Tôi nghĩ rằng, điều khác biệt giữa người tin và kẻ không tin được phác họa trong Tin Mừng Mát-thêu 19:23-30. Vấn đề này liên hệ tới câu chuyện anh nhà giàu hỏi Đức Giêsu làm thế nào để trở thành người con tốt lành của Thiên Chúa. Người đã cho anh ta một phương thức sống.
Người nghe càng thêm thắc mắc về động lực thúc đẩy của chàng thanh niên. Những môn đệ đang đứng nghe bấy giờ lên tiếng chất vấn Người: “Vậy thì ai sẽ được cứu?” Lập tức, Đức Giêsu đưa cho họ một đáp án đầy hy vọng: “Với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể.”
Bao nhiêu lần chúng ta gặp những tình huống như thế trong gia đình, trong công sở hay tại đất nước mình, nơi mà chúng ta phải đối mặt với bao là thách đố hết sức khó khăn?
Trong gia đình hay tại những nơi khác, chúng ta cũng có kinh nghiệm về những tình thế như thế này. Chẳng hạn, trong một gia đình có 10 anh chị em, mà trong đó có hai chị em sắp sửa trải qua cuộc phẫu thuật. Một trong hai người này vừa bị nhồi máu cơ tim. Những thành viên khác trong gia đình sẽ làm gì với tình thế nguy cấp ấy? Điều này vẫn đang xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Trong trường hợp ngay tại đất nước chúng ta, qua dòng lịch sử nhiều thời điểm chúng ta đã phải nỗ lực nhiều lắm. Có thể đồng bào chúng ta làm. Chúng ta làm. Mỗi người trong chúng ta chung tay góp sức trong đó. Hãy nhớ lại những khoảnh thời gian đưa ra Luật Chiến? Hãy nhớ lại cuộc nổi dậy của giai cấp nông dân Huk? Hãy nhớ lại thách đố trong cuộc Cách Mạnh EDSA II? Tuy nhiên, qua tất cả, đất nước chúng ta vẫn tồn tại.
Chúng ta đừng bao giờ quên khi chúng ta chứng kiến điều căn bản của cộng đoàn giáo xứ xem như đang suy tàn và tiêu tan. Thách đố của thời đại hôm nay là tin hay thiếu lòng tin. Sẽ đến lúc mà người ta chỉ còn nhờ vào lời cầu nguyện. Tin tưởng vào sự trung tín của tình yêu Thiên Chúa là phương thế cứu vãn cuối cùng của chúng ta.
Những tình huống vừa kể trên là những tình huống như bệnh tật, bế tắc trong cuộc sống, thiếu đi niềm cậy trông vào Chúa Quan Phòng, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, thiếu lòng tin nơi giới lãnh đạo. Hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra dù đã từng bị đe dọa. Thế nhưng, Thiên Chúa đã can thiệp vào và giờ đây Người vẫn tiếp tục can thiệp như vậy.
Điều không thể với con người thì thực sự lại có thể với Thiên Chúa. Lời của Đức Giêsu đã làm bảo chứng cho các tồng đồ và với mỗi người chúng ta nữa. Trong suốt Thánh Lễ, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về sự đảm bảo này. Mai này nếu chúng ta đương đầu với những tình huống tương tự như thế trong gia đình, trong công sở, hay đất nước của chúng ta, chúng ta hãy tín thác vào lời hứa của Đức Giêsu: “Ai xin thì sẽ được.” Đây là sự thật cho dù đối với người khác là không thể.
Phải thừa nhận là những người trẻ có không nhiều kinh nghiệm sống. Nhưng đó là chuyện bình thường. Không có gì phải lo lắng cả, vì chỉ có thời gian mới cho ta kinh nghiệm. Sau nhiều năm bạn sẽ nhận thấy quan điểm này là đúng.
Nhờ kinh nghiệm, mọi sự sẽ cho chúng ta có những cái nhìn rất khác nhau. Đức Giêsu, tuy là Thiên Chúa, vẫn không là ngoại lệ. Là Thiên Chúa, Người biết những gì phải khổ luyện. Trước hết, Người cho biết một một môn đệ đích thực của Người phải thực thi điều này: từ bỏ mọi sự. Có nghĩa là Thiên Chúa phải được chọn lựa trên hết mọi chọn lựa khác và lối sống mà Người nói cho những ai bước theo Người: cả những người Do thái thời đó và những người Kitô hữu hôm nay. Lời khuyên này của Người không bao giờ thay đổi. Và như vậy, sự từ bỏ sẽ không còn là vấn đề cho những ai muốn trở nên giống Thầy.
Lời nhắn nhủ thứ hai là nói về một ông vua khôn ngoan sẽ làm gì nếu ông muốn chiến thắng trong cuộc chiến (Lc 14:31) và người xây nhà khôn ngoan nên làm gì nếu anh muốn công trình sau cùng được hoàn tất (Lc 14:28).
Vị vua khôn ngoan phải biết đánh giá lực lượng của mình và những khả năng của kẻ địch; Nếu không, ông phải giản hòa nếu lực lượng kẻ địch hùng hậu hơn. Người xây nhà phải tính toán những gì anh dự định và những thứ phát sinh, nếu không khi anh bắt tay vào công việc nhưng chẳng thể hoàn thành nổi. Nếu có gì bất trắc xảy đến, những người xung quanh sẽ cười nhạo anh.
Với những người trẻ và bất kỳ ai nghiêm túc sống đúng theo Tin Mừng, những lời nhắn nhủ ở trên thật quan trọng. Ẩn sau những trường hợp được Chúa nói đến là thông điệp về sự khôn ngoan. Mỗi ngày trong cuộc sống, chúng ta đều phải đối diện với những tình huống đòi hỏi những phán đoán đúng đắn. Chẳng hạn, những viên chức trong những phân nghành khác nhau ở các tổ chức thường hỏi quan điểm của tôi, những đề xuất hay những bình phẩm của tôi trước những vấn đề như nhưng chương trình trong năm của học đường, những nhiệm vụ hay những kế hoạch khác. Thông thường, tôi vạch ra những đòi hỏi của thời lượng, số lượng và nguồn gốc số lượng cần thiết, rồi phép tắc được thông qua để thực hiện cách đúng đắn. Nhưng cốt lõi trong quan điểm của tôi, cũng giống như cốt lõi trong quan điểm của chính Đức Giêsu qua những minh họa của Người, đó là sự cần thiết khi ai đó lên kế hoặch, tổ chức, xem xét điều gì cần thực hiện. Các dự án được hoàn thành không chỉ dựa vào người ta muốn gì, nhưng mà người ta còn đặt nền trên thánh ý Thiên Chúa muốn.
Vì vậy, thật khôn ngoan và thận trọng để luôn đánh giá đúng mức tầm quan trọng của sự phân biện cho dù bạn muốn ra những quyết định nhỏ bé hay to lớn.
Vào lúc 10 giờ tối ngày 14 tháng 10 năm 2001, tôi lên chuyến buýt số 118. Đó là một chuyến đi dài 8 tiếng đồng hồ với hai trạm dừng chính ở San Miguel, Bulacan và Solano, Nueva Vizcaye.
Trên đường đến Bắc Luzon, tôi đi thẳng tới nhà thờ và vô tham dự Thánh Lễ. Một người bạn tôi anh Loi, Dòng Ngôi Lời, chào đón tôi và giúp tôi chỗ ngủ nghỉ. Tôi nằm nghỉ suốt buổi sáng. Đến trưa, tôi đi tới những ngọn thác Guihob. Cùng đi với tôi có anh Loi, bốn giáo lý viên và những người làm trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Vô Nhiễm, cùng với hai cô bé khác.
Tôi đến đó chỉ đơn giản muốn thoát khỏi nhịp sống hằng ngày ở môi trường đại học. Theo cách thế này, tôi có thể thực sự nghỉ ngơi, hít thở không khí miền núi trong lành và đồng thời tận hưởng an bình của thiên nhiên. Thật là thư giãn khi đi bộ chung quanh và khám phá tòa nhà thành phố, chợ và các cửa hàng đồ thủ công. Cũng thật thú vị khi nói chuyện với anh Loi.
Trong những ngày yên tĩnh, điều mà tôi lấy làm thích thú là thao tác của người nông dân đang làm việc xung quanh những ruộng bậc thang. Nếu nối kết lại với nhau, những ruộng bậc thang này có thể quấn nhiều vòng quanh trái đất.
Nhìn những nông dân này từ khoảng cách nhất định làm cho tâm hồn người ta có một trải nghiệm về sự thán phục và ngạc nhiên. Thán phục về tài khéo léo của con người với những dụng cụ được sản xuất hàng trăm thế kỷ trước để rồi làm cho sườn núi sinh hoa kết quả; và ngạc nhiên về sự kiên nhẫn và siêng năng của những người chăm chỉ xây đá trên đá để làm thành thảm bậc thang của Banaue, Bontoc và Sagada hầu làm cho thế giới chúng ta nổi tiếng.
Đá trên đá. Hình ảnh tráng lệ này tưởng rằng không thể nhưng lại có sức mang người ta tới sự chiêm niệm sâu lắng trước nghệ thuật tinh tế của cha ông ta. Một tác phẩm nghệ thuật mà kết hợp óc sáng tạo con người với sự linh hứng thánh thiêng. Sự quyến rũ này có thể được ngắm nhìn từ một độ cao nhất định. Điều này cũng đúng khi một người tìm thấy mình trong sự phục vụ tìm kiếm. Từ chân trời người ta có thể nhìn thấy một tấm thảm ruộng bậc thang trải dài tới tận bầu trời xanh, nơi những đám mây dường như được nối liền giữa trời với đất.
Hai người bạn của tôi đã từng nói về trải ngiệm và hình ảnh tráng lệ này, nhưng bấy giờ tôi chẳng đáp trả tích cực gì cả. Trước khi thực hiện chuyến đi này, tôi có gọi điện thoại một trong hai người. Anh ta nhớ lại cái cảm giác thú vị khi có một chuyến đi dọc theo khung cảnh này của Bắc Luzon. Anh nói rằng anh không thể dùng từ ngữ nào để diễn tả được ngoại trừ việc chìm sâu vào một trải nghiệm thần bí.
Đá trên đá. Đây là một đề tài cho tôi vào lúc này. Nó gợi lên trong đầu tôi hình ảnh thánh Phêrô - đá tảng. Tất cả các tông đồ mà thánh Phêrô đại diện, cũng là đá vậy. Được gắn kết với nhau, cùng sát cánh, một người được đặt làm đầu mục và các ngài hình thành nên sự duy nhất mạnh mẽ đầy sức sống. Đó là Hội Thánh bây giờ. Trong khi thánh Phêrô giữ chìa khóa, thì các tông đồ khác lại khen ngợi việc giữ chìa Khóa của thánh Phêrô. Người và thánh Anrê đi khắp Châu Âu. Thánh Tôma đi xa hơn, là tới Ấn Độ. Thánh Giacôbê đi tới Tây Ban Nha. Và khi những người Tây Ban Nha nhận được đức tin thì họ lại gieo đức tin đã nhận tới đất nước của chúng ta.
Đá trên đá. Khi những vị đại diện người Philipin trong Công Đồng II hội họp lại với nhau, các ngài đã suy nghĩ làm sao để những đá tảng được đặt ngay trong Hội Thánh Philipin. Một vài vị trí thì đã đặt đúng, một vài vị trí thì vẫn còn lỏng lẻo, trong khi những nơi khác thì quá tải. Một số nơi thì xem ra lè phè, cuối cùng, những chỗ khác thì đạt đến thành công cao đỉnh.
Những chỉnh đốn đã được thực hiện! Những nơi quá tải cần được trợ giúp, những nơi có nhiều nhân sự thì cần biết chia sẻ, những người nghèo cần được quan tâm hơn. Những nơi thành công tột đỉnh nên học biết nhạy cảm thật sự trước những nơi thấp kém hơn mình.
Đá trên đá, dường như là cơ hội hầu thức tỉnh việc xây dựng lại Hội Thánh. Sự thức tỉnh này sẽ làm cho mọi người dấn thân cách trưởng thành. Theo cách này, mọi người sẽ làm thỏa lòng Đấng có ý định muốn Hội Thánh được đặt nền trên đá.
Một buổi sáng nọ, tôi đang ngồi trước bàn thờ nhà nguyện của giáo xứ Vô Nhiễm ở Banaue, tỉnh Mountain. Rõ ràng là tôi có thể nghe được tiếng nước từ con sông chảy ngang qua bên hông nhà xứ. Âm thanh nhịp nhàng và dễ chịu này cứ liên tục.
Âm thanh của dòng chảy nhắc tôi về dòng máu chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu trong khi Người bị treo trên thập giá. Người mang ơn cứu độ cho tất cả mọi người qua mọi thời, qua cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Chúng ta biết là có biết bao sinh mạng đã bị cướp mất trong vụ tấn công khủng bố Tòa Tháp Đôi ở Mỹ. Cũng vậy, có biết bao người chịu đau khổ trong các bệnh viện, và những nhà tù thì trận ních người. Có vô số trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi đang lang thanh trên những đường phố.
Khi những ý nghĩ này vừa xuất hiện trong đầu tôi thì tôi lại chứng kiến một cảnh tượng khác: Sự tranh đấu của các bộ tộc tại Banaue, Bontoc Và Ifugao. Chúng ta không được coi thường những nỗ lực của họ trong việc chuẩn bị, duy trì và bảo tồn những ruộng bậc thang.
Rồi cũng có những tranh đấu cho Chân Lý giữa hai đảng phái. Những người Mỹ ồ ạt tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù của họ, nhưng trong suốt quá trình giao chiến, nhiều thường dân vô tội đã bị thương và bị sát hại- họ là những đàn ông, phụ nữ và cả những trẻ em vô tội. Bên cạnh đó, những người Hồi Giáo phát động cuộc thánh chiến nhân danh Thiên Chúa.
Phe nào đúng? Chân Lý thì qua mọi thời vẫn còn bị thử thách, Ai đúng? Ai sai? Thái độ cần có là gì?
Ồ! Nghệ thuật điêu khắc trước bàn thờ dường như là câu trả lời. Đức Giêsu được phác họa với đôi tay dang rộng. Phía dưới cánh tay của Người là hình ảnh các Tông Đồ xếp thành hàng. Gần Người là thánh Phêrô người mà ngăn cản Chúa sau đó ăn năn hối hận, thánh Anrê, người mà không thể tin được rằng năm chiếc bánh và hai con cá có thể cho hàng ngàn người ăn, thánh Mathêu, kẻ thu thuế khét tiếng, thánh Tôma, người nghi ngờ sự phục sinh của Thầy và Giuđa kẻ phản bội. Tất cả mọi người đều được Chúa giang tay ôm trọn.
Phải có một quả tim gần gụi với thánh thiêng thì mới có thể ôm trọn thực tại chiến tranh, đau khổ, khước từ và hoài nghi.
Dường như là khi người ta để cho Chân Lý bị đau khổ, người ta sẽ cảm nghiệm được trọn vẹn ý nghĩa của việc hiến tế như là một minh chứng hùng hồn nhất, dù Đức Giêsu xét theo bên ngoài xem như là sự thất bại trên thập giá.
Cái chết đe dọa quyền năng của Người. Tuy nhiên, nó chưa chấm dứt ở đó. Khi ánh sáng từ trời chiếu xuống, sức mạnh thiêng liêng đã trả lại sự sống cho Đức Giêsu, để Người được hiển trị mãi mãi.
Ba mươi năm nay, tôi mới được chứng kiến lễ hội La Naval vốn được diễn ra hàng năm vào mỗi Chúa nhật thứ hai của tháng mười. Nhiều người trong chúng tôi đi tới Santo Domingo. Trong thời chiến, lễ hội phải tránh bom đạn sau đó được tổ chức tại Intramuros. Trường Đại Học Tôma UST có đặc quyền để tổ chức lễ hội diệu này. Chúng tôi được người ta kể rằng có nhiều người sùng đạo ồ ạt đổ tới đám rước. Trong thời bình, nhiều bạn của tôi đã có những kỷ niệm đẹp về lòng tin vào Đức Trinh Nữ Maria. Sau sự tàn bạo của thế chiến thứ hai, nhiều gia đình được tái đoàn tụ dưới chân Đức Trinh Nữ. Sau chiến tranh có nhiều người đã chứng kiến về sự chuyển dời của lễ hội La Naval từ đại học Santo Tomas sang một ngôi thánh đường mới ở Santo Domingo năm 1954.
Mới đây, có nhiều biến cố thách thức nhân loại. Khí hậu đã thay đổi. Chúng ta vừa phải đối đầu với hiện tượng El Nino và La Nina. Những trận bão cuồng phong và bão nhiệt đới thường xuyên xảy ra và ngày càng dữ dội hơn. Những cuộc chiến vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới đe dọa sự sống trên hành tinh này. Chúng ta đã tứng chứng kiến sự khởi đầu cuộc chiến Afghanistan và Vùng Vịnh. Chúng ta đã tứng chứng kiến Tòa Tháp Đôi và Lầu Năm Góc bị chính chiếc máy bay thương mại Mỹ do các quốc gia Ả Rập điều khiển tấn công.
Người ta đã quan sát và thấy rằng, trong thời gian thử thách ấy, mọi người đã xích lại gần nhau, xã hội và nền kinh tế có thế đứng tốt hơn. Người ta khẩn cầu lòng thương xót và sự trợ giúp từ Thiên Chúa.
Vì thế, giờ đây là lúc chúng ta cần quỳ gối và khẩn cầu lên Đấng Bảo Trợ hơn bao giờ hết. Sự giúp đỡ của chúng tôi không thể đến từ Mỹ. Nhưng chỉ có thể đến từ Thiên Chúa. Cựu tổng thống George W. Bush cùng với quân đội và các cố vấn quân sự có thể mắc sai lầm. Những sai lầm của họ có thể mang đến sự hủy diệt cho cả thế giới. Ai có thể đủ khả năng để kiểm soát cuộc chiến tranh bùng nổ bằng vũ khí sinh hóa học?
Ai có khả năng thực sự nhận ra ý Thiên Chúa? Ai trong những nhà lãnh đạo các quốc gia và thế giới có thể đọc được ý Thiên Chúa? Liệu tổng thống Bush biết được thánh ý Thiên Chúa không? Phiến quân Hồi Giáo Talibans cho rằng, hành động của họ là công chính vì họ thực thi thánh chiến là do dựa trên ý Chúa.
Đứng trước tất cả sai lầm và hỗn loạn như thế, chỉ có người của Đấng Quan phòng mới có thể đọc ra được thánh ý Chúa. Trong suốt triều đại của hoàng đế Hêrôđê, triều đại mà ông ra lệnh giết các trẻ em dưới hai tuổi. Đức Maria cùng với thánh Giuse đem Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Mẹ có thể nhận ra thánh ý Thiên Chúa bởi vì Mẹ là một người khiêm nhường. Mẹ là một người hèn mọn. Hình như rằng, chỉ những ai hèn mọn mới có khả năng đọc ra thánh ý Thiên Chúa.
Khi chúng ta nghe các thông báo của tổng thống Bush và phái liên minh, chúng ta nhận ra điều gì? Thái độ của họ thật khác với thái độ của Đức Maria biết bao! Họ thật kiêu ngạo! Thật là khó cho tổng thống Bush khi thừa nhận rằng Mỹ phải có trách nhiệm với hàng triệu sinh mạng do bởi những vũ khí tiên tiến mà Mỹ đã bán cho những bên tham chiến trên khắp cả thế giới này. Chỉ những ai khiêm nhường mới có thể thay đổi được thế giới. Đức Maria đã làm được!
Đôi khi, sự đi lạc xem ra như bị mất tất cả. Có nghĩa là đôi khi chúng ta lại chọn bước theo con đường khác với đường mà Đức Kitô dẫn đắt chúng ta. Con người lang thang trên thế giới này cũng đi trên con đường của chính mình như thế, với những quyến rũ của nó.
Phương tiện truyền thông cho thấy điều này. Báo chí, truyền hình, phim ảnh và Internet vẫn đang quảng cáo và rao bán hàng loạt những sản phẩm tiêu dùng, từ giày dép đến quần áo, từ máy ảnh đến vi tính, từ kem dưỡng da đến nước hoa, từ sà phòng đến những chuyến du lịch bằng máy bay. Liệt kê ra thì vô số kể, vì những sản phẩm mới được sản xuất hằng ngày. Điều quan trọng là tất cả những sản phẩm ấy trông rất lôi cuốn. Liệu rằng ai trong chúng ta lại đủ thánh thiện để không liếc nhìn và bị cuốn hút, và thậm chí là mua và thử dùng chúng?
Chúng ta phải thừa nhận rằng, chúng ta khó lòng chống cự lại cơn cám dỗ ấy được. Những gì chúng ta nhìn thấy quanh chúng ta chính là cơ hội phát triển thêm tính ích kỷ, sự hám danh, đố kỵ, ghen tương, độc ác, bất lương và thói xấu vị kỷ khác. Nói cách khác, chúng ta đi lạc. Chúng ta quay lưng lại với Thầy, Đấng mà dạy chúng ta hãy không ngừng trở về với Chúa Cha.
Thật an ủi khi chúng ta nghe bài đọc về Mục Tử Nhân Lành tìm con chiên lạc- chúng ta là ai (Lc 15:6-7). Khi ông tìm được con chiên lạc, ông và hàng xóm vui mừng. Gia đình của Chúa cùng chia sẻ trong bữa tiệc mừng.
Một trong những kinh ngiệm đau thương nhất người ta có thể trải qua trong cuộc đời chính là lạc lõng hoàn toàn, và biết chắc rằng chẳng ai thèm quan tâm để ý. Đây là sự khước từ cuối cùng, ở khía cạnh này, chẳng ai thèm tìm kiếm một người anh em, chị em hoặc bạn bè bị lạc hướng. Chẳng ai thèm nhớ đến anh ấy hay chị ấy. Tôi nhớ vào một buổi tối có một người bạn gửi cho tôi một tin nhắn: “Mình nhớ bạn nhiều lắm.” Tôi gọi lại cho anh bạn đó. Anh thật vui mừng vì tôi gọi lại. Anh nói anh sẽ thăm tôi bất cứ lúc nào.
Điều gì sẽ xảy ra cho một người con cái Chúa nếu anh ta đi lạc và Chúa chẳng hề quan tâm tìm kiếm? Đây phải là một trải nghiệm khủng khiếp và đáng sợ. Hãy nhớ lại một trải nhiệm trong quá khứ khi bạn bị bỏ rơi. Khi cha mẹ hoặc bạn bè dường như chẳng quan tâm. Cuộc sống chẳng còn chút ý nghĩa nào nữa. Nhưng nếu có khoảng khắc nào đó chợt bạn nhận ra rằng họ quan tâm tới bạn, bạn sẽ tìm lại chính mình và bắt đầu đề cao lại vẻ đẹp của cuộc sống.
Thiên Chúa không muốn đưa ra một dụ ngôn. Người thường trình bày cho mọi người một dụ ngôn khác để dẫn đưa họ về với Chúa Cha. Dụ ngôn đồng xu bị mất là một ví dụ (Lc 15:8-9). Khi người đàn bà đã tìm thấy đồng bạc bị mất, một lần nữa, bà vui mừng và chia sẻ với hàng xóm.
Hai dụ ngôn này cho chúng ta một thông điệp rõ ràng. Thiên Chúa luôn nhớ đến chúng ta. Đó là lý do Người gửi Con của Người để tìm và cứu tất cả chúng ta. Và người được cứu đó chính là tôi. Chúa chẳng đi tìm một cá nhân nào khác. Nhưng mà là chính tôi, có tên là Kim, Eugene, Bryan, Và Allan. Tôi thích bài hát có tựa đề là “Amazing Grace” - “Đã có lần tôi đi lạc, nhưng giờ đã được tìm thấy”. Được tìm thấy bởi Thiên Chúa Cứu Độ.
Từ thị trấn nhỏ bé Sagada, tôi bắt đầu chuẩn bị tạm trú tại thành phố Baguio, tôi đã hỏi về lịch trình chuyến đi đầu tiên. Tôi được chỉ cho biết cả một bảng liệt kê dài của các chuyến đi. Chuyến đi đầu tiên bắt đầu lúc 5 giờ sáng. Đó là lời đề nghị của nhân viên điều xe tại bàn hướng dẫn thông tin ở trụ sở thành phố.
Tôi dùng bữa tối lúc 6 giờ và lên giường nghỉ lúc 7 giờ 30 sau khi sắp xếp hành lý xong. Tôi đặt đồng hồ báo thức lúc 4 giờ 15 để có đủ thời gian cho việc sắp xếp cá nhân cho chuyến đi kéo dài 6 đến 7 tiếng đồng hồ.
Trước giờ khởi hành, tôi đến bãi đậu xe dành cho những chiếc xe buýt. Sáng đó trời đổ mưa nhẹ. Có vài chiếc xe jeepney chở người cùng hành lý từ nơi khác đến. Trời khá lạnh nên mọi người phải mặc đồ ấm. Thật may cho tôi khi tôi kịp chuẩn bị cho mình chiếc mũ của người địa phương. Tôi mang chiếc mũ che cả mặt và hai tai.
Xe buýt của tôi vẫn chưa thấy đâu. Tôi đã chuẩn bị tâm lý cho sự trễ nãi này. Nhưng ngay cả nếu tôi có chuẩn bị sẵn tâm lý trước sự trì hoãn được biết trước này đi nữa, tôi vẫn cảm thấy không thoải mái. Tôi thấy mình khó chịu. Tôi tự nhủ: “Tại sao phải vội cơ chứ?” Đáng lẽ ra tôi sẽ phải đi chuyến trễ hơn rồi, tôi trộm nghĩ như thế. Nhiều người quả quyết với tôi là sẽ có một chuyến lúc 6 giờ.
Trong quãng thời gian chờ đợi, tôi học được một điều. Tình huống như thế này cần có nghệ thuật chờ đợi.
Tôi đã quan sát người biết chờ đợi và kẻ không biết. Những người biết chờ đợi là người có một kỹ năng riêng trong một thế giới náo nhiệt vội vã, trong thế giới này thì sự trì hoãn bị xem như là một kinh nghiệm tiêu cực.
Một trong những nhận xét của tôi là mọi người càm ràm trong khi chờ đợi. Người thì chửi rủa. Có người thì giận dữ. Người thì cảm thấy ghét khi phải đợi chờ. Có người thì cứ nhìn đồng hồ liên tục. Mỗi phút trì hoãn như thêm vào một phút ở dưới hỏa ngục.
Phương cách khác đó là tìm ra căn nguyên của sự trì hoãn. Chẳng hạn lúc này, có thể do tài xế thức dậy trễ. Cũng có thể là hành khách đang đón xe ở nơi khác và xe buýt đang đến. Người ta có thể nghĩ ra những lý do hợp lý cho lời giải thích tích cực hơn.
Thái độ thứ hai mang ý nghĩa hơn. Thái độ này làm tâm trí dịu lại, hầu giữ tinh thần nội tâm chúng ta được thanh thản. Không nhất thiết phải biện hộ hoặc giải thích cho những gì ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Khi tôi viết suy nghĩ này, cũng là lúc tôi đang đợi mặt trời lên qua cửa sổ. Tôi biết rằng tôi sẽ nhìn thấy được mặt trời trong vài phút nữa. Tôi đã đợi nơi ấy khi hoàn tất phần cuối suy tư của tôi. Tôi cảm thấy sự ấm áp trên khuôn mặt sau một buổi sáng sớm lạnh giá.
Tôi đã đợi chờ một cách khôn ngoan. Tôi có thể ghi xuống những suy nghĩ và nhận xét trong khi đang chờ đợi. Chúng là những lời ghi chú về nghệ thuật chờ đợi. Đây quả là thời gian thích hợp. Trong khi xe buýt đến trễ, thì việc ghi lại những cảm nghĩ của tôi được thực hiện trong thời điểm chính xác - trong lúc này đây thật cụ thể.
Hai thập kỷ trước đây, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề cập đến gia đình như là một giáo hội tại gia. Có lẽ điều này được đặt ra vì ngài gặp gỡ với nhiều loại người khác nhau trong suốt vô số chuyến đi thăm viếng lịch sử của ngài. Có lẽ điều này càng rõ ràng hơn sau chuyến viếng thăm của ngài đến Châu Phi. Sau khi Thượng Hội Đồng có ý định thảo luận về đời sống mục vụ nơi lục địa này, thì hình ảnh về gia đình đã được chú tâm hơn. Điểm này cũng được nhấn mạnh bởi Thượng Hội Đồng tương tự như thế được diễn ra tại Á Châu về vấn đề gia đình. Thực thế, gia đình là điểm quy tụ mọi suy tư và hành động mục vụ.
Theo hướng này, có lần tôi suy nghĩ đến việc đối chiếu những bài học mà tôi đã học được từ gia đình. Ai cũng được khích lệ để hồi tưởng và suy tư về trải nghiệm trong đời sống gia đình của mình. Vì điều này rất quan trọng cho sự trưởng thành, phát triển và nhận thức của cá nhân mỗi người. Đối với tôi, dường như là có ba phạm trù để học biết trong đời: về Thiên Chúa, về tha nhân và về chính mình.
Những bài học về Thiên Chúa là: Thiên Chúa luôn là người đi bước trước, trao ban ân sủng và sự có mặt của Người khắp mọi nơi. Những bài học về tha nhân là: đến với người khác, luôn nói thật, tôn trọng tài sản của người khác và tránh phỉ báng thanh danh của người khác, cầu nguyện cho những người quá cố. Những bài học cho bản thân là: giá trị của sự thinh lặng, xin trợ giúp mỗi khi cần, đề cao những mối tương quan ngay trong gia đình và dấn thân hết mình với công việc, vì chính qua công việc, bản thân mình được lớn lên và sống tròn đầy.
Có những bài học được tiếp thu một cách dễ dàng và thực tế, vì khi người ta lớn lên trong một địa hạt, sống chung quanh xóm giềng, và tương quan qua lại quen biết lẫn nhau. Nên người ta sẽ có ý thức về tính cộng đồng.
Tôi cho rằng, những bài học về Thiên Chúa chính là sự khai mào cho cuộc sống. Chính nhờ Thiên Chúa mà mọi sự được dựng nên và có. Thiên Chúa là đệ nhất, có nghĩa là tất cả mọi sự được hiến tế và được nâng lên cho Chúa Cha để hoàn trọn những điều mà Người đòi hỏi được chứa đựng trong Mười Điều Răn. Tất cả hồng ân đều phát xuất từ Thiên Chúa. Do đó, chẳng hạn ở nhà chúng ta được dạy là đừng bỏ phí bất kỳ một hạt cơm nào. Chúng ta nên gìn giữ những vật vẫn có thể sử dụng được bao lâu chúng vẫn còn có thể phục vụ cho mục đích của chúng ta.
Tôn trọng những cá nhân, đặc biệt là những người lớn tuổi là điều hết sức tự nhiên. Điều này được ghi sâu vào tâm trí chúng ta và những người thân yêu của chúng ta rằng những người lớn luôn luôn cần được tôn trọng. Chúng ta luôn được nhắc nhở rằng Thiên Chúa ở trong mỗi người và ở khắp mọi nơi.
Những bài học dành cho những người xung quanh đóng vai trò như những mắc xích liên kết cho các mối tương quan. Nơi mà người ta có thể đến thăm nhà láng giềng bất cứ lúc nào, trải rộng lòng đến với tha nhân thực sự là một chuyện dễ dàng và bình thường. Đôi khi có thể cũng có những xích mích nào đó nảy sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ mau chóng được giải quyết. Tài sản cá nhân và những ranh giới của người khác cần được tôn trọng. Tuy nhiên, đôi khi có những lúc do say sỉn, người ta đi ra bắt trộm gà bên nhà hàng xóm để làm mồi nhậu tiếp. Nhưng thanh danh của người khác cần được đề cao và tôn trọng trong mọi lúc. Nếu có lời nói nào xúc phạm xảy ra, mọi cảm xúc cần được xoa dịu ngay lập tức. Phải chắc chắn cải thiện ngay lập tức tình thế ấy. Cuối cùng, người sống trong cùng khu vực nên cảm thông thực sự với nhau và đồng cảm với người nhà có người mới qua đời.
Tất cả hãy cùng chung vai sát cánh nhau để làm nên bữa ăn ngon. Hãy cùng nhau quy tụ để cầu nguyện chung lúc 8 giờ mỗi tối, và có thể kéo dài như thế ít là chín ngày. Việc cầu nguyện này cũng có thể kéo dài đến bốn mươi ngày.
Ông bà tôi dạy tôi hãy đề cao giá trị sự thinh lặng. Tôi vẫn nhớ rõ ông tôi dành thời gian thinh lặng trong phòng như thế nào. Tôi ở với ông suốt 10 năm trời. Ông tôi thích đọc truyện về sự cứu độ (lịch sử thánh Sagrada bằng tiếng địa phương của chúng tôi). Ông thích đọc sách trong khi nằm thư giãn trên giường. Cha tôi làm việc năm ngày trong một tuần cũng dành ngày Chúa Nhật để đọc “Chân Lý”, một tờ báo phổ biến của Hội Thánh. Đây là vết tích còn lại nói lên ảnh hưởng của các tu sĩ Đaminh trong Tổng Giáo Phận Jaro, illoilo. Người ta nói như thế, bởi vì giám mục đầu tiên ở nơi này là một tu sĩ dòng Đaminh (Monsignor Cuartero), ngài đã xây nên nền tảng chính trong giáo phận này trong suốt thời gian ngài nắm chức vụ giám mục.
Xin trợ giúp là điều cần thiết. Vâng, điều này dường như là bài học riêng tư nhất mà tôi học được nơi gia đình. Trong suốt thời gian khó khăn trong sứ vụ của mình với tư cách là một linh mục, bài học đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi cố gắng để mở lòng ra với mọi người mà tôi tin tưởng. Nhiều lần tôi đã được cứu thoát. Điều này cũng giúp tôi xây nên mối tương quan tốt đẹp với họ hàng ruột thịt và bạn bè. Tôi giúp đỡ bạn bè khi họ cần tôi. Cuối cùng, chính giá trị của công việc là phần thưởng thực sự, đặc biệt khi người ta nhìn thấy những hoa trái trong việc lao động của mình. Chúng ta không lúc nào cũng nhìn thấy kết quả của những nỗ lực của bản thân ngay lập tức. Trong công việc của tôi, giáo dục và đào tạo, tôi thấy kết quả như thế rất lâu sau đó mới xảy ra, đó là suốt quãng thời gian 25 năm trong sứ vụ của mình. Thật vậy, phần thưởng sẽ ngọt ngào hơn.
Khi tôi nhìn thấy các bạn trẻ ngày nay quá mải mê vào máy vi tính, điện thoại, những bản nhạc tẻ nhạt và những môn thể thao đầy bạo lực, tôi thầm nghĩ, cha mẹ có thể dạy cho con cái mình thế nào đây với những bài học kinh nghiệm tương tự và lành mạnh mà tôi được đặc ân nhận được trong quá trình tôi lớn lên nơi gia đình tôi.
Do đó, cha mẹ nên can đảm để tìm ra con đường và phương tiện để những giá trị tốt đẹp và bền vững được khắc sâu vào trong tâm hồn con cái. Như thế, những bài học từ gia đình sẽ là những bài học chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
Chẳng ai muốn nghe một nhà giảng thuyết nói về ngày tận thế và sự chết. Điều mà nhà giảng thuyết nói chỉ toàn là họa. Vì thế người ta phản kháng lại thái độ và bài giảng ấy cũng là bình thường và tự nhiên thôi. Không có gì lấy làm lạ khi Đức Giêsu không được chấp nhận và lắng nghe. Thính giả của Người thích nghe một thông điệp khác hơn từ những mối quan tâm đương đại.
Hai nơi đã bị Người lên án, đó là Chorozin và Bathsaida. Những nơi này đồng nghĩa với những kẻ cứng lòng tin. Vùng Tyre và Sidon cũng nổi tiếng về sự cứng lòng tin như thế. Nhưng những người thuộc Chorozin và Bathsaida có thể được cứu nếu họ làm chứng về các công trình của Thiên Chúa. Đây không chỉ là trường hợp của những người không tin để rồi cuối cùng như vùng Chorozin và Bathsaida đã bị lên án, nhưng mà có một nguyên do đặc biệt và nổi cộm hơn: sự cứng đầu!
Hai vùng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay chứ? Có lẽ thế, Chorozin và Bathsaida, họ đang gặp nhiều tai họa, đây là hình ảnh tượng trưng cho mỗi chúng ta. Vì bất cứ nơi nào có sự ngoan cố thì nơi ấy vẫn còn những tai họa trong cuộc sống.
Chẳng hạn, một ông chồng nếu chẳng hề quan tâm để bảo vệ vợ; thì cũng thế, bà vợ cũng sẽ không quan tâm đến việc nhắc nhở chồng mình nữa; một sinh viên không muốn nghe những lời cảnh báo của thầy giáo; thì đáp lại, thầy giáo cũng sẽ chẳng nhìn nhận nhu cầu thực tế của sinh viên ấy. Đó là những dẫn chứng diễn tả về sự ngoan cố. Chúng ta cũng có thể là những kẻ cứng đầu nếu chúng ta chẳng quan tâm gì đến người tốt và người chân tình. Tại sao vậy? Liệu có hy vọng nào cho chúng ta không?
Chắc chắn vẫn có hy vọng. Chính Chúa đã thiết lập một điều kiện duy nhất. Người nói: “Hãy nghe đây”. Vâng, Chúa đã khuyến khích chúng ta cần phải biết lắng nghe. Vì thế, những lời chúc phúc sẽ xảy ra hay không là tuỳ thuộc vào cách sống của chúng ta. Lắng nghe có thể thực sự tạo nên những mối tương quan tốt giữa chúng ta và lắng nghe cũng mang lại một điều bất ngờ đầy ý nghĩa: đó là, ơn cứu độ nhờ lòng tin.
Ngày thứ sáu đầu tiên này nhắc chúng ta về những cái họa trong cuộc sống, nhưng cũng có thể được biến đổi để trở nên những lời chúc phúc. Tại sao chúng ta không trao lại cho Chúa những ích lợi nảy sinh từ sự nghi hoặc? Thế giới cần phải lắng nghe ý kiến của Đức Thánh Cha khi cuộc Thế Chiến Thứ Ba đang đe dọa. Nước Mỹ phải học biết lắng nghe những ý kiến đôi khi trái ngược hẳn với ý kiến của Tổng thống George W. Bush và những cố vấn quân sự cũng như chính trị. Chính phủ của chúng ta cần phải biết lắng nghe tiếng nói những người đói khát đang sống trong sự hỗn loạn của cuộc cách mạng EDSA III. Sinh viên cần học biết lắng nghe thầy cô giáo và ngược lại, giáo sư cũng phải biết lắng nghe sinh viên mình.
Khi chúng ta biết lắng nghe nhau, chúng ta thực sự sẽ biết lắng nghe Đức Kitô, đặc biệt qua những đề tài nói về hòa bình, sự công bằng, sự tốt lành, tính khiêm tốn, sự hiểu biết, tình đoàn kết, hiệp nhất, đối thoại và những điều tương tự. Quả tim của Chúa Giêsu là quả tim biết lắng nghe. Hãy cố gắng cầu xin lòng xót thương của Người bằng tấm lòng thực sự ăn năn sám hối. Bạn sẽ cảm nghiệm được sự ngọt ngào của lời đáp trả nơi Thánh Tâm. Ai biết lắng nghe đồng loại mình thì cũng sẽ biết lắng nghe Chúa Giêsu như người anh người bạn của kẻ ấy. Do đó, chúng ta hãy biến những cái họa thành các phúc lành.
Những hình ảnh ghê rợn về cái chết đang không ngừng thống trị trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta chứng kiến những khuôn mặt buồn rầu của những người đã mất đi người thân yêu, khi tham dự lễ tang. Nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi sự đau khổ của sự chết. Sự chết không chỉ gây ra đau đớn, mà nó còn hiện hữu như kết quả của sự đắng cay, thất bại, cảm giác mất mát, và ngay cả quyết tâm để trả thù và báo thù. Chẳng có một ai muốn đón nhận cái chết cả.
Câu chuyện trong Tin Mừng về cái chết đứa con duy nhất của bà goá (Lc7,11-17), một bà mẹ bị tước đoạt, cũng cảm động như câu chuyện về những cái chết ở New York và Washington D.C. Cộng đoàn của bà goá ấy cùng cảm thông chia sẻ nỗi mất mát của bà. Chính Chúa Giêsu cũng cảm thấy sự mất mát này và điều này đã thôi thúc Người đến với người thanh niên trẻ: “Hãy trỗi dậy.”
Về phần bạn, bạn cũng có thể đồng cảm với người đàn bà này, nhưng hãy để ý đến cụm từ “hãy trỗi dậy”. Dĩ nhiên, không nhất thiết nói về cái chết mà thôi, nhưng có thể chết được hiểu như sự lãnh đạm, lười biếng, sự mệt mỏi, chán chường, thất vọng, tuyệt vọng và dường như chúng là những gánh nặng không thể nào vác nổi.
Hãy trỗi dậy từ một tinh thần lãnh đạm được biểu hiện ra ngoài khi bạn tham dự Thánh Lễ không nghiêm túc, hãy trỗi dậy từ sự ươn lười được thể hiện ra ngoài bằng sự ù lỳ trước các công việc được giao phó. Hãy trỗi dậy khỏi sự buồn chán khi bạn việc lãng phí thời gian, hãy trỗi dậy khỏi sự chán chường và thất vọng khi mình không đạt được số điểm mong muốn trong thi cử. Chúng ta nên trỗi dậy, trỗi dậy, và trỗi dậy từ những hoàn cảnh như thế.
Điểm mấu chốt và dấu hiệu của sự biểu lộ cho việc trỗi dậy đó được nhận biết nhờ vào đức tính khôn ngoan của người đó. Tinh thần khôn ngoan thì nhạy bén với chương trình mà chính bạn lấy làm say mê cùng song song với chương trình của trường. Bạn sẽ không phải người hoàn hảo, vì vậy bạn cần cố gắng hơn để chế ngự những thất bại nảy sinh từ sự nản lòng buồn chán.
Về điểm này, chúng ta phải nghe lời của Chúa Giêsu: Hãy trỗi dậy! - không phải từ giấc ngủ dài của sự chết nhưng là từ những cách sống dễ dãi. Có những sinh viên chứng tỏ họ thật sự học nghiêm túc trong những tháng ngày của học kỳ vừa qua, chúng tôi khích lệ họ. Chúng tôi cũng chân thành gửi đến bạn những lời chúc mừng.
HÃY TRỖI DẬY!