Khi người ta rời khỏi nhà nhiều ngày và không ai hay biết gì và chẳng ai mảy may quan tâm đến sự vắng mặt của người đó - có gì đó không ổn. Điều này cho thấy rõ ràng người đó không được coi như là một thành viên của gia đình, thậm chí chẳng ai nhớ nhung người đó. Chẳng có người thân ruột thịt nào thèm bỏ công sức để đi tìm anh ta. Quả thực đây là điều không may mắn cho anh. Dĩ nhiên, một người bị quên lãng như thế sẽ cảm thấy buồn đau. Có lần tôi nhớ một thanh niên nọ đã phải òa khóc khi chẳng ai nhớ đến sinh nhật của anh. Anh ta là người cao to nhưng cũng dễ rơi nước mắt và suy sụp.
Tin Mừng về dụ ngôn mục tử nhân lành tìm kiếm một con chiên lạc, anh ta đã để lại 99 con chiên mà chỉ tìm con chiên đi lang thang đâu đó (Lc15,1-32), nói về mục tử trân trọng con chiên lạc đó đến độ nào. Hãy nghĩ về một người cha luôn mong mỏi đứa con đã trốn khỏi nhà lúc đêm khuya ngoài giờ giới nghiêm mà gia đình quy định. Nếu bạn là những người cha thì bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Đó là một tình trạng tâm lý pha trộn nhiều xúc cảm như bất an, sợ hãi, lo lắng, nhưng phần lớn là nóng giận. Hãy nghĩ về một người mẹ khi sáng sớm, sau buổi tiệc đêm, không thấy con gái mình đâu nữa. Chắc chắn người mẹ ấy sẽ gọi điện cho những bạn bè của con để hỏi thăm hiện con mình đang ở đâu.
Dụ ngôn trên làm cho chúng ta hiểu được lòng yêu mến trân trọng của người mục tử dành cho con chiên lạc hướng và bị mất khỏi đàn. Thật thế, lòng yêu mến của mục tử không chỉ dành cho con chiên lạc hướng và bị mất. Người mục tử lúc nào cũng ra đếm tất cả số chiên trước khi anh ta đi ngủ. Anh ta biết tất cả chiên của mình, từng con một. Anh ta dễ dàng có thể phân biệt chiên với dê ngay tức khắc.
Đáng lẽ ra mỗi người trong cộng đoàn nên có một lần cần trải nghiệm việc bị xa khỏi đàn chiên trong đời mình. Những linh mục chúng ta cần biết điều này khi người ta tìm đến chúng ta xin giúp đỡ và hướng dẫn. Họ xin chúng ta giúp họ quay trở về với đàn chiên của Cha. Đôi khi có người đã đi lạc ròng rã nhiều năm trời. Người ta càng đi lạc lâu chừng nào thì cảm giác bị chối từ, chán nản và bỏ rơi thực sự càng làm người ấy đau đớn bấy nhiêu.
Chúng ta có thể kể những chuyện về những người quay trở về. Đó có thể là chuyện một người già cả. Đó cũng có thể là chuyện của những bạn trẻ đã giã từ nô lệ cho nghiện hút. Chúng có thể là chuyện ngắn hay dài. Nhưng một khi ân sủng Chúa đến với tâm hồn người ta, thì người ta sẽ nhận ra lời mời gọi của Người, nhiều người đáp trả lại lời mời gọi đó bằng cách quay trở về lại với đàn chiên của Cha.
Mục Tử vẫn còn kiếm tìm chúng ta không? Chúng ta không còn nghi ngờ về điều này nữa. Chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta không chỉ lạc xa mái ấm gia đình của mình mà còn lạc xa Chúa nữa. Vì thế, chúng ta cần sẵn sàng để trở về nhà của Cha chúng ta. Không phải vì Người cần chúng ta đâu. Nhưng chính là, Người yêu chúng ta rất sâu thẳm!
Cũng như cha mẹ, anh chị em trên trần thế này đang tìm kiếm và đợi chờ người thân đi lạc trở về; Thì Chúa cũng vậy, họ hình ảnh của Chúa, Đấng luôn quan phòng và chăm lo cho hết thảy chúng ta - Cha của chúng ta.
Kinh Thánh họa lại giây phút cuối cùng của Chúa Giêsu trên cây thập giá như sau: Dưới chân thập giá có Mẹ Maria và thánh Gioan, cùng với hai phụ nữ khác. Sự kiện này xét về mặt lịch sử khá chính xác. Tin Mừng theo Thánh Luca (19,25-27) cũng đưa ra hình ảnh này trong trình thuật của ngài. Người cũng phác học chân dung đặc thù này.
Đây là bức tranh của hơn hai ngàn năm trước. Thánh Gioan đã lãnh được phần thưởng của mình và Mẹ Maria cũng thế. Những đau khổ của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá đã được thưởng công như hình ảnh vinh quang và chói lọi của người phụ nữ toàn thắng được đề cập trong sách Khải Huyền. Người phụ nữ này đã bảo vệ con cái của mình cho dù bà đang cận kề với cái chết trần thế.
Lúc này ngay tại nhà thờ chúng ta, chúng ta thấy Chúa Giêsu ở ngay trung tâm. Chúa Giêsu vẫn còn đang bị treo trên thập giá, nhưng lần này Người không có ai bên cạnh. Liệu có ai dám đến bên Người?
Tôi nghĩ đây là một tình thế chúng ta nên suy gẫm. Một vài người cần trở ngược về cảnh tượng quá khứ ấy và tự đấm ngực, đau buồn vì có những lần mình bỏ rơi Chúa. Thực vậy, đây là lời mời gọi cho bạn và cho tôi ngày hôm nay khi chúng ta suy gẫm về cảnh tượng của hơn hai ngàn năm trước đây.
Cảnh tượng trên cần được hoàn trọn nơi tất cả những ai đã được tiền định và sẵn sàng không muốn bỏ rơi Chúa Giêsu nhân tính hiện đang treo trên thập giá cần làm cho sự kiện xảy ra hơn hai ngàn năm trước. Những người đó chính là những ông bố đang khốn đốn vì con cái mình sa vào nghiện hút. Những người đó chính là những bà mẹ đang đau khổ vì con gái mình bị các đấng mày râu và những kẻ lạ mặt khai thác tình dục. Họ cũng là những người trẻ đang phải đương đầu với những vấn đề khác nhau trong gia đình, với những người bạn bè và với những người khác. Tất cả đều là những nạn nhân của sự hãi hùng và bạo lực. Phần lớn họ là những người nghèo khổ, đói khát; Họ không chỉ đói khát thức ăn mà đặc biệt hơn họ đói khát sự quan tâm và chăm sóc. Họ cũng có thể là mỗi người trong chúng ta, những người đang phải mang những trách nhiệm và đấu tranh hằng ngày để giữ lòng trung tín trong những nhiệm vụ chúng ta được giao trong cuộc sống.
Không còn có thánh Gioan, Mẹ Maria và hai phụ nữ khác mới hoàn thành nốt cảnh tượng cuối cùng trong câu chuyện của thầy Giêsu. Câu chuyện này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Đứng dưới chân thập giá, tất cả mọi người chúng ta theo một nghĩa nào đó hãy làm vơi bớt đi sự cô độc khi Chúa bị bỏ rơi. Như thánh Phaolô cho biết, chúng ta cần phủ đầy cái đang còn thiếu trong cơn đau khổ Chúa Kitô. Tạ ơn Chúa, Thầy của chúng ta không có cô độc. Bạn và tôi hãy ở đó để đồng bạn với Người.
Trong ngày lễ mừng kính thánh Luca theo lịch phụng vụ Công Giáo, tất cả các bài đọc đều tập trung vào việc ý thức về sứ vụ truyền giáo. Lời Chúa phải được mang đến tất cả mọi nơi. Thế giới cần Chúa Giêsu. Mọi người cần cảm nhận sự hiện diện của Chúa Giêsu trước tiên, rồi sau đó mới tới nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
Đối với chúng ta, điều khác biệt liên quan đến việc cử hành lễ kính thánh nhân là lúc bấy giờ tôi đang đọc thông điệp về sứ vụ truyền giáo tại bảng thông báo trước nhà thờ chánh toà Đức Maria Trinh Vương ở Sagada. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2001, có 10 tín hữu sùng đạo và các cha xứ đã vinh dự mừng lễ kỷ niệm 100 năm sứ vụ của họ hiện diện tại đây.
Sagada là một trong những vùng của đất nước chúng tôi đã đón nhận Tin Mừng trước tiên. Những nhà chức trách Anh giáo không ủng hộ những người Công Giáo. Do đó, người Anh giáo đã chọn sống tại những khu vực mà cách đây một trăm năm Kitô giáo chưa được rao giảng.
Từ ngọn đồi Thăng Thiên, Tin Mừng đã được mang đến những nơi thuộc tỉnh Mountain. Đây là một hành trình dài vượt không gian và thời gian.
Nhờ những thừa tác viên Anh giáo này, sứ vụ được định hình. Việc loan báo Tin Mừng của họ đã tạo nên những cấu trúc khả thi như: giáo xứ, nhà thờ, trường học, việc thăng tiến con người, hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may, mối quan tâm về hệ sinh thái học và tôn trọng những văn hoá bản địa.
Một linh mục như tôi sẽ nhận ra rằng chúng ta không phải là người độc quyền loan báo Tin Mừng. Y thức về sứ vụ của tôi là tại nơi tôi ở và duy trì lòng trung tín trong các nhiệm vụ tôi được giao. Tôi tin rằng, nhiều người nam nữ có thiện chí đang dấn thân một cách sâu sa trong việc truyền bá Lời Chúa sẽ làm cho họ sống khiêm tốn thật sự. Vì thế, mỗi người phải biết sử dụng ân sủng của mình để phục vụ Lời.
Khi tôi suy tư về điều này, tôi đã đến gặp gỡ vài gia đình của những nhà truyền giáo (đó là cách họ tự giới thiệu). Đó là những gia đình trọn hảo sống quanh khu vực Sagada. Họ cho tôi biết rằng họ ở xung quang đây để dõi theo những nhà truyền giáo sống thế nào để có thể giúp đỡ. Những cộng đồng trong đất nước này rất cần để trợ giúp.
Họ đang xây dựng một nhà thờ như một phần của sứ vụ truyền giáo của họ.
Chúng tôi cũng có một vài gia đình người Phi-líp-pin ở xung quanh để tham gia vào công việc rao giảng. Tôi biết rất rõ về gia đình của người bạn học trước đây của tôi mà bây giờ hiên đang ở Thái Lan. Các gia đình Công Giáo cần phải xem lại thời gian rảnh của mình hơn nữa, hầu dấn thân cho sứ vụ truyền giáo. Điều này sẽ được thực hiện vào tháng 10, tháng của sứ vụ, khi các tín hữu được khuyến khích để học biết tinh thần truyền giáo nhằm phục vụ cho sứ mạng tốt hơn.
Suốt chuyến viếng thăm đến thị trấn Sagada, sau một buổi tối nghỉ ngơi, tôi thức dậy trễ hơn mọi khi và dùng bữa sáng ở căng tin và nhà hàng thánh Giuse. Tôi thưởng thức món xúc xích bản xứ, cơm và trà. Một người có lẽ là quản lý đang kiểm tra các món ăn của một vài vị khách. Tôi yêu cầu anh ta hướng dẫn về cách thức đi đến sông ngầm Latang và hồ Botong. Anh ấy rất sẵn lòng đưa ra cho tôi những chỉ dẫn cụ thể về cả hai động trên.
Đi bộ đến động Latang chỉ khoảng 10 phút. Còn động Botong khoảng 15 đến 20 phút.
Chỉ dẫn hướng về động trên hình như rất gần nhau. Chỉ có 2 bảng gỗ nhỏ chỉ đường để báo trước cho du khách nên dừng lại. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua luôn, băng qua một con đường được đổ đá lởm chởm đặt cạnh nhau. Suốt con đường này toàn là dốc khoảng chừng 35 đến 45 độ.
Tôi tiến về phía trước với sự cẩn trọng cao độ. Thỉnh thoảng tôi phải cúi mình xuống để không va vào những cành cây phía trên đầu. Nhiều lần, tôi không có thể nhìn thấy những viên đá được lát. Sau đó, tôi có thể nhìn thấy lối dẫn vào hang động. Sau khi chụp hình từ máy quay phim, tôi bước vào trong. Trông lạ chưa kìa, có dấu hiệu rõ ràng là nước đã lên. Tôi có thể nhìn thấy hỗn hợp giữa bùn và cát.
Sông ngầm chỉ rộng khoảng 4 mét. Tôi bơi một đoạn ngắn trong làn nước lạnh. Tôi chú ý đến những hình vẽ trên vách hang khi tôi di chuyển lên theo hướng của con sông, để đưa ra cửa sông. Tôi nhìn thấy một tia nắng rọi vào.
Việc quay trở lại con đường chính sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nỗi sợ hãi nào đó cùng với sự cô đơn đã từng hiện diện trong tôi, giờ thì lại biến đâu mất. Cảm giác chỉ có mình tôi ở đó thật kỳ lạ làm sao, nó cứ lảng vảng trong tâm trí tôi, không ai quấy rầy tôi nữa, tôi được hòa nhập với đồi núi, sông ngòi và cây cỏ.
Rồi tôi tiếp tục đi đến hồ nước Botong. Con đường này không khó đi lắm. Một người bạn trẻ đã chỉ đường cho tôi rồi. Tôi nhớ bấy giờ tôi vô cùng kích động. Tôi có thể nhìn thấy những thác nước chảy, khi tôi giữ thăng bằng trên đỉnh mô đất. Tôi hỏi những người nông dân chỉ dẫn để đến các thác nước này.
Tôi thấy thoải mái hơn khi tôi đi lên con đê bao quanh những thác nước. Có một người nông dân gần đó đang kiên trì chuẩn bị cho nền đất để gieo trồng mùa vụ lần thứ hai. Hẳn ông ta đã ở đó rất sớm, vì ông ta có thể tự mình nấu bữa điểm tâm cho mình. Những viên đá, trước đây ông ta từng dùng để đánh lửa, nhưng về sau được sử dụng để tạo nên những phần nhỏ của nền đất đang được sửa chữa. Tôi ngồi xuống cạnh bờ hồ chăm chú nhìn người nông dân đó, trong khi dòng nước vẫn lững thững chảy qua.
Đã đến lúc phải lấy thêm những khối đá. Những viên anh ta đặt lung tung từ trước đây nay được đặt đúng vị trí. Tôi thấy anh ta đang lội qua dòng nước ở độ sâu trên một feet. Rồi anh ta cúi xuống để chọn những miếng đá mà anh ta sẽ thêm vào trên nền mà anh đang tái tạo lại.
Tôi nhớ đến điều đã đọc và đã nghe trước đây: Người dân bản xứ đang than khóc về việc tàn phá và xói mòn của nhiều nền đá. Nhiều phần của nền đá trong tỉnh Mountain cần được xây lại. Tôi đã có câu trả lời trước mặt. Tôi đang nhìn một người nông dân kiên trì phục hồi lại bề mặt của những nền đá.
Những nền đá được ghép từ nhiều miếng đá và hòn đá đặt gần nhau. Có hai người mà tôi thấy từ xa đang chăm sóc những cây cải mới được trồng. Thật vậy, trước đó tôi đã chụp một số bức ảnh từ máy quay phim của tôi. Có cả những người đàn ông mà trước đó tôi đã hỏi đường đi đến hồ thì cũng có mặt. Họ sắp sửa kết thúc thu hoạch rau cải trên một mảnh đất rộng. Có vẻ như họ đang canh giữ những mảnh đất khác sắp sửa có dấu hiệu cho ra sản phẩm trong vài ngày tới.
Những nền đất là những người trẻ tôi đã gặp trong khi tôi quay trở lại. Họ mang đến vài thứ: một thùng dùng để lấy nước, một nồi cơm lớn để nấu ăn, và một giỏ rau. Họ cho tôi biết họ sắp sửa nghỉ ngơi và ngồi ăn bên cạnh bờ hồ.
Nhưng những nền đất cũng là những phụ nữ đang khen ngợi những công việc cày bừa của các ông. Trước đó, tôi thấy một người phụ nữ đang chà gạo vừa mới gặt xong.
Những nền đất là tất cả những gì làm cho cuộc sống cộng đồng tiếp tục trải rộng ra với thời gian: ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.
Những nền đất là con người.
Chúng là nước, là gạo, là rau quả, là mùa màng. Chúng là một phần trong dự phóng của con người được tạo ra từ tài khéo léo của người dân bản địa hơn hành trăm thế kỷ. Tất cả những điều này làm nên mầu nhiệm con người: những phát minh kỳ diệu của hệ thống tưới tiêu và kỹ thuật thích hợp dẫn đến việc tạo ra những thửa ruộng bậc thang. Tất cả những nền đất này hình thành nên một thể thống nhất. Một người bạn bảo tôi rằng: khi tôi đi trên những nền đất này, tôi nghĩ ngay đến Thiên Chúa và sự quan phòng của Người. Hai du khách đến từ Thuỵ Sỹ mà tôi đã gặp ở nhà nghỉ, đơn giản cho biết: Thật tuyệt vời và đáng kinh ngạc!
Niềm tin đang hiển lộ giữa con người sau cuộc tấn công vào tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế giới, New York. Theo một nghĩa nào đó, sự biểu hiện này mỗi lúc lan rộng khắp nơi. Mọi người từ nhiều niềm tin khác nhau đã ngồi lại với nhau để cầu nguyện. Mọi người đủ mọi tầng lớp, những công việc, những trách nhiệm cũng như nhiều chủng tộc khác nhau dường như đều có chung một phản ứng bộc phát: “Ôi, Chúa tôi!” Đây không phải là điều tuyệt vời hay sao? Dường như bi kịch này tưởng chừng như không may nhưng hóa ra lại là may.
Khi viên đại đội trưởng bày tỏ niềm tin của ông vào Đức Giêsu (Lc7,1-10), ông đã đến với Chúa khi người nô lệ được ông tin cẩn, chứ không phải là đứa con trai của ông. Tên nô lệ này đang ở trong tình trạng gay go - anh ta đang bị ốm nặng. Viên đội trưởng đã nghe biết về Chúa Giêsu với những dấu lạ Người thực hiện ở Galilê. Ông tin vào sức mạnh của nhà giảng thuyết mà ông ta đã biết này. Phần thưởng vì ông đã tin là việc người đầy tớ đau bệnh được chữa lành. Viên đội trưởng đã bày tỏ niềm tin thật tuyệt vời.
Tôi cố gắng để trở thành một người dám luôn tin vào sự tốt lành của con người, ngay cả có lúc người ta cho tôi biết tôi sai lầm hay tôi là kẻ không biết đọc ra được tình thế xung quanh. Tuy nhiên, sâu thẳm lòng tôi, tôi quyết trải rộng lòng ra với mọi người: đối với những người thân quen cũng như đối với những người chẳng mấy thân thiện. Dĩ nhiên, tôi cũng tự hỏi đâu là giới hạn cho chính bản thân.
Tôi tin vào lòng Chúa thương xót. Tôi có thể tin vào những tổ chức khác nhau của giới sinh viên, tôi có thể tin vào những thành viên trong ban quản trị địa phương của trường đang sát cánh bên tôi và cũng thế, tôi tin tưởng vào Câu Lạc Bộ của Khoa. Nếu Chúa Giêsu sống trong thời đại hôm nay và ở trong hoàn cảnh của tôi, Người cũng sẽ làm như thế.
Gần đây, chúng tôi đã gặt hái được những hoa trái của niềm tin đó vào Thiên Chúa và vào những người xung quanh. Do đó, tôi mong mỗi lúc có thêm tình liên đới trong suốt thời gian học. Tôi quảng bá mọi người hãy biết cho đi hết sức có thể, cả những sinh viên cũng như những nhân viên trong khoa. Cần thiết để đọc ra đâu có nhu cầu cần được đáp ứng. Tinh thần tự nguyện là đỉnh cao trong bối cảnh xây dựng cộng đoàn. Vì thế, một người nào đó làm việc chung với người khác thì dù có thích hay không thích, người đó cũng đang dâng lên Chúa một hiến lễ vì tình liên đới.
Chúng ta có thể thực hiện điều này cách thành công nếu chúng ta cho phép Chúa Giêsu trú ngụ thực sự trong chúng ta. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn và phúc tạp mà chúng ta đang đương đầu cũng có thể là điều rất cần thiết giúp cho chúng ta có một nhận thức sâu sắc hơn. Chẳng hạn, những người dân New York đã phải trải qua kinh nghiệm kinh hoàng trước khi họ có thể tìm lại sự vững mạnh bên nhau. Nếu không, họ sẽ biến thành rô-bô, vốn chẳng hề biết quan tâm chăm lo cho người khác. Đặt ra vấn đề về Giấc Mơ Hoa Kỳ lúc này đây thật là đúng đắn. Chúng ta phải chấp nhận những tổn hại của chúng ta và khám phá ra những lý do ẩn sau chúng là gì.
Tôi rất tự hào về điều này -- đó là sự khiêm cung của chúng ta trong suốt chương trình của khoa về việc phát triển con người. Thái độ khiêm tốn này mở đường cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa sinh viên và khoa trong trường của chúng ta.
Tạ ơn Chúa! Và cảm ơn các bạn!
Chuyện ngụ ngôn này được thuật lại trong một hội nghị quốc tế. Đó là câu chuyện nói về một vụ bạo lực xảy ra trong một đất nước Châu Phi. Sự giết hại lan tràn. Những xác người bị ném vào khúc sông ở thượng nguồn. Sau đó, những cái xác này trôi xuống hạ nguồn. Điều này đã kéo dài trong nhiều ngày. Mọi người cũng quen với việc nhìn thấy những tử thi lềnh bềnh trên dòng nước, cho đến ngày nọ, ai đó có hỏi: “Điều gì đang xảy ra trên thượng nguồn? Tại sao có quá nhiều tử thi nổi lên như vậy?” Câu hỏi đó cuối cùng cũng đánh thức mối quan tâm của nhiều người để tìm kiếm câu giải đáp. Cuối cùng cũng có câu trả lời, để cho đất nước Phi Châu tìm lại sự bình an. Những người ở hạ nguồn sẽ không thể có được bình an nếu họ không biết câu trả lời.
Ngày kia có một sinh viên đến gặp tôi. Hiện nay anh ta vẫn còn ở với tôi. Rõ ràng, anh ta bị hoang mang bởi điều anh ta nhìn thấy hằng ngày. Anh ta để ý đến một gia đình đang sống nhờ những gánh hàng rong dọc theo con đường Dapitan. Anh ta hỏi tôi: “Thưa cha, Đại Học Thánh Tô-ma (UST) đã làm gì cho gia đình đó?” Khó lắm tôi mới trả lời cho anh ta được.
Cách giải đáp của tôi là bàn luận quanh câu trả lời ấy. Tôi cho anh ta biết về việc công việc mở rộng trường học của chúng tôi ở Tondo, công việc tông đồ của chúng tôi ở Tarlac. Nhưng, tôi cảm thấy rằng tôi không thực sự mang lại câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi xem ra rất cơ bản và quan trọng đó.
Sau đó, tôi đã nhận ra khi trò chuyện với những người có cùng mối quan tâm. Tôi nhắc lại điểm căn bản mà cha Timothy Radcliffe, O.P đã viết trong cuốn sách bán chạy nhất: “Hát lên bài ca mới- Ơn gọi của Kitô hữu”, trong đó có đề cập đến vấn đề giáo dục và thần học: “Khả năng hiểu biết đích thực cần được nối kết cách sâu sắc với lòng trắc ẩn, với những đau buồn của người khác. Điều này được nhìn nhận trong suốt thời gian học thần học, chính thời điểm này mà chúng ta cố gắng để hiểu mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa đối với chúng ta - Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một đến để cứu tất cả chúng ta. Một nền thần học vẫn còn trừu tượng lắm, không đụng chạm gì đến những đau khổ trong một thế giới đầy dẫy bạo lực và nghèo đói, nên nền thần học đó vẫn chưa làm được gì cả. Không thể tách những người nghèo đói ra khỏi một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.”
Một lần nữa, chúng ta có thể khởi sự công việc đích thực của mình chưa? Đối với tất cả những gì chúng ta đã làm được, chúng ta hãy tạ ơn Chúa. Với những gì chúng ta vẫn còn chưa làm được, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta khám phá ra ai là những người bé nhỏ, kẻ mà Người đã rất mực yêu thương. Người muốn chúng ta hãy thắc mắc về những con người như thế.
Những kẻ bé nhỏ đó có thể là những người cứu chúng ta.
Có những người chúng ta chẳng hề muốn nhìn đến. Bề ngoài của họ làm chúng ta thấy không cảm tình chút nào. Những người này ăn mặc nghèo nàn, lôi thôi dơ dáy, lang thang vất vưởng bên lề xã hội. Họ là những người nghèo khổ mà có lần Chúa Giêsu đã nói họ lúc nào cũng ở bên chúng ta. Chẳng phải chính thánh Phanxicô Assisi cũng đã xuất hiện trong diện mạo như thế cách đây 800 năm đó sao? Đâu là sự khác biệt giữa thánh nhân và những người nghèo khổ trong xã hội hôm nay?
Thánh Phanxicô là con trai của một thương gia giàu có ở thành Assisi. Hãy làm một chuyến đến thị trấn của ngài sẽ thấy được điều đó. Ngôi nhà của song thân thánh Phanxicô vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nhìn vào ngôi nhà là biết ngay họ rất có thân thế trong xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, Phanxicô đã quyết định sống khác hẳn với gia đình. Thậm chí thánh nhân đã trao trả lại những quần áo mà mình đang mặc cho thân phụ. Sau đó, Đức Giám Mục đã phải lấy áo choàng của mình mà khoác lên tấm thân trần trụi của thánh nhân. Đúng là một tình cảnh quá bi thảm!
Quyết định của thánh Phanxicô được mọi người xem là đúng đắn. Đó không phải là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn. Đó là một sự lựa chọn nghiêm túc. Sự lựa chọn này được gợi hứng từ lời kêu mời trong Tin Mừng theo thánh Luca (Lc10,1-12) đối với người môn đệ của Chúa: “Đừng mang theo túi tiền, đừng mang theo bao bị và dép”. Thánh Phanxicô đã tuân theo Lời Chúa, và ngài quyết định sống một cuộc đời như thế.
Cách sống đó của thánh Phanxicô đã thu hút được một số anh em tiên khởi. Sau đó, vài anh em trong số đó nghĩ rằng quyết định của thánh nhân như thế thật sai lầm, nên những anh em ấy đã rời bỏ con người hèn mọn này - người mà chỉ thấy lúc nào cũng luôn làm bạn với chim muông, hoa cỏ, mặt trời mặt trăng. Thế mà, thánh Phanxicô vẫn đứng vững. Con chiên này không thấy khó khăn gì khi phải sống giữa những bầy sói và thậm chí lại có thể còn biến đổi những con sói người đó theo lối sống của mình.
Sự khác biệt giữa thánh Phanxicô và những người nghèo ngày nay là cái nhìn và sứ vụ mà thánh Phanxicô đã lãnh nhận. Sống nghèo khó là một cơ hội nên thánh. Những người nghèo ngày nay bị nghèo đói vì những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát hay mong muốn của họ. Chính những cơ cấu xã hội xem ra rất bất công. Do đó, phần lớn những người nghèo cần phải được giải thoát khỏi những cơ cấu bất công đó.
Những bạn trẻ muốn trở nên người phục vụ Tin Mừng cần phải nghĩ về điều này một cách nghiêm túc và sâu sa. Những thập niên thế kỷ 21 vẫn còn có những người nghèo, trừ khi sự tự nguyện sống đời giản dị bởi những thừa tác viên Tin Mừng. Chúng ta cần suy đi nghĩ lại về cách thức sống với những nhu cầu cơ bản và tối thiểu, để thực thi và áp dụng vào cuộc sống. Bởi vì trong thế giới hiện nay, chúng ta bị chủ nghĩa tiêu thụ khích lệ chúng ta sống với vô số những nhu cầu nảy sinh chứ không phải là những nhu cầu căn bản. Đây là moat thách đố thật sự cho những ai muốn trở thành người phục vụ Lời, phục vụ Chúa Giêsu.
Làm thế nào chúng ta có thể làm gia tăng những người giống như thánh Phanxicô? Chúa nói tiếp: “Anh em là những con chiên giữa bầy sói.” Điều này đúng là như thế. Tuy nhiên, thế giới này vẫn có một chứng nhân về con chiên với đặc sủng và thậm chí còn mạnh hơn cả bầy sói. Người Mahatma Ghandi -- Mahatma có nghĩa là linh hồn vĩ đại -- ngài đã lật đổ chế độ thống trị của Anh Quốc tại Ấn Độ nhờ việc tự khổ chế bản thân và sự bất bạo động. Điều này được ngài áp dụng để sống với niềm xác tín về mặt chính trị, văn hóa và tôn giáo. Mẹ Têrêsa thành Calcutta cũng là một thánh Phanxicô thời hiện đại. Những nhà lãnh đạo thế giới khâm phục Mẹ. Những nhà hướng dẫn tâm linh cũng là ví dụ điển hình về việc những con chiên đã cảm hóa được bầy sói trong thời đại của họ.
Chúa Giêsu hầu như không thoát khỏi thói quen nệ luật của các Kinh sư và Pharisêu. Điều này cũng đúng với cả thánh Gioan Tẩy Giả. Khi Chúa Giêsu ăn uống với những người tội lỗi thì các Kinh sư và Pharisêu đã lên án chỉ trích Người. Thánh Gioan ăn chay trong hoang địa thì họ lại nói ngài bị “quỷ ám”.
Các bạn có kinh nghiệm gì về điều này không? Có thể các bạn không phải là Chúa Giêsu hay thánh Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, chúng ta nên học hỏi Tin Mừng bao nhiêu có thể. Khi các bạn lớn lên, mỗi ngày các bạn sẽ đối diện với các bạn học cùng lớp cùng trường, những thân bằng quyến thuộc và những người mà không cùng quan điểm với bạn vì do bất đồng. Bạn cần mạnh mẽ để đương đầu với thái độ như thế này.
Bạn hãy cố gắng sống khác với những kẻ chống đối với Chúa Giêsu. Thay vì làm làm tăng thái độ hiềm khích vốn muốn chất vấn mọi việc và mọi người, bạn hãy mặc lấy thái độ của Chúa Giêsu, là đừng vội xét đoán. Người vẫn để mọi sự xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng khi thuận tiện, Người làm cho những quan điểm của Người được tỏa sáng.
Thái độ tốt nhất cần hướng tới là phải tích cực và trợ giúp mọi người, đặc biệt là với người đang sống quanh bạn. Thay vì bạn dùng tài năng của mình để đối đầu với người khác, thì bạn hãy dùng để bổ xung vào tài năng của người khác. Hãy để người thân cận được lớn lên, vì chính họ cũng để cho bạn lớn lên.
Mỗi ngày các bạn nên cố gắng học hỏi và hiểu sâu sa hơn những người đang sống cạnh bạn. Ai ai cũng đều có một câu chuyện mảnh đời cá nhân. Có những cái ảnh hưởng lên đời họ theo hoàn cảnh khác nhau. Bạn có cha mẹ khác nhau và có nền văn hoá gia đình cũng khác nhau. Không gia đình nào giống gia đình nào cả.
Hôm nay bạn hãy cố gắng quyết định giúp đỡ nhau một cách thật lòng. Hãy chia sẻ khả năng bạn có, hãy trở nên quảng đại, hãy thông cảm hiểu nhau, và hãy múa nhảy theo bài tình ca của Chúa Giêsu. Và bài tình ca Giêsu là gì? Người nói với chúng ta rằng Người ở giữa chúng ta, khi hai hay ba người họp lại nhân danh Người. Người dạy chúng ta phải yêu thương nhau. Người dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ và những người lớn tuổi. Người nói chúng ta hãy mặc áo cho kẻ mình trần, cho người đói ăn, cho người khát uống. Bài tình ca của Người cũng là bài tình ca của Chúa Cha. Chúng ta đang múa nhảy không phải với những âm thanh tạo ra từ những đàn sáo, nhưng với nhịp điệu của trái tim và trí lòng của Chúa.
Cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. sẽ để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí của rất nhiều người trên thế giới.
Tôi sẽ trình bày một bức tranh khác, nơi đó số các nạn nhân chắc chắn là lớn hơn rất nhiều nếu như chúng ta có thể đếm được. Một kiểu giết người khác: giết người hàng loạt. Số các nạn nhân không phải là hàng nghìn nhưng mà là hàng triệu. Bạn có thể tìm hiểu hình ảnh đó qua Internet. Đó là số các thai nhi bị giết chết để phục vụ tại các nhà hàng Đài Loan. Những gì được bày biện ra trên bàn ăn, đó là, những thai nhi rất mỏng manh yếu ớt được chuẩn bị, được xẻ ra, được xào nướng và được phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.
Một thông tin khác đó là bài bình luận trên radio. Bài này cho thấy có biết bao nhiêu người đã thiệt mạng vì Mỹ đã cung cấp súng ống cho các nước trong các cuộc chiến. Hãy nghĩ về việc Mỹ và khối Đồng Minh NATO chế tạo các khẩu súng, mìn, xe tăng, và tên lửa… hiện đại. Họ cung cấp vũ khí cho các cuộc xung đột vũ trang ở tại chính đất nước chúng ta, ở Mindanao.
Ai là tội nhân? Nước Mỹ và những người phá thai hay nhóm người khởi xướng những cuộc tấn công ở New York và Washington D.C.?
Trong tất cả trường hợp trên, câu hỏi cho bản thân chúng ta trước những vấn đề kéo theo cũng như các hậu quả do những hành động của con người, giờ đây đang đe doạ và muốn chấm dứt sự sống con người với bất cứ thời điểm nào và dưới hình thức nào.
Sự thách đố của Tin Mừng ngày hôm nay chính là phải đối diện việc rao giảng Lời Chúa về sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa gửi Con Một Người xuống thế gian để con người có được sự sống đời đời.
Giây phút quan trọng khi đối diện với những nạn nhân bị tấn công tại Mỹ đã diễn ra.
Người ta bị buộc phải nhảy ra khỏi những toà nhà đang bốc cháy. Người lính cứu hoả cố gắng dùng những phương tiện tốt nhất để giải cứu nhiều người bao nhiêu có thể. Các nhân chứng được đưa ra khỏi khu thảm kịch. Họ khóc lóc, giận dữ và cuồng nộ. Họ lên án cuộc tấn công. Đã có bao giờ họ thắc mắc, tại sao chuyện này lại xảy ra cho nước Mỹ không?
Từ quan điểm Tin Mừng, đó là giây phút thử thách, giây phút của sự thật. Đó chính là một thử thách cho chúng ta về điều Chúa Giêsu đã nói về sự sống vĩnh cửu có thật hay không. Dĩ nhiên với chúng ta thì không có vấn đề gì cả. Bí tích Thánh Thể mang lại sự sống đời đời. Đối với những người có trách nhiệm về vụ tấn công trực tiếp vào các nạn nhân vô tội ở New York và Washington D.C., và với những ai cung cấp vũ khí cho các nước đang có chiến tranh và với những kẻ đã giết đi những thai nhi vô tội -- tất cả đều phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.
Chỉ trích. Đây thực sự là lý do của những người phỉ báng Chúa trong sách Tin Mừng. Những kẻ thù của Đức Giêsu không thể chấp nhận một sự kiện, đó là Người ngày càng được ưa chuộng, trong khi các Kinh sư và những người Pharisêu ngày càng trở nên ganh tỵ hơn với con người miền Galilê này. Những kẻ phỉ báng có thể đã nói thầm trong tâm trí: “Người này xuất thân từ Galilê thì có gì hơn chúng ta đâu.”
Cảm giác của Thầy có thể là gì lúc đó? Khó chịu ư? Giận dữ ư? Lúng túng ư? Hay tha thứ? Tất cả đều là phỏng đoán của chúng ta. Nhưng Tin Mừng vẫn diễn tiến, và cho chúng ta biết chiến lược của kẻ bị lên án: Người đã chu toàn những gì Luật dạy cho chính bản thân Người và cho cả thánh Phêrô nữa.
Tôi đã tiếp xúc với nhiều hạng người, với các sinh viên, giáo sư, giáo dân và những hối nhân, họ thường than phiền chê trách người khác để chạy trốn chính bản thân họ. Họ đổ tội lên người vợ, người cha, người con, người giáo viên đồng nghiệp, hay nhân viên văn phòng. Khi điều này xảy ra, tôi nhớ lại đoạn Tin Mừng này.
Những kẻ chỉ trích. Tất cả chúng ta đều là những kẻ như thế cả. Khi một ai đó thua cuộc trong trận thi đấu, khi một doanh nhân bị phá sản, khi chúng ta thi trượt, hay khi chúng ta thua trong các cuộc tranh luận, chúng ta thường đổ lỗi cho những người khác. Ai ai cũng tìm cớ để cho mình vô tội.
Phương cách cao quý nhất đó là trước tiên hãy suy xét cẩn trọng tình thế của chúng ta trong sự thinh lặng, và trong tinh thần khiêm nhượng chúng ta hãy can đảm nhận lỗi mà chúng ta đã thực sự trót phạm hoặc chúng ta có. Không có gì dễ làm cho bằng đổ lỗi cho người khác. Vì việc ấy sẽ chẳng giải quyết được gì cho vấn đề nếu thực sự có. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta phải rất thận trọng khi đổ lỗi cho người khác.
Chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta là nạn nhân của những người thích chỉ trích kẻ khác? Những người hay chỉ trích thường sẽ khỏi đầu một ngày mới bằng việc kiếm chuyện chỉ vì các việc không xảy ra theo như họ muốn. Thật là đáng sợ khi người vợ, người chồng, con cái, anh chị em, hay một người cấp trên mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu xa của cuộc sống ngay trong giờ phút khởi đầu của ngày mới. Chúng ta cần nhận thức điều này nếu sự việc ấy xảy ra trong chính gia đình chúng ta, trong công sở hay cộng đồng của chúng ta.
Tất cả chúng ta hãy cố gắng chế ngự thói thích chỉ trích lên án của mình và đón lấy một tinh thần khẳng khái.