Nơi đến đầu tiên là sự phán xét của Chúa Kitô: Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét (Dt 9:27). Và lại nữa, Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm khi còn ở trong thân xác. (2 Cor 5:10)
Từ đây có thể có ba chỗ. Nhiều người lên Thiên Đường, nơi sau cùng của tất cả những ai tin vào Chúa và, nhờ ơn sủng của Người, chết trong tình yêu và tình bằng hữu với Người, và được nên trọn lành.
Nhưng hầu hết mọi người dường như cảm nghiệm đầu tiên là Luyện Tội, nơi các linh hồn chết trong tình bằng hữu với Thiên Chúa, nhưng chưa thực sự tuyệt hảo trong tình yêu của Người, họ được thanh tẩy và sau đó được đưa lên thiên đường (x. 1 Cor. 3:12-15).
Sau cùng, một số người đi từ sự phán xét vào Hỏa Ngục, vì họ muốn từ chối Thiên Chúa và các giá trị của Nước Trời. Thật sai lầm khi nhiều người cho rằng không có Hỏa Ngục, bởi vì Chúa Giêsu thường dạy bảo về điều đó, và cảnh cáo rằng nhiều người đang trên con đường rộng mà nó dẫn đến đó.
T. Augustine nói câu này trong The City of God, XV, 22. Căn bản, điều T. Augustine dạy là chúng ta có thể quá chú trọng đến những điều tốt lành kém hơn, và vì thế, bỏ qua những điều tốt lành cao hơn.
Sắc đẹp thể xác, tuy được định nghĩa khác nhau cách nào đó, thì có thật, và là một quà tặng của Thiên Chúa để gìn giữ. Nhưng chúng ta có thể yêu quý nó quá mức, nên không nhận ra rằng sắc đẹp tinh thần; sự thật, sự thiện, sự thánh và chính Thiên Chúa, là những quà tặng vĩ đại hơn nhiều. Như vậy, Thiên Chúa ra dấu hiệu cho thấy những giới hạn của sắc đẹp thể xác bằng cách Người thường ban cho những ai dường như không xứng, để dạy chúng ta rằng sắc đẹp thể xác là một sự tốt lành có giới hạn.
T. Augustine viết tiếp, “Và vì thế sắc đẹp, quả thật là công trình của Thiên Chúa, nhưng chỉ là một loại tốt lành tạm thời, thế tục, và thấp hơn, không đáng yêu thích so với Thiên Chúa…” Vấn đề thì không ở sắc đẹp, nhưng ở chúng ta. Vì thế T. Augustine viết thêm, “Khi người keo kiệt thích vàng hơn sự công bằng, không phải vì lỗi của vàng, nhưng của con người; và với mọi tạo vật cũng thế.”
Sách giáo lý, trong khi không chính xác như câu bạn trích thì có đoạn chú thích Giáo Luật 989 để được chính xác hơn, câu ấy là: Mọi tín hữu đến tuổi khôn thì buộc phải thành thật xưng ra các tội trọng tối thiểu mỗi năm một lần.
Chỗ khác Giáo Lý viết: Theo luật Hội Thánh, "mọi tín hữu đến tuổi khôn, phải xưng các tội trọng mình nhận thức được, một năm ít là một lần". Ai biết mình còn mắc tội trọng mà chưa xưng tội thì không được rước lễ, dù đã ăn năn tội cách trọn, ngoại trừ trường hợp có lý do hệ trọng và chưa thể xưng tội được. (#1457)
Như thế, không có thay đổi trong luật này, dù người ta có thể nhận thấy là sách giáo lý chính xác hơn câu bạn trích.
Có thể có ích lợi về mục vụ để nhớ rằng ngày nay có khuynh hướng giảm thiểu sự khả dĩ và thường xuyên của tội trọng. Thật không khó để hiểu rằng hầu hết các tín hữu trung tín đều đi xưng tội nhiều lần trong năm. Hầu hết những người lớn, dù không phạm tội nghịch với sự sống và sự thanh khiết, thường phạm tội nghiêm trọng hơn trái nghịch với lòng nhân ái. Thật có thể gây nên sự thiệt hại trầm trọng, và sự đau buồn về cảm xúc cũng như tinh thần cho người khác bằng lời nói khắc nghiệt. Hơn nữa, nói dối gây nên thiệt hại nhiều hơn, danh tiếng có thể bị ô uế, người ta bị lầm lạc, và sự sai lầm lan tràn. Tội quên sót qua sự tham lam, chểnh mảng hay lười biếng cũng có thể gây nên sự thiệt hại nặng nề. Bỏ lễ là một tội trọng, và chểnh mảng trong việc trao truyền và bảo vệ đức tin cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Giáo Hội còn khuyên tín hữu thường xuyên xưng tội ngay cả họ không mắc tội trọng vì bí tích Hòa Giải không chỉ ban ơn tha thứ, nhưng còn ơn tránh tội trong tương lai.
Như đoạn trích từ Giáo Lý Công Giáo trong câu hỏi ở trên, chỉ có tội trọng mới cản trở người ta không được rước lễ. Nếu một người biết là họ mắc tội trọng, họ phải tránh việc rước lễ nếu họ chưa đi xưng tội.
Như sách Giáo Lý nhận xét, có những ngoại lệ hiếm có đối với quy luật này. Các nhà giáo luật định nghĩa “lý do nghiêm trọng để rước lễ” theo nhiều cách khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đồng ý rằng lý do nghiêm trọng phải trầm trọng hơn là sự lúng túng vì không lên rước lễ. Hầu hết giới hạn điều đó trong hoàn cảnh gần chết. Ngay cả trong trường hợp như thế, người lâm tử phải ăn năn thống hối và kể cả ý định đi xưng tội sau này, nếu có thể hợp lý tìm được một linh mục.
Có một số người gặp khó khăn với thói quen phạm tội trọng, tỉ như, thủ dâm, và trong những trường hợp đó họ phải làm việc chặt chẽ với cha giải tội để có thể rước lễ thường xuyên.
Câu hỏi của bạn dường như định nghĩa sự “hiểu biết” theo nghĩa trí tuệ mà thôi. Nhưng, về diện đức tin, biết thì phong phú hơn là chỉ lĩnh hội Thiên Chúa về trí tuệ.
Hơn nữa, chúng ta không thể biết đầy đủ đời sống nội tâm của một người bệnh tâm thần. Điều đó cũng đúng với các trẻ thơ và thiếu niên. Tôi nhớ rất ít về thời niên thiếu của tôi khi khoảng năm tuổi, và nhớ về sự mật thiết lớn lao với Thiên Chúa, Đấng nói với tôi cách đơn sơ và với tình yêu, và tôi với Người. Khi tôi lớn lên, và đầu óc tôi “to hơn”, tâm hồn tôi dường như cũng giảm bớt và mất cảm nghiệm thân mật với Thiên Chúa. Những năm sau này, tôi cố phục hồi lại sự thân mật khi còn nhỏ.
Tôi đưa ra trí nhớ không để minh chứng rằng trẻ em, hay người bệnh tâm thần, đều có sự thân mật này, nhưng chỉ để nói rằng có những bí ẩn về cách Thiên Chúa quan hệ với chúng ta mà không thể giảm thiểu thành sự hiểu biết của trí tuệ.
Đúng hơn, dường như Thiên Chúa quan hệ với chúng ta trong những cách thích hợp với tình trạng của chúng ta. Dường như chúng ta cũng phải cởi mở để chấp nhận sự khả dĩ là người bệnh tâm thần có thể thân mật với Thiên Chúa hơn chúng ta “tâm trí bình thường”, khi chúng ta tìm cách trở nên “như trẻ nhỏ, để có thể vào Vương Quốc Thiên Chúa” (x. Mc 10:15).
Tôi không hiểu bạn học ở đâu rằng Chúa Giêsu chỉ tha thứ nếu chúng ta sám hối. Điều này thật ngược với những gì Người đã thực hiện ở Thánh Giá. Ngoại trừ ông Gioan, Mẹ Maria và một vài phụ nữ khác, tất cả chúng ta đều chế nhạo Người, khinh miệt Người và không nghĩ gì về sự đau khổ của Người. Tuy nhiên, trong lúc chúng ta không sám hối, Người nói, “Cha ơi xin hãy tha cho họ.” Kinh Thánh còn nói, Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người cho chúng ta trong cách này: Trong khi chúng ta còn là kẻ tội lỗi, Đức Kitô đã chết cho chúng ta… khi chúng ta là kẻ thù của Thiên Chúa, chúng ta được hòa giải với Người qua cái chết của Con của Người… (Rom 5:7, 9-10).
Có lẽ bạn nghĩ đến ngày phán xét mà chúng ta phải đối diện. Và nhiều người nghĩ về sự Phán Xét khi Thiên Chúa giữ lại sự tha thứ. Tuy nhiên, Thiên Chúa nói rõ, Ta lấy mạng sống Ta mà thề, ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng tuyên bố, Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống. (Êdêkien 33:11). Thiên Chúa còn nói Người muốn tất cả được cứu… (1 Tim 2:4).
Như thế Ngày Phán Xét thì không phải là Thiên Chúa muốn trừng phạt, hay giữ lại sự tha thứ. Đúng hơn, sự phán xét là về câu trả lời sau cùng của chúng ta đối với lời Thiên Chúa mời chúng ta đón nhận ơn tha thứ và chấp nhận các giá trị của vương quốc Người. Có những người từ chối Vương Quốc này và các giá trị của nó, họ từ chối hay không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa đau lòng chấp nhận sự lựa chọn sau cùng của một số người muốn xa cách Người đời đời.
Với chúng ta, không nên coi sự tha thứ là một bổn phận bị áp đặt, nhưng như một quà tặng để tìm kiếm và đón nhận từ Thiên Chúa. Sự tha thứ thường không có nghĩa là chúng ta có thể tiếp tục tương giao với những người mà họ có thể gây thiệt hại nhiều cho chúng ta. Nó cũng không có nghĩa là không có hậu quả của tội. Đúng hơn, sự tha thứ là đừng nghĩ đến nhu cầu thay đổi quá khứ. Đó là một món quà của Thiên Chúa để giúp chúng ta vơi bớt gánh nặng của sự tức giận, phẫn nộ hay muốn trả thù mà nó có thể tàn phá và tiêu diệt chúng ta. Sự tha thứ là cho chúng ta, không phải chống với chúng ta.
Về bí tích rửa tội, Giáo Lý Công Giáo xác nhận như sau: Bí tích rửa tội niêm phong tín hữu Kitô với một dấu (đặc tính) tinh thần không thể tẩy xóa được là người ấy thuộc về Đức Kitô. Không tội nào có thể tẩy xóa dấu này, dù tội lỗi ngăn cản bí tích Rửa Tội không phát sinh các kết quả của sự cứu chuộc. Bí tích này chỉ được ban một lần và không thể lập lại. (#1272).
Nói như thế, dường như câu hỏi của bạn còn động đến vấn đề sự hiệp thông của một người với Chúa Kitô và Giáo Hội. Và nếu một người từ chối các giảng dạy như bạn nói, quả thật, họ sẽ bị thiệt hại trầm trọng, ngay cả bị cắt đứt sự hiệp thông, sự hợp nhất với Giáo Hội. Có những lần Giáo Hội phải yêu cầu những ai có ý định bất tuân phục, hãy thẩm định sự hiệp thông của họ với Giáo Hội, và bởi không lãnh nhận Thánh Thể sự hiệp thông của họ bị thiệt hại nặng nề. Trong những trường hợp hiếm hoi, Giáo Hội có thể thấy cần phải chính thức tuyên bố một sự tuyệt thông.
Tuy nhiên, ngay cả những trường hợp như vậy, vì được ban cho một dấu không thể tẩy xóa của bí tích rửa tội, người ta không thể nào thực sự mất đi tình trạng thuộc về Chúa Kitô. Tương tự, ngay cả con của bạn bỏ nhà ra đi, sống hoàn toàn trái ngược với những gì bạn tin, và ngay cả chửi rủa bạn trước mặt và hành động của nó tệ hại đến độ bạn phải nhờ luật pháp bảo vệ bạn, điều đó cũng không thay đổi sự kiện là nó vẫn là con của bạn.
Có những khác biệt quan trọng giữa hai thực hành này. Các thánh tích thường bao gồm một phần nhỏ của thân xác, tỉ như các mẩu xương được gìn giữ để tôn kính. Như thế, toàn thể thân xác của vị thánh không bị “rải rắc” trên toàn thế giới, hoặc ngay cả được rải rắc ở địa phương như rải tro hỏa táng.
Thứ hai, thánh tích được giữ lại để tôn kính như một loại tưởng nhớ hữu hình và nhìn thấy được, trong khi tro hỏa táng được rải đi để tan biến và trở thành các phân tử. Và trong khi một số người có thể cho rằng điều đó có ý nghĩa, hậu quả là việc tưởng nhớ hữu hình về người này thì biến mất, thật khác với một thánh tích.
Thứ ba, với một thánh tích, sự hiện diện của một phần nhỏ thân xác được kính trọng, cũng rất giống như ngôi mộ, và lời cầu khẩn được dâng lên trước mộ để tỏ lòng biết ơn vị thánh này. Trong trường hợp tro hỏa táng được rải đi, nơi rải và ngay cả tro cũng không được kính trọng giống như vậy, và có thể bị người khác, hay ngay cả thú rừng, chà đạp lên mà không để ý đến sự hiện diện của họ.
Trong khi nhìn nhận rằng tục lệ chôn cất thay đổi theo nhiều văn hóa, thực hành hiện thời của Giáo Hội, vì tôn trọng tục lệ xưa của Kitô Hữu và những sự tế nhị hiện nay, là nhấn mạnh rằng thân xác phải được chôn hay đặt trong mộ. Huấn Lệnh về Tang Lễ Kitô Giáo có nói về việc sử dụng thân xác hỏa thiêu: Tro hỏa táng phải được chôn hay đặt trong mộ của lăng tẩm (một hầm mộ đựng các hũ tro người chết). Việc rắc tro trên biển, trong không khí, hay trên mặt đất, hay giữ tro trong nhà của một bà con hay bạn của người chết là cách sử dụng thiếu sự tôn trọng mà Giáo Hội đòi hỏi.
Việc thực hành mà bạn diễn tả thì được phép. Năm 1997, các giám mục Hoa Kỳ được Thánh Bộ Phụng Tự cho phép cử hành nghi thức an táng mà có sự hiện diện của tro hỏa táng.
Tuy nhiên, có một số thay đổi với nghi thức này. Vị linh mục có thể tiếp đón di tích này ở cửa nhà thờ và rảy nước thánh trên đó, nhưng không che phủ với khăn thánh (như có quan tài). Nến Phục Sinh có thể đặt gần tro hỏa táng, nhưng không nhắc đến việc chủ tế xông hương di tích. Ngoài ra, thánh lễ an táng được cử hành như trong Sách Lễ Rôma qui định.
Những lời cầu nguyện, không nhắc đến việc tôn kính thi hài được chôn cất, nhưng phải được chọn cho phù hợp (x. Nghi Thức An Táng #428). Lời nguyện sau cùng của Thánh Lễ an táng phần lớn theo cách thông thường. Tại đây, không rõ có xông hương di tích hay không. Dường như điều này được phép, nhưng không bó buộc. Phó tế hay linh mục kết thúc Thánh Lễ an táng với công thức được ghi trong sách, mà không nhắc đến thi hài người chết.
Trong quá khứ, Giáo Hội cấm hỏa táng là vì nhiều người thi hành điều đó như một sự từ chối sự phục sinh của thân xác. Ngày nay ít có trường hợp đó, nhưng thái độ như thế phải loại trừ trước khi cho phép hỏa táng. Nhưng hãy lưu ý, “Tuy việc hỏa táng được Giáo Hội cho phép, nó không có cùng một giá trị như chôn cất thi hài. Hiển nhiên Giáo Hội mong muốn và khuyến khích có sự hiện diện của thi hài người chết trong các nghi thức an táng, vì sự hiện diện của thân xác con người nói lên các giá trị mà Giáo Hội quả quyết trong các nghi thứ đó.” (#413).
Phải, Giáo Lý Công Giáo nói, Người tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (tỉ như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn. Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng (#2181).
Chúa Giêsu cũng cảnh cáo, Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống Máu của Người, các ngươi không có sự sống trong các ngươi (Ga 6:53). Như thế, bỏ lễ và xa lánh rước lễ là một hình thức đói khát về tinh thần. Hơn nữa, chúng ta không dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng, thờ phượng và cảm tạ mà Người đáng được.
Điều buồn là ngày nay huấn lệnh và sự giảng dạy về luân lý không được chú trọng. Các linh mục, giáo lý viên và cha mẹ phải rõ ràng giảng dạy và làm chứng cho đòi hỏi này được bắt nguồn từ điều răn thứ ba. Họ cũng phải cho biết lý do.
Ngày nay có khuynh hướng nhấn mạnh đến các lý do “tích cực” để thi hành điều này nọ thay vì chỉ trích dẫn luật lệ. Tự nó thì không xấu, nhưng còn phải nói đến sự nghiêm trọng của việc vi phạm luật Chúa. Hơn nữa, tuân theo luật Chúa thì tốt, và đem theo nhiều lợi ích và phúc lành tỉ như sự giảng dạy trong phần lời Chúa trong Thánh Lễ và ơn phúc lớn lao khi được rước Mình và Máu Thánh Chúa.
Thuật ngữ và thần học của bạn cần tinh lọc đôi chút. Bạn đúng khi khẳng định rằng chúng ta bị ra khỏi Vườn Địa Đàng vì Tội Nguyên Thủy. Bạn cũng đúng khi nói rằng Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta, đó là, Người đã mua lấy sự cứu độ của chúng ta, bởi sự hy sinh tuyệt hảo của Người trên thập giá một lần và cho tất cả.
Tuy nhiên, con người không cung cấp ơn thánh hóa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thánh hóa để cứu chúng ta. Đúng là công việc đi theo đức tin. Nhưng những công việc này không phải là nguồn thánh hóa chúng ta, như là kết quả của công việc. Công việc của chúng ta là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Kinh Thánh nói, “Vì chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su để làm công việc tốt lành, mà Thiên Chúa đã chuẩn bị trước cho chúng ta thi hành” (Êph 2:10). Vì thế, với chúng ta, tất cả là quà tặng, tất cả là ơn sủng. Sự thánh hóa là một công việc của Thiên Chúa mà trong đó chúng ta hợp tác, và công trạng của chúng ta là nhờ ơn sủng, không phải nhờ bản tính của chúng ta (Trent VI, cap. xvi).
Sau cùng, không phải là ý định của Thiên Chúa rằng chúng ta chỉ trở lại vườn địa đàng nào đó ở mặt đất này. Đúng hơn, trong tình yêu vô biên của Người, và bất kể sự sa ngã trầm trọng của chúng ta, giờ đây Thiên Chúa muốn mở cửa thiên đường cho chúng ta. Như thế tình trạng được cứu chuộc của chúng ta, thì lớn hơn ngay cả tình trạng nguyên thủy của chúng ta, trước khi Adong sa ngã.
Để trả lời cho câu hỏi về tình trạng của chúng ta trên thiên đường sẽ như thế nào, điều quan trọng phải nhớ là chúng ta đang đối phó với những mầu nhiệm vượt lên trên cảm nghiệm của con người. Chúng ta không thể đơn giản hoán chuyển các thực tại trần gian với thực tại thiên đường. Chúng ta còn phải nhớ rằng chúng ta đang dính dáng đến loại thần học suy đoán trong những vấn đề này.
Với những dè dặt này trong đầu, chúng ta sử dụng một quy tắc căn bản được dùng trong đoạn sau cùng của cuốn Tổng Luận Thần Học của T. Tôma, (hay một trong những học trò của người) khi suy xét về những vấn đề này. Khi suy nghĩ về thân xác và các khía cạnh khác của chúng ta trong sự liên quan với người khác sẽ như thế nào, chúng ta có thể lý luận rằng sự tuyệt hảo nhất thì không quá đáng, cũng không thiếu sót.
Tuổi là một trong những khía cạnh này. Về mặt đời sống thể chất, chúng ta có thể nói về sự non trẻ, và chưa trưởng thành thể chất, và như thế chúng ta biểu lộ một loại thiếu sót của tuổi. Và chúng ta cũng có thể nói về tình trạng đã qua của thời hoàn hảo thể chất, và như thế chúng ta nói về sự quá đáng của tuổi thân xác. Theo cách ấy, T. Tôma suy đoán rằng chúng ta sẽ sống lại với thân xác mà dường như nó ở khoảng tuổi 30, là tuổi không biểu lộ sự quá đáng và cũng không thiếu sót, ngoài ra, đó là khoảng tuổi mà Đức Kitô đã chết và sống lại. Chính đặc tính phục sinh của Người mô phỏng cho sự phục sinh của chính chúng ta (x. Phil 3:21).
Như thế, dường như ở thiên đường, khi thân xác chúng ta sống lại, chúng ta sẽ không nhìn thấy trẻ thơ hay người già ở giữa chúng ta, nhưng tất cả chúng ta sẽ biểu lộ sự tuyệt hảo của “tuổi” thể chất.
Lý luận tương tự cũng có thể áp dụng cho các khía cạnh khác của thân xác chúng ta, tỉ như bệnh tật, hay què quặt, hay các khiếm khuyết nào đó. Dường như các khiếm khuyết này sẽ được bù đắp. Tuy nhiên, người ta có thể suy đoán rằng một số khía cạnh của những đau khổ thân xác vẫn còn biểu lộ, tuy không trong một phương cách khiến chúng ta đau đớn. Vì trong thân xác phục sinh của Chúa Kitô chúng ta vẫn còn thấy các thương tích của cuộc khổ nạn. Nhưng giờ đây chúng không còn là dấu hiệu của sự đau đớn, nhưng thay vào đó, của sự vinh hiển của Người, và có lẽ cũng như thế với một số thương tích của chúng ta.
Về sự liên quan của chúng ta với người khác, điều này cũng được tuyệt hảo. Chúng ta sẽ không chỉ nhận biết và giao tiếp với nhau, chúng ta sẽ thi hành một cách tuyệt hảo như chi thể của Chúa Kitô, vì sự tương giao của chúng ta với Chúa Kitô, là đầu của Thân Thể sẽ được tuyệt hảo.
Phải, Giáo Lý xác nhận, Việc xức dầu thánh … biểu thị việc ban Thánh Thần cho người tân tòng, họ trở nên một Ki-tô hữu, đó là, “được xức dầu” bởi Chúa Thánh Thần, được tháp nhập vào Đức Ki-tô, Đấng được xức dầu để trở thành tư tế, ngôn sứ và vương đế (s. 1241).
Chức tư tế chung của tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, trong khi có cao thấp thì khác nhau về bản chất. Nó không chỉ là sự khác biệt về mức độ, nhưng còn khác biệt về loại.
Về Kinh Thánh, tư tế là những người dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Như vậy trong chức tư tế chung của mọi người đã rửa tội, tín hữu cung hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa, phục vụ Thiên Chúa và chăm sóc dân của Người. Toàn thể cuộc đời của tín hữu phải như một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa, khi chúng ta dâng hiến thời giờ, tài năng, và của cải. Mọi tín hữu còn được mời gọi dâng hiến lễ ngợi khen khi tham dự phụng vụ thánh, và trong sự cầu nguyện một cách sống động và có ý thức, họ đóng các vai trò trong phụng vụ thích hợp với giáo dân.
Các ngôn sứ là những người nói thay cho Thiên Chúa, họ là tiếng nói của Thiên Chúa trong thế gian. Là ngôn sứ, các tín hữu phải lắng nghe và đón nhận Lời Chúa và, khi làm như vậy, họ công bố Lời đích thật của Thiên Chúa cho thế gian qua những gì họ nói và làm. Hiển nhiên ngôn sứ phải công bố những gì phù hợp với giáo lý, những gì Thiên Chúa đã mặc khải cho Giáo Hội, trong Kinh Thánh và Truyền Thống Thánh.
Vua là những người hành xử thẩm quyền. Và như thế trước hết tín hữu phải có thẩm quyền trên chính đời sống của mình. Tín hữu phải kềm chế những đam mê phóng túng, những động lực hỗn loạn của thân xác và linh hồn, và vân vân.
Khi làm chủ được chính mình, Kitô Hữu còn được mời gọi hành xử thẩm quyền hợp pháp trong thế gian. Dĩ nhiên điều này phải khởi đầu từ gia đình với các cha mẹ. Nhưng chức vương đế của tín hữu phải mở rộng ra ngoài gia đình, đi vào thế giới, khi tín hữu tìm cách mở rộng vương quốc của Chúa Kitô, trong toàn thể trật tự xã hội.
Không, tội trọng và tội chết người có cùng một nghĩa trong sự giảng dạy về luân lý của Giáo Hội. Như vậy, bỏ lễ mà không có lý do nghiêm trọng là một tội chết người (x GLCG số 2181).
Đúng là ngày nay, nhiều sách luân lý và văn kiện Giáo Hội dùng chữ “trọng” nhiều hơn chữ “chết người.” Dường như có những lý do mục vụ ở đằng sau. Vì những ai không biết nhiều về giáo lý thường có xu hướng nghĩ rằng tội “chết người” ám chỉ tội giết người. Vì thế, xảy ra là có khuynh hướng dùng chữ “trọng”, có nghĩa “tội nặng hay rất nghiêm trọng” để ám chỉ tội chết người. Nhưng, như bạn có nói, điều này dẫn đến các khó khăn mục vụ khác, trong đó người ta thường không hiểu rằng tội trọng chết người có nghĩa như nhau.
Vào năm 1984, ĐGH Gioan Phaolô II thấy cần phải làm sáng tỏ rằng tội trọng và chết người có nghĩa giống nhau. Người viết: Trong giáo lý của Giáo Hội và công việc mục vụ, trên thực tế tội trọng được nhận biết như tội chết người… Không có con đường ở giữa sự sống và sự chết. (Reconciliation and Penance # 17)
Chúng ta có cầu nguyện với cùng một Thiên Chúa hay không thì phải xét tùy trường hợp. Một sự hiểu biết đặc biệt đối với dân Do Thái. Giáo Lý nói về họ như sau, “Không như các tôn giáo khác ngoài Ki-tô giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp ứng sự mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Chính dân Do Thái được Thiên Chúa nhận làm con, cho thấy vinh quang, ban tặng giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa." (Số 839). Họ cầu nguyện trực tiếp với Thiên Chúa Cha, giống như chúng ta nhưng họ không hiểu Thiên Chúa có Ba Ngôi, hoặc chấp nhận Đức Giêsu hay Thánh Thần là Thiên Chúa. Tuy vậy, công bằng mà nói họ trực tiếp dâng lời cầu nguyện lên cùng một Thiên Chúa, tuy không hiểu cách tuyệt hảo, là Đấng mà chúng ta hướng lời cầu nguyện tuy được hiểu cách tuyệt hảo hơn.
Với những người Hồi Giáo, họ là những người theo nhất thần luận, và như sách Giáo Lý nhận xét, “Những người này tuyên bố họ giữ đức tin của Ápraham, và cùng với chúng ta họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, Đấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết”. (Số 841)
Sự tương quan của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô Giáo thì ít chắc chắn hơn và thay đổi. Về các tôn giáo này, sách Giáo Lý nói rằng hiển nhiên Thiên Chúa là nguồn gốc và cứu cánh chung của toàn thể giống người (x. Số 842). Hơn nữa, Giáo Hội nhìn nhận các tôn giáo khác cũng đang tìm kiếm, trong bóng tối và các hình tượng, Thiên Chúa mà họ không biết nhưng gần gũi, vì chính Người ban cho họ sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự và muốn mọi người đều được cứu độ. (Số 843)
Đối với những gì mà phần lớn người ta có thể mong đợi, nhất là những ai không biết hay không vâng theo Đức Kitô, Giáo Hội bày tỏ sự hy vọng, nhưng cũng cảnh giác rằng tuy sự cứu độ của họ ngoài Chúa Kitô thì có thể, điều đó không có nghĩa là có thật. Vì Giáo Lý còn nhắc rằng tội cần có sự chữa trị là đức tin, “Bị ma quỷ gạt gẫm con người thường phán đoán sai lạc, đánh đổi chân lý của Thiên Chúa lấy sự giả dối khi phụng sự loài thụ tạo hơn là Đấng Sáng Tạo.” (Số 844) Như thế không tin hay niềm tin không toàn hảo là một hình thức tối tăm mà nó cản trở ơn cứu độ và cần sự chữa trị là đức tin chân thật.
Vậy, sau cùng, chỉ có một Thiên Chúa và mọi khao khát Thiên Chúa thì cách nào đó được hướng đến Người. Nhưng thường có những sai lầm trong cách người ta hiểu về Người. Và như thế, điều cốt yếu là Giáo Hội phải chỉnh đốn những sai lầm này, và thu hút moi người đến với đức tin duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, trong đó niềm hy vọng cứu độ thì tốt nhất.