụ và các nhân chứng khác. Các tài nguyên này chứng thực rằng T. Phêrô và các đấng kế vị được ban cho phẩm giá đặc biệt. Thẩm quyền cai quản toàn thể Giáo Hội trong một phương cách độc đáo và hiếm có của các đấng ấy thì được xác nhận bởi các tài nguyên này.
Phần lớn việc trừ quỷ là một vấn đề vô cùng thận trọng và kín đáo. Danh tính của người trừ quỷ trong giáo phận thường không được biết, ngoại trừ những người cần biết.
Trong khi quy trình thay đổi tùy giáo phận, hầu hết các vị trừ quỷ làm việc với một nhóm trong đó có cả một linh mục khác, một bác sĩ, và một tâm lý gia trị liệu được huấn luyện thích hợp, tất cả để giúp thẩm định xem người bị quỷ ám có thật hay không.
Nếu việc trừ quỷ thích đáng, vị trừ quỷ sẽ tiến hành, nhưng chỉ với sự phê chuẩn rõ ràng của đức giám mục, là người đồng ý với sự phán xét là hãy tiến hành việc trừ quỷ.
Ở đây cũng vậy, người trừ quỷ không bao giờ làm việc một mình, nhưng với tối thiểu một linh mục khác và một nhóm thích hợp để trợ giúp. Hầu như không bao giờ có trường hợp việc trừ quỷ chỉ một lần là xong. Thông thường việc trừ quỷ được thực hiện qua nhiều lần, đôi khi cách nhau hàng tuần hay hàng tháng.
Nếu một người bị hồ nghi là bị quỷ ám, nơi đầu tiên tiến hành cuộc điều tra là cha sở, hay một linh mục đáng tin cậy khác. Nếu linh mục ấy có lý do để khả nghi việc quỷ ám, họ phải liên lạc với giáo phận và xin tham khảo với vị trừ quỷ được chỉ định.