Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

Lm. Vinh Sơn Trần Minh Thực
II. MỘT ĐÔI NÉT VỀ NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI ĐẠO THỦA BAN ĐẦU VÀ DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN

Thử xem xét một vài bản văn thời vua Tự Đức

Những bản văn hay lệnh dụ cấm đạo từ thời Minh Mạng, qua thời Thiệu Trị và thời Tự Đức vẫn lặp đi lặp lại những luận điệu như người Tây dương mê hoặc ngu dân, thi hành tà đạo, bất kính tiên tổ, móc mắt người chết, gian dâm phụ nữ. Văn bản bách hại nổi tiếng nhất dưới thời vua Tự Đức thường được những tài liệu giáo sử gọi là chiếu chỉ phân tháp, nhưng bộ ĐNTL cung cấp cho chúng ta những đoạn văn không thực sự mang hình thức chiếu chỉ đúng nghĩa. Vào tháng 9 năm Tự Đức thứ 12 1, 1859, bộ ĐNTL ghi lại một bản dụ dưới đây:

Vua cho là người Tây dương đến lần này, vì có dân đạo 2 dắt đưa về. Gần đây dân đạo các địa phương nhiều kẻ giao thông ngầm với Tây dương, phải nên kiềm chế trước để dứt mối gian. Bèn dụ suốt cả các tỉnh thần ở Nam, Bắc Kỳ đều phải xét xem những kẻ hào mục dân đạo, tên nào làm đầu têu cho dân thì tìm cách giam giữ, không để tên nào lọt đi nơi khác. Những con đạo đàn ông khỏe mạnh yên phận thì thôi, nếu kẻ nào còn lừng chừng trông ngóng thì lập tức chia ghép ở vào xã thôn không có người đi đạo. Nếu kẻ nào có mưu toan khác, thì sức cho binh dân ra sức bắt nộp. Kẻ phạm tội thì tài sản đem quân phân. Ai bắt được tên đạo trưởng hay người đầu mục gian ác, người đạo thì chiếu theo sự trạng khen thưởng, hoặc bổ cho quan tước để khuyến khích. Dụ này đến nơi thì thi hành lập tức như tiếng sét nhanh không kịp bịt tai. Nếu tỉnh nào chậm trễ trái dụ, để lỡ việc, thì theo quân luật trị tội 3.

Bản văn trên đây được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Trước đó ít lâu, khoảng tháng 8 năm Tự Đức thứ 12, 1859, những điều căn bản về dụ phân sáp này đã được thực hiện ở các tỉnh phía nam:

Cho án sát sứ Vĩnh Long là Lê Đình Đức coi việc đành áp dân theo đạo Gia tô ở Gia Định. Từ khi thành Gia Định không giữ được, dân theo đạo có nhiều người cậy thế, dọa nạt dân lương, hoặc có kẻ làm Gia tô ở Gia Định. Từ khi thành Gia Định không giữ được, dân theo đạo có nhiều người cậy thế, dọa nạt dân lương, hoặc có kẻ làm tay sai và mật thám cho Tây dương. Vua cho là bọn dân theo đạo hạt ấy cần phải khu xử cho nghiêm. Nhưng chỉ chuyên ủy cho các quan ở quân thứ, sợ khó trông coi cho xiết. Bèn sai Đình Đức lấy nguyên hàm án sát, chuyên coi việc đàn áp khu xử dân theo đạo, mà lấy những viên khoa đạo, phái đi quân thứ là bọn Vũ Phạm Châu, Phạm Hoằng Đạt, Nguyễn ích Khiêm (đều người Thổ trước) theo đi để giúp việc. Lại dụ bảo các điều khoản nên làm : (Người nào đã đi theo Tây dương thì bắt giam cha mẹ vợ con, bắt phải gọi về ; người nào chưa đi theo Tây dương thì tìm nhiều cách ngăn giữ không cho chúng được đi lại với Tây dương. Người nào là hào cường đầu mục đi theo đạo thì ngầm giam giữ lại không cho đi đâu. Người già, trẻ con cùng phụ nữ, nếu yên phận giữ phép thì thôi ; nếu còn vớ vẩn trông ngóng, thì lập tức đem sáp nhập vào xã thôn không có đạo Gia tô để tiện quản thúc). Giao cho viên khâm phái châm chước mà làm. Còn 5 tỉnh thì dân theo đạo còn biết giữ phép, chưa dám sinh lòng khác : Sai quan tỉnh đều chiểu theo địa hạt phòng bị, khiến cho Gia Định được tiện việc thi hành. (Rồi thì bọn dân theo đạo ra thú rất nhiều. Những người nào ở xa đồn Tây dương thì cho xã dân sở tại kết nhận về quản thúc ; người ở gần đồn Tây dương đều chia ghép vào xã thôn khác : Viên khâm phái đều phân biệt tâu lên mà thi hành) 4.

Cách làm trên đây đã được coi là chừng mực khi so sánh với ý kiến của một số quan lại triều đình lúc đó:

Lại khi trước vâng theo lời Chỉ 5 xử trí dân đạo, chia ra để coi giữ và đem đi sáp nhập vào xã khác, cũng là có ý sâu xa muốn cho dân đạo biết sợ. Thế mà bọn tỉnh thần Hưng Yên là Hoàng Tá Viêm, Quốc tử giám Tư nghiệp là Trần Nguyên Hy tâu nói muốn giết hết đi 6. Sao ý kiến lại thiên về một bên như thế. Bây giờ muốn tiêu tai dị, thành thịnh trị, chỉ mong các nha lớn nhỏ trong ngoài, những người giữ chức đều theo đạo rất công, không yêu ghét riêng ai, thi hành chính lệnh, cốt được công bằng 7.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng ĐNTL chỉ ghi lại nội dung chính yếu và bỏ qua nhiều chi tiết của lệnh phân sáp. Những ghi chép của các thừa sai có thể bổ sung thêm nhiều chi tiết về lệnh cấm đạo này. Bộ sách La Cochinchine religieuse cho biết rằng sau rất nhiều lần trì hoãn, vì lo ngại gây ra những đảo lộn khắp nơi trong nước, cuối năm 1860, vua Tự Đức ban hành lệnh cấm đạo được tóm lược lại dưới đây:

Điều 1 - Tất cả những ai mang danh dửu dân , dù là đàn ông hay đàn bà, giầu hay nghèo, già hay trẻ, sẽ bị phân tán vào những làng lương dân.

Điều 2 - Mọi làng lương dân có trách nhiệm canh giữ dửu dân mà họ sẽ nhận, theo số cứ một dửu dân có năm lương dân.

Điều 3 - Mọi làng dửu dân sẽ bị phá huỷ san bằng; đất đai, ruộng vườn, nhà cửa sẽ bị các làng lương dân xung quanh chia nhau, những làng lương dân này sẽ phần thuế của những làng ấy.

Điều 4 - Đàn ông sẽ bị cách li khỏi đàn bà; ta sẽ đưa đàn ông tới một tỉnh, đàn bà sang tỉnh khác, để chúng không thể hợp lại; trẻ nhỏ sẽ bị phân chia giữa những gia đình lương dân muốn nuôi chúng.

Điều 5 - Trước khi ra đi, mọi dửu dân,  từ đàn ông, đàn bà, đến trẻ nhỏ, sẽ bị thích vào mặt: ta sẽ thích vào má bên trái hai chữ tà đạo (đạo gian ác tồi bại) và vào má bên phải tên tổng và huyện mà chúng bị đưa tới, để chúng không thể bỏ trốn 9.

Người dân bị thích hai chữ “tà đạo” vào má bên trái

Về căn bản, những tóm lược trong bản dịch từ bản văn tiếng Pháp trên đây khá gần với những ghi chép trong bộ ĐNTL vào năm Tự Đức thứ 14, 1861:

Sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm ngặt chia ghép bọn dân đạo. Trước đây, chia ghép các dân đạo, còn nhiều sót lậu. Đến bây giờ, nghiêm bắt phủ huyện các địa phương : phàm những dân đạo trai gái già trẻ, không cứ đã bỏ đạo hay chưa, đều thích chữ vào mặt, chia ghép đến ở vào xã thôn không có đạo, mà phải quản thúc cho nghiêm. Những tên đầu mục hung ác vẫn nghiêm giam như cũ. Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết. Phủ huyện nào lại còn nhu nhơ dong kẻ gian, để đến nỗi sinh ra việc gì lo ngại, tất phải chiểu quân luật trị tội 10.

So sánh những ghi chép trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng thực ra lệnh phân sáp dưới triều vua Tự Đức được ban hành từ khoảng giữa năm 1859 đến năm 1861. Lệnh này ban đầu chỉ có dạng mật dụ và được áp dụng ở các tỉnh phía nam. Đến tháng 10-1860, lệnh truyền này mới được công bố công khai và được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, với mức độ ngày càng quyết liệt. 

Ghi Chú

1 L.-E. Louvet, La Cochinchine religieuse. Tome II. Paris 1885, 250 cho biết rằng lệnh cấm đạo vào tháng 10-1859 được giữ rất kín, đến mức các thừa sai không sao lấy được một bản sao của lệnh này. Có lẽ lệnh này là một dạng mật dụ.
2 Nguyên văn bản chữ Hán dửu dân (莠民), trong đó chữ dửu có nghĩa là cỏ vực. Dửu dân là loại dân xấu xa ác hại, đối lập với lương dân (良民) là dân hiền lành lương thiện. ĐNTL cho biết vào năm 1868, ba vị Giám mục có tên Giám mục Đông, Giám mục Hậu, Giám mục Bình xin Bộ Lễ sửa đổi cách gọi tả đạo dửu dân (左道莠民). Triều đình quyết định đổi cách gọi thành đạo dân (道民).
3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục. Tập bảy (bản dịch của Viện sử học). Hà Nội 2007, 633.
4 Quốc sử quán triều Nguyễn, sđd, 608-609.
5 Từ “lời Chỉ” không có trong nguyên văn chữ Hán: “Hựu tiền phụng xử trí dửu dân …”
6 Đây có thể là ý kiến của nhiều người trong giới quan lại cao cấp triều Nguyễn. Sau này, vào lúc Pháp đánh Nam Kỳ, năm 1862, và những năm liền sau vụ biến kinh thành, ngày 4 và 5-7-1885, quan quân đã bao vây và thiêu sống hoặc chôn sống nhiều người công giáo ở Biên Hoà, Bà Rịa, Quảng Trị, Quảng Bình.
7 Quốc sử quán triều Nguyễn, sđd, 674.
8 Nguyên văn tiếng Pháp chrétiens, chúng tôi dịch thành dửu dân theo cách dùng từ thời vua Tự Đức.
9 L.-E. Louvet, sđd. Tome II. Paris 1885, 254.
10 Quốc sử quán triều Nguyễn, sđd, 725.

Mục Lục

  • Lời Ngỏ
  • I. Bắc Ninh - Giai Đoạn Đầu Tiên Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng
  • Vài Nét Sơ Lược về Bối Cảnh Chính Trị, Địa Lí & Hành Chính Đương Thời
  • Xem Xét Lại Vị Trí Cha Đắc Lộ Dừng Lại Để Chờ Chúa Trịnh
  • Một Số Chi Tiết Về Sự Khởi Đầu Việc Rao Giảng Tin Mừng tại Đàng Ngoài
  • Xứ Bắc Trong Giai Đoạn Đầu Tiên của Việc Loan Báo Tin Mừng
  • Những Cuộc Xung Đột Giữa Dòng Tên Với Hội Thừa Sai Paris & Những Hệ Quả
  • II. Một Đôi Nét Về Những Cuộc Bách Hại Đạo Thủa Ban Đầu & Dưới Thời Nhà Nguyễn
  • Một Số Văn Bản Cấm Đạo Lúc Đầu
  • Chính Sách Đối Với Công Giáo Thời Nhà Nguyễn
  • Thử Xem Xét Một Vài Bản Văn Thời Vua Tự Đức
  • Vài Ghi Nhận về Thái Độ của Vua Chúa Đối Với Đạo Công Giáo
  • Từ Góc Nhìn của Người Châu Âu

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo.
Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU