Về giáo luật, dường như có một số giải pháp mà nó cho phép giáo dân chiếm hữu cơ sở dự định đóng cửa, đảm trách việc bảo trì và mở cửa lại như một nhà nguyện, v.v., dưới sự giám sát của một giáo xứ trong vùng. Thành thật mà nói, hầu hết các giáo đoàn mà đã đến tình trạng nguy kịch cần phải đóng cửa thì không thể đảm nhận các trách nhiệm đó.
Trong khi có những vấn đề giáo luật hợp pháp, và giáo dân có quyền theo giáo luật về việc đóng cửa giáo xứ, tôi không phải là một luật sư về giáo luật và tôi muốn trả lời câu hỏi của bạn về mục vụ.
Từ một quan điểm mục vụ, dường như hiển nhiên là đức giám mục không đóng cửa giáo xứ, chính giáo dân làm điều đó. Một số người muốn giải thích việc đóng cửa nhiều giáo xứ Công Giáo, nhất là ở vùng Đông Bắc, chỉ vì dân số di chuyển, nhưng một sự kiện không thể chối bỏ là số giáo dân Công Giáo hầu như gấp đôi trong thập niên 1950 đến nỗi tràn ra ngoài nhà thờ, bây giờ các hàng ghế ấy ngày càng trống vắng.
Đây là một điều cần học hỏi, và chúng ta phải chấp nhận một số sự kiện đau lòng. Khi trên toàn quốc chỉ có 25% người Công Giáo đến nhà thờ, và khi người Công Giáo không muốn có nhiều con, hoặc không trao truyền đức tin cho con cái cách hữu hiệu, đây là những gì xảy ra.
Giáo Hội không thể duy trì các giáo xứ hay các cơ sở tỉ như trường học hay bệnh viện khi phần đông người Công Giáo vắng mặt. Nói về phương diện mục vụ, giáo dân, chứ không phải đức giám mục, đóng cửa các giáo xứ. Nhiều giáo xứ, trường học, chủng viện và tu viện, bây giờ phần lớn trống vắng. Và khi họ bắt đầu trả tiền những hóa đơn chưa trả, việc bảo trì bị đình trệ, và sau cùng hoàn cảnh trở nên nguy kịch. Giáo phận không có tài chánh vô tận, hay có các linh mục và nhân viên khác để làm việc và bảo trì các giáo xứ ngày càng trống vắng, không còn sinh động… Phải có những quyết định.
Về mục vụ, người ta hy vọng rằng từ lâu trước khi tình hình trở nên thật nguy kịch, các giám mục, cùng làm việc với các cộng đồng sẽ lâm cảnh khủng hoảng, để có thể thành thật lên tiếng và tìm giải pháp. Nhưng đây không chỉ là trách nhiệm của đức giám mục, nó là trách nhiệm của toàn thể dân Chúa khi thành thật thảo luận.
Như vậy, chúng ta gặp khó khăn về những gì xảy ra khi đức tin được trao lại cho chúng ta thì phần lớn bị bỏ quên bởi rất đông người Công Giáo. Đã đến lúc Phúc Âm Hóa và tìm kiếm môn đệ, như Chúa Kitô ra lệnh.
Không có sự tán thành của đức giáo hoàng. Cách giải quyết của Giáo Hội đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn thì không thay đổi. Một quy tắc tổng quát là những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn thì không thể được rước lễ hay được tha tội trong bí tích hòa giải. Bởi vì họ đang sống trong một hôn nhân không có giá trị, mà tối thiểu một trong hai người đã kết hôn với một người khác trước đó.
Phù hợp với những gì Chúa Giêsu dạy bảo trong Mátthêu 19, Mátthêu 5, Máccô 10, và những chỗ khác, những ai đã ly dị và sau đó tái hôn thì sống trong tình trạng ngoại tình. Và, một khi hôn nhân của họ đang tiếp diễn, và sự giao hợp được cho là thường xảy ra, người Công Giáo trong tình trạng này thường không thể thực sự hối lỗi vì họ không thể tránh được sự gian dâm sau đó. Như thế họ không thể lãnh nhận sự tha tội, cũng không thể được rước lễ.
Trong những trường hợp tương đối hiếm, một số người Công Giáo có thể sống với người phối ngẫu hiện thời với một loại tương giao “anh em” mà trong đó không có tương quan tình dục. Đôi khi điều này là vì sự đồng ý hỗ tương giữa hai người, đôi khi vì lý do sức khỏe có liên quan đến sinh hoạt tình dục và sẽ không thay đổi trong tương lai. Trong những trường hợp hiếm hoi như thế, một người Công Giáo có thể thực sự hối lỗi, họ được tha tội và được rước lễ.
Về các giám mục Đức, được biết rằng một số vị hoặc hành động trái với luật Giáo Hội hiện thời, hoặc mạnh mẽ yêu cầu một sự thay đổi trong luật.
Về yêu cầu duyệt lại các chính sách hiện thời của Giáo Hội, đó là một vấn đề hợp pháp để xét lại trong nhiều lãnh vực. Như hầu hết các linh mục đều biết, nhiều giáo dân ngày nay thấy mình sống trong những hoàn cảnh rất phức tạp. Thí dụ, nhiều người trở về với Giáo Hội sau nhiều năm xa cách, và thường trong những hoàn cảnh hôn nhân bất thường. Một số có thể được chấn chỉnh mau chóng và dễ dàng. Một số khác, vì các người phối ngẫu cũ hay hiện thời không hợp tác, tạo ra những khó khăn cho những người hiện đang được phục hồi để họ trở về đời sống bí tích trọn vẹn của Giáo Hội.
Có cách nào để chúng ta có thể đối phó hữu hiệu với những hoàn cảnh này, và đồng thời tôn trọng sự dạy bảo rõ ràng của Chúa trong Kinh Thánh không? Đây là những câu hỏi vẫn còn tiếp diễn, và cũng là những thắc mắc chắc chắn sẽ được lưu ý trong Thượng Hội Đồng sắp tới về đời sống gia đình.
Dường như không thể có bất cứ thay đổi lớn nào trong chính sách của Giáo Hội về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể có những tiến triển lớn lao khi giải thích lập trường mục vụ cho những người Công Giáo nào thường mơ hồ về những gì Giáo Hội dạy bảo và lý do tại sao. Lời cầu nguyện chung trong Thượng Hội Đồng sắp tới sẽ rất quan trọng, để những quyết định xuất phát từ đó sẽ khôn ngoan, thận trọng, và có kết quả đối với sự dạy bảo của Giáo Hội về hôn nhân.
Ông diễn tả một hoàn cảnh khó khăn mà nhiều người ngày nay phải đối diện. Một câu trả lời ngắn ngủi thì không thể tìm hiểu hết mọi vấn đề luân lý có liên quan ở đây, nhưng câu trả lời sau cùng là Không, ông không nên ly dị.
Câu châm ngôn nổi tiếng là mục đích không biện minh cho phương tiện được áp dụng ở đây. Và trong khi “mục đích” là tìm cách tiết kiệm tiền, (giả sử rằng để cho con cái), là một mục đích tốt và có thể hiểu được, người ta không thể phạm tội để có được mục đích ấy. Tội gì liên can đến điều ông suy nghĩ? Về căn bản đó vừa là tội ly dị, mà Thiên Chúa không thích (xem Malakhi 2:16) vừa là tội nói dối.
Về ly dị, cần thiết để nhắc lại lời thề của ông mà nó rất thích hợp với trường hợp được diễn tả ở đây. Lời thề ấy nói, “Anh nhận em làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu trong mọi ngày suốt đời anh.” Hiển nhiên trong lời thề của cả hai người, sự đau yếu và gian nan được đoán trước như một hoàn cảnh có thể xảy ra.
Nhưng người ta có thể lý luận, “Chúng tôi không thực sự ly dị, đó chỉ là một hành động luật pháp về hôn nhân dân sự. Chúng tôi vẫn coi nhau như vợ chồng.” Nhưng trong trường hợp này, một sự dối trá được nói với nhà nước để được hưởng trợ cấp Medicaid.
Cách nào đi nữa, dường như điều được đề nghị là người ta làm điều xấu (tội) để điều tốt có thể xảy đến. Đây không phải là một giải pháp luân lý có giá trị đối với một vấn đề được biết là khó khăn và đau lòng.
Trong những năm gần đây, loại bảo hiểm dài hạn là một giải pháp phần nào cho vấn đề này, nhưng với người già, loại bảo hiểm này không giúp gì nhiều vì tiền đóng thì cao và tiền trả lại thì thấp.
Tôi cầu xin rằng có thể đó là một loại an ủi khi nhớ rằng mục đích trong đời thì không phải là chết với tiền thật nhiều trong ngân hàng. Mục đích là chết trong sự thánh thiện. Thiên Chúa hứa ban Nước Trời cho những ai bị bách hại vì sự công chính, và những ai đã thi hành những gì đúng, dù phải trả giá cao.
Nếu phương tiện hỗ trợ sự sống nhân tạo bạn muốn nói là điều gì đó như máy thở, việc sử dụng máy này thì không bị bó buộc nếu nó không còn hữu ích để chữa trị, và người này chắc chắn chết. Cũng không buộc phải hồi sinh một người đang lâm tử khi tim họ ngừng đập.
Để ai đó phải chết mà chắc chắn Chúa đang gọi người ấy thì rất khác với việc trực tiếp gây ra cái chết cho một người, đó là điều mà những người hỗ trợ việc mê tử (euthanasia) cho là quyền được thi hành.
Có một ngoại lệ cho việc không bó buộc sử dụng các phương tiện nhân tạo đó là thực phẩm và nước, ngay cả khi được truyền qua ống dẫn. Vẫn phải tiếp tế những thứ này cho người đang đi dần đến sự chết. Chỉ trong những trường hợp hiếm hoi, mà các cơ phận chính yếu đã ngưng hoạt động và không còn hấp thụ được thực phẩm hay chất lỏng, thì việc chữa trị có thể ngưng.
Không, một người nam trong hoàn cảnh bạn diễn tả thì không thể tiếp tục chức năng là phó tế vĩnh viễn. Tuy nhiên, cần một số phân biệt để sáng tỏ câu trả lời này.
Trong khi sự độc thân không bó buộc một người đã kết hôn được trở nên phó tế vĩnh viễn, sự độc thân có áp dụng cho một số phó tế vĩnh viễn. Và điều này có thể xảy ra trong một vài phương cách khác nhau. Trước hết, nếu một ông chưa kết hôn trở thành phó tế vĩnh viễn, ông ta buộc phải hứa sống độc thân khi chịu chức, và phải sống như thế cho đến chết. Thứ hai, nếu vợ của một phó tế vĩnh viễn chết, ông ta được mong đợi sống độc thân kể từ đó trở đi. Ông không được hẹn hò, hay tìm kiếm người vợ mới.
Trong trường hợp hãn hữu mà phó tế vĩnh viễn ly dị, đức giám mục địa phương thường cho phép ông này tiếp tục tác vụ phó tế. Nhưng đức giám mục cũng cần biết chắc là phó tế này đã thi hành tất cả những gì có thể để cứu vớt hôn nhân của ông, và không cố ý gạt bỏ lời thề hôn nhân của mình, đó là điều xấu xa. Giả sử rằng điều này có thể được bảo đảm và tránh được tiếng xấu, đức giám mục có thể cho phép một phó tế đã ly dị được tiếp tục tác vụ. Nhưng, như đã nói ở trên, ông phải sống độc thân cho đến chết.
Nếu một phó tế từ chối tuân theo Giáo Luật bởi ly dị cách trắng trợn và tái hôn, hoặc tái hôn sau khi vợ chết thì sao? Trong những trường hợp như thế, ông sẽ bị đình chỉ tác vụ là phó tế, và giống như bị tục hóa. Vì việc tấn phong ban cho một đặc tính nên ông vẫn “là” phó tế, nhưng không thể thi hành tác vụ phó tế trong bất cứ cách nào.
Đúng như bạn vạch ra, gian dâm (tình dục trước khi kết hôn), là một tội trọng, mà đáng buồn là nó được chấp nhận một cách rộng rãi trong văn hóa chúng ta. Tội này có liên quan đến khuynh hướng sống chung chạ mà nó làm vấn đề thêm tệ hại bởi vì bản chất công khai và có thể gây ra điều tiếng xấu. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh diễn tả sự gian dâm là một tội trọng, khi tuyên bố rằng nó khiến người ta bị loại trừ ra khỏi nước trời; (thí dụ Ephesians 5:5; 1 Corinthians 6:9; Galatians 5:21, v.v.)
Thiên Chúa kiên định lên án tội gian dâm vì nó gây thiệt hại cho loài người, bí tích hôn phối, và trẻ con. Con cái được thụ thai bởi sự gian dâm thì có nhiều nguy cơ bị phá thai vì 85% vụ phá thai được thi hành bởi các phụ nữ độc thân. Nếu con cái sống sót qua nguy cơ này, dường như chúng sẽ được lớn lên trong những hoàn cảnh bất thường không tốt cho chúng. Điều này đưa đến nhiều bệnh hoạn khác trong xã hội.
Hậu quả là người gian dâm không chỉ phạm đến các món quà của Thiên Chúa là hôn nhân và tình dục, nhưng còn phạm đến sự công bằng khi có lối sống thiệt hại cho xã hội và trẻ con. Vậy một linh mục phải làm gì khi chuẩn bị hôn nhân cho đôi này mà họ đang sống chung chạ? Dĩ nhiên có nhiều yếu tố thận trọng. Tối thiểu đôi này đang tìm cách chấn chỉnh. Nói họ sống riêng là cách tốt nhất nhưng thường không có thể thực hiện được. Nhưng chắc chắn mọi linh mục phải nói cho những đôi nam nữ như thế biết về sự trầm trọng của tội này và nhấn mạnh đến việc họ phải sống khiết tịnh và ngủ trong phòng riêng. Trong khi linh mục không thể ép buộc điều này, họ phải giúp cho đôi này biết kính sợ Thiên Chúa, đấng thông suốt mọi sự.
Để tránh tiếng xấu rất dễ gây ra bởi những cặp sống chung mà họ không thể sống tách biệt, trong lễ cưới nhiều linh mục nhắc đến sự kiện là người đã dạy bảo đôi này sống khiết tịnh và vui mừng thấy họ sẵn sàng lắng nghe sự giảng dạy thánh thiện của Thiên Chúa. Vị linh mục có thể nói bóng gió nhưng rõ ràng, và ngay cả chút khôi hài. Nhưng hoàn toàn bỏ qua vấn đề này khi đôi nam nữ công khai sống chung với nhau, đó là đi ngược với ích lợi chung vì làm cho người khác nghĩ rằng lối sống đó thì tốt hay không có vấn đề gì. Sự im lặng trên tòa giảng là nguồn tiếng xấu đáng buồn.