Dĩ nhiên, mọi Kitô Hữu tiên khởi đều là người Do Thái. Tính chất Do Thái của Đức Giêsu và của những người đầu tiên tin vào Người đã giúp giải thích cho sự thiếu sót một bản thiết kế cho hội thánh. Không cần phải thiết lập cơ cấu mới bởi vì Do Thái Giáo đã có cơ cấu của nó: có hàng tư tế, tế lễ, phụng vụ, ngày lễ, và sự quản trị. Đức Giêsu không phải nghĩ về các vấn đề như vậy, một khi họ rộng mở cho tinh thần cải tổ do nhu cầu của việc công bố nước trời.
Sách Công Vụ Tông Đồ (3:1; 5:12) tường thuật rằng Phêrô và Gioan và các phần tử khác của Nhóm Mười Hai, nói tóm, là những nhân vật nổi nang của những ngày đầu, đến Đền Thờ để cầu nguyện. Hình ảnh này cho thấy đức tin của họ nơi Đức Giêsu không mâu thuẫn với sự thờ phượng ở Đền Thờ. Trong Mc 12:29, Đức Giêsu chỉ dẫn độc giả hãy ngâm nga câu kinh “Hãy nghe đây Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất,” đó là Shema hay lời cầu căn bản nhất của Do Thái. Bài thánh ca như Benedictus (Lc 1:68-79) thì có hình thức và văn phong của thánh ca Do Thái Giáo trong thời Tân Ước, ngoại trừ ý nghĩa về sự can thiệp của Thiên Chúa mà Kitô Hữu tin rằng đã xảy ra trong Đức Giêsu. Người ta có thể đưa ra nhiều thí dụ về tính chất Do Thái của các Kitô Hữu tiên khởi.
Đây là câu hỏi không dễ trả lời, một phần là vì chúng ta chỉ nghe được từ một phía. Không có tài liệu nào của Do Thái thời bấy giờ để cho biết về phản ứng của người Do Thái không tin vào Đức Giêsu, và của những người tin vào Đức Giêsu. Nếu chúng ta dùng tài liệu của Kitô Giáo, cộng với nhận thức thông thường, câu trả lời hay nhất là sự tách biệt Kitô Hữu với Do Thái Giáo xảy ra trong nhiều vùng khác nhau vào thời điểm khác nhau với những lý do và âm điệu khác nhau.
Một yếu tố của sự tách biệt này là con số Kitô Hữu Dân Ngoại sống chung với Kitô Hữu Do Thái trong một khu vực nào đó. Trong hội đường, phần lớn là người Do Thái không tin vào Đức Giêsu, họ sẽ khó chịu nếu ở giữa họ có một người ngoại giáo cho rằng mình cũng thuộc về dân Ít-ra-en bởi vì họ tin vào Đức Giêsu. Tại những nơi và thời điểm khác, toàn thể hội đường người Do Thái có thể tin vào Đức Giêsu, hoặc những người trở thành Kitô Hữu có thể thành lập hội đường cho chính mình. Những hội đường không phải của Kitô Hữu có thể không cảm thấy sự thúc đẩy hay muốn hành động như thế đối với các hội đường của Kitô Hữu. Điều này có nghĩa một số hội đường Kitô Hữu nghĩ rằng họ không bị tẩy chay bởi Do Thái Giáo trong một thời gian đáng kể.
Ngoài ra, mức độ thu phục tín đồ khi rao giảng phúc âm cũng có thể là một yếu tố. Những người Do Thái tin vào Đức Giêsu tiếp tục rao giảng cho người Do Thái khác – điều đó sẽ tạo nên sự chia cách trong một hội đường và có thể dẫn đến sự tẩy chay. Một yếu tố khác là phương cách mà tín hữu Kitô bảy tỏ sự thẩm định của họ về Đức Giêsu, nghĩa là, ngôn ngữ kitô giáo.
Chắc chắn còn nhiều yếu tố khác, nhưng những gì tôi trình bầy có thể thúc giục sự tách biệt giữa tín hữu Kitô và Do Thái, qua sự tẩy chay khỏi hội đường (Gioan 9:22, 34; 16:2), trong khi ở các khu vực khác một bầu khí êm đềm hơn khi Kitô Hữu Do Thái vẫn tham dự trong các hội đường mà không có xung đột lớn. Từ thập niên 50 cho đến khoảng 125 – 150, tiến trình tách biệt vẫn tiếp tục cho đến sau cùng, Kitô Hữu và Do Thái được coi là đại diện cho những tôn giáo khác nhau.
Một lần nữa tôi nhắc lại rằng vào thời điểm này chúng ta chỉ có văn chương Kitô Giáo. Thật không thể không tưởng tượng được rằng một phía thì coi đó là sự bách hại, phía kia lại coi đó là sự chấn chỉnh có tính cách giáo dục. Ông Phaolô trong Galát 1:13-14 nói rằng ông đã bách hại Kitô Hữu trong khoảng đầu năm 30 ở Giêrusalem hay vùng Đamát. Các Phúc Âm tiên đoán rằng người tin vào Đức Giêsu sẽ bị điệu ra trước các viên chức của hội đường và bị đánh đòn (Mt 10:17; 23:34; Luca 12:11) và điều đó được nghĩ là sự bách hại. Gioan không chỉ diễn tả việc trục xuất Kitô Hữu khỏi hội đường, nhưng còn việc giết hại Kitô Hữu của người Do Thái, được giải thích như một sự phục vụ đối với Thiên Chúa (16:2-3). Có phải điều đó có nghĩa sự bách hại về thể xác bởi nhà cầm quyền Do Thái không? (Trong II Cor 11:24, ông Phaolô nói rằng ông nhận được 39 roi đòn từ người Do Thái, một hình phạt của hội đường). Hay điều đó có nghĩa nhà cầm quyền Do Thái tố cáo Kitô Hữu với nhà cầm quyền La Mã là người sẽ thi hành việc bách hại? Một phần câu trả lời thì tùy vào việc nhà cầm quyền hội đường có tẩy chay Kitô hữu và không còn nhận biết họ là người Do Thái nữa hay không, vì người La Mã sẽ để ý đến nhóm bị tẩy chay này và xem họ có phải là người vô thần và có nguy hiểm không – như thế, những người bị tẩy chay sẽ mất sự che chở bởi căn tính Do Thái, họ sẽ bị người La Mã bách hại. Theo sự phán xét của tôi, dường như nhà cầm quyền hội đường đã, trực tiếp hay gián tiếp, bách hại Kitô Hữu một cách mãnh liệt trong một số vùng, chứ không phải tất cả.
Để trả lời câu hỏi này, tôi cần phân biệt giữa Nhóm Mười Hai và các tông đồ. Công thức “Mười Hai Tông Đồ” xuất hiện sau này trong Tân Ước, nhưng nó góp phần diễn tả cách ngắn gọn những người có hai vai trò khác nhau.
Công thức tiên khởi là “Nhóm Mười Hai”. Nó gồm một nhóm người được Đức Giêsu chọn để tượng trưng cho sự khôi phục Ít-ra-en. Câu nói duy nhất của Đức Giêsu về tính cách tượng trưng của Nhóm Mười Hai là họ ngồi trên (mười hai) ngai xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en (Mt 19:28; Lc 22:30). Ngay khởi đầu của Ít-ra-en trong tường thuật kinh thánh, có mười hai tổ phụ từ mười hai chi tộc. Tại thời điểm quan trọng này trong sự khôi phục Ít-ra-en, có mười hai người mà Đức Giêsu chọn để tượng trưng cho mười hai chi tộc của Ít-ra-en mới. Họ là những nhân vật thời cánh chung vì vai trò của họ là các thẩm phán trên các ngai toà trên trời. Phaolô biết họ đã hiện diện vào thời gian Đức Giêsu phục sinh bởi vì ông đã nhắc đến họ trong 1 Cor. 15:5. Trong Công Vụ cũng nhắc đến nhóm này khi diễn tả sinh hoạt hội thánh thời tiên khởi ở Giêrusalem (CVTĐ 6:2). Thật vậy, dường như, họ chính yếu liên hệ với Giêrusalem, và điều đó không ngạc nhiên. Nếu họ là một phần trong sự phán xét, CVTĐ 1:11-12 có thể ám chỉ rằng Đức Giêsu được mong đợi sẽ trở lại để xét xử trên Núi Cây Dầu ở Giêrusalem. Trong sách CVTĐ, các phần tử của nhóm Mười Hai được thấy hoạt động bên ngoài Giêrusalem là Phêrô và Gioan; và điều đó được Phaolô xác nhận khi ông nhắc đến Phêrô (Cephas) là một nhân vật đến Antioch (Gal 2:11) và là người nổi tiếng trong cộng đoàn Corintô.
Từ “Nhóm Mười Hai” đi sang “các tông đồ”, chúng ta thấy trong Tân Ước “các tông đồ” có nhiều ý nghĩa và chắc chắn rằng rộng hơn Nhóm Mười Hai. Hãy nhận xét trong để thấy “tất cả các tông đồ” là một nhóm đông hơn “Nhóm Mười Hai.”
Với Phaolô, người đầu tiên sử dụng từ này, các dấu hiệu của một tông đồ đó là người được thấy Chúa Giêsu phục sinh và được sai đi rao giảng về Người, làm chứng cho Người ở nhiều nơi qua lời nói cũng như bị đau khổ. Hiển nhiên ông Phaolô nghĩ về ông Phêrô, một trong nhóm Mười Hai, là một tông đồ theo tiêu chuẩn này (Gal 2:7). Chúng ta không rõ là ông có cho rằng tất cả các Tông Đồ là tông đồ theo tiêu chuẩn này, nhưng các Tân Ước sau này nói về Nhóm Mười Hai như các tông đồ.
Như câu trả lời ở trên, tôi thấy vai trò của Nhóm Mười Hai có tầm quan trọng ở tính cách tượng trưng cho một Ít-ra-en được khôi phục; và tôi nghĩ về Hội Thánh Tiên Khởi như hiện thân của Ít-ra-en này. Hội Thánh Tiên Khởi không coi mình là một thực thể tách biệt với Ít-ra-en. Do đó, Nhóm Mười Hai diễn tả một công việc quan trọng cho sự hợp nhất của các cộng đồng Kitô Hữu tiên khởi. Tuy vậy, họ không được trình bầy như những người cầm quyền các cộng đồng. Thật vậy, trong CVTĐ 6:2, việc từ chối phục vụ bàn ăn là một cách diễn tả sự từ chối dính dáng đến việc cai quản nhóm Kitô Hữu. Dù là toàn thể, hay cá nhân, Nhóm Mười Hai không được diễn tả là “điều khiển” một giáo hội địa phương.
Về cách phát triển các nhóm Kitô Hữu địa phương, chúng ta chỉ được biết một phần. Không có một tài liệu Tân Ước nào diễn tả điều này; thay vào đó chúng ta phải dựa vào những ám chỉ tình cờ. Trong CVTĐ 6:5, chúng ta thấy bẩy người lãnh đạo được giao cho việc cai quản cộng đồng Kitô Hữu người Hy Lạp. Trong khi chương này không nói rõ ai là người cai quản cộng đồng, trong các đoạn sau (CVTĐ 12:17; 15:4, 13; 21:18) chúng ta tìm thấy có nhắc đến Giacôbê, người anh em của Chúa, và các kỳ mục có vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh ở Giêrusalem. Trong I Thes 5:12, Phaolô nói về một số người ở trên người khác "trong Chúa" trong cộng đồng tiên khởi ở Thessalonica, khoảng năm 50 AD. Trong một lá thư sau đó không lâu, 1 Cor. 12:28, Phaolô nhắc đến sự tồn tại của một số ơn đoàn sủng hay ơn Chúa có liên hệ đến vai trò lãnh đạo cộng đồng ở Côrintô; trong danh sách của người gồm “các tông đồ, các ngôn sứ, các thầy dạy, những người được ơn làm phép lạ, người chữa bệnh, người giúp đỡ, ban quản trị, người nói các thứ tiếng lạ”. Chúng ta không biết chắc “ban quản trị” làm công việc gì trong cộng đoàn như vậy mà trong đó cũng có các ngôn sứ và thầy dậy; hiển nhiên, Tông Đồ Phaolô có quyền trên tất cả. Trong phần giới thiệu của thư Philípphê (1:1), Phaolô cho thấy sự hiện diện của các giám mục và phó tế của giáo đoàn đó, nhưng chúng ta không biết những nhân vật này làm gì.
Cho đến thời Ignatius ở Antiôkia (kh. 110 AD) trong một số vùng của các giáo hội ở Tiểu Á và Hy Lạp đã có sự phát triển một khuôn khổ là một giám mục trông coi toàn thể giáo hội địa phương, với các linh mục và phó tế ở bên dưới. Điều đó trở thành khuôn mẫu của giáo hội vào cuối thế kỷ thứ hai.
Bạn rất đúng. Đó là một học thuyết của Công Giáo. Tôi không thấy lý do tại sao lại phải giải thích chứng cớ Tân Ước như một nguy hại cho học thuyết này một khi nó được hiểu cách thích hợp, và một khi nói về “các tông đồ” và “các giám mục” một cách chính xác. Trong câu trả lời ở trên có sự phân biệt giữa vai trò của Nhóm Mười Hai và vai trò của các tông đồ, dù rằng một số vị đội “cả hai cái mũ”. Học thuyết này không ám chỉ rằng các giám mục là những người kế vị Nhóm Mười Hai. Thật vậy, vì chỉ có mười hai ngai toà để xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en, không thể có hơn mười hai người đóng vai trò đó. Trong Hội Thánh Tiên Khởi không có một đề nghị gì để thay thế phần tử của Nhóm Mười Hai khi họ từ trần. (Giuđa được thay thế vì ông đã từ chối vai trò này trong Nhóm Mười Hai, và phải có mười hai người để khởi đầu sự khôi phục Ít-ra-en, vì lẽ có mười hai tổ phụ của Ít-ra-en cũ).
Mặt khác, các tông đồ có vai trò ra đi khắp nơi và rao giảng phúc âm và thành lập cộng đoàn các tín hữu. Phải có ai đó đảm nhận việc chăm sóc mục vụ của các cộng đoàn được phát sinh từ sứ vụ tông đồ này. Như tôi đã nói, vào cuối thế kỷ thứ ba và có lẽ sớm hơn một chút, chúng ta tìm thấy danh xưng “giám mục” cho những ai đóng vai trò lãnh đạo trong một số cộng đoàn. Trong giai đoạn tiên khởi, có nhiều giám mục hay người trông coi (overseer) trong một cộng đoàn riêng biệt; trong giai đoạn sau này có truyền thống chỉ có một giám mục cho một cộng đoàn. Do đó, người ta có thể đúng khi nói rằng các giám mục đảm trách việc chăm sóc mục vụ của các cộng đoàn được thiết lập bởi việc truyền giáo tông đồ và vì vậy họ là những người kế vị các tông đồ.
Sự kế vị tông đồ không cho biết các giám mục tiên khởi đã được chọn lựa hay được chỉ định như thế nào. Suy diễn từ cách thực hành của người Do Thái, và dựa trên sự diễn tả việc Phaolô bổ nhiệm Timôtê (trong II Tim 1:6), một số người nghĩ đến việc đặt tay. Mặt khác, trong sách Didache 15:1 (khoảng năm 100) nói các Kitô Hữu hãy tự chọn các giám mục và phó tế. Hơn thế nữa, chúng ta có thể cho rằng còn nhiều cách khác để bổ nhiệm giám mục. Tỉ như, vì các giám mục trưởng lão (presbyter-bishop) là những người có kết hôn, rất có thể họ sắp xếp để con cái kế vị họ. Đó là một thời kỳ mà chúng ta không có đủ dữ kiện. Sau cùng Hội Thánh đã hình thành một khuôn khổ tuyển chọn và tấn phong các giám mục, và từ thế kỷ thứ ba trở đi nó đã trở thành phổ quát.
Trong câu trả lời về các bí tích, tôi vạch ra rằng “được thiết lập bởi Đức Kitô” không nhất thiết có nghĩa là trong khi còn sống, Đức Giêsu đã thận trọng suy nghĩ về hệ thống bí tích, hoặc đã thấy trước các chi tiết chính xác của các bí tích khác nhau mà Người đã ban cho Giáo Hội trong và qua các tông đồ. Những gì Người thi hành trong bữa Tiệc Ly là nguồn gốc, không riêng cho bí tích thánh thể, nhưng còn cả bí tích chức thánh nữa. Học thuyết của Giáo Hội Công Giáo La Mã và các giáo hội khác đã “ước đoán” sự phong chức thánh bắt nguồn từ quyền thánh hóa của Đức Kitô được thi hành trong chức giám mục, linh mục, và phó tế, nhưng không phải mọi khía cạnh của điều này được phát triển. Tí như, trong bữa Tiệc Ly, không có lời nào của Đức Giêsu nói rõ ai là người “phong chức” cho người khác, hoặc theo kiểu cách nào. Ngay cả hình ảnh phổ thông là Đức Kitô tấn phong nhóm Mười Hai trong bữa Tiệc Ly thì cũng không nhấn mạnh rằng Người đã đứng lên và đi chung quanh bàn ăn để đặt tay trên từng người. Những người mà Giáo Hội nhìn nhận là giám mục, linh mục, và phó tế thì được chia sẻ nhiệm vụ chăn dắt mà chính Đức Giêsu thi hành đối với những ai đi theo Người, và sau đó các tông đồ thi hành đối với các tín hữu đầu tiên. Tác vụ chức thánh không được Giáo Hội thiết lập với thẩm quyền của mình; đúng hơn sự hiện diện của tác vụ này là một phần thiết yếu cho việc tiếp nối tác vụ của Đức Giêsu Kitô và giúp hình thành Giáo Hội. Các điều thiết yếu này được xác nhận bởi học thuyết mà nó diễn tả chức thánh như một bí tích do Đức Kitô thiết lập – không phải là các phương thức chọn lựa bởi ai và như thế nào. Các phương thức được cố định bởi sự thực hành tôn giáo.
Phần lớn tôi cố gắng diễn tả vai trò của các giám mục trưởng lão trong Tân Ước; và trong đó các giám mục trưởng lão không bao giờ được nói là cử hành thánh thể. Đoạn gần nhất có thể gán hành động phụng vụ này cho các trưởng lão là sự trình bày trong Giacôbê 5:14-15 nói rằng các trưởng lão của giáo hội phải được mời đến và xức dầu cho người đau yếu. Vào đầu thế kỷ thứ hai, như chúng ta có thể thấy trong các thư của Đức I-nha-xiô ở Antiôkia, trong cơ cấu ba bộ phận gồm một giám mục, nhiều trưởng lão, nhiều phó tế mà đức giám mục cổ vũ, việc cử hành thánh thể được dành cho một mình giám mục, cũng như cử hành bí tích rửa tội. Khi giám mục đi vắng, người có thể ủy nhiệm cho những người khác. Tuy nhiên, trước đó, trong thời Tân Ước chúng ta không biết rõ ai là người cử hành thánh thể.
Kể từ bữa Tiệc Ly trong hai tường thuật (Luca và Phaolô), Đức Giêsu nói với những người hiện diện, họ là nhóm Mười Hai hay được bao gồm trong đó, “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy,” sự thừa nhận là nhóm Mười Hai được nhớ đến vì họ chủ tọa việc cử hành thánh thể. Nhưng họ ít khi hiện diện trong việc cử hành thánh thể ở thế kỷ thứ nhất, và chúng ta không biết có ai được thường xuyên giao cho công việc này hay không, nếu có, người đó là ai. (Tôi phải nhấn mạnh đến điều này vì một vài tác giả ngày nay nhiều khi quả quyết chắc chắn rằng chủ nhà cử hành thánh thể. Đó là một sự phỏng đoán; không có một bản văn nào trong Tân Ước nói như thế). Sau cùng, giáo hội chỉnh đốn và hợp thức hóa việc cử hành thánh thể; và thật vậy, đó là một phát triển không thể tránh nếu các cộng đoàn muốn thường xuyên cung cấp bánh sự sống. Họ không thể dựa vào sự cung cấp may rủi.
Tôi chú trọng phần lớn đến hình ảnh Tân Ước và ngay sau thời Tân Ước. Trong tất cả các tài liệu đó, chữ “linh mục” không bao giờ được áp dụng cho một thừa tác viên Kitô Giáo. Khi người ta hỏi tôi, Đức Giêsu nghĩ gì về các linh mục, câu trả lời tiêu chuẩn của tôi là khi có những chữ liên quan đến thái độ của Đức Giêsu đề cập đến các tư tế, những chữ ấy nói về người có chức năng trong Đền Thờ Do Thái để dâng lễ vật. Không có bất cứ dấu chỉ nào là Đức Giêsu dùng chữ “tư tế” để ám chỉ các môn đệ hoặc một thừa tác viên của cộng đoàn tương lai. Điều đó không có nghĩa rằng thừa tác viên của cộng đoàn tương lai này thì không được Đức Kitô thiết lập. Các tác vụ xuất phát từ các hành động của Đức Giêsu; và vì chức linh mục thừa tác Kitô Giáo thì liên hệ mật thiết với Thánh Thể, chức linh mục xuất phát từ những gì Đức Giêsu thi hành trong Bữa Tiệc Ly. Nhưng thuật ngữ chức linh mục thì phải phản ánh chính cảm nghiệm của Đức Giêsu là một người Do Thái, và đã có các tư tế Do Thái rồi.
Trong giai đoạn sau thời Tân Ước chúng ta thấy toàn thể cộng đồng Kitô Hữu là “sở hữu riêng của Thiên Chúa”, họ được gọi là “hàng tư tế vương giả” (1 Ph 2:9). Điều đó đưa đến sự sai lầm khi nói rằng “chức tư tế của giáo dân”; đúng hơn đó là chức tư tế của toàn thể dân Chúa, không được giảm thiểu bằng cách phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân – của lễ hy sinh mà một tư tế dâng lên đó là một đời sống tốt lành để vinh danh Thiên Chúa (1 Ph. 2: 12 và 2:5). Chúng ta cũng thấy chính Đức Giêsu được đề cập đến như một tư tế, rõ ràng nhất là trong Thư gửi tín hữu Do Thái. Tuy thư này cho biết một chữ thường dùng để chỉ hàng tư tế lêvi của Do Thái nhưng nó giải thích rằng Đức Giêsu không phải là một tư tế lêvi mà là một tư tế theo phẩm hàm Melchisedek, vừa là tư tế vừa là vua của Giêrusalem, không phải là một người thuộc Lêvi và chức tư tế không lệ thuộc vào nguồn gốc phả hệ. Cho đến nay, tôi biết vào khoảng năm 200, chữ “tư tế” bắt đầu được áp dụng cho giám mục và mãi sau này mới được áp dụng cho trưởng lão. Khi Thánh Thể bắt đầu được nghĩ là một của lễ hy sinh, người được giao cho nhiệm vụ chủ tọa nghi thức thánh thể (giám mục và sau này trưởng lão) được gọi là tư tế, vì tư tế có dính dáng đến của lễ này.
Không. Tôi không nói như thế. Một sự phát triển thuật ngữ về loại này phản ánh sự phát triển hiểu biết về một thực tại và giúp đưa ra các khía cạnh của nó. Những diễn tả về giám mục trưởng lão trong các thư Mục Vụ về diện chăn dắt và quản trị nói lên một phần quan trọng của tác vụ Kitô Giáo. Nhưng nguồn gốc của tác vụ đó trong chính Đức Kitô thì không rõ trong các thư Mục Vụ. Khi một thừa tác viên bắt đầu được gọi là tư tế thì sự tương giao giữa chức trưởng lão và chức tư tế của Đức Giêsu Kitô theo thư gửi tín hữu Do Thái, trở nên rõ ràng hơn. Trưởng lão thì không chỉ là một mục tử và người cai quản; trưởng lão tham dự vào hành vi cầu thay nguyện giúp của Đức Giêsu Kitô, ngay cả khi thánh lễ làm sống lại cái chết của Chúa cho đến khi Người lại đến. Tôi có nhắc rằng một số giáo hội Tin Lành không dùng chữ linh mục cho tác vụ của họ; và tôi hoài nghi rằng những khác biệt thực tế về quan điểm làm tách biệt Công Giáo và Tin Lành đối với thừa tác vụ thì có lẽ phản ánh một lý tưởng khác nhau tương ứng với cách dùng chữ thừa tác vụ và linh mục. Trong tác vụ của họ, các giám mục trưởng lão của thư Mục Vụ là các gương mẫu lý tưởng cho Kitô Hữu, không chỉ về nhân đức, nhưng còn trong lối sống thường ngày. Họ được chọn là vì biết cách điều hành gia đình, là người chồng tốt và người cha tốt. Sự can dự của các giám mục trưởng lão như thế được cho là đương nhiên. Trái lại, các tư tế Lêvi Cựu Ước, khi dâng lễ vật thì được hoàn toàn tách khỏi thế tục. Ông ta được thanh tẩy đặc biệt, được mặc phẩm phục đặc biệt, và được tách rời khỏi cộng đoàn bởi vì ông ta sẽ tiếp xúc với Thiên Chúa, Đấng Toàn Thánh. Tôi sẽ cho đó là điều không thể tránh khi chữ tư tế bắt đầu được sử dụng cho giám mục và trưởng lão Kitô Giáo, một số điều này đòi hỏi sự tách biệt khỏi thế tục và một sự thánh thiện độc đáo khác với khuôn khổ đời sống hàng ngày, nó trở nên một phần lý tưởng cho giám mục trưởng lão. Trong cuốn sách của tôi Priest and Bishop (linh mục và giám mục) tôi nói rõ rằng điều này tạo nên một căng thẳng trong sự mong đợi của người Công Giáo nơi các linh mục của họ. Là các thừa tác viên, các linh mục phải can dự vào đời sống của những người mà họ là các mục tử, các giáo sĩ còn có nhu cầu của đời sống thường ngày và các khó khăn; nhưng là các linh mục họ còn được mời gọi để đại diện cho cộng đoàn trong một phương cách đặc biệt trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, một cách nào đó họ có nhu cầu được tách biệt và tận hiến độc đáo cho Thiên Chúa.
Trước khi trả lời, tôi khuyên bạn phải đôi chút thận trọng về chữ “đầu của Giáo Hội.” Trong ngôn ngữ Tân Ước, chữ đó được dùng cho Đức Kitô, nhất là trong thư Côlótxê và Êphêsô. Giáo Hội là thân thể và Đức Kitô là đầu. Ngay cả về phương diện đức giáo hoàng là người kế vị T. Phêrô theo học thuyết Công Giáo La Mã, chúng ta phải luôn luôn rõ ràng là sự lãnh đạo của đức giáo hoàng không thay cho vị trí độc đáo hàng đầu của Đức Kitô vì đó là niềm tin chung của Kitô Hữu. Đức Kitô hành xử quyền đó một phần nào qua sự lãnh đạo của giáo hoàng, như thế đức giáo hoàng không phải là đối thủ của Đức Kitô.
Trở lại câu hỏi của bạn, tôi sẽ nhận xét về hai lĩnh vực: thứ nhất là về lĩnh vực những gì ông Phêrô thi hành khi còn sống, và thứ hai là lĩnh vực biểu tượng khi nói về ông Phêrô. Về lĩnh vực đời sống, trong cả bốn Phúc Âm ông Phêrô xuất hiện như một môn đệ quan trọng nhất của Đức Giêsu về việc được thường xuyên nhắc đến, và thường lên tiếng. Thật vậy, trong cả bốn Phúc Âm, ông thường xuyên là phát ngôn viên của nhóm Mười Hai và các môn đệ trực tiếp của Đức Giêsu. Trong phương cách tiếp cận với các Phúc Âm hiện thời, chúng ta biết rằng có một nội dung căn bản xuất phát từ thời Đức Giêsu và một sự phát triển nội dung đó trong sự rao giảng Kitô Giáo. Do đó, dù hoạt động của ông Phêrô trong thừa tác vụ của Đức Giêsu thì hoàn toàn có tính cách lịch sử trong ý nghĩa rằng ông đã thi hành những điều rất nổi nang trong thời của Đức Giêsu, hoặc là một sự đơn giản hóa được tạo ra bởi sự rao giảng của Kitô Hữu, chúng ta vẫn được biết về sự quan trọng của ông Phêrô trong khi ông còn sống, vì phần lớn sự phát triển Phúc Âm qua sự rao giảng xảy ra trong những năm giữa khổ hình thập giá của Đức Giêsu trong đầu thập niên 30 và cái chết của ông Phêrô trong giữa thập niên 60.
Sự nổi nang của ông Phêrô qua sự hoạt động sau khi Đức Giêsu phục sinh thì được trình bày trong sách Công Vụ; và nếu chúng ta dùng cách tiếp cận hiện đại đối với Công Vụ như một công việc của thập niên 80, chúng ta biết được rằng tối thiểu trong thập niên 80 ông Phêrô được nhớ đến là người tích cực nhất của nhóm Mười Hai ở Giêrusalem và, thật vậy, cả bên ngoài Giêrusalem trong năm đầu của phong trào Kitô Giáo. Điều này được xác nhận gián tiếp bởi các thư của ông Phaolô. Ông Phaolô rao giảng cho các giáo hội ở Galát, và khi ông viết cho tín hữu Galát, ông đơn giản cho rằng họ đã biết ông Cephas (Phêrô) là ai, khi nhắc đến sự hiện diện của ông trong quá khứ ở Giêrusalem và Antôkia. Tương tự, khi ông viết thư I Côrintô và thảo luận về các đặc quyền của một tông đồ, ông nhắc đến ông Cephas và vợ của ông này (I Cor. 9:3). Người ta có thể suy đoán rằng trong các cộng đồng Kitô Hữu ở khắp nơi trong thời gian thập niên 60, tên của ông Phêrô được biết đến và ông được coi như một nhân vật quan trọng.
Nếu tôi đi sang lĩnh vực biểu tượng, có lẽ nó đã có trong khi ông ta còn sống, nhưng chắc chắn là trong tài liệu được luân lưu sau khi ông chết. Ông Phêrô trở nên dấu hiệu của sự lãnh đạo mục vụ trong các vùng khác nhau. Tôi phải nhấn mạnh rằng các Phúc Âm của Mátthêu, Luca, và Gioan, tất cả dường như được viết xuống sau khi ông Phêrô từ trần và vì thế các bản văn nói về ông Phêrô có một tầm quan trọng vì đã cho thấy tư duy của những người sống trong tam cá nguyệt sau cùng của thế kỷ đầu tiên thì thích đáng với nhân vật này. Trong Mátthêu 16:16-18, chúng ta có một đoạn nổi tiếng, trong đó Đức Giêsu nói với ông: “Hỡi Simon, Bar-Jona, anh thật có phúc! Vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Và Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” Trong câu này, ông Phêrô được nêu cao như người nhận sự mặc khải của Thiên Chúa mà đã giúp ông có thể công bố về Đức Giêsu Kitô, Con của Thiên Chúa hằng sống. Vì sự mặc khải và công bố đó, ông được miêu tả như tảng đá mà Giáo Hội sẽ được xây trên đó. Điều đó chắc chắn ám chỉ một ký ức về ông Phêrô như một người rao giảng vĩ đại, một người nói lên sự hiểu biết đúng đắn về căn tính của Đức Giêsu, mà điều đó tạo thành phúc âm này, và như một người mà sự rao giảng và đức tin của ông là nền tảng của Giáo Hội như Mátthêu đã biết.
Trong Luca 22:31-34, khi Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly và đối diện với cái chết, Người cho biết ông Phêrô sẽ chối bỏ Người trước khi gà gáy; nhưng trước hết Đức Giêsu đã thốt lên lời cầu nguyện đặc biệt cho ông Phêrô, “Simon, Simon, này đây Xatan xin được thử thách anh em như hạt lúa, nhưng thầy đã cầu nguyện cho anh để đức tin của anh không thất bại. Và anh, khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em.” Trong sự diễn tả đó, Kitô Hữu thuộc tam cá nguyệt sau cùng của thế kỷ thứ nhất được dạy bảo rằng Đức Giêsu đã coi ông Phêrô như một công cụ đặc biệt để củng cố đức tin của những ai theo Người sau này, và trong sự khủng hoảng gây ra bởi khổ hình thập giá và sự phục sinh, lời cầu nguyện đặc biệt cho ông Phêrô sẽ giúp ông vượt qua và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự mở đầu và tồn tại của Giáo Hội.
Trong Gioan 21:17-19, Đức Giêsu phục sinh được miêu tả khi nói chuyện với ông Simon Phêrô, thử nghiệm tình yêu của ông, và sau đó giao phó cho ông vai trò nuôi dưỡng đàn chiên. Đây là một đoạn quan trọng khác thường trong Phúc Âm mà nó đã nhận biết một địa vị ưu việt độc đáo dành cho Đức Giêsu là Mục Tử Nhân Lành. Hầu như qua cách nhượng bộ, ông Phêrô, vì tình yêu của ông dành cho Đức Giêsu, ông được ban cho việc chăn dắt đàn chiên thuộc về Đức Giêsu. Cả ba đoạn này được viết cho các cộng đoàn khác nhau xác nhận tính cách biểu tượng liên tục của ông Phêrô như hiện thân của đức tin, lời tuyên bố, sự chăm sóc mục vụ, và sự hỗ trợ liên tục trong Giáo Hội.
Hãy để ý rằng khi tôi nói về ông Phêrô, tôi không nói ông là vị lãnh đạo duy nhất trong Giáo Hội. Tôi thận trọng nói rằng trong khi ông còn sống, tất cả đồng ý rằng ông là người nổi nang nhất trong nhóm Mười Hai, và sau khi ông chết, hình ảnh của ông có giá trị biểu tượng rất lớn cho nền tảng và sự chăm sóc mục vụ nói chung của Giáo Hội. Nhưng trong các lãnh vực khác của Giáo Hội, vai trò của ông Phêrô bị giới hạn. Tỉ như, không có chứng cớ chắc chắn trong Tân Ước về ông Phêrô là người cai quản một giáo hội địa phương, dù ờ Giêrusalem, Antiôkia, hay Rôma – người cai quản sau này được gọi là giám mục. Và các nhân vật khác ngoài ông Phêrô có vai trò lãnh đạo trong Giáo Hội. Thí dụ, nếu chúng ta nghiên cứu hoàn cảnh Giáo Hội ở Giêrusalem khoảng năm 49 – giai đoạn của Công Đồng Giêrusalem – chúng ta phải công nhận rằng có những người quan trọng khác tham dự trong cuộc thảo luận về vấn đề tòng giáo của dân Ngoại mà không nhấn mạnh rằng trước hết họ phải trở nên người Do Thái (đó là, không nhấn mạnh rằng dân Ngoại phải chịu cắt bì). Ông Phêrô có sự quan trọng độc đáo là người nổi nang nhất trong nhóm Mười Hai; ông Giacôbê có sự quan trọng độc đáo là một người bà con với Đức Giêsu, ông là người lãnh đạo cộng đồng Giêrusalem; ông Phaolô có sự quan trọng độc đáo là một nhà truyền giáo vĩ đại cho dân Ngoại mà tác vụ tông đồ của ông đã kết tinh vấn đề dân Ngoại tòng giáo. Mỗi nhân vật này có quyền bày tỏ ý định của mình, và họ có thể không đồng ý về cách giải quyết vấn đề. May thay, tất cả đều đồng ý về điều mà chúng ta gọi là quyết định sau cùng, sự khả dĩ có thể đón nhận dân Ngoại mà không cắt bì.
Bạn hỏi tôi ông Phaolô có phản đối ông Phêrô không. Có, ông ấy đã làm trong hai trường hợp mà chúng ta biết. Trong trường hợp ở Giêrusalem mà tôi vừa đề cập đến, ông Phaolô đến Giêrusalem với sự tin tưởng rằng ông đã công bố một phúc âm đích thật về ơn sủng của Đức Giêsu Kitô để hoán cải mọi người; và hiển nhiên từ những lời của ông, bất kể những gì ông Phêrô, hay Giacôbê, hay bất cứ ai (ngay cả thiên thần) nói, ông Phaolô sẽ không thay đổi phúc âm của ông. Tuy thế, ông phải đối phó với ông Phêrô và Giacôbê và những người cầm quyền Giêrusalem. Ông chê bai đề cập đến họ là những trụ cột của Giáo Hội (Gal 2:9), nhưng ngay cả sự chê bai đề cập ấy đã ám chỉ về sự quan trọng của ông Phêrô. Hiển nhiên, có những người nghi ông là một “trụ cột của Giáo Hội”; và ngay cả khi ông Phaolô không chia sẻ sự khâm phục của họ, ông vẫn phải lên Giêrusalem và đối phó với ông Phêrô vì tầm quan trọng của những người cầm quyền Giêrusalem. Họ có quyền phá vỡ koinonia hay sự hiệp thông với ông Phaolô, và với ông Phaolô, điều đó đã hủy hoại công trình của ông trong ý nghĩa là tạo sự chia rẽ trong những người theo Đức Kitô. May mắn, như tôi đã nói, sự hiệp thông được duy trì tại Giêrusalem (Gal 2:9). Lần khác ông Phaolô gặp khó khăn với ông Phêrô là ở Antiôkia sau đó, ở đây một vấn đề khác được tranh luận (Gal 2:11-14). Liệu những người ngoại tòng giáo được thu nhận mà không cắt bì thì có phải giữ luật về thức ăn của người Do Thái không? Ít nhất, dường như đó là một cách giải thích cuộc tranh luận về việc ông Phêrô ăn uống với người không cắt bì và thay đổi suy nghĩ của ông dưới áp lực của những người thuộc ông Giacôbê. Khi ông Phêrô nhượng bộ những người muốn ngăn cấm sự đồng bàn với Kitô Hữu gốc dân Ngoại, ông Phaolô xét đoán rằng ông Phêrô đã phản bội phúc âm. Hiển nhiên đây là giây phút giận dữ và tiêu biểu cho sự bất đồng lớn giữa hai nhaà lãnh đạo Kitô Giáo, hay ngay cả giữa ba người. Sự phân tích tổng quát của tôi là ông Phaolô cả quyết rằng dân Ngoại không bị buộc bởi luật lệ về thức ăn; người của ông Giacôbê thì cả quyết rằng họ phải bị như thế; và ông Phêrô đã giữ lập trường trung dung mà vấn đề là sự tự do, nhưng ông thà đứng về phía những người của ông Giacôbê hơn là chia rẽ cộng đồng.
Tôi coi đó như một chứng cớ hiển nhiên rằng ông Phaolô không phải chấp nhận mọi quan điểm của ông Phêrô và ông Phêrô không phải chấp nhận mọi quan điểm của ông Phaolô. Và tôi nghĩ điều cấp bách trong Kitô Giáo ngày nay là chúng ta nhìn nhận có những vấn đề tranh luận giữa các thần học gia Kitô Giáo và ngay cả những người lãnh đạo Kitô Giáo. Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng trong mối tương quan giữa hoàn cảnh Phêrô-Phaolô là khi nói đến các cốt yếu đức tin về Đức Kitô trong I Cor 15 – một đoạn mà ông Phaolô nói về sự chết và sự phục sinh và sự xuất hiện của Đức Giêsu – ông đã nhắc đến lần xuất hiện đầu tiên với ông Caphas (Phêrô), và sau đó xuất hiện với ông Giacôbê, và sau đó xuất hiện với chính ông. Trong khi thuật lại tất cả những điều đó, ông Phaolô nói, “Chúng tôi rao giảng như thế để anh chị em tin như thế.” Ông nhìn nhận rằng trong các điều cốt yếu của việc công bố về Đức Kitô, chính ông và Phêrô và Giacôbê đã rao giảng cùng một thông điệp căn bản, và Kitô Hữu phải tin điều ấy. Nếu một sự đa dạng chính đáng phải được nhìn nhận trong Kitô Giáo ngày nay, thì điều đó là cần phải đồng nhất trong những điều cốt yếu. Như thế sự bất đồng giữa ông Phêrô và Phaolô thì không làm giảm đi sự quan trọng của ông Phêrô trong các phương cách đặc biệt như tôi đã nhắc đến.
Vào cuối thế kỷ thứ hai, chúng ta có một danh sách các giám mục của các thành phố lớn. Tỉ như, trong danh sách các giám mục của Rôma được đưa ra bởi Irenaeus, đứng đầu là ông Phêrô. Tuy nhiên, người ta có thể hỏi điều đó có nghĩa gì. Đâu đó trong thế kỷ thứ hai (có lẽ khoảng giữa thế kỷ đó) giáo hội ở Rôma hình thành cơ cấu một giám mục và nhiều trưởng lão. Từ đó trở đi, người trưởng lão nào được nhìn nhận là người lãnh đạo Giáo Hội Rôma, nhất là về các vấn đề liên quan đến các giáo hội khác, được gọi là giám mục. Trước khi phát triển hệ thống một giám mục, nhiều vấn đề ở Rôma dường như được giải quyết bởi một nhóm trưởng lão, nhưng trong nhóm đó, điều không thể tránh là một người nổi bật cách tự nhiên và ngầm được nhìn nhận là giám mục cho một mục đích đặc biệt.
Tỉ như, chúng ta có thể nhận thấy một lá thư được Giáo Hội Rôma gởi đi với lời khuyên cho Giáo Hội Côrintô, khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, được viết bởi Clement, một trưởng lão của Giáo Hội Rôma. Không chắc là Clement được gọi là giám mục của Rôma; theo thuật ngữ ngày nay, người gần với chức thư ký điều hành của giáo hội. Tuy vậy, vì người được nhớ đến như trưởng lão nổi bật nhất trong các trưởng lão thời bấy giờ, tên của người xuất hiện trong danh sách này như một giám mục của Rôma.
Tương tự, tôi cho rằng trong thập niên 60, khi ông Phêrô đến Rôma, vị đứng đầu nhóm Mười Hai này là nhân vật nổi nang nhất trong Giáo Hội Rôma. Theo ngôn ngữ vào cuối thế kỷ thứ hai, điều đó sẽ khiến cho ông được liệt kê là giám mục của Giáo Hội Rôma, ngay cả khi các người cùng thời với ông Phêrô có lẽ không dùng từ đó cho ông. Vì nhiệm vụ của một giám mục là trông coi một giáo đoàn nhỏ và sống giữa họ, tôi có thể nói rằng sự quan trọng của ông Phêrô thì vượt xa trên vai trò đó: vì là người thứ nhất của nhóm Mười Hai ông đại diện cho toàn thể Ít-ra-en đổi mới và vai trò xét xử tất cả Kitô Hữu của Thiên Chúa.
Điều đó đúng trong nhiều phương cách. Chắc chắn rằng các nhà tư nơi tụ họp của các Kitô Hữu tiên khởi phải rất khác với các nhà thờ của chúng ta, và kiểu cách hội họp và điều mà chúng ta có thể gọi là nghi thức phụng vụ sẽ khác ngay cả nếu đã có các bài thánh ca và kinh nguyện. Như tôi đã nhắc đến, họ có bí tích rửa tội và thánh thể. Nhưng, thần học của chúng ta về bí tích rửa tội và thánh thể là một tổng hợp các ý tưởng mà có thể rất riêng biệt trong thời Tân Ước, trong ý nghĩa là không ai của một cộng đồng có thể có tất cả những ý tưởng đó. Các Kitô Hữu tiên khởi có những hình thức lãnh đạo giáo hội khác biệt, nó được phát triển mau chóng vào cuối thế kỷ thứ nhất. Thật thú vị là một số giáo hội đó đã nói về các giám mục, nhưng các giám mục đó khác với các giám mục của các giáo phận lớn mà chúng ta biết ngày nay. Và tôi cho rằng còn có nhiều đặc điểm khác ám chỉ sự khác biệt có thể nhắc đến. Nói cho cùng, giáo hội bao gồm con người sống trong một thời gian; và, trong khi nó có căn tính từ Đức Kitô, giáo hội thay đổi qua các thế kỷ tùy theo nhu cầu và khuôn khổ đời sống của các cá nhân làm thành giáo hội. Thư gửi tín hữu Do Thái 13:8 nói rằng “Đức Giêsu Kitô thì không thay đổi hôm qua, hôm nay, và mãi mãi.” Không có sách Tân Ước nào cho rằng giáo hội thì không thay đổi hôm qua, hôm nay, và mãi mãi.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ khiến tôi kinh ngạc thì không phải những thay đổi mà là sự liên tục vẫn có giữa giáo hội đầu tiên và giáo hội ngày nay. Chúng ta tin rằng chính Thánh Thần mà Đức Kitô phục sinh đã ban cho các môn đệ thì cũng đã tiếp sức sống cho giáo hội ngày nay. Bí tích rửa tội căn bản ban cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa và làm cho chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa thì cũng đã làm như thế cho Kitô Hữu đầu tiên. Chính thánh thể nuôi dưỡng sự sống đó thì cũng đã làm như thế cho Kitô Hữu đầu tiên. Kiểu cách quản trị và danh xưng của những người chăm sóc mục vụ thì có thể thay đổi, nhưng chính thẩm quyền làm nên vương quốc của Thiên Chúa và các quy tắc hiện diện trong thế giới mà Đức Kitô thông ban cho giáo hội qua các tông đồ thì vẫn hoạt động trong giáo hội ngày nay.
Có lẽ tôi có thể cụ thể hóa điều này trong một phương cách mà tôi thấy thật ý nghĩa. Tài liệu xưa nhất còn giữ được là thư thứ nhất của T. Phaolô gửi cho giáo đoàn Thêsalônica. Thư được viết khoảng năm 50. Hãy tự trả lời câu hỏi thật hấp dẫn này: Giả sử, Kitô Hữu chúng ta ở thế kỷ hai mươi mốt, có thể đi ngược thời gian và bước vào cuộc họp của những người tòng giáo ở Thêsalônica khi lần đầu tiên họ được nghe đọc lá thư này. Khi nghe đọc, chúng ta có nhận ra rằng chính chúng ta có cùng một đức tin như những người ấy không? Chúng ta có biết rằng đó không phải là một hội đường Do Thái hay một hội họp của người ngoại giáo nhưng thực sự trong một nhà thờ Kitô Giáo không? Không phải mất đến hai phút để quyết định, vì trong năm câu đầu tiên của tài liệu xưa nhất này được viết bởi một Kitô Hữu thì đã nhắc đến Chúa Cha, Chúa Giêsu Kitô, và Chúa Thánh Thần. Đã nhắc đến việc làm của đức tin, sự lao nhọc của đức ái, và sự kiên trì của đức cậy. Câu hỏi của bạn liên quan đến những khác biệt giữa giáo hội thời Tân Ước và giáo hội ngày nay. Một sự giống nhau về bản chất là chúng ta tuyên xưng cùng một Chúa Cha, cùng một Chúa Giêsu Kitô, và cùng một Chúa Thánh Thần; và trên hết mọi sự chúng ta vẫn quý trọng đức tin, đức cậy, và đức ái.