Như đối với bất cứ bản văn nào, Kinh Thánh cũng có một số phức tạp tinh vi. Phải tránh các phương cách tiếp cận cho rằng phải đọc Kinh Thánh hoàn toàn theo nghĩa đen, hoặc hoàn toàn theo nghĩa biểu tượng. Câu hỏi đúng hơn là, bản văn vào phải được đọc và hiểu theo nghĩa đen, và bản văn nào dùng đến cách ẩn dụ, so sánh, cường điệu, hay các kỹ thuật văn chương khác?
Như thế, thí dụ của người bạn đưa ra cho thấy không thể hiểu lời Chúa Giêsu theo nghĩa đen về câu “Ta là cổng chuồng chiên”. Vì điều này buộc chúng ta phải hình dung ra Đức Giêsu như một tấm gỗ lớn, có khóa cửa. Điều hợp lý là kết luận rằng Đức Giêsu nói theo kiểu ẩn dụ, vì bối cảnh đặc biệt của câu nói, và bối cảnh rộng hơn của toàn thể Kinh Thánh, không cách chi khiến chúng ta nghĩ rằng Đức Giêsu nói theo nghĩa đen ở đây.
Tuy nhiên, khi nói đến Thánh Thể, có một kết luận rất khác biệt thật hợp lý. Khi Đức Giêsu cầm tấm bánh và nói, “Đây là Mình ta,” và “Đây là Máu ta”, chúng ta có các nền tảng rất tốt để kết luận rằng Người không nói theo nghĩa ẩn dụ, nhưng theo nghĩa đen. Điều này là vì, bối cảnh rộng lớn của Kinh Thánh cung cấp, và sự nhấn mạnh đến việc hiểu theo nghĩa chữ.
Đặc biệt là trong Gioan chương 6, Đức Giêsu nhấn mạnh rằng bánh Người ban thật là thịt cho sự sống của thế gian. Người Do Thái, khi nghe Đức Giêsu nói, họ hiểu Người đang nói về nghĩa đen, và hầu hết họ chế diễu và xì xầm phản đối. Tuy Đức Giêsu có thể chấn chỉnh sự giải thích của họ, và nhấn mạnh rằng Người chỉ nói theo cách ẩn dụ mà thôi, nhưng Người đã không làm gì cả. Thay vào đó, Người gia tăng việc hiểu theo nghĩa đen bằng cách quả quyết rằng họ phải ăn thịt và uống máu của Người. Nhiều người, vì ghê tởm điều này, đã bỏ đi và không còn đi theo Người.
Như thế, Đức Giêsu đã trả một giá cao để nói lên nghĩa đen, không phải nghĩa ẩn dụ, của sự kiện rằng Thánh Thể là thịt và máu đích thực của Người.
T. Phaolô cũng dạy rằng việc Hiệp Lễ là được dự phần vào mình và máu của Chúa Kitô, và người tiếp tục nhấn mạnh rằng ai lãnh nhận Thánh Thể một cách không xứng đáng, đó là tội đối với thân thể của Chúa Kitô.
Sau cùng, một chút dữ kiện theo bối cảnh là Giáo Hội thời tiên khởi, được thấy qua các bản văn của các Giáo Phụ, đồng lòng hiểu những chữ này theo nghĩa đen.
Như vậy chúng ta có một nền tảng vững chắc và quả quyết rằng lời của Chúa Giêsu, “Đây là mình ta… Đây là máu ta” phải được giải thích theo nghĩa đen. Điều này còn minh họa cho sự phức tạp tinh vi khi tiếp cận Kinh Thánh.
Giáo Lý nói về xu hướng đồng tính: Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này (#2357). Như thế Giáo Hội không có giáo lý chính thức mà nó xác nhận hay từ chối sự khẳng định của bạn.
Những đòi hỏi luân lý cho một người bị thu hút đồng tính thì không thay đổi dựa trên nguồn gốc của xu hướng này. Đúng hơn, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Chúng nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG #2357) Giống như người bị bệnh tiểu đường, có thể vì lý do di truyền, hoặc bởi tình trạng thói quen, (có thể ăn quá nhiều), điểm căn bản thì giống nhau; họ phải thận trọng điều hòa cách ăn uống. Như thế, bất kể nguồn gốc của đồng tính luyến ái là gì, sự đòi hỏi thì rõ ràng, người ta phải yêu quý đời sống độc thân mà Chúa cho phép.
Có lẽ quá tuyệt đối để nói rằng Giáo Hội có “câu trả lời” về đau khổ, và tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó. Câu trả lời đầy đủ cho điều này thì vô cùng bí ẩn, và có nhiều khía cạnh, mà hiện thời được ẩn giấu với chúng ta.
Chắc chắn chúng ta có các yếu tố cho một câu trả lời, mà Thiên Chúa tiết lộ cho chúng ta, hay lý lẽ con người có thể cung cấp. Một yếu tố của câu trả lời là sự tự do của con người. Một đàng, Thiên Chúa có thể ngăn cản nhiều sự đau khổ bằng cách hủy bỏ sự tự do con người bất cứ khi nào nó bị lạm dụng. Nhưng dường như Thiên Chúa không thấy thích hợp để làm như vậy, và việc Người tôn trọng tự do của chúng ta thì rất thích hợp.
Một khía cạnh khác của câu trả lời là sự đau khổ đem lại sự trưởng thành và mở ra nhiều cơ hội mới. Có lẽ Thiên Chúa nhìn thấy các kết quả này và vì thế cho phép một mức độ đau khổ nào đó.
Nhưng lập lại, những sự hiểu biết sâu sắc này chỉ là một phần của câu trả lời. Chúng không tạo thành một câu trả lời đầy đủ cho mầu nhiệm lớn lao của sự đau khổ và tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó. Các hiểu biết này dường như lại đem đến nhiều thắc mắc hơn nữa. Căn bản, chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta không có một câu trả lời tuyệt đối cho vấn đề đau khổ.
Trong khi người vô thần có thể nêu lên vấn đề này, (vì đó là một câu hỏi có giá trị), việc họ đòi hỏi một câu trả lời tuyệt đối thì không hợp lý. Chúng ta cũng phải yêu cầu họ hãy nghĩ lại rằng không phải mọi sự đều có câu trả lời đơn giản.
Như vậy, nếu họ đòi hỏi rằng tôi phải có câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi, “Tại sao có đau khổ?” thì tôi cũng sẽ yêu cầu họ trả lời tuyệt đối cho câu hỏi, “Tại sao có tình yêu? Tại sao có sự độ lượng hay sự đam mê công bằng hay sự tự nguyện hy sinh cách anh hùng?”
Nếu bạn và tôi phải cắt nghĩa khía cạnh tiêu cực của sự đau khổ, thì có lẽ họ cũng phải cắt nghĩa về sự hiện diện của tình yêu. Nếu họ thành thật, có lẽ họ sẽ nhìn nhận rằng trong khi họ chỉ có thể trả lời một phần, họ không thể cắt nghĩa đầy đủ cho những điều này.
Nghĩ cho cùng, không phải mọi sự đều có thể trả lời tuyệt đối. Vô lý đòi hỏi câu trả lời từ người khác trong khi chính họ cũng không thể trả lời, điều đó không hợp lý hay đủ để bác bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Về quy tắc tổng quát, có một giới luật nói rằng chúng ta phải tránh lao động và các sinh hoạt ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa, việc hưởng niềm vui trong ngày của Chúa, việc bác ái và tĩnh dưỡng thể xác cũng như tinh thần. (GLCG #2185).
Nói như thế, chúng ta cũng phải tránh thói vụ luật quá đáng đối với điều mà chính Chúa Giêsu đã dạy khi Người nói Ngày Sabát được đặt ra cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabát. (Mc 2:27).
Vì thế, trong khi bình thường người ta có thể tìm cách tránh xếp quần áo giặt vân vân vào ngày Chúa Nhật, hoạt động như thế thì tự nó không sai trái. Có thể người ta tìm một sinh hoạt thư giãn cùng với các phần tử khác trong gia đình. Cũng có thể vì hoạt động này không thể hợp lý thực hiện vào ngày thứ Bảy, nó là một hành vi bác ái khi giúp gia đình chuẩn bị cho tuần lễ sắp tới.
Như thế, không có gì sai trái khi chúng ta tìm sự quân bình thích hợp giữa việc tuân giữ các nguyên tắc nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, và tránh thói vụ luật quá đáng.
Sự khó chịu của bạn thì có lẽ dễ hiểu vì câu này được sử dụng trong nhiều cách khác nhau, và vì thế nó được coi như một khẩu hiệu hơn là có tính cách thông tin.
Nói như thế, Tân Phúc Âm Hóa thì được chính thức sử dụng với nhiều ý nghĩa hơn là những gì cụ thể. Trước hết nó thì mới trong ý nghĩa rằng chúng ta, là một Giáo Hội, thì không thể thi hành công việc một cách bình thường nữa. Chúng ta phải có lối sống mới. Chúng ta không thể hài lòng với việc ngồi trong bốn bức tường để nói về đức tin; chúng ta phải đi ra ngoài. Chúng ta không thể nghĩ về việc truyền giáo chỉ như việc mở rộng cửa và hy vọng người ta sẽ đến. Nếu có một loại ù lì nào trong việc đưa người ta đến với Giáo Hội, bây giờ điều đó không còn nữa. Hiển nhiên là chúng ta phải đi vào cộng đồng, vào văn hóa, và trình bày lại phúc âm. Trong ý nghĩa này, “mọi điều cũ lại như mới.” Vì tân phúc âm hóa tìm cách đi ngược trở về huấn lệnh tiên khởi của Chúa Kitô, “Hãy đi vào mọi dân tộc và làm cho họ thành môn đệ…” (Mátthêu 28:19).
Tân phúc âm hóa còn thích hợp, vì chúng ta không thể chỉ nói về những gì chúng ta tin, nhưng còn phải giải thích tại sao, và cho thấy nó hợp lý. Trong những thời gian trước, có lẽ lý luận về thẩm quyền cũng đã đủ, nhưng ngày nay, người ta muốn biết tại sao, chứ không chỉ những gì.
Thứ ba, tân phúc âm hóa thì “mới” vì chúng ta phải hăng say tham dự mọi phương tiện thông tin mới đang bùng nổ trong khung cảnh ngày nay. Chúng ta phải sáng tạo tham dự mọi hình thức mới của thông tin, cùng với các kiểu thông tin truyền thống, tỉ như bài viết, phim ảnh, truyền thanh và vân vân.
Có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng khi một người yêu thương ai đó, tình yêu ấy sẽ không bao gồm việc áp đặt ý định của người này trên người kia. Và trong khi chắc chắn rằng Thiên Chúa muốn cứu mọi người, Người không buộc chúng ta phải chấp nhận ý muốn của Người. Thiên Chúa không muốn chúng ta làm nô lệ, Người là Tình Yêu và tình yêu mời gọi chúng ta hãy tự do chấp nhận đi vào sự tương giao vĩnh viễn mà Người cung hiến.
Trong khi một số người nghĩ rằng ai ai cũng muốn lên thiên đường, tổng quát họ muốn loại thiên đường theo kiểu cách của họ. Nhưng thiên đường thực sự thì không chỉ là nơi hạnh phúc của loài người; đó là Vương Quốc của Thiên Chúa và tất cả sự sung mãn của nó. Ở thiên đường là nơi tán dương lòng bác ái, sự thờ phượng Thiên Chúa, chân lý, khiết tịnh, tha thứ, yêu mến người nghèo, khiêm tốn, v.v. Và tuy vậy có nhiều người từ chối những giá trị này. Làm sao một Thiên Chúa nhân từ lại buộc người ta đi vào một nơi vĩnh cửu mà tán dương những điều họ từ chối?
Như vậy, sự hiện hữu của hỏa ngục thì không trái với tình yêu của Thiên Chúa. Nó phù hợp với sự tôn trọng cần thiết để chúng ta có tự do chấp nhận hay từ chối tương quan với nhau trong tình yêu. Thật lạ lùng, nhiều người đến một nơi trong đời mà họ tuyệt đối tẩy chay Thiên Chúa và những giá trị của Nước Trời Người cung hiến.
Dường như bạn đang đề cập đến điều T. Phaolô nói trong Galát 3:28, Ở đó không còn Do Thái hay Dân Ngoại, nô lệ hay tự do, cũng không còn nam và nữ, vì anh chị em là một trong Đức Kitô Giêsu.
Ở đây T. Phaolô cho biết là không có sự phân biệt về phẩm giá. Nói cách khác, bất cứ có sự phân biệt nào giữa chúng ta, ngay cả những phân biệt cốt yếu, vẫn có sự thật là tất cả chúng ta đều bình đẳng về phẩm giá trước mặt Thiên Chúa, mà chúng ta là con cái của Người.
Nhưng sự bình đẳng về phẩm giá không có nghĩa không có sự phân biệt về bản chất. Hiển nhiên, nam hay nữ là một sự phân biệt ăn sâu trong con người chúng ta, kể cả linh hồn. Và như thế, khi thân xác chúng ta chỗi dậy, thực sự chúng ta sẽ là nam hay nữ.
Trong khung cảnh câu hỏi của bạn, có lẽ cũng tốt để chúng ta suy nghĩ về một sai lầm chung ngày nay cho rằng sự giảm bớt những phân biệt phái tính chỉ là một đặc tính phụ, bề ngoài đối với những đặc điểm thể chất của thân xác. Nhưng không phải như vậy. Linh hồn là chính hình thể của thân xác. Nên phái tính của một người thì không chỉ là một đặc tính phụ của thân xác, nhưng là một khía cạnh của con người mà nó phát sinh từ chiều sâu của linh hồn. Người ta không chỉ có thân xác nam hay nữ, nhưng họ là nam hay nữ.
Hình thức thái quá của việc coi phát tính chỉ là một phẩm chất phụ của thân xác, được minh họa nơi những ai tham dự vào việc được gọi là “đổi giống”, như thể chỉ cần thay đổi thân xác về phẫu thuật thì có thể thay đổi phái tính của một người. Nó không thể. Kinh Thánh nói, Thiên Chúa dựng nên họ, người nam và người nữ (St 1:27). Căn tính của chúng ta là nam hay nữ kéo dài cho đến tận cùng con người chúng ta, và không thể trút bỏ giống như y phục.
Như vậy, khi chúng ta sống lại, thực sự chúng ta sẽ là nam và nữ. Hơn nữa, ngay cả trước khi phục sinh thân xác, linh hồn chúng ta vẫn là nam hay nữ.
Sự hiệp thông với các thánh được thực hiện trong và qua Chúa Giêsu Kitô, là đầu của Nhiệm Thể, Giáo Hội. Mọi phần tử của Nhiệm Thể Chúa Kitô, những người ở mặt đất này (Giáo Hội chiến đấu), các thánh trên thiên đường (Giáo Hội vinh hiển), và những người trong luyện ngục (Giáo Hội đau khổ), là phần tử của một Thân Thể Chúa Kitô, và được kết hợp bởi Người, và qua Người, đấng là Đầu.
Để dùng cách loại suy, tay phải của tôi có quan hệ với tay trái, không phải vì các tay của tôi có khả năng hoạt động với nhau. Đúng hơn, tay phải và tay trái có quan hệ với nhau và có thể cùng hoạt động chỉ trong và qua cái đầu của thân thể tôi, nó kết hợp và điều khiển chúng. Với các phần tử trong Nhiệm Thể Đức Kitô thì cũng như thế. Về vấn đề này, T. Phaolô dạy, khi một phần tử đau yếu thì mọi phần tử đều đau yếu, khi một phần tử được vẻ vang thì mọi phần tử đều được vẻ vang (1 Cor. 12:26). Và như thế có sự hiệp thông của mọi phần tử trong một Thân Thể.
Sự kiện các thánh biết đến chúng ta, và cầu xin cho chúng ta trước ngai Thiên Chúa thì được chứng thực trong Khải Huyền 5:8. Trong đó bốn con vật sống động dâng lời cầu của các thánh lên ngai Thiên Chúa, và ở đó có hương thơm, là lời cầu của các thánh được dâng lên trước ngai (Kh 8:5). Còn có một truyền thống xưa từ thời các tông đồ, trong đó các vị tử đạo và các thánh được cầu khẩn xin giúp đỡ cho mọi loại.
Chúng ta phải biết rõ là sự hiệp thông của các thánh không xảy ra bên ngoài Chúa Giêsu Kitô, nhưng đúng hơn, nó được điều hợp bởi Người qua Người, và trong Người mà mọi sự hiện hữu và tồn tại, và Đấng là đầu của Thân Thể Giáo Hội kết hợp các phần tử của Người.
: Câu trả lời đơn giản là không. Quốc gia bị tấn công không thể trả đũa bằng một loại vũ khí nhằm xóa bỏ quốc gia tấn công.
Có thể vận dụng đến một loại phản ứng quân sự, ngay cả cuộc chiến toàn diện. Điều này giả sử rằng đã đạt được tiêu chuẩn của một cuộc chiến chính đáng. Có thể nói, sự thiệt hại và đe dọa thì trầm trọng, lâu dài và chắc chắn, các phương tiện chấm dứt tranh chấp đã được thi hành và không có kết quả, có hy vọng thành công để chống lại sự đe dọa bằng phương tiện quân sự, và việc sử dụng vũ khí không tạo ra những sự dữ và xáo trộn trầm trọng hơn là sự dữ muốn loại trừ (x Giáo Lý #2309).
Ngay cả trong cuộc chiến, một quốc gia phải dùng các phương tiện để phân biệt giữa lính chiến và thường dân. Như vậy, việc xóa bỏ toàn thể các trung tâm đông dân, giết bừa bãi không phân biệt lính hay dân, thì không phải là một chọn lựa hợp luân lý. Việc tiêu diệt bừa bãi thì không thể được tha thứ dưới bất cứ hoàn cảnh nào. (x. GLCG #2314).
Với sự hiện hữu của các vũ khí nguyên tử đại quy mô, phải nhìn nhận rằng phương tiện hữu hiệu nhất để ngăn cản những cuộc tấn công như thế thì phức tạp và gây ra tranh cãi. Một câu trả lời ngắn như câu này thì không thể khám phá hết các điểm tranh luận trong việc ngăn cản sự đe dọa nguyên tử. Ở đây, chỉ đơn giản nhận xét rằng Giáo Lý rất dè dặt về luân lý đối với cuộc “thi đua vũ trang” ngày nay (x. GLCG #2315).
Như thế, trở lại câu hỏi chính, nếu một quốc gia bị tấn công bởi một quốc gia khác theo cách bạn diễn tả, quốc gia đó không thể bào chữa khi trả thù một cách bừa bãi qua việc xóa bỏ các thành phố hay hủy diệt quốc gia đó.
Cha mẹ chỉ có thể cung cấp cho con cái bản tính sa ngã của loài người xuất phát từ Adong và Evà. Họ không thể cung cấp những gì là siêu nhiên và xuất phát từ Thiên Chúa.
Ngay cả về phương diện bản tính nhân loại không thôi, cha mẹ chỉ có thể cung câp các yếu tố căn bản. Thí dụ, đứa bé nhận được từ cha mẹ một khối óc và một trí tuệ như các yếu tố căn bản xuất phát từ bản tính con người. Nhưng ngay ở giây phút thụ thai, cha mẹ không thể truyền cho con kiến thức về ngôn ngữ, hay toán học, hay lịch sử. Đứa bé phải thụ đắc điều này cho chính mình, với sự giúp đỡ của người khác.
Với bản tính con người đã như thế, với đời sống ơn sủng thiêng liêng lại càng ít hơn nữa. Người mẹ có thể được rửa tội, và sạch tội Nguyên Thủy, nhưng bà ta không thể truyền đạt điều này cho con, chỉ Thiên Chúa mới có thể. Và như thế bà phải đem con đến Chúa trong bí tích rửa tội, Đấng bắt đầu công việc cứu chuộc mà trong đó đứa bé phải lớn lên.
Nói về ý nghĩa kết hôn của thân xác, có nghĩa chính sự thiết kế của thân xác hướng chúng ta đến một tương giao vợ chồng. Người nam là cho người nữ, người nữ cho người nam. Và trong sự tương giao bù đắp này mà chúng ta gọi là hôn nhân, còn có kết quả là con cái. Thật vậy, thân xác chúng ta nói với chúng ta, “Bạn được dựng nên cho một người khác mà họ sẽ bổ sung và làm trọn vẹn bạn, làm cho tình yêu của bạn sinh kết quả.”
Đây cũng là một hình ảnh của đời sống thiêng liêng, trong đó Thiên Chúa nói về sự tương giao của Người với tuyển dân trong hôn nhân, theo sự tưởng tượng. Ít-ra-en thường được diễn tả như nàng dâu của Thiên Chúa. Trong Tân Ước, Đức Giêsu là Chàng Rể và Giáo Hội là nàng dâu của Người. Giáo Hội và các phần tử được mời gọi hãy liên kết với Chúa, được Người làm cho trọn vẹn và được Người bổ sung để như thế tình yêu giữa hai bên sẽ sinh kết quả.
Bí tích Hôn Phối, còn là một dấu chỉ của sự tương giao của Thiên Chúa với dân Người, Người là chú rể, chúng ta là cô dâu. Ngay cả người độc thân cũng biểu lộ ý nghĩa kết hôn của loài người. Là một linh mục, tôi không phải là một người độc thân, tôi có một nàng dâu, là Giáo Hội. Các nữ tu cũng biểu lộ một sự tương giao hôn nhân, mà Đức Giêsu là Chàng Rể, họ là nàng dâu của Người.
Do đó, nói về ý nghĩa kết hôn của thân xác, là nhấn mạnh rằng sự phân biệt phái tính nam và nữ thì không chỉ có các khía cạnh thể lý hay thay đổi. Đúng hơn, chúng cho biết những thực tại sâu hơn, về tinh thần mà chúng ta phải học cách quý trọng. Nam và nữ thì khác nhau, và biểu lộ những khía cạnh khác nhau của sự tương giao của Thiên Chúa. Người nữ, biểu lộ sự vinh hiển của Giáo Hội như nàng dâu. Người nam biểu lộ sự vinh hiển của Chúa Kitô như chàng rể.
Về phương diện chức linh mục, điều này quan trọng, bởi vì Đức Kitô trong nhân tính của Người, thì không chỉ là một người nam, Người là chú rể, và phụng vụ thánh là một tiệc cưới; Đức Kitô chàng rể, mật thiết với nàng dâu của Người là Giáo Hội.
Như thế, vị linh mục này viện dẫn đến sự giảng dạy thần học phong phú, mà nó giúp giải thích một lý do tại sao Chúa Kitô chỉ chọn người nam làm linh mục.
Giáo Hội dạy rằng mỗi tín hữu đều có một thiên thần hộ thủ. Sách Giáo Lý viết “Đứng cạnh mỗi tín hữu là một thiên thần hộ thủ để bảo trợ và hướng dẫn đến sự sống đời đời.” (336). Và sự kiện này còn xuất phát từ lời của Chúa Giêsu, “Anh em hãy coi chừng, đừng khinh miệt một ai trong những kẻ bé mọn này, vì Thầy nói cho anh em biết, các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng diện mạo của Cha Thầy ở trên trời.” (Mátthêu 18:10).
Về phần thứ hai của câu hỏi, có thể hợp lý và đúng để lý luận rằng các thiên thần phục vụ như những người trung gian trong sự giao tiếp của chúng ta với Thiên Chúa. Chính chữ “thiên thần” có nghĩa “người đưa tin”, và rõ ràng là Thiên Chúa thường chuyển thông điệp của Người cho chúng ta qua các thiên thần.
Về lời cầu của chúng ta lên Thiên Chúa, không vô lý để giả sử rằng các thiên thần là trung gian chuyển các thông điệp này theo cách nào đó. Tuy nhiên, điều tiếp theo thì không phải rằng Thiên Chúa không biết hay không lắng nghe chúng ta nếu chúng ta không nói với các thiên thần hộ thủ trước, hoặc cách duy nhất để lời cầu xin đến với Thiên Chúa là phải qua các thiên thần. Thiên Chúa thông biết mọi sự.
Hơn nữa, trong khi Chúa Giêsu không cấm chúng ta cầu nguyện với các thiên thần, khi Người dạy chúng ta cách cầu nguyện, Người nói chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa Cha đấng ngự trên trời. Như vậy, tuy các thiên thần có thể giúp phục vụ như người trung gian chuyển lời cầu xin, chúng ta phải tập trung sự chú ý đến Thiên Chúa. Hãy nghĩ đến điều này như thể chúng ta nói với ai đó qua một người thông dịch, chúng ta không nói với thông dịch viên này hãy nói điều gì đó với người khác, chúng ta nói trực tiếp với người khác và để thông dịch viên làm công việc của họ.
Như thế, các thiên thần làm trung gian chuyển lời cầu của chúng ta lên Thiên Chúa chính xác như thế nào thì chúng ta chỉ suy đoán, nhưng điểm chính ở đây là phải tập trung vào Thiên Chúa và cầu nguyện với Người một cách tự nhiên. Bất cứ cách nào và mức độ nào mà Thiên Chúa dùng các thiên thần như người trung gian thì thực sự không quan trọng để chúng ta biết. Điều quan trọng là Thiên Chúa lắng nghe chúng ta, Người biết các nhu cầu của chúng ta, và những gì chúng ta xin, và Người yêu thương chúng ta.
Sự thay đổi sang “toàn xá” hay “tiểu xá” xảy ra vào năm 1968 khi Sách Tóm Tắt Ân Xá được ban hành. Có một vài lý do cho sự việc này.
Thứ nhất, việc ấn định số “ngày,” nguyên thủy không ám chỉ rằng thời gian trong Luyện Tội có thể được giảm bớt. Dường như nguyên thủy có liên quan nhiều hơn đến việc sám hối của Giáo Hội thời xưa, thường lâu dài và nghiêm ngặt. Trước sự kiện này, một người có thể đến thăm Vị Tuyên Xưng Đức Tin trong tù, hoặc đã từng bị tù vì sống đức tin. Với sự quý mến các vị tuyên xưng đức tin được Giáo Hội đề cao thời bấy giờ, một cuộc thăm viếng như thế, và lời hứa cầu nguyện thường có kết quả là được đức giám mục bớt đi việc sám hối của người đi thăm. Ở đâu và khi nào việc ấn định ngày và năm được áp dụng cho các linh hồn trong luyện tội thì không rõ.
Khó khăn thứ hai và sự ấn định một giá trị thời gian cho ân xá là chúng ta không rõ là luyện tội có theo thời gian ở trái đất hay không. Thời gian trôi qua thế nào, hoặc có thời gian hay không, hoặc thời gian ở đây liên hệ thế nào với thời gian ở đó, tất cả đều không chắc.
Khó khăn thứ ba, là công đức của lời cầu nguyện hay hành động, không chỉ tùy thuộc vào hành động đã làm, nhưng còn tùy ý định và tình trạng linh hồn của người thi hành. Kết quả chính xác của việc lần chuỗi Mai Khôi như thế nào, có lẽ không phải là điều mà chúng ta có thể đo lường bằng cách ấn định con số.
Hầu hết các kinh nguyện thì không phải là bí tích, nhưng là á bí tích. Ngay cả các việc làm theo ân xá có liên quan đến việc lãnh nhận các bí tích thì không thuộc về chính bí tích, nhưng liên quan đến kết quả của việc lãnh nhận, và việc áp dụng các kết quả ấy cho người khác. Như thế, chúng ta không nói về điều gì đó mà nó tự động hữu hiệu (ex opere operato), nhưng đúng hơn điều gì đó tùy thuộc vào kết quả của nó cho một phạm vi rộng lớn hơn theo ý định của người thi hành điều đó (ex opere operantis).
Hầu hết người ta thấy hệ thống cũ về ngày, tuần và năm thì hữu hiệu để đo lường kết quả tổng quát của các hành động hay lời cầu nguyện nào đó. Tuy nhiên, ngày nay Giáo Hội dường như muốn để các vấn đề như điều này ít được sáng tỏ hơn vì các lý do đã nêu trên. Và trong khi theo lẽ thường, chuỗi Mai Khôi có thể có giá trị hơn một lời nguyện ngắn, ngay cả vậy, đôi khi tốt nhất hãy để những điều này tùy thuộc vào Thiên Chúa, Đấng không chỉ nhìn thấy bề ngoài nhưng còn trong tâm hồn.
Có nhiều dấu hiệu nguy hiểm trong các thực hành bạn diễn tả. Chúng ta phải thận trọng về nhiều thực hành thiêng liêng hay những động tác có những đòi hỏi phức tạp. Chúng ta lại phải nghi ngờ hơn nữa về những lời hứa không có điều kiện và quá chắc chắn về kết quả.
Tâm điểm của các thực hành để được ân xá là chính nhận định rất thích hợp rằng lời cầu có các ảnh hưởng hữu ích. Tuy nhiên, lời cầu không thể bị giảm thiểu thành những thực hành dị đoan. Chúng ta không thể buộc Thiên Chúa hành động; kinh cầu cũng không được coi như lời thần diệu tìm cách thao túng thực tại.
Mọi việc đạo đức và kinh cầu thường quy phục thánh ý của Thiên Chúa; và qua đó chúng ta phó thác cho Chúa, biết rằng Người sẽ trả lời theo các phương cách tốt nhất cho mọi người có liên quan.
Lười biếng là một trong bảy mối tội đầu, nó là sự khổ sở và ác cảm với những điều tốt lành mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Và vì thế, một người lười biếng, khi biết rằng Thiên Chúa có thể cứu họ khỏi tội lỗi và giúp họ làm nhiều việc tốt lành, thay vì vui mừng và hăng hái đón nhận thì họ lại thấy khổ sở hay ác cảm. Có lẽ họ thích các tội của họ và không muốn thoát khỏi. Có lẽ ý tưởng về công việc tốt lành dường như là gánh nặng. Như thế, người lười biếng muốn trốn tránh Thiên Chúa và những quà tặng mà Người muốn ban.
Trong khi điều này thường được biểu lộ qua một loại lười biếng hay không lưu tâm, đôi khi ngược lại. Và như thế, một số người lười biếng lại đắm chìm trong những sinh hoạt trần thế như thương mãi và sự nghiệp, và cho rằng họ “quá bận rộn” để cầu nguyện, để nghĩ đến Thiên Chúa, hay đến nhà thờ.
Vì thế, tâm điểm của tội lười biếng là vấn đề khao khát; có thể nói, chúng ta không hăng hái khao khát Thiên Chúa và những gì Người ban tặng.
Tôi có thể khuyên bạn hãy cầu nguyện mối phúc thật, “Hạnh phúc cho những ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thỏa” (Mt 5:6). Nói cách khác, chúng ta phải cầu xin lòng khao khát Thiên Chúa và những gì Người cung ứng, nếu chúng ta không có điều đó.
Thứ hai, trong khi cầu xin để có lòng khao khát, một số bước nhỏ và khởi đầu có thể thực hiện đối với Thiên Chúa. Hãy tìm kiếm một số điều gì đó bạn có thể làm, mà lúc đầu nó không cần khát khao nhiều, nhưng vẫn có thể hợp lý để hoàn tất. Trước khi tôi là linh mục, tôi làm việc ở trung tâm thành phố Hoa Thịnh Đốn, và tôi có quyết tâm trong mùa Chay là dự lễ hàng ngày trong giờ ăn trưa. Lúc đầu, điều này dường như khó khăn và trái ý. Nhưng từ từ, tôi lại thấy thích, và khi Phục Sinh đến, tôi vẫn tiếp tục dự lễ hầu như hàng ngày để cảm nghiệm sự bình an và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa cũng như Mình và Máu Chúa. Đời sống thường hoạt động theo cách này. Chúng ta xin sự khao khát sâu xa, và bước vào sự cầu xin đó bằng những hành động bé nhỏ.