Bản dịch Kinh Thánh thích hợp nhất phải được xét đoán theo mục đích của người đọc. Đọc trước công chúng, như trong các ngày Chúa Nhật hay trong các nghi thức chung, đòi hỏi một loại trang nghiêm nào đó; vì thế, các bản dịch thông thường thì không thích hợp cho mục đích đó. Đọc riêng tư, ngược lại, vì mục đích suy gẫm và sảng khoái tinh thần, thì đôi khi một bản dịch bắt mắt, kiểu thân thiện lại tốt nhất. Những loại đọc riêng tư khác vì mục đích nghiên cứu kỹ lưỡng thì một bản dịch vẫn còn giữ những câu khó hiểu và mơ hồ của bản gốc thì thích hợp hơn.
Có lẽ câu trả lời hay nhất nói chung là hướng bạn đến các bản văn Kinh Thánh nguyên thủy bằng các thứ tiếng Hebrew, Aramaic, và Hy Lạp, có những câu khó hiểu hoặc mơ hồ. Nhiều khi các tác giả viết không rõ ràng. Có lúc dịch giả phải đoán ý nghĩa ở mức phần trăm nào đó. Do đó, họ phải chọn hoặc dịch sát nghĩa (literal) và giữ nguyên sự tối nghĩa của bản gốc hoặc dịch cách tự do và giải quyết sự mơ hồ của bản gốc. Một bản dịch sát nghĩa cần được đi kèm bởi các chú thích hay chú giải để đưa ra các giải pháp có thể cho sự tối nghĩa này. Một bản dịch tự do tiêu biểu cho sự lựa chọn mà dịch giả nghĩ về ý nghĩa của đoạn khó hiểu. Trong một ý nghĩa, sự chú giải thì đã bao gồm trong bản dịch này. Vì lý do đó, một bản dịch tự do thì dễ đọc nhưng khó trở thành đề tài nghiên cứu.
Trong các bản dịch sát nghĩa có bốn hay năm bản có thể được sử dụng với lợi ích. Tôi phải cảnh giác bạn rằng vào cuối thập niên 1980 và đầu 1990 hầu như các bản dịch chính đều có những sửa đổi lớn, và người ta phải thận trọng khi mua một cuốn Kinh Thánh để có được bản mới nhất.
Cuốn Kinh Thánh tôi thường sử dụng là “The Revised Standard Version”. Dù nó có những câu khó hiểu, nhưng nó có nhiều phần dễ đọc và thận trọng dịch sát nghĩa.
Có lẽ người Công Giáo Hoa Kỳ dùng cuốn “The New American Bible” nhiều nhất; hầu như đó là những gì được đọc trong thánh lễ ngày Chúa Nhật. Phần Cựu Ước của bản dịch đó thì tuyệt hảo và hầu như tốt hơn bản “The Revised Standard Version”. Tuy nhiên, phần Tân Ước nguyên thủy của bản dịch New American thì khiếm khuyết trầm trọng, một phần là vì các câu của nó bị viết lại sau khi rời khỏi tay các dịch giả nguyên thủy. Một số lựa chọn thật tệ, tỉ như, dịch “vương quốc của Thiên Chúa” thành “sự trị vì của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, bây giờ vấn đề này không còn xác đáng, vì phần Tân Ước trong The New American Bible đã được làm lại hoàn toàn vào cuối thập niên 1980, và được đưa vào phụng vụ trong đầu thập niên 1990.
Người ta phải phân biệt lập trường trước đây của Công Giáo và mới đây. Kinh Thánh là một đề tài tranh luận giữa những người Cải Cách và các thần học gia của Công Đồng Trent. Theo sự xét đoán của Công Giáo, các bản dịch tiếng địa phương do người Cải Cách thi hành thì thích nghiêng về lập trường của Tin Lành. Hậu quả là Công Đồng Trent nhấn mạnh rằng, khi đọc nơi công chúng, các bài giảng, và những giải thích, cuốn Kinh Thánh Vulgate tiếng Latinh từng được sử dụng trong Giáo Hội nhiều thế kỷ thì phải được tiếp tục sử dụng. Hậu quả thực tế của việc này là các bản dịch Kinh Thánh của Công Giáo được dựa trên bản Vulgate tiếng Latinh, trong khi các bản dịch Kinh Thánh Tin Lành thì được dựa trên các tiếng nguyên thủy (Hebrew, Aramaic, và Hy Lạp).
Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo muốn các chú thích cuối trang phải tôn trọng giáo huấn của Giáo Hội đối với đức tin cũng như các luân lý và những dẫn giải của các Giáo Phụ. Theo đó, người Công Giáo được dạy bảo là đừng đọc Kinh Thánh Tin Lành để họ khỏi bị đầu độc trái ngược với đức tin của mình. Về phía bên kia, chắc chắn người Tin Lành không đọc Kinh Thánh Công Giáo, một phần là vì họ cho rằng các Kinh Thánh này thì không chính xác và có những giảng dạy của Giáo Hội được ngụy trang.
Tất cả những điều này đã thay đổi. Bắt đầu thập niên 1950, các bản dịch Công Giáo, ngay cả những bản được đọc nơi công cộng và bài giảng, được dịch từ các tiếng nguyên thủy. Trong khi có lẽ vẫn còn những cuộc bút chiến ở cả hai phía, Kinh Thánh không còn là một vũ khí cho cuộc chiến giữa các giáo hội Tin Lành và Công Giáo La Mã. Người Công Giáo đã góp phần trong ấn bản mới nhất của “The Revised Standard Version” và người Tin Lành đã chia sẻ trong ấn bản mới nhất của “The New American Bible”. Hiện nay chúng ta giúp nhau để hiểu Kinh Thánh.
Về phần Tân Ước, Công Giáo và Tin Lành có cùng số sách (27 cuốn). Sự khác biệt là ở Cựu Ước. Người Do Thái và Tin Lành chỉ có 39 cuốn trong khi Cựu Ước của Công Giáo có 46 cuốn. Bảy cuốn khác biệt này là Tobit, Judith, 1-2 Macabee, Khôn Ngoan (của Salomon), Sirach (Huấn Ca – Giảng Viên), và Baruch. Tổng quát, các cuốn này được bảo tồn bằng tiếng Hy Lạp, không thấy trong tiếng cổ Do Thái (Hebrew) hay Aramaic.
Bộ Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp thường được gọi là bộ bẩy mươi (Septuagint), đó là bản dịch từ tiếng cổ Do Thái sang tiếng Hy Lạp bởi bẩy mươi giáo sĩ Do Thái vào trước khi Đức Kitô giáng sinh và được chấp nhận rộng rãi trong Hội Thánh thời tiên khởi.
Người Tin Lành nghi ngờ nguồn gốc của 7 cuốn này vì họ không thấy trong tiếng Hebrew hay Aramaic. Các thần học gia Công Giáo thường viện dẫn các cuốn này để minh chứng cho các học thuyết mà người Tin Lành khước từ. Thí dụ, trong 2 Maccabê 12:42-46, ông Judas Maccabeus và quân lính cầu xin cho các hành động tội lỗi của binh lính tử trận có thể được xoá bỏ nhờ sự sống lại của kẻ chết, đoạn này thường được dẫn giải để hỗ trợ cho vấn đề luyện ngục.
Ngày nay người Công Giáo và Tin Lành cùng nhau nghiên cứu Kinh Thánh và các cuốn này rất quan trọng để hiểu về Do Thái Giáo thời sơ khai (Do Thái Giáo bắt đầu sau thời kỳ lưu đầy ở Babylon 587 – 539 BC), và để hiểu Tân Ước.
Chữ apocrypha để chỉ về những sách mà người Công Giáo cũng như Tin Lành không chấp nhận là Sách Thánh. Apocrypha gồm các sách của người Do Thái tỉ như Enoch, Jubilees, và IV Ezra. Chữ này còn bao gồm các phúc âm không được coi là chính điển (canon). Một số cuốn này được bảo quản từ xưa, nhất là cuốn Phúc Âm Nguyên Thuỷ của Giacôbê (The Protoevangelium of James) là cuốn rất quan trọng để hiểu về thái độ của tín hữu Kitô đối với thời thơ ấu của Đức Giêsu. Một số cuốn này đã bị mất và được tìm thấy trong thời đại ngày nay. Cuốn nổi tiếng là Phúc Âm của Phêrô là một tường thuật tưởng tượng về cuộc khổ nạn. Đặc biệt, trong cuối thập niên 1940, ở Nag Hammadi hoặc Chenoboskion ở Ai Cập người ta khám phá ra một tuyển tập (hầu hết là ngộ đạo thuyết – gnostic) rất phổ thông, nhưng không chính xác, được coi là các phúc âm của ngộ đạo thuyết. Trong các cuốn này có một cuốn nổi tiếng là Phúc Âm của Tôma.
Để trả lời câu hỏi này phải giải đáp một vài câu hỏi sau: Làm thế nào để Giáo Hội công nhận một văn bản là Kinh Thánh? Trong Giáo Hội ấy có thẩm quyền nào để thi hành công việc này không? Dựa trên nguyên tắc gì?
Chính hiến pháp của nhiều giáo hội Tin Lành sẽ không thể đưa ra một nhận định có thẩm quyền để công nhận bộ Kinh Thánh mới. Giáo Hội Công Giáo có một thẩm quyền để hành động, nhưng quy tắc Công Giáo để công nhận Kinh Thánh thì sẽ cản trở điều đó. Trong Công Đồng Trent, quy tắc hướng dẫn việc nhìn nhận tính cách quy điển của Kinh Thánh là sự sử dụng lâu dài và được đọc rộng rãi trong giáo hội. Do đó, ngay cả một cuốn sách cổ được khám phá, tỉ như một lá thư chính thức của T. Phaolô, sự kiện rằng thư này không được đọc trong giáo hội sẽ cản trở việc được công nhận là chính điển.
Nhiều khi các học giả dính dáng đến việc khám phá các văn bản đã mất hoặc phát hành các văn bản này thì lại thích những công bố giật gân. Những người nào không thích đọc bộ Kinh Thánh chính điển thì lại thích thú đọc những điều bóng gió rằng Đức Giêsu đã xuống khỏi thập giá, kết hôn với Mary Magdelene, và hai người chung sống hạnh phúc ở Ấn Độ!
Đây là những phê bình (của Cha Raymond E. Brown) về nguỵ thư: - không có cuốn nguỵ thư nào được khám phá gần đây cho chúng ta biết một chút gì về tiểu sử, dữ kiện lịch sử về cuộc đời Chúa Giêsu mà chúng ta chưa được biết. – những cuốn này giúp chúng ta biết về những suy nghĩ của các tín hữu Kitô thời thế kỷ thứ hai (và sau này) đối với Chúa Giêsu, về việc họ tưởng tượng ra các chi tiết cuộc đời của Chúa Giêsu để lấp đầy những gì mà các Phúc Âm chính điển còn thiếu, và họ đã biến Chúa Giêsu trở thành phát ngôn viên cho kiểu cách thần học của họ.
Như vậy các cuốn nguỵ thư này có giá trị ở điểm nó giúp chúng ta hiểu được các nhóm Kitô Hữu đa diện của thế kỷ thứ hai đến thứ tư. Chúng không có giá trị đem lại dữ kiện lịch sử về Kitô Giáo trước khi T. Phaolô và T. Phêrô từ trần trong thập niên 60.
Phải phân biệt giữa hai nhóm, một nhóm là những cuốn được biết và được chép lại từ xưa, nhóm thứ hai là những cuốn của nhóm gnostic mới được tìm thấy. Trong nhóm đầu có cuốn Phúc Âm Nguyên Thuỷ của Giacôbê, có lẽ từ giữa thế kỷ thứ hai, mà nó được sao chép và được sử dụng trong giáo hội qua nhiều thế kỷ. Cuốn này có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của Đức Maria đối với Kitô Hữu, vì nó tưởng tượng ra quá khứ của người trước khi được sứ thần Gabriel truyền tin. Từ cuốn đó có tên của cha mẹ Đức Maria là ông Gioankim và bà Anna. Từ đó còn có câu chuyện dâng Đức Maria vào đền thánh khi còn nhỏ - và trở thành một ngày lễ trong Giáo Hội Công Giáo và được biết bao hoạ sĩ đưa vào tác phẩm nghệ thuật trong các phòng triển lãm trên thế giới. Cũng từ cuốn đó có hình ảnh T. Giuse là một ông già tay cầm cành hoa huệ tây, vì cây gậy của người được nói rằng đã nở hoa như một dấu chỉ rằng người được kết hôn với Đức Maria.
Câu trả lời tuỳ theo tính tình, kiến thức, và khả năng của người đọc. Có những người hăng say lúc đầu nhưng chán nản khi đọc đến phần phả hệ hoặc lề luật về tế lễ trong năm cuốn đầu, sau đó họ không bao giờ đọc tiếp.
Giả như một người có trình độ trung học hay đại học nhưng biết rất ít về Kinh Thánh, tốt nhất họ có thể chọn đọc theo ý thích và dễ hiểu hơn là đọc từng trang Kinh Thánh. Về Cựu Ước, họ có thể đọc từ Sáng Thế cho đến phần đầu của Xuất Hành, sau đó sang các phần Thẩm Phán, Samuel, và Các Vua để có ý niệm về nền quân chủ. Sau đó có thể từ đoạn cuối của Các Vua cho đến các phần Ezra và Nehemiah cho đến 1 Maccabees, để biết những gì xảy ra khi nền quân chủ xụp đổ và người Do Thái hồi hương sau thời lưu đầy. Sau đó đọc các đoạn từ sách Tiên Tri và Khôn Ngoan để biết về tư tưởng tôn giáo của người Do Thái qua các phát ngôn viên vĩ đại. Sách Thánh Vịnh, những lời cầu nguyện phong phú phát xuất từ các kinh nghiệm khác nhau trong đời sống, thì dễ hiểu và dễ cảm thông, dù không biết về quá trình của dân Ít-ra-en.
Về Tân Ước, độc giả có thể bắt đầu với các Phúc Âm Máccô và Gioan, sau đó là Công Vụ Tông Đồ, một vài thư của Thánh Phaolô để biết tinh thần của Giáo Hội Tiên Khởi.
Nói chung, rất tốt để đọc cuốn Kinh Thánh có những ghi chú để giải đáp những thắc mắc ngay tức thời vì mạch văn khó hiểu hay vì cần biết đến quá khứ.
Về dẫn giải, cần phân biệt tối thiểu bốn loại. Có những dẫn giải cho loại sách đơn giản (pamphlet-style) với nội dung trong một trang hay ở đầu trang và một dẫn giải ngắn gọn ở phía đối diện hay bên dưới. Loại này rất hữu ích và đầy đủ cho hầu hết loại độc giả. Với những ai muốn nghiên cứu, có loại dẫn giải dài (paperback-book) theo từng cuốn trong Kinh Thánh. Với các sinh viên nghiêm trọng, dĩ nhiên, có loại dẫn giải theo từng câu (verse-by-verse). Sau cùng còn loại dẫn giải trọn bộ Kinh Thánh (single-volume). Cách khởi sự tốt nhất là dẫn giải đơn giản.
Mỗi chữ trong Kinh Thánh đều được viết xuống bởi một con người, và như thế khi con người cố gắng hiểu Kinh Thánh, điều đó tuyệt đối thích hợp. Theo sự xét đoán của tôi, việc sử dụng các trung gian loài người là bản chất ý niệm của Do Thái Kitô Giáo về những hoạt động của Thiên Chúa.
Một phần của vấn đề liên quan đến loại câu hỏi này là sự nhận biết rằng các học giả thay đổi tâm trí của họ, và vì thế, có sự không chắc chắn về các quan niệm mà người ta tìm thấy trong các chú thích và chú giải. Đây là một phần của tình trạng con người. Tuy nhiên, điều người ta cần tránh là nghĩ rằng các quan điểm cũ thì an toàn và các quan điểm mới thì có thể thay đổi. Các bản dịch Kinh Thánh xưa là quan điểm của các thế kỷ trước; các quan điểm mới là ý kiến của các học giả trong thế kỷ này – không ai có đặc quyền hay có tình trạng không thể thay đổi. Độc giả chỉ phải chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm sự uyên bác hiện có. Nếu có những ý tưởng hay hơn trong thế kỷ 22, hãy để những độc giả trong thời gian tương lai đó lo lắng về chúng. Và nếu bạn phản đối rằng, “Ông bà của tôi có bị sai lạc khi họ đọc Kinh Thánh với các quan điểm thời bấy giờ không?”, câu trả lời là giả sử rằng họ đã làm hết sức có thể với thông tin hiện có lúc bấy giờ, và vì thế họ đã chu toàn mọi trách nhiệm của họ. Nếu chúng ta cũng thi hành như thế với thông tin hiện nay, chúng ta có thể đứng trước tòa phán xét của Thiên Chúa mà không lo sợ.
Đó là một sự hiểu biết quá đơn giản. Giáo Hội Công Giáo La Mã nhấn mạnh đến giá trị của đức tin truyền thống được minh chứng qua các thời đại. Lý do của việc nhấn mạnh này là vì sự tin tưởng rằng Chúa Kitô, qua Thần Khí, vẫn tiếp tục hoạt động để dẫn dắt Giáo Hội và sẽ không để Giáo Hội bị sai lầm trong những gì giáo dân phải tin về giáo lý và luân lý. Loại diễn dịch riêng tư mà Giáo Hội Công Giáo hồ nghi thì bao gồm những học thuyết được dựa trên sự dẫn giải Kinh Thánh mà nó từ chối những gì từng được dạy bảo trong các tín điều hay trong các công bố chính thức của Giáo Hội.
Đàng khác, Giáo Hội Công Giáo không đưa ra những diễn dịch Kinh Thánh chính thức trong những lãnh vực được các nhà chú giải hiện thời nghiên cứu. Thông thường, nhà chú giải tìm cách phân định những gì mà tác giả nguyên thủy của một cuốn Kinh Thánh muốn chuyển đạt khi ông viết một đoạn văn, và những gì độc giả thời bấy giờ phải hiểu. Nhà chú giải thường không muốn đưa ra các lập trường về học thuyết có sức bó buộc độc giả ngày nay. Về điều mà chúng ta gọi là nghĩa đen của Kinh Thánh, đó là, một câu có nghĩa gì khi được viết xuống, Giáo Hội Công Giáo La Mã chưa từng xác định ý nghĩa của bất cứ đoạn nào. Giáo Hội xác định rằng một số học thuyết thì có liên quan đến các đoạn Kinh Thánh, nhưng không nhất thiết là tác giả các đoạn ấy đã nghĩ đến các học thuyết này khi họ viết xuống. Như thế, sự mâu thuẫn giữa việc diễn dịch riêng tư và học thuyết của Giáo Hội dựa trên Kinh Thánh thì thực sự không xác đáng đối với loại chú giải hữu ích mà tôi vừa diễn tả.
Không. Và tôi nói không, không bởi vì Giáo Hội Công Giáo không lưu tâm đến những phát biểu về học thuyết của mình với nghĩa đen của Kinh Thánh, nhưng vì các lý do sâu hơn. Thứ nhất, người ta phải rất thận trọng về những gì tạo thành học thuyết của Giáo Hội. Thông thường, người ta cho rằng những gì họ được dạy bảo trong các lớp giáo lý đều là học thuyết của Giáo Hội; dù sao có những lúc đó là sự pha trộn của giáo lý, quan điểm, và lòng đạo đức. Lĩnh vực học thuyết của Giáo Hội thì thực sự hạn hẹp. Tôi sẽ đưa ra thí dụ trong các câu trả lời mà tôi sẽ được hỏi. Tôi chắc chắn như vậy.
Thứ hai, ngay cả ở những chỗ thực sự có liên quan đến giáo lý, với sự trợ giúp của kiến thức uyên thâm Giáo Hội tách biệt những gì là học thuyết với những gì chỉ là cách diễn tả thuận tiện. Tỉ như, Giáo Hội nói rằng Thiên Chúa dựng nên vũ trụ. Trong nhiều thế kỷ, những ai tuyên xưng điều đó thì có lẽ họ hiểu rằng nó là một phần của học thuyết về Thiên Chúa dựng nên vũ trụ đúng như được diễn tả trong các chương mở đầu của sách Sáng Thế. Dưới ảnh hưởng của kiến thức uyên bác ngày nay về sách Sáng Thế, bây giờ Giáo Hội Công Giáo rõ ràng rằng học thuyết về sự tạo dựng của Thiên Chúa không bao gồm phương cách mà Người dựng nên vũ trụ. Do đó người ta có tự do để cho rằng các chương đầu của sách Sáng Thế thì không phải là một tường thuật lịch sử về sự tạo dựng và họ chấp nhận sự tiến hóa.
Thứ ba, chính vì tôi nhận thấy rằng nhiều khi một điều có vẻ rõ ràng đối với các học giả của thế kỷ này thì lại bị coi là sai lầm bởi các học giả của thế kỷ sau đó, tôi không dám quả quyết là những hiểu biết uyên bác của tôi thì không thể sai lầm. Vì những câu hỏi hạn chế được trả lời bởi các học giả và sự tự hạn chế của Giáo Hội Công Giáo về các công thức giáo lý, tôi thực sự không thể nhìn thấy rằng sẽ có một sự mâu thuẫn giữa những gì tôi khám phá như nghĩa đen của Kinh Thánh và những gì Giáo Hội Công Giáo dạy như một học thuyết dựa trên Kinh Thánh.
Câu trả lời tùy thuộc vào thì của động từ bạn dùng: đã từng có sự xung đột vào hồi đầu thế kỷ này. Nhưng từ thời ĐGH Piô XII trong thập niên 1940 và Công Đồng Vatican II trong thập niên 1960, có sự hài hòa đáng kể giữa các học giả Kinh Thánh và các thầy dạy chính thức của Giáo Hội.
Có lẽ tôi phải phân biệt câu trả lời về thần học và câu trả lời thực tế. Về thần học, Kinh Thánh rõ ràng là lời của Thiên Chúa trong một phương cách độc đáo mà nó không đúng với bất cứ sáng tác nào của con người. Người Công Giáo từng bị kết án là đánh giá thấp Kinh Thánh, nhưng Công Đồng Vatican II khẳng định rằng Giáo Hội thì không cao hơn lời của Thiên Chúa nhưng phải phục vụ lời ấy, và chúng ta phải tôn kính lời của Thiên Chúa trong Kinh Thánh tương tự như sự tôn kính chúng ta từng có đối với Ngôi Lời của Thiên Chúa được hóa thân trong Thánh Thể.
Lý do thần học có vẻ hơi xa vời với nhiều người, và tôi muốn đưa ra một lý do thực tế và cá biệt mà tôi thấy quan trọng nhất trong việc đọc Kinh Thánh. Là một Kitô Hữu, tôi tìm kiếm sự hướng dẫn của Thiên Chúa cho đời tôi trong những hoàn cảnh tôi phải đối diện. Là một linh mục, tôi lưu tâm đến đường hướng của Thiên Chúa cho Giáo Hội. Kinh Thánh đem lại một cảm nghiệm thật rộng rãi cho dân Chúa khi họ tìm kiếm thánh ý của Người trong những hoàn cảnh đa dạng mà chắc chắn tôi có thể khám phá ra trong ấy một hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh của chính tôi hay của Giáo Hội. Trong nhiều sách thiêng liêng người ta thấy một linh hồn nào đó tiếp xúc với Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh người ta có hơn hai ngàn năm tiếp xúc với Thiên Chúa trong rất nhiều hoàn cảnh khác biệt, cá nhân và tập thể. Những gì Thiên Chúa đòi hỏi cách đáp ứng trong quá khứ, Người vẫn đòi hỏi như thế trong ngày nay.
Không. Tôi không nghĩ là bạn sai. Có sự mơ hồ trong việc dùng thuật ngữ này. Những gì tôi có thể nói với bạn là cách tôi hiểu và sử dụng thuật ngữ này với ý thức rằng đây là điều mà nhiều người khác có liên quan đến nghiên cứu Kinh Thánh cũng sẽ nói như vậy.
Khi phân tích “lời của Thiên Chúa”, tôi sẽ bắt đầu với chữ “Thiên Chúa” nằm trong sự diễn tả này. Điều đang được nói tới là toàn thể công việc này xuất phát từ Thiên Chúa, hoặc có liên quan đến Thiên Chúa trong một cách độc đáo. Thiên Chúa cung cấp sự hướng dẫn trong nhiều cách, tỉ như, qua Giáo Hội, qua sự giảng dạy chính thức, qua các gia đình. Và dĩ nhiên, Người cung cấp sự hướng dẫn, không chỉ trong Kitô Giáo, nhưng trong Do Thái Giáo, và trong các tôn giáo khác. Thiên Chúa không bao giờ im lặng đối với những ai thành tâm tìm kiếm Người. Nhưng trong truyền thống Do Thái Kitô Giáo về Kinh Thánh, Thiên Chúa đã ban cho sự hướng dẫn độc đáo này trong dạng chữ viết được bảo tồn, mà nó cấu thành một ghi chép về những cách Người đối xử với dân Ít-ra-en và Giáo Hội Tiên Khởi. Kinh Thánh là thư viện của Ít-ra-en và thư viện của Giáo Hội Tiên Khởi mà nó duy trì được một cảm nghiệm căn bản để có thể trở nên một hướng dẫn cho dân Chúa về sau.
Nếu chúng ta quay về phần “lời” của sự diễn tả này, chúng ta cho phép rằng có một yếu tố con người trong Kinh Thánh. Dân chúng nói các thứ tiếng và tạo ra âm thanh nghe được, và mọi chữ trong Kinh Thánh được viết xuống bởi một người. Một người nghĩ về những chữ trong Kinh Thánh, và họ phản ánh ý nghĩa và cảm nghiệm trong suốt cuộc đời của một tác giả con người. Như thế, nếu có thể nói rộng, có một loại khía cạnh nhập thể đối với Kinh Thánh: Thiên Chúa truyền đạt sự hướng dẫn của Người trong và qua những lời của con người. Có lẽ chính chữ “lời” gợi lên tính cách đa dạng của phương cách tiếp cận đối với những gì “lời của Thiên Chúa” muốn nói. Cách tiếp cận theo nghĩa đen cho rằng Thiên Chúa đọc cho viết đến mức độ rằng chính những chữ xuất phát từ Thiên Chúa và con người chỉ viết lại. Một hình thức tế nhị hơn cách này là cho rằng Thiên Chúa gợi ý trong tâm thần. Khi người ta càng cho phép tư chất của con người và sự chọn chữ của con người thì người ta càng dễ nhìn nhận sự tổng hợp của Thiên Chúa và con người trong Kinh Thánh. Phương cách tiếp cận theo nghĩa đen có hàm ý rằng sẽ không có sai lầm và có sự hiểu biết tất cả trong Kinh Thánh, kể cả những kiến thức về khoa học và lịch sử. Mọi câu trong Kinh Thánh phải đúng theo nghĩa đen và đầy đủ. Càng cho phép yếu tố nhân bản trong Kinh Thánh, người ta càng cho phép sự giới hạn của kiến thức và, nhiều khi, những sai lầm ở trong đó.
Thường chúng ta nói chữ “Kinh Thánh” theo số ít như thể đó là một cuốn sách. Điều đó đúng với nguồn gốc Thiên Chúa. Tuy nhiên, Kinh Thánh là một tổng hợp của khoảng 70 cuốn. Nhưng kiểu nói “thư viện” của tôi thì không chỉ lưu tâm đến số cách, điều quan trọng là nhận biết rằng Kinh Thánh bao gồm các cuốn sách khác nhau về loại văn chương, được viết vào các thời điểm khác nhau và nơi chốn khác nhau. Có lẽ các cuốn Cựu Ước đầu tiên thành hình khoảng 800 hay 700 năm trước thời Chúa Kitô, tuy một số truyền thống được bảo tồn trong đó thì đã được viết xuống hàng trăm năm trước: cuốn Tân Ước sau cùng được viết xuống có lẽ trong đầu thế kỷ thứ hai. Đó là lý do người ta ước lượng thời gian sáng tác khoảng một ngàn năm. Trong giai đoạn thời gian này, các tác giả Kinh Thánh đương đầu với nhiều vấn đề rất khác nhau và trình bày các nhận thức thần học khác nhau mà chúng tạo thành một phương cách, trong đó họ tường thuật sự mặc khải của Thiên Chúa. Chúng ta không cho rằng tác giả con người nhìn thấy toàn thể vấn đề. Một phần của vấn đề được nhìn thấy bởi người này thì được hình thành bởi những gì sẽ giúp cho người cùng thời với ông. Ý tưởng rằng Thiên Chúa nói qua tác giả con người thì không lấy đi những giới hạn, bởi vì Thiên Chúa luôn đối phó với con người như chính họ và tôn trọng bản chất con người của họ.
Ở đây thuật ngữ có các ảnh hưởng thực tế rất lớn. Khi ai đó bước đến nói với tôi, “Kinh Thánh nói thế này,” tôi sẽ hỏi lại, “Cuốn nào trong Kinh Thánh?” Về một đề tài, các tác giả Kinh Thánh có thể trả lời rất khác nhau cho cùng một vấn đề.
Hơn nữa, phương cách coi Kinh Thánh như một thư viện thì có ảnh hưởng đến sự mong đợi của độc giả khi họ mở các trang của một tác giả nào đó. Trong thư viện ngày nay, sách để trên kệ theo chủ đề: có phần về lịch sử, tiểu sử, tiểu thuyết, kịch bản, thơ văn, v.v. Nếu một người bước vào thư viện và hỏi mượn một cuốn sách, câu hỏi đầu tiên của người quản thư sẽ là “Loại sách gì?” Đó cũng là một câu hỏi rất quan trọng khi đọc Kinh Thánh. Một số sai lầm trầm trọng về việc diễn giải Kinh Thánh phát sinh từ sự thừa nhận, thật không chính đáng, là mọi sách trong Kinh Thánh đều là sách sử. Ngày nay, các sách có tờ bọc ngoài để cho độc giả biết về loại sách, và độc giả tự động điều chỉnh sự mong đợi của mình theo thông tin đó. Không ai đọc một câu chuyện của Sherlock Holmes và mong đợi được biết nguồn gốc lịch sử của một nhân vật đã từng sống ở Luân Đôn vào cuối thế kỷ vừa qua. Các sách trong Kinh Thánh không có tờ bọc ngoài, và một nhiệm vụ quan trọng của học giả là cung cấp việc giới thiệu cho từng cuốn để giúp nhận diện cuốn ấy. Người ta từng phí phạm thời giờ đo lường cuống họng con kình ngư để minh chứng tính cách lịch sử của sách Giôna. Một lời giới thiệu nói với độc giả rằng đây là một dụ ngôn, chứ không phải sử ký, sẽ giảm bớt sự hoang mang rất nhiều.
Chắc chắn tôi tin. Và như tôi biết cho đến nay, hầu hết các học giả Kinh Thánh quân bình sẽ không từ chối thuật ngữ đó, miễn là sự áp dụng của nó được hiểu cách đúng đắn. Thường được nghĩ rằng sự linh ứng làm cho mọi sự có lịch sử tính. Nó không phải; nó có thể là thơ, kịch, huyền thoại, giả tưởng, v.v. được linh ứng. Nếu sách Giôna là một dụ ngôn và không phải sử ký, thì sự linh ứng của Thiên Chúa làm cho nó trở nên một dụ ngôn được linh ứng. Sự thật nó truyền đạt về việc Thiên Chúa muốn hoán cải mọi dân tộc để nhận biết Danh Người và dẫn đến một lối sống luân lý sẽ đem lại hạnh phúc, đó là một chân lý mà chúng ta có thể chấp nhận như lời linh ứng của Thiên Chúa cho chúng ta. Sự linh ứng không có nghĩa chúng ta phải tin rằng có một nhân vật lịch sử tên là Giôna bị kình ngư nuốt sống. Chúng ta chỉ phải đối phó với tính cách thực tế của nó nếu sách Giôna là một sách sử được linh ứng. Tương tự, nếu các chương đầu của sách Sáng Thế không được xếp vào loại khoa học trong thư viện, nhưng trong loại truyền thuyết tôn giáo và huyền thoại, chúng ta vẫn chấp nhận rằng việc tạo dựng thế giới bởi Thiên Chúa là sư thật được linh ứng và được truyền đạt bởi các chương ấy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không phải chấp nhận sự diễn tả trong Sáng Thế như một tường thuật khoa học về nguồn gốc của thế giới. Nó có thể là một tường thuật mà tác giả của nó biết được từ những hình ảnh thần thoại của dân tộc ông cũng như dân tộc khác và ông sử dụng chúng để truyền đạt sự thật mà ông rất quan tâm, có thể nói, Thiên Chúa là chủ tể của mọi loài và là đấng tạo nên vũ trụ. Như thế không có sự mâu thuẫn giữa việc chấp nhận sự linh ứng và chấp nhận sự khác biệt của các loại văn chương, hay hình thức, hay thể văn trong Kinh Thánh.