Không, bạn phải đi xưng tội trước đã. Sách Giáo Lý, phù hợp với sự dạy bảo xưa về việc cần thiết phải tham dự Thánh Lễ nói rằng, “Những ai cố tình vi phạm bổn phận này thì phạm tội trọng” (#2181). Như vậy bạn phải đi xưng tội trước. Có một số lý do chính đáng mà người ta có thể bỏ Thánh Lễ tỉ như bị bệnh nặng, chăm sóc người bệnh, hay thiếu một số khả năng vì thời tiết hay đường xa. Khó khăn vì thời khóa biểu làm việc cũng thế. Nhưng trong vấn đề này, họ phải hội ý với cha sở và cũng phải tìm kiếm những giải pháp.
Một câu trả lời ngắn ngủi thì không thể thăm dò chiều sâu của những câu hỏi bạn, nhưng một vài nhận xét sau cần được đưa ra.
Thứ nhất, nó không thuộc về Thiên Chúa để tiêu hủy bất cứ thụ tạo nào có lý trí mà Người đã dựng nên. Như thế, các thiên thần và loài người có sự bất tử mà nó thuộc về linh hồn của họ; và với loài người, một ngày nào đó thân xác chúng ta cũng vậy. Một khi đã ban cho món quà sự sống, Thiên Chúa không bao giờ lấy lại món quà ấy. Trong khi sự thật là quỷ, và linh hồn những người trong hỏa ngục chắc chắn đã từ chối tình yêu của Chúa, không vì thế mà Người hủy bỏ tình yêu mà Người đã ban cho họ. Người tiếp tục duy trì sự sống ngay cả của các kẻ thù, tuy họ muốn sống xa cách với Người và những gì Người coi là có giá trị.
Thứ hai, câu hỏi của bạn có khuynh hướng đưa Thiên Chúa vào chuỗi thời gian, ở đó thời gian đi từ tương lai đến hiện tại đến quá khứ. Và như thế câu hỏi cho chúng ta, “Tại sao từ trong quá khứ, Thiên Chúa đã biết được người nào đó sẽ làm điều xấu xa, lại đưa họ vào sự hiện hữu ngày nay?” Nhưng Thiên Chúa không sống trong thời gian hay liên quan đến thời gian theo kiểu cách này. Với Thiên Chúa, quá khứ hiện tại và tương lai thì như nhau. Và như thế, trong khi đời sống bên trong của Thiên Chúa thì bí ẩn, điều hiển nhiên với chúng ta rằng Thiên Chúa không cố ý thi hành theo kiểu cách của chúng ta. Với Thiên Chúa thời gian không mở ra như cho chúng ta. Vì thế, với mức độ nào đó, ngay cả cách chúng ta đặt câu hỏi thì cũng không có giá trị. Thiên Chúa không suy nghĩ về “A”, nhìn đến “B”, và rồi thi hành “C”. Nhưng hãy giả sử rằng Thiên Chúa hành động tạm thời theo phương cách này, và ở một điểm nào đó trong quá khứ, Thiên Chúa biết người ấy sẽ thi hành những điều ghê tởm trong tương lai, Người suy nghĩ về sự hiện hữu của họ trong hiện tại. Hãy thử cho rằng, khi nhìn thấy những điều xấu họ sẽ làm, Người bãi bỏ sự hiện hữu của họ.
Nhưng sau đó, điều này đối với sự tự do của con người thì sao? Hậu quả là nó cũng bị hủy bỏ. Tại sao? Vì nếu khi biết được một người sẽ chọn sự xấu, Thiên Chúa phủ nhận sự hiện hữu của họ để phòng ngừa, thì toàn thể tiến trình lựa chọn Thiên Chúa và các giá trị Nước Trời đều “được đưa vào trước” và không ai trong chúng ta hiện diện mà thực sự có tự do. Sự tự do ấy sẽ chỉ là lý thuyết vì không một người nào có thể thực sự nói “không”. Nếu chúng ta không có sự tự do để từ chối, chúng ta cũng không thực sự tự do để vâng lời Thiên Chúa và yêu mến Người.
Có nhiều điều hơn nữa liên quan đến câu hỏi của bạn. Nhưng ở đây, hãy chấp nhận rằng các câu trả lời được hiểu trong những mầu nhiệm của Thiên Chúa về tình yêu, thời gian, và sự tự do của loài người.
Tôi không rõ ĐGH Phanxicô đã dùng câu này. Tuy nhiên, đó là một diễn tả phổ thông ngày nay của các linh mục và thần học gia. Nó diễn tả thực tế chung đáng buồn của những người Công Giáo, họ đến nhà thờ, lãnh nhận mọi Bí Tích, và ngay cả trung thành tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật và đi xưng tội một năm ít là một lần, nhưng họ không bao giờ thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô hoặc gặp được sự hiện diện của Người một cách mạnh mẽ.
Thật buồn, nhiều người Công Giáo, vì khả năng giáo lý nghèo nàn, đã coi các bí tích như những nghi thức, chứ không phải sự gặp gỡ sống động và có thực với Chúa Giêsu, là chủ tế thực sự trong mọi Bí Tích. Mục đích của mọi Bí Tích là thánh hóa chúng ta và trong những phương cách đặc biệt dẫn chúng ta đến một sự thay đổi quyết liệt và duy trì mối tương giao mật thiết với Chúa Giêsu.
Nhưng cảm nghiệm rất phổ thông của nhiều người Công Giáo là họ ít quý trọng Bí Tích theo phương cách này. Nhiều người coi đó như những nghi thức tẻ nhạt, thay vì các thực tại có sức biến đổi. Nhiều người tìm các Thánh Lễ ngắn nhất, giống như loại chủng ngừa cúm, được ban phát càng mau và càng ít đau thì càng tốt. Việc xưng tội cũng bị tránh né.
Ít người Công Giáo đến Thánh Lễ và mong được biến đổi. Trong một phương cách, người ta tin tưởng vào thuốc Tylenol hơn là Thánh Thể, vì khi uống thuốc Tylenol, họ mong điều gì đó sẽ xảy ra, họ mong hết đau và được lành bệnh. Nhưng nhiều người Công Giáo KHÔNG mong đợi điều gì giống như vậy từ sự Hiệp Thông Thánh Thiện với Chúa Giêsu.
Đây là ý nghĩa của câu được bí tích hóa nhưng không được phúc âm hóa. Đó là trung thành với bàn quỳ và với Bí Tích nhưng thiếu sự hăng say phúc âm hóa, thiếu niềm vui và sự biến đổi mà người ta mong đợi từ việc lãnh nhận các Bí Tích một cách có hiệu quả hơn. Đó là đi qua các động tác nhưng không thực sự đến đâu cả. Đó là lãnh nhận Chúa Giêsu nhưng không thực sự cảm nghiệm được Người trong phương cách đầy ý nghĩa.
Các cha sở, phụ huynh và giáo lý viên cần làm việc để vượt qua những trở ngại dẫn đến việc thiếu đức tin và thiếu cảm nghiệm về Chúa Giêsu. Thay vì hạ giá các Bí Tích, câu này tìm cách nhấn mạnh đến thực tại trọn vẹn hơn và đích thực hơn của các Bí Tích, đó không chỉ là các nghi thức, nhưng là những thực tại đầy sức mạnh nếu lãnh nhận một cách có hiệu quả.