Theo luật, phụ huynh có quyền và bổn phận đem con đi rửa tội sau khi sinh được ít lâu. Giáo Luật rõ ràng khẳng định: Cha mẹ phải lo cho con mình được rửa tội trong vòng những tuần lễ đầu tiên. Nếu có thể ngay sau khi sinh, thật vậy, ngay cả trước đó họ đến gặp cha sở để xin ban bí tích này cho con mình, và chính họ được chuẩn bị về bí tích ấy. Nếu nhi đồng đang lâm cơn nguy tử, nó được rửa tội ngay không chút trì hoãn. Điều 867 §1, §2.
Hơn nữa, vì không có yêu cầu rõ rệt, hay ngay cả một điều khoản trong luật để các cha sở có thể từ chối, hay để cha mẹ tránh né, vấn đề rửa tội trẻ em trong toàn thể mùa Chay, không có căn bản gì để đưa vào hay duy trì một thói quen như thế trong giáo xứ.
Nếu việc sinh hạ xảy ra rất trễ trong mùa Chay, người ta có thể mường tượng là cha sở đề nghị việc rửa tội được dời lại cho đến lễ Phục Sinh. Về vấn đề này, Tuần Thánh thường không phải là thời gian thích hợp để cử hành bí tích rửa tội (ngoại trừ trường hợp nguy tử), mặc dù vậy, nó không bị nghiêm cấm vào ngày thứ Hai – thứ Năm Tuần Thánh. Như thế, tôi có thể nói bà có lý do tốt để kháng cáo nếu cha sở của bà không lay chuyển khi bà xin cha nghĩ lại.
Tôi đề nghị là nếu cuộc đối thoại với cha sở không có kết quả, bà có thể hội ý với đức giám mục, hay cha giám đốc phòng nhân viên và xin họ trực tiếp nói với cha sở về vấn đề này.
Có những trường hợp người Công Giáo không được hiện diện trong một đám cưới, hay nghi lễ liên quan đến đám cưới. Thí dụ, khi một người Công Giáo kết hôn ngoài Giáo Hội không có phép, hoặc, khi một trong hai phần tử thì không đủ điều kiện kết hôn (đó là khi một trong hai đã kết hôn trước và không có sự tiêu hôn). Trong những trường hợp như vậy, người Công Giáo, ngay cả phần tử trong gia đình, không được tham dự các nghi thức ấy. Tuy nhiên trong trường hợp bà diễn tả, không có liên can đến vấn đề giáo luật.
Ngay từ đầu, đây không thực sự là một đám cưới, hay việc cử hành bí tích về thực chất, nhưng chỉ là một sự canh tân lời thề nhân dịp kỷ niệm. Thứ hai, ngay cả nếu đây là một hôn nhân thực sự, và giả sử rằng cả hai có tự do để kết hôn, dường như, theo điều bà đau buồn diễn tả, người này đã từ bỏ Giáo Hội Công Giáo bởi một hành vi chính thức. Như thế bà này không còn bị bó buộc phải tuân theo các quy tắc Công Giáo về lễ cưới, tỉ như được chứng hôn bởi một linh mục hay phó tế Công Giáo.
Như thế, chúng ta được thận trọng phán đoán về phần của bà. Thường trong những trường hợp như thế, chúng ta phải thi hành điều tốt nhất để giữ sự tương giao vững mạnh, và cởi mở liên lạc. Điều này sẽ giúp cho việc trở lại Giáo Hội có thể xảy ra. Việc trì hoãn tham dự không cần thiết thì có thể gây ra sự đau lòng hay xa cách và làm cho việc trở lại Giáo Hội của người này khó có thể xảy ra.
Sự tham dự của bà trong việc canh tân lời thề này, ngay cả giúp họ như một “phần tử đám cưới” thì, tự nó, không chứng thực quyết định từ bỏ Giáo Hội của bà ấy. Đúng hơn, dường như đó là một chứng thực mười năm kết hôn, là điều gì đó đáng cử hành.
Không, nó hoàn toàn bất thường khi thi hành việc này.
Không chỉ chính thực hành này sai lầm, nhưng việc bào chữa về thần học bí tích cũng sai. Giáo lý của Giáo Hội dạy rằng dưới bất cứ hình thức nào, Đức Kitô một cách toàn thể và trọn vẹn, được lãnh nhận. Vì thế điều mà cha sở này gợi ý rằng, khi chỉ có rước Mình mà không có Máu Thánh, đó là sự lãnh nhận thiếu tuyệt hảo, nhận xét đó thì thiếu sót.
Hơn nữa, vì trong thứ Sáu Tuần Thánh không được cử hành Thánh Lễ, việc thực hành bạn nói đòi phải giữ lại Máu Thánh qua đêm. Nhưng quy tắc hiện hành cấm việc giữ lại Máu Thánh sau khi cử hành Thánh Lễ: Ngược lại, rượu đã thánh hóa phải được tiêu thụ ngay lập tức sau khi rước lễ và không được phép để dành (Inaestimabile donum, n. 14; GIRM 163, 182, 247, 249; Redemptionis Sacramentum, n.,107).
Giáo Luật (#925) khẳng định rằng, trong trường hợp cần thiết, được phép cho người bệnh rước lễ dưới hình rượu mà thôi. Trong trường hợp này, Máu Thánh có thể được để dành thời gian ngắn trong một bình thích hợp, đóng kín để trong nhà tạm sau Thánh Lễ. Tuy nhiên, không được coi đó là một việc tái diễn thường xuyên.
Câu hỏi của bạn dường như ám chỉ việc tục hóa là một thủ tục đơn giản. Nó không như vậy, và thường phải điều tra, chuẩn bị của nguyên đơn, và nhiều khi phải kiếm nhân chứng. Điều này có thể mất nhiều năm mới xong. Vô hiệu hóa hôn nhân, trong khi không dễ, có thể hoàn tất trong sáu tháng hay một năm, tùy giáo phận và sự phức tạp của vụ việc. Nhưng sự thật là không cái nào dễ cả.
Như đã nói, có một sự khác biệt quan trọng. Sự tục hóa thường không cần tìm cách chứng minh là việc phong chức chưa bao giờ xảy ra hoặc không có giá trị. Nó giả sử rằng người này được phong chức hợp lệ và chỉ tháo cởi cho họ các bổn phận về đời sống linh mục tỉ như độc thân vĩnh viễn, nhiệm vụ đọc kinh nhật tụng, và cử hành Thánh Lễ, v.v.
Ngược lại, vô hiệu hóa là sự nhìn nhận bởi Giáo Hội, dựa trên chứng cớ, rằng một hôn nhân Công Giáo có giá trị thì chưa bao giờ xảy ra, vì không có một vài điều thiết yếu. Điều này dĩ nhiên đòi hỏi bằng chứng phải được trình ra và được cứu xét. Và như thế, giống như tiến trình tục hóa, cần một số thời gian.
Nói cho cùng cả hai tiến trình bao gồm những vấn đề buồn thảm và những liên can mục vụ nghiêm trọng. Vì trong khi nhìn nhận sự phấn đấu của con người, Giáo Hội còn phải tìm cách duy trì tính cách nghiêm trọng của lời thề. Tỏ lòng thương cảm những ai tìm kiếm sự vô hiệu hay tục hóa phải được quân bình với ích lợi chung, với thực tại bí tích, và những gì Kinh Thánh dạy. Hạnh phúc của cá nhân nào đó thì không thể là mối bận tâm duy nhất của Giáo Hội. Như thế, tiến trình mục vụ cần phải kỹ lưỡng và thận trọng.
Chúng ta dùng chữ “mình” vì vài lý do. Trước hết, chính Chúa Giêsu dùng chữ “mình” (soma tiếng Hy Lạp) khi lần đầu tiên ban Thánh Thể: “Hãy cầm lấy và ăn, đây là Mình (soma) Ta.” Như thế, phù hợp với Chúa Kitô, chúng ta cũng dùng cách này nói về Thánh Thể.
Thứ hai, chữ “mình” tiếng Việt và “soma” tiếng Hy Lạp có thể ám chỉ trực tiếp đến chiều kích thân xác của một người, hay rộng lớn hơn là toàn thể con người. Tôi có thể nói, “Cánh tay tôi là một phần của thân mình tôi.” Ở đây tôi ám chỉ đến chiều kích thể lý. Tuy nhiên, tôi cũng có thể nói, “chúng mình gặp nhau” để ám chỉ đến toàn thể con người của tôi và của bạn.
Như vậy, chúng ta không loại trừ bất cứ chiều kích nào của Chúa Kitô bởi đề cập đến “Mình” của Người, như thể chúng ta chỉ đề cập đến thân xác của Người. Thay vào đó, “Mình” ở đây ám chỉ toàn thể Đức Kitô. Dĩ nhiên nó đi đôi với một thân thể con người sống động (và Đức Giêsu thực sự sống động) không chỉ có thể xác, nhưng còn có máu và linh hồn cùng với nhau. Với mình của Người chúng ta còn nhận được bản tính thần linh của Người.
Và trong khi chúng ta nói về những gì trong Chén Thánh cách đặc biệt là Máu Chúa Kitô, điều này chỉ phân biệt về hình thái (đó là những gì chúng ta trông thấy) với bánh thánh. Nhưng lập lại một lần nữa, Chúa Giêsu thì sống động và vinh hiển và cùng với nhau có mình, máu, linh hồn và thiên tính của Người. Như thế, ngay cả một giọt Máu Thánh, toàn thể Chúa Kitô được lãnh nhận.
Vị linh mục này phải đưa ra việc đền tội cho người xưng tội. Điều đó phải là một việc hữu ích, khôn ngoan, công bằng và phù hợp với loại cũng như số lần phạm tội, và còn tùy theo đặc tính và điều kiện của hối nhân. Vị linh mục chỉ được miễn không đưa ra việc đền tội khi hối nhân có những giới hạn nào đó về thể chất hay luân lý nên không thi hành được, tỉ như, hối nhân gần chết, hay quá yếu ớt.
Hối nhân có bổn phận nghiêm trọng là chấp nhận và chu toàn việc đền tội được đưa ra bởi cha giải tội. Nếu hối nhân cho rằng việc đền tội này thì vô lý, họ có tự do để xin một loại đền tội khác bởi cùng một cha giải tội hay cha khác.
Đưa ra việc đền tội và chu toàn của hối nhân tự nó không ảnh hưởng đến giá trị của việc xá giải đã ban cho, trừ khi có thể hối nhân đi xưng tội với ý định là họ sẽ từ chối bất cứ việc đền tội nào mà điều đó ảnh hưởng đến sự thống hối cần phải có.
Thông thường hơn, việc không đưa ra hay chu toàn của hối nhân là vì quên, và trong những trường hợp như thế giá trị của sự xá giải thì không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu việc đưa ra hay chu toàn của một hối nhân thì cố ý bỏ qua, trong khi giá trị của sự tha tội có thể không ảnh hưởng, người ấy phải chịu tội. Sự trầm trọng của tội này thì nặng hơn nếu tội xưng ra là một tội trọng.
Trong Gioan chương 6, Chúa Giêsu dạy một loại ở trong nhau, vì Người nói, “Ai ăn Thịt ta và uống Máu ta thì ở trong ta, và ta ở trong người ấy” (Ga 6:56). Như thế, trong khi tiến trình này thì bí ẩn và không dễ giải thích bằng ngôn ngữ con người, việc ở trong nhau thì rất thật, như vậy chúng ta ở trong Đức Kitô, và Người ở trong chúng ta.
Ở một mức độ, Thánh Thể, Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Kitô, là thực phẩm. Như Chúa Giêsu nói, “Vì Thịt ta thật là đồ ăn, và Máu ta thật là đồ uống” (Ga 6:55). Là con người, thực phẩm chúng ta nhận, trong trường hợp này là Thánh Thể, thì được tiêu hóa cách lạ lùng vào người chúng ta, và trở nên những gì làm nên con người chúng ta. Đó là, thực phẩm trở nên các khối tế bào trong thân thể chúng ta. Và như thế chính thực phẩm Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu, trở nên một phần của chính bản chất của chúng ta. Trong ý nghĩa này, T. Augustine nói, “Tín hữu Kitô, hãy trở nên những gì là con người của bạn” (x. Sermon 272).
Nhưng, như các Giáo Phụ nhận xét, không giống như bất cứ thực phẩm nào chúng ta nhận, hoa quả của Đức Kitô thì vừa sống động, và vừa vĩ đại hơn con người chúng ta. Tất cả những thực phẩm chúng ta nhận thì không có sự sống. Nhưng vì Đức Kitô sống động, chúng ta không chỉ đón nhận Người vào trong chúng ta, nhưng còn hơn thế nữa, Người đưa chúng ta vào chính Người, làm cho chúng ta trở nên một phần tử của Thân Thể Người. Và việc chúng ta được thẩm thấu vào Người thì vĩ đại hơn việc chúng ta tiêu hóa Người và đi vào chúng ta. Như thế, thích hợp nhất là chúng ta nói về việc trở nên một phần tử của Thân Thể Người, vì đó là ảnh hưởng vĩ đại hơn của việc Rước Lễ. Nhưng cũng không phải là không đúng rằng Người còn trở nên một với chúng ta, như câu trích từ Gioan 6:56 ở trên đã dạy.
Sau cùng, chúng ta trở nên một vì tất cả chúng ta ở trong Đức Kitô. Và vì thế, trong khi tránh quá đáng nhấn mạnh về thể chất, chúng ta có thể nói rằng chúng ta được dự phần và hiệp thông với nhau, trong Đức Kitô, vì tất cả chúng ta là các phần tử của một Thân Thể, và khi chúng ta đón nhận Đức Kitô, chúng ta đón nhận toàn thể Đức Kitô, bao gồm mọi phần tử của Người. Đó là lý do tại sao đức tin và chính giáo thì cần thiết để Hiệp Thông (rước lễ). Vì để trở nên một phần tử đích thực của Thân Thể Đức Kitô, người ấy phải sống trong sự hiệp nhất với mọi phần tử khác, và với Đầu của thân thể. Nói cho cùng Giáo Hội là Unus Christus, amans seipsum (Một Kitô, yêu chính mình – On Christ, loving himself – S. Augustine, Homilies on 1 John 10, 3).
Như thế, hiểu một cách thích hợp, và với những phân định cần thiết, những hiểu biết của bạn thì đúng.
Không, làm thành áo gối thì không đúng. Một khi điều gì đó được dùng vào việc thiêng liêng thì sau đó không được biến đổi thành đồ thường dùng. Các áo lễ cũ thường được gởi sang các nước truyền giáo. Nhưng nếu đã sờn mòn, áo phải đốt, và tro phải gom lại và chôn trong một nơi ẩn khuất thích hợp.
Đây là một quy tắc chung cho mọi đồ thánh và các á bí tích. Các á bí tích, tỉ như áo Đức Bà và sách kinh, phải được đốt và chôn sau đó. Những á bí tích lớn hơn không thể đốt được thì phải biến đổi cách nào đó để bề ngoài không còn là á bí tích. Thí dụ, một bức tượng có thể đập thành các mảnh nhỏ và sau đó đem chôn. Các chuỗi tràng hạt bị đứt cũng có thể tháo rời ra và đốt hoặc chôn. Các đồ kim loại có thể đem đến thợ kim hoàn để nấu chảy và dùng vào mục đích khác.
Một số người do dự đập vỡ hay đốt những đồ vật thiêng liêng. Nhưng chủ trương tổng quát là những đồ vật sẽ mất tính thiêng liêng nếu sờn mòn đáng kể, như thế chúng không còn sử dụng được nữa.
Bạn hiểu đúng “một khi là linh mục, luôn luôn là linh mục”. Như thế, một ông “từ bỏ chức linh mục” thì không phải là từ bỏ chính chức thánh này, nhưng họ đặt sang một bên việc thi hành và qui luật của tác vụ linh mục.
Để một linh mục kết hôn có giá trị và hợp pháp trong Giáo Hội, trước hết ông ta phải “tục hóa.” Đó là, trong khi đặc tính chức thánh linh mục vẫn còn, ông được cho phép và sau đó bị đòi hỏi sống như một giáo dân trong Giáo Hội. Và vì thế, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là “lâm tử”, ông ta không được giải tội, hay xức dầu thánh, và cử hành Phụng Vụ Thánh hay thi hành các chức vụ liên quan đến tác vụ linh mục.
Hơn nữa, khi tục hóa, họ thường được miễn qui luật độc thân và được tự do kết hôn. Hãy để ý rằng sống độc thân là một qui luật. Và trong khi đó là một qui luật chung và được mong đợi nơi hầu hết các linh mục, nó không hoàn toàn là thực chất của chức linh mục. Có những linh mục đã kết hôn, hầu hết trong các lễ điển Công Giáo Đông Phương. Nhưng ngay ở Tây Phương (Rôma) cũng có những linh mục kết hôn. Phần đông những người này là linh mục Anh Giáo hay mục sư Luther và sau đó họ trở về Công Giáo và được thụ phong linh mục.
Như thế, khi một người từ bỏ chức linh mục hoạt động, và được tục hóa, họ cũng có thể được Giáo Hội miễn cho qui luật sống độc thân, như thế họ có thể kết hôn.
Chắc chắn là điều đáng buồn khi một vài linh mục từ bỏ chức thánh, là một tác vụ họ đồng ý chấp nhận suốt đời. Tuy vậy, Giáo Hội, như một người mẹ nhân từ, có đưa ra một số điều khoản mục vụ cho những người thật đáng tiếc phải từ bỏ tác vụ linh mục vì những lý do nghiêm trọng. Các điều khoản này được đặt ra là để họ đừng ngưng thi hành đức tin, và có thể giữ họ gần với Chúa Kitô và Giáo Hội.
Dường như điều bạn diễn tả là thánh tích cấp ba. Thánh tích cấp một là phần thân thể của một vị thánh, thường là mẩu xương hay có thể là một ít sợi tóc. Thánh tích cấp hai là một vài đồ vật của vị thánh này, thường là quần áo, hay một số đồ dùng cá nhân có liên quan đến vị thánh. Thánh tích cấp ba thường là vải được chạm vào thánh tích cấp một hay cấp hai.
Người ta có thể bình thản hủy bỏ thánh tích cấp ba. Thích hợp và cung kính nhất là đốt hay chôn. Vất vào thùng rác là điều nên tránh, tuy không có qui tắc Giáo Hội liên quan đến việc hủy bỏ thánh tích cấp ba.
Việc gửi đi hay trao các thánh tích cấp ba này cho tín hữu, có khi, dường như phiền hà. Nhưng ở đây Giáo Hội cũng không có qui tắc tuyệt đối cấm việc làm như thế, hoặc gửi qua bưu điện các thánh tích cấp ba. Điều này rất khác với thánh tích cấp một, ở đây phải tuân theo các qui luật của Giáo Hội.